Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Ân Thi gồm phần đề và đáp án giải chi tiết, giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm đề. Mời các em cùng tham khảo.
Chúc các em đạt kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT ÂN THI |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: GDCD (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề) |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của
A. Nhà nước và xã hội. B. Nhà nước và công dân.
C. tất cả các cơ quan nhà nước. D. tất cả mọi người trong xã hội.
Câu 2: Một công ty cần tuyển dụng một thư kí. Kết quả thi viết và phỏng vấn cho thấy, có một nam và một nữ cùng có số điểm như nhau. Theo em, công ty phải làm gì cho phù hợp với quy định về quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ?
A. Tổ chức lại thi tuyển.
B. Tuyển dụng người nam vào làm việc.
C. Không tuyển dụng cả người nam và người nữ.
D. Tuyển dụng người nữ vào làm việc.
Câu 3: Anh K đã sử dụng các quy định của luật hôn nhân và gia đình để thuyết phục bố mẹ đồng ý cho
mình được kết hôn. Trường hợp này pháp luật thể hiện vai trò nào dưới đây?
A. Phát huy quyền tự chủ của công dân.
B. Bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân.
C. Phát huy quyền làm chủ của công dân.
D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Câu 4: Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ được hiểu là
A. ưu tiên nhận lao động nam vào làm việc khi công việc đó phù hợp với cả nam và nữ.
B. lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản thì không được hưởng lương.
C. nam nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương, trả công lao động.
D. mọi công dân không phân biệt độ tuổi , giới tính đều được nhà nước bố trí việc làm.
Câu 5: Trên đường vận chuyển trái phép hai bánh heroin, X đã bị bắt. X phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hành chính B. Hình sự. C. Kỷ luật. D. Dân sự
Câu 6: Một trong các biểu hiện của bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động là có sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về
A. quyền lựa chọn việc làm.
B. đặc quyền của người sử dụng lao động.
C. quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
D. quyền tự do sử dụng sức lao động theo khả năng của mình.
Câu 7: Tự nguyện đóng thuế nhà đất hàng năm, nghĩa là công dân đã thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 8: Vi phạm dân sự là những hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới quan hệ nào dưới đây?
A. Quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. B. Quan hệ tài sản và quan hệ tình cảm.
C. Quan hệ sở hữu và quan hệ tình cảm. D. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
Câu 9: Ranh giới để phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác là ở tính
A. xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. quyền lực, bắt buộc chung.
C. quy phạm, phổ biến. D. ứng dụng trong đời sống xã hội.
Câu 10: Công ty TNHH X đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị Y sau khi chị sinh con. Chị Y đã gửi đơn khiếu nại và giám đốc đã tiếp nhận đơn và giải quyết theo luật định. Chị X và giám đốc đã thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Một trong những nội dung của bình đẳng trong lao động là bình đẳng giữa
A. người chủ lao động và người lao động. B. người mua lao động và người bán lao động.
C. người sử dụng lao động và người lao động. D. người thuê lao động và người bán lao động.
Câu 2: Trong cùng một điều kiện như nhau, hoàn cảnh như nhau, mọi công dân đều được hưởng quyền và phải làm nghĩa vụ như nhau là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
B. Công dân bình đẳng về trách nhiệm trước nhà nước.
C. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
D. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ trước nhà nước.
Câu 3: Để tìm việc làm phù hợp, anh H có thể căn cứ vào quyền bình đẳng
A. trong tuyển dụng lao động. B. tự do lựa chọn việc làm.
C. thay đổi nội dung hợp đồng lao động. D. trong giao kết hợp đồng lao động.
Câu 4: Do mâu thuẫn cá nhân, Anh Y đã dựng chuyện bôi nhọ danh dự của anh X. Biết chuyện, anh X đã tố cáo hành vi của anh Y với ban giám đốc. Anh Y đã xâm phạm tới quan hệ nào của anh X?
A. Nhân thân. B. Tài sản. C. Chính trị. D. Kinh tế.
Câu 5: Nội dung nào dưới đây không nằm trong dấu hiệu vi pháp luật?
A. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
B. Hành vi trái pháp luật.
C. Trái với chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán.
D. Chứa đựng lỗi của chủ thể.
Câu 6: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu là
A. các tôn giáo được ưu tiên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ.
B. các tôn giáo khác nhau sẽ có quy định khác nhau về quyền và nghĩa vụ.
C. các tôn giáo có quyền hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật và được pháp luật bảo vệ.
D. các tôn giáo đều có quyền tự do hoạt động không giới hạn.
Câu 7: Hành vi nào dưới đây thể hiện hình thức tuân thủ pháp luật?
A. Bạn L mượn xe đạp của bạn C và giữ xe rất cẩn thận.
B. Bạn D không sử dụng máy tính của bạn H khi không được K cho phép.
C. Bạn T vì thiếu tiền chơi điện tử nên đã lấy điện thoại của chị gái đi cầm đồ.
D. Em A không hỏi trước mà tự ý sử dụng điện thoại của bạn cùng lớp.
Câu 8: Nội dung nào dưới đây không thể hiện sự bình đẳng giữa vợ và chồng?
A. Tôn trọng và giữ gìn danh dự, uy tín cho nhau.
B. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
C. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản riêng.
D. Được đại diện cho nhau, thừa kế tài sản của nhau.
Câu 9: Hoa năm nay 16 tuổi, bố yêu cầu Hoa phải nghỉ học và ở nhà lấy chồng, trong trường hợp này bố Hoa đã vi phạm quyền nào dưới đây?
A. Quyền lao động của công dân.
B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con cái.
D. Quyền tự do kinh doanh của công dân.
Câu 10: Hành vi xâm hại tới các quan hệ tài sản là vi phạm pháp luật
A. hình sự. B. kỷ luật. C. hành chính. D. dân sự.
Câu 11: Để có tiền biếu bố đẻ chữa bệnh, chị H đã bán chiếc xe máy có trước khi kết hôn mà bây giờ chị vẫn là người sở hữu. Chị H đang thực hiện quyền nào trong các quyền dưới đây?
A. Sử dụng tài sản riêng của mình. B. Định đoạt tài sản riêng của mình.
C. Chiếm hữu tài sản riêng của mình. D. Tự do đối với tài sản riêng của mình.
Câu 12: Hành vi nào dưới đây không phải là biểu hiện sử dụng pháp luật?
A. Công dân khiếu nại. B. Học sinh đi học.
C. Công dân nộp thuế. D. Công dân tự do kinh doanh.
Câu 13: Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý. B. Bình dẳng về quyền con người.
C. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. D. Bình đẳng trước pháp luật.
Câu 14: Biểu hiện nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?
A. Tôn trọng ý kiến của con.
B. Chăm lo, giáo dục và tạo điều kiện cho con phát triển.
C. Thương yêu con ruột hơn con nuôi.
D. Nuôi dưỡng, bảo vệ quyền của các con.
Câu 15: Khẳng định nào dưới đây thể hiện quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
B. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên miễn giảm thuế.
C. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được quyền vay vốn của Nhà nước.
D. Mọi cá nhân, tổ chức kinh doanh đều được ưu tiên lựa chọn nơi kinh doanh.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Bố mẹ bạn Mai sinh được hai người con đều là con gái. Vì thế, bố mẹ của Mai muốn sinh thêm một em trai để nối dõi tông đường. Nếu em là bạn Mai, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới dây cho phù hợp với pháp luật?
A. Không quan tâm vì đấy là chuyện của người lớn.
B. Đồng ý với việc bố mẹ muốn sinh con thứ ba.
C. Thuyết phục không nên có sự phân biệt giữa các con với nhau.
D. Kịch liệt phản đối vì không thích có em trai.
Câu 2: Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được hiểu là mọi người đều có quyền
A. chuyển đổi công việc mà không cần căn cứ vào khả năng.
B. được làm việc như nhau không phân biệt lứa tuổi.
C. xin việc, giao kết hợp đồng và làm việc ở mọi nơi.
D. làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp.
Câu 3: Hình thức nào dưới đây không phải là hình thức xử phạt hành chính?
A. Giáo dục tại xã phường. B. Phạt tiền.
C. Tịch thu tang vật. D. Trục xuất.
Câu 4: Hai vợ chồng anh T cùng làm trong cơ quan nhà nước. Mỗi lần con ốm, anh T luôn bắt vợ phải nghỉ làm. Hành vi này của Anh T đã vi phạm vào nội dung nào dưới đây về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng?
A. Giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt.
B. Nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật.
C. Nuôi con theo quy định của pháp luật.
D. Thực hiện các chức năng gia đình.
Câu 5: Con có quyền có tài sản riêng khi nào?
A. Đủ 13 tuổi. B. Đủ 14 tuổi. C. Đủ 15 tuổi. D. Đủ 16 tuổi.
Câu 6: Trường hợp nào dưới đây được coi là người có năng lực trách nhiệm pháp lí?
A. Em bé 10 tuổi. B. Người sống thực vật.
C. Cô giáo mầm non. D. Người bị thần kinh.
Câu 7: Công ty Q kinh doanh thêm cả bánh kẹo, trong khi giấy phép kinh doanh là quần áo trẻ em. Công
ty Q đã vi phạm nội dung nào dưới đây theo quy định của pháp luật?
A. Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí. B. Mở rộng thị trường, quy mô kinh doanh.
C. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh. D. Tự chủ kinh doanh.
Câu 8: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động có nghĩa là mọi người đều
A. có quyền làm việc theo sở thích của mình.
B. có quyền quyết định nghề nghiệp phù hợp với khả năng.
C. được đối xử ngang nhau không phân biệt về giới tính, tuổi tác.
D. có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp.
Câu 9: Nội dung nào sau đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế?
A. Doanh nghiệp nhà nước luôn được ưu tiên phát triển.
B. Được khuyến khích, phát triển lâu dài.
C. Là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế.
D. Được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Câu 10: Khẳng định nào dưới đây là đúng với quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Bất kì ai cũng có quyền bắt người đang bị truy nã.
B. Những người chưa từng phạm tội mới được bắt người đang bị truy nã.
C. Ngoài công an ra không ai được quyền bắt người đang bị truy nã.
D. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên mới được quyền bắt người đang bị truy nã.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: A là con nuôi trong gia đình nên cha mẹ quyết định chia tài sản cho A ít hơn các con ruột. Việc làm này đã vi phạm quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con vì đã
A. phân biệt đối xử giữa các con. B. không tôn trọng ý kiến của các con.
C. ép buộc con nhận tài sản theo ý cha mẹ. D. phân chia tài sản trái đạo đức xã hội.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng của pháp luật?
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến
C. Tính chính xác khi thi hành. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 3: Bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động được thực hiện thông qua
A. quảng cáo tuyển lao động. B. trả lương.
C. tìm kiếm việc làm. D. giao kết hợp đồng lao động.
Câu 4: Nội dung nào sau đây sai với quy định của pháp luật về quyền bắt người của công dân?
A. Công dân được bắt người khi nghi ngờ người đó phạm tội nghiêm trọng.
B. Công dân được bắt người đang thực hiện tội phạm.
C. Công dân được bắt người đã thực hiện tội phạm và đang bị đuổi bắt.
D. Công dân được bắt người đang bị truy nã.
Câu 5: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây mà chủ thể có quyền lựa chọn làm hoặc không làm?
A. Áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 6: Mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế đều bình đẳng theo quy định của pháp luật là nội dung của bình đẳng trong
A. sản xuất. B. lao động. C. mua – bán. D. kinh doanh.
Câu 7: Bạn M (17 tuổi) vì mâu thuẫn cá nhân với anh H (người cùng xóm) nên đã rủ một bạn mang theo hung
khí đến đánh anh H, anh H bị thương nặng. Hành vi của M thuộc loại vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Vi phạm kỉ luật. B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự D. Vi phạm hình sự.
Câu 8: Ông K bán rau tại chợ, hàng tháng ông A đều nộp thuế. Hành vi của ông A thuộc nội dung nào dưới
đây của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Bình đẳng về quyền lựa chọn hình thức kinh doanh.
B. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
C. Bình đẳng về quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
D. Bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô.
Câu 9: Khi thấy trong hợp đồng lao động có điều khoản về điều kiện lao động không rõ ràng, chị T đã đề nghị sửa lại rồi sau đó mới kí. Điều này thể hiện công dân bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Trong việc thực hiện quyền lao động. B. Trong giao kết hợp đồng lao động.
C. Trong lựa chọn việc làm. D. Trong việc thực hiện nội quy lao động.
Câu 10: Hành vi trái pháp luật nào dưới đây do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện?
A. Anh C trong lúc lên cơn động kinh đã đập vỡ cửa kính nhà hàng.
B. Bà L bị tâm thần nên đã lấy đồ của cửa hàng mà không trả tiền.
C. Anh N trong lúc say rượu đã đánh bạn mình bị thương nặng.
D. Chị T bị trầm cảm nên đã sát hại con đẻ của mình.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh X nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh Y. Hành vi của học sinh X đã vi phạm quyền gì đối với học sinh Y?
A. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.
B. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
C. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
D. Tự do ngôn luận của công dân.
Câu 2: Dân tộc trong khái niệm quyền bình đẳng giữa các dân tộc là
A. một bộ phận dân cư của một quốc gia. B. các dân tộc ở các quốc gia khác nhau.
C. các dân tộc trong cùng một khu vực. D. các dân tộc trong cùng một nền văn hóa.
Câu 3: Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp
A. phạm tội quả tang. B. đang đi công tác ở tỉnh Y.
C. đang đi lao động ở tỉnh X. D. đang trong trại an dưỡng của mình.
Câu 4: Một trong các biểu hiện của bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động là có sự thỏa thuận giữa
người lao động và người sử dụng lao động về
A. quyền lựa chọn việc làm.
B. quyền tự do sử dụng sức lao động theo khả năng của mình.
C. quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
D. đặc quyền của người sử dụng lao động.
Câu 5: Một công ty nhà nước và một công ty tư nhân đều được vay vốn của ngân hàng Agribank để mở
rộng sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này, Ngân hàng Agribank đã thực hiện quyền bình đẳng nào dưới đây đối với hai công ty?
A. Bình đẳng trong hỗ trợ vay vốn. B. Bình đẳng trong chính sách kinh tế.
C. Bình đẳng trong tài chính. D. Bình đẳng trong kinh doanh.
Câu 6: H (22 tuổi) bị tâm thần từ nhỏ. Trong một lần phát bệnh, H đã đánh gãy tay Q ở gần nhà gây tổn hại sức khỏe 20%. Đánh giá về hành vi của H, em chọn phương án nào dưới đây?
A. Hình sự. B. Dân sự.
C. Hành chính. D. Không vi phạm pháp luật.
Câu 7: Pháp luật mang tính quyền lực vì
A. bắt nguồn từ thực tiễn xã hội. B. do Nhà nước ban hành.
C. quy định những việc phải làm. D. áp dụng cho mọi cá nhân, tổ chức.
Câu 8: Công ty TNHH X đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị Y sau khi chị sinh con. Chị
Y đã gửi đơn khiếu nại và giám đốc đã tiếp nhận đơn và giải quyết theo luật định. Chị X và giám đốc đã
thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật.
Câu 9: Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng giữa ông bà và cháu?
A. Việc chăm sóc ông bà là nghĩa vụ của cha mẹ nên cháu không có bổn phận.
B. Chỉ có cháu trai sống cùng ông bà mới có nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà.
C. Cháu có bổn phận kính trọng chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.
D. Khi cháu được thừa hưởng tài sản của ông bà thì sẽ có nghĩa vụ chăm sóc ông bà.
Câu 10: Tự nguyện đóng thuế nhà đất hàng năm, nghĩa là công dân đã thực hiện hình thức pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 11: Sau khi kết hôn với nhau, anh T đã quyết định chị H không được tiếp tục theo học cao học, vì cho rằng chị H phải dành thời gian nhiều hơn cho công việc gia đình. Quyết định này của anh T là xâm phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. tình cảm. B. gia đình. C. tài sản. D. nhân thân.
Câu 12: Thực hiện pháp luật là những hành vi hợp pháp của chủ thể nào dưới đây?
A. Nhân dân lao động. B. Công nhân. C. Tri thức. D. Cá nhân, tổ chức.
Câu 13: Quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ được hiểu là
A. mọi công dân không phân biệt độ tuổi , giới tính đều được nhà nước bố trí việc làm.
B. ưu tiên nhận lao động nam vào làm việc khi công việc đó phù hợp với cả nam và nữ.
C. nam nữ bình đẳng về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lương, trả công lao động.
D. lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản thì không được hưởng lương.
Câu 14: Chị M điều khiển xe máy vượt quá tốc độ 5km/h đã bị cảnh sát giao thông X lập biên bản và hạt hành chính. Hành vi của cảnh sát giao thông X là biểu hiện cho hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Tuân thủ pháp luật. B. Áp dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Sử dụng pháp luật.
Câu 15: Bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là trách nhiệm của
A. Nhà nước và xã hội. B. Nhà nước và công dân.
C. tất cả các cơ quan nhà nước. D. tất cả mọi người trong xã hội.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
CÂU |
ĐỀ 1 |
ĐỀ 2 |
ĐỀ 3 |
ĐỀ 4 |
ĐỀ 5 |
1 |
A |
C |
C |
A |
C |
2 |
D |
A |
D |
C |
A |
3 |
D |
B |
A |
D |
A |
4 |
C |
A |
B |
A |
C |
5 |
B |
C |
C |
D |
D |
6 |
C |
C |
C |
D |
D |
7 |
A |
B |
A |
D |
B |
8 |
D |
C |
D |
B |
B |
9 |
C |
C |
A |
B |
C |
10 |
B |
D |
A |
C |
B |
11 |
B |
B |
C |
D |
D |
12 |
D |
C |
A |
A |
D |
13 |
C |
D |
C |
A |
C |
14 |
C |
C |
C |
B |
B |
15 |
B |
A |
D |
D |
A |
16 |
D |
D |
D |
A |
B |
17 |
D |
C |
B |
A |
C |
18 |
A |
A |
A |
B |
A |
19 |
B |
D |
D |
A |
A |
20 |
A |
B |
C |
C |
D |
21 |
D |
A |
B |
B |
B |
22 |
B |
A |
A |
C |
A |
23 |
D |
A |
B |
A |
B |
24 |
A |
C |
C |
B |
A |
25 |
B |
C |
D |
B |
C |
26 |
C |
D |
D |
C |
D |
27 |
C |
B |
D |
C |
D |
28 |
A |
B |
C |
C |
D |
29 |
A |
B |
A |
A |
C |
30 |
B |
D |
A |
D |
D |
31 |
D |
D |
B |
C |
C |
32 |
A |
D |
D |
C |
A |
33 |
B |
A |
B |
D |
B |
34 |
A |
B |
A |
B |
A |
35 |
C |
B |
B |
A |
B |
36 |
B |
A |
B |
B |
B |
37 |
D |
D |
D |
C |
C |
38 |
C |
D |
C |
B |
A |
39 |
A |
B |
B |
D |
C |
40 |
C |
A |
B |
D |
D |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Ân Thi. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Đức Hợp
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Nghĩa Dân
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Tô Hiệu
Chúc các em học tập tốt!