Nhằm giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Khoái Châu gồm phần đề và đáp án giải chi tiết, giúp các em ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm đề. Mời các em cùng tham khảo.
Chúc các em đạt kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT KHOÁI CHÂU |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: GDCD (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề) |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Để thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo, công dân có hoặc không có tôn giáo và công dân của các tôn giáo khác nhau phải có thái độ như thế nào?
A. Thờ ơ. B. Không tôn trọng.
C. Công kích. D. Tôn trọng lẫn nhau.
Câu 2: Bình đẳng trước pháp luật là một trong những quyền
A. chính đáng của công dân. B. cơ bản của công dân.
C. cụ thể của công dân. D. hợp pháp của công dân.
Câu 3: Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm và bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra?
A. Từ đủ 16 tuổi trở lên. B. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 18 tuổi trở lên. D. Từ đủ 17 tuổi trở lên.
Câu 4: Trong trường hợp công dân xử sự không đúng các quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế do luật định để buộc công dân phải
A. thay đổi suy nghĩ, cách ứng xử đối với hành vi mà mình thực hiện.
B. thay đổi thái độ và cách thực hiện hành vi của mình theo quy định của pháp luật.
C. thay đổi cách ứng xử và khắc phục hậu quả do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
D. thay đổi nhận thức về hành vi của mình theo quy định của pháp luật.
Câu 5: Nội dung nào sau đây không đúng với nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động?
A. Tự do, tự nguyện bình đẳng.
B. Không trái pháp luật và thỏa ước lao động tập thể.
C. Giao kết trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
D. Chỉ có chủ lao động mới được quyết định mọi chế độ làm việc.
Câu 6: Trách nhiệm pháp lí chỉ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng theo quy định của pháp luật đối với
A. chủ thể vi phạm pháp luật. B. mọi công dân trong xã hội.
C. cá nhân và tổ chức trong xã hội. D. mọi hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 7: Điều 33 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: Mọi người đều có quyền tự do kinh doanh trong những
ngành nghề mà pháp luật không cấm. Quy định này thể hiện đặc trưng nào của pháp luật?
A. Tính ổn định và sáng tạo. B. Tính chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 8: Pháp luật không những quy định quyền của công dân trong cuộc sống mà còn quy định
A. những khoản để công dân thực hiện.
B. cách thức để công dân thực hiện các quyền đó.
C. sở thích, mong muốn của công dân.
D. tính chất, đặc điểm nhân cách của công dân.
Câu 9: Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình không bị phân biệt bởi giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.... Điều này thể hiện công dân
A. bình đẳng trong lao động.
B. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
C. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
D. bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
Câu 10: Chỉ ra câu đúng trong các câu sau.
A. Nhà nước ban hành pháp luật và nhân dân có nhiệm vụ bảo đảm thực hiện pháp luật.
B. Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước.
C. Pháp luật quy định những việc công dân có thể làm, những việc không phải làm.
D. Pháp luật có tính rộng rãi, quyết liệt, nghiêm khắc và chặt chẽ.
Câu 11: Trong quan hệ lao động, tiền lương dựa trên
A. sự quyết định của người sử dụng lao động.
B. sự đề nghị của người lao động.
C. sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động.
D. kết quả lao động của người lao động.
Câu 12: Mỗi công dân cần phải làm gì để đề phòng, ngăn chặn mọi hành vi lạm quyền, không làm đúng thẩm quyền ảnh hưởng tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Nắm vững các quy định của Hiến pháp và luật. B. Tự đặt ra quyền và nghĩa vụ cho mình.
C. Theo dõi mọi hành vi của người khác. D. Yêu cầu mọi người sống trung thực.
Câu 13: Quỳnh không đi đúng làn đường dành cho xe máy. Trong trường hợp này Quỳnh đã
A. không tuân thủ pháp luật. B. không sử dụng pháp luật.
C. không áp dụng pháp luật. D. không thi hành pháp luật.
Câu 14: Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật
A. có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm.
B. có mức độ rất nguy hiểm và bị coi là tội phạm.
C. có mức độ đặc biệt nguy hiểm.
D. có mức độ nguy hiểm và bị coi là tội phạm.
Câu 15: Tính quy phạm phổ biến làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật, vì bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định
A. cũng phải suy nghĩ đến những quy định của pháp luật.
B. cũng phải mong muốn mình làm theo quy định của pháp luật.
C. cũng phải thể hiện mình biết những quy định của pháp luật.
D. cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1 D 11 C 21 C 31 C
2 B 12 A 22 A 32 D
3 A 13 D 23 B 33 A
4 C 14 A 24 A 34 C
5 D 15 D 25 B 35 A
6 A 16 C 26 D 36 A
7 C 17 B 27 D 37 B
8 B 18 B 28 D 38 C
9 D 19 C 29 B 39 D
10 B 20 A 30 C 40 B
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Việc đưa ra các quy định về thuế, pháp luật đã tác động đến lĩnh vực:
A. Môi trường B. Kinh tế
C. Văn hóa D. Quốc phòng an ninh
Câu 2. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa được xem là
A. Điều kiện B. Cơ sở
C. Tiền đề D. Động lực
Câu 3. Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là
A. Giáo dục, răn đe là chính
B. Có thể bị phạt tù
C. Buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng
D. Chủ yếu là đưa ra lời khuyên
Câu 4. Trách nhiệm pháp lý được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật nhằm
A. giáo dục, răn đe, hành hạ
B. kiềm chế những việc làm trái luật
C. xử phạt hành chính
D. phạt tù hoặc tử hình
Câu 5. Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế
B. các quy tắc quản lí nhà nước
C. các điều luật và các quan hệ hành chính
D. quan hệ xã hội và quan hệ hành chính
Câu 6. Hình phạt trong pháp luật hình sự của các nước thể hiện “hậu quả pháp lý” nặng nề nhất mà chủ thể phải gánh chịu do hành vi vi phạm pháp luật gây ra thể hiện đặc trưng
A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung
C. Tính chủ quan, quy phạm phổ biến
D. Tính ý chí Câu 7. Một học sinh lớp 11 (16 tuổi) chạy xe gắn máy trên 50cc ra đường chơi (Có đội mũ bảo hiểm), được xem là:
A. Không vi phạm pháp luật vì thực hiện quyền tự do đi lại.
B. Vi phạm pháp luật vì có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý.
C. Không phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
D. Không vi phạm vì có đội mũ bảo hiểm theo quy định.
Câu 8. Cứ đến ngày Quốc khánh (2/9) người nào cải tạo tốt, biết hối cải thì được Chủ tịch nước ân xá cho ra tù trước thời hạn. Thể hiện bản chất gì của pháp luật?
A. Bản chất giai cấp.
B. Bản chất xã hội
C. Bản chất nhân đạo sâu sắc pháp luật xã hội chủ nghĩa.
D. Bản chất nhân dân
Câu 9. Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra. Thể hiện điều gì của pháp luật nước ta
A. tính nhân đạo B. tính quyền lực
C. tính dân chủ D. tính xã hội.
Câu 10. Tòa án huyện A tuyên bố bị cáo B mức phạt 2 năm tù vì tội hiếp dâm, là
A. Sử dụng pháp luật B. Áp dụng pháp luật
C. Thi hành pháp luật D. Tuân thủ pháp luật
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1. B 2. D 3. A 4. B 5. B 6. B 7. D 8. A 9. A 10. A 11. A12. A 13. C 14. A 15. B 16. A 17. C 18. A 19. C 20. C
21. C 22. D 23. B 24. A 25. C 26. C 27. A 28. B 29. A 30. C 31. D 32. C 33. C34. C 35. B36. D 37. C 38. B 39. A 40. A.
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ trong cuộc bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội là vi phạm nguyên tắc gì theo Luật bầu cử?
A. Trực tiếp. B. Bình đẳng.
C. Phổ thông. D. Bỏ phiếu kín
Câu 2: Tôn giáo được biểu hiện
A. qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức.
B. qua các đạo khác nhau.
C. qua các tín ngưỡng.
D. qua các hình thức lễ nghi
Câu 3: Quyền bình đẳng trong kinh doanh bao gồm mấy nội dung?
A. bốn B. năm.
C. sáu. D. ba
Câu 4: Mối quan hệ trong gia đình bao gồm những mối quan hệ cơ bản nào?
A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại
B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.
Câu 5: Mục tiêu cuối cùng của việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là:
A. thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.
B. đảm bảo sự phát triển bền vừgx của đất nước
C. thực hiệ việc đoàn kết giữa các dân tộc.
D. xây dựng đất nước "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh".
Câu 6: Người từ bao nhiêu tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại
diện theo pháp luật đồng ý?
A. Từ 6 tuổi đến chưa đủ 17 tuổi.
B. Từ đủ 6 tuổi đến đủ 18 tuổi.
C. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
D. Từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 17 tuổi.
Câu 7: Đang truy đuổi hai tên trộm, do qua đường đông người nên nó chạy đi đâu không rõ. Ông X và ông Y định vào một nhà vắng chủ gần đấy để khám xét. Nếu là cháu của hai ông, em chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Nói với hai ông không được vi phạm quyền về chỗ ở của người khác và đến trình
báo với cơ quan công an.
B. Nói với hai ông hãy dừng lại vì các ông không có quyền bắt trộm.
C. Cùng hai ông vào nhà đó để kịp thời bắt tên trộm.
D. Nói với hai ông hãy chờ chủ nhà về cho phép vào khám xét.
Câu 8: Điều 154 – Bộ luật lao động năm 2012 quy định nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ
A. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, bố trí, đào tạo thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác
B. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.
C. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tiền thưởng và các chế độ khác.
D. Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo thời gian làm việc, thời gian nghỉ tết, tiền lương và các chế độ khác.
Câu 9: Hành vi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Không thực hiện chia tài sản theo di chúc của người mất.
B. Xả chất thải đã qua xử lý ra môi trường
C. Lái xe máy đi ngược đường một chiều.
D. Cố ý lây truyền HIV cho người khác.
Câu 10: Giám đốc công ty X đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với chị
A. bảo vệ mọi lợi ích của phụ nữ.
B. đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của chị A.
C. Nhờ được tư vấn về pháp luật nên chị A đã làm đơn khiếu nại và được nhận trở lại
công ty làm việc. Trong trường hợp này, pháp luật đã
A. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị A.
D. bảo vệ đặc quyền của lao động nữ.
Câu 11: Sau khi kết hôn, anh C chồng chị cho rằng việc lựa chọn nơi cư trú là quyền của anh nên anh C bắt buộc chị D về nhà chồng sinh sống. Anh C đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong quan hệ nào dưới đây giữa vợ và chồng?
A. Quan hệ gia đình.
B. Quan hệ nhân thân.
C. Quan hệ tài sản.
D. Quan hệ đạo đức
Câu 12: Anh M đã kí hợp đồng thuê nhà với bà X là 12 tháng, mỗi tháng 2 triệu đồng. Trong hợp đồng hai bên thỏa thuận và anh M phải trả trước 3 tháng tiền thuê nhà là 6 triệu đồng. Các tháng còn lại là đóng vào đầu tháng Đến khi anh M ở tới tháng thứ 9 thì bà X đề nghị tăng tiền thuê nhà nhưng anh M không đồng ý. Bà X đã yêu cầu Anh M ra khỏi nhà và cho người khác thuê. Vậy em có nhận xét như thế nào về tình huống này?
A. Anh X phải dọn khỏi nhà bà X.
B. Bà X là chủ nhà nên bà X có quyền yêu cầu anh M rời khỏi nhà mình.
C. Anh X đã thuê nhà và cũng sắp hết hạn hợp đồng cho nên anh X cần phải chấp
thuận lời đề nghị của bà X.
D. Bà M đã vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
Câu 13: Trong quá trình bầu cử, Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu đã thể hiện nguyên tắc gì trong bầu cử?
A. Phổ thông. B. Bình đẳng.
C. Trực tiếp. D. Bỏ phiếu kín
Câu 14: Anh A lái xe máy và lưu thông đúng luật. Chị B đi xe đạp không qua sát và bất ngờ băng ngang qua đường làm anh A bị thương (giám định là 10%). Theo em trường hợp này xử phạt như thế nào?
A. B. Cảnh cáo và buộc chị B phải bồi thường thiệt hại cho gia đình anh A.
B. Phạt tù chi B
C. Cảnh cáo phạt tiền chị
D. Không xử lý chị B vì chị B là người đi xe đạp.
Câu 15: Anh T bán xe ô tô (tài sản chung của hai vợ chồng) mà không bàn bạc với vợ. anh T đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong
A. quan hệ tài sản. B. quan hệ nhân thân.
C. quan hệ gia đình D. quan hệ tình cảm.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1. A 2. A 3. B 4. D 5. D 6. C 7. A 8. B 9. D 10. C11. B 12. D 13. A 14. C15. A 16. B 17. D 18. D 19. B 20. B
21. C 22. C 23. C 24. C 25. B 26. C 27. D 28. D 29. C 30. A 31. B 32. A 33. D 34. B 35. B 36. C 37. A 38. A 39. D 40. A
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Đặc trưng của pháp luật là:
a. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội
b. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến; mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
c. Vì sự phát triển của xã hội.
d. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.
Câu 2. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì:
a. Là quy định với mọi người.
b. Là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần ở nhiều
nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
c. Là quy định đối với người đã thành niên.
d. Là khuôn mẫu cho công chức, viên chức Nhà nước.
Câu 3. Trong các loại văn bản pháp luật dưới đây văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao nhất?
a. Hiến pháp. b. Quyết định, thông tư c. Nghị quyết, nghị định. d. Lệnh, chỉ thị.
Câu 4. Vì sao nhà nước phải quản lý xã hội bằng pháp luật?
a. Để bảo đảm các quyền tự do, dân chủ của công dân.
b. Để bảo đảm công bằng xã hội.
c. Đây là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả.
d. Để phát triển nền kinh tế làm cho dân giàu nước mạnh.
Câu 5. Pháp luật và đạo đức có mối quan hệ với nhau vì:
a. Các qui tắc của pháp luật cũng là các qui tắc của đạo đức.
b. Cả pháp luật và đạo đức đều thể hiện sự công minh, công bằng, lẽ phải.
c. Cả pháp luật và đạo đức đều bảo vệ cái thiện, chống cái ác.
d. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức.
Câu 6. Người điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ thuộc loại vi phạm pháp luật nào?
a. Vi phạm kỉ luật. b. Vi phạm luật dân sự.
c. Vi phạm hành chính. d. Vi phạm luật hình sự.
Câu 7. Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là:
a. Thi hành pháp luật. b. Tuân thủ pháp luật.
c. Áp dụng pháp luật. d. Sử dụng pháp luật.
Câu 8. Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:
a. Từ đủ 16 tuổi trở lên. b. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
c. Từ 18 tuổi trở lên. d. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 9. Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi theo
quy định của pháp luật là:
a. Từ đủ 18 tuổi trở lên. b. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
c. Từ đủ 14 tuổi trở lên d. Từ 18 tuổi trở lên.
Câu 10. Vi phạm hành chính là hành vi:
a. Xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.
b. Xâm phạm các nguyên tắc quản lí dân sự.
c. Xâm phạm các quy tắc quản lí môi trường.
d. Xâm phạm các nguyên tắc quản lí viên chức.
Câu 11. Ông A là người có thu nhập cao hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã:
a. Áp dụng pháp luật. b. Thi hành pháp luật.
c. Tuân thủ pháp luật. d. Sử dụng pháp luật.
Câu 12. Công dân bình đẳng trước pháp luật là:
a. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
b. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
c. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
d. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và
chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
Câu 13. Bình bẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?
a. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.
b. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
c. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.
d. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.
Câu 14. Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động khi người lao động nữ:
a. Có thai. b. Kết hôn.
c. Nghỉ việc không lí do. d. Nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Câu 15. Việc cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước được cụ thể hóa qua văn bản luật nào sau đây?
a. Luật thuế thu nhập cá nhân. b. Luật sở hữu trí tuệ.
c. Luật dân sự. d. Luật lao động.
Câu 16. Người có quyền tố cáo là:
a. Cá nhân, tổ chức.
b. Công dân, cán bộ, công chức, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.
c. Chỉ có công dân.
d. Chỉ có những người cùng cơ quan, đơn vị.
Câu 17. Chủ thể của hợp đồng lao động là:
a. Người lao động và người sử dụng lao động.
b. Người lao động và đại diện người lao động.
c. Đại diện người lao động và người sử dụng lao động.
d. Tất cả các phương án trên.
Câu 18. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:
a. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
b. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
c. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
d. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
Câu 19. Việc đưa ra những quy định riêng thể hiện sự quan tâm đối với lao động nữ góp phần
thực hiện tốt chính sách gì của Đảng và Nhà nước ta?
a. Bình đẳng giới. b. An sinh xã hội. c. Đại đoàn kết dân tộc. d. Tiền lương.
Câu 20. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là:
a. Tất cả các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
b. Tất cả các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng
c. Tất cả các dân tộc được nhà nước và pháp luật bảo vệ
d. Tất cả các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
ĐA 1b 2b 3a 4c 5d 6c 7d 8a 9b 10a 11b 12d 13b 14c 15a 16c 17a 18c 19a 20a
21d 22b 23d 24d 25a 26d 27a 28d 29c 30c 31a 32c 33a 34b 35b 36b 37c 38d 39a 40b
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi
A. kết hôn.
B. nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
C. nghỉ việc không lí do.
D. có thai.
Câu 2: Theo quy định của luật lao động, người sử dụng lao động là người ít nhất phải đủ
A. 18 tuổi. B. 16 tuổi. C. 17 tuổi. D. 15 tuổi.
Câu 3: Để đảm bảo quyền bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động, người lao động cần dựa vào quy định nào của pháp luật?
A. Nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng, trực tiếp.
B. Nguyên tắc tự quyết, tự giác, bình đẳng.
C. Nguyên tắc dân chủ, công bằng, tiến bộ.
D. Nguyên tắc tự giác, tự quyết, tự tin.
Câu 4: Câu phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quyền kinh doanh?
A. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người không ai có quyền can thiệp.
B. Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật.
C. Công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh.
D. Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ, ngành nghề gì.
Câu 5: A là học sinh lớp 11, vì ngủ quên, sợ chậm học nên A đã đi xe máy đến trường. Hành vi của học sinh A đã vi phạm
A. pháp luật dân sự.
B. luật giao thông đường bộ.
C. pháp luật hành chính.
D. pháp luật kỷ luật.
Câu 6: Vì nghi ngờ anh A lấy cắp điện thoại, ông X đã bắt và giam giữ anh A suốt 24 giờ, tra khảo rồi mới thả ra. Việc làm của ông X
A. vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
B. xâm phạm quyền được bảo đảm về tính mạng, sức khỏe của công dân.
C. xâm phạm quyền được bảo đảm danh dự, nhân phẩm của công dân.
D. phù hợp với các quy định của pháp luật.
Câu 7: Khi thấy H đang loay hoay để mở trộm khóa xe của khách, bác Hùng đã lập tức bắt H dẫn về đồn công an phường. Việc làm của bác Hùng đã
A. vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe nhân phẩm và danh dự.
B. không vi phạm pháp luật khi bắt người.
C. vi phạm quyền tụ do của công dân.
D. vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 8: Chủ thể nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật?
A. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.
B. Mọi công dân.
C. Mọi cá nhân, tổ chức.
D. Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.
Câu 9: Quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân là của
A. người là dân tộc Kinh.
B. tất cả mọi người sinh sống trên đất nước ta theo quy định của pháp luật.
C. người có bằng cấp về kinh tế.
D. người nước ngoài đang sing sống tại Việt Nam vì họ có vốn lớn.
Câu 10: Một học sinh lớp 11 (17 tuổi) tham gia giao thông bằng phương tiện xe máy có dung tích xi-lanh trên 50cm3 (có đội mũ bảo hiểm). Theo quy định của pháp luật, hành vi của học sinh trên
A. là hợp pháp vì đang thực hiện quyền tự do đi lại.
B. vi phạm pháp luật vì có đủ năng lực trách nhiệm pháp lý.
C. không phải chịu trách nhiệm pháp lí vì chưa đủ 18 tuổi.
D. không vi phạm pháp luật vì đã đội mũ bảo hiểm.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1. C 2. A 3. A 4. D 5. B 6. A 7. B 8. D 9. B 10. B 11. A 12. B 13. C 14. D 15. B 16. C 17. A 18. B19. C
20. A 21. B 22. D 23. C 24. C 25. D 26. C 27. A 28. B 29. A 30. D 31. C 32. D 33. D 34. A 35. B 36. A 37. D 38. D 39. C 40. C
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Khoái Châu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Ân Thi
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Đức Hợp
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Nghĩa Dân
Chúc các em học tập tốt!