YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Trần Bình Trọng

Tải về
 
NONE

Với mục đích có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập chuẩn bị trước kì thi THPT Quốc gia sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Trần Bình Trọng được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề.

Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT TRẦN BÌNH TRỌNG

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: GDCD

(Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề)

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Nếu bắt gặp một bạn đổ rác không đúng nơi quy định trong nhà trường, em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

A. Nhắc nhở, góp ý và hướng dẫn bạn đổ rác đúng nơi quy định

B. Không quan tâm vì đó là việc của nhà trường

C.Thông báo với thầy cô giáo để thầy cô phạt

D. Báo với công an

Câu 2. Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh là một trong những

A. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. B. mục đích của cạnh tranh.

C. tính chất của cạnh tranh. D. tính hai mặt của cạnh tranh.

Câu 3. Hệ thống các quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới là nội dung của:

A. Lí luận Mác – Lênin. B. Triết học.

C. Chính trị học. D. Xã hội học.

Câu 4. Tại trường trung học phổ thông A có rất nhiều học sinh người dân tộc thiểu số theo học. Trong các buổi biểu diễn văn nghệ của nhà trường, Ban giám hiệu nhà trường khuyến khích các em hát và múa các tiết mục về dân tộc mình. Việc làm của Ban giám hiệu nhà trường nhằm:

A. Duy trì và phát huy văn hóa các dân tộc, tạo ra sự bình đẳng về văn hóa giữa các dân tộc.

B. Bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

C.Tạo ra sự đa dạng trong các buổi biểu diễn văn nghệ của nhà trường.

D.Phát hiện năng khiếu của học sinh người dân tộc.

Câu 5. Nơi em ở có một số người hoạt động mê tín dị đoan như sau: bói toán, lên đồng, xóc thẻ, cúng ma, trừ tà, phù phép. Việc làm đó vi phạm chính sách nào dưới đây?

A. Chính sách giáo dục và văn hóa B. Chính sách dân số

C. Chính sách an ninh và quốc phòng D. Chính sách văn hóa

Câu 6. Giá trị xã hội của hàng hóa được xác định bởi

A.Thời gian lao động hao phí bình quân của mọi người sản xuất hàng hóa.

B.Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra hàng hóa tốt nhất.

C.Thời gian lao động cá biệt của người sản xuất ra nhiều hàng hóa tốt nhất.

D.Thời gian lao động xã hội cần thiết.

Câu 7.Các cá nhân, tổ chức chủ động làm những gì mà pháp luật cho phép làm là hình thức

A. áp dụng pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.

Câu 8. Sự gia tăng nhanh của dân số là một trong các nguyên nhân làm cho đất nước phát triển

A. không liên tục. B. không ổn định. C. không hiệu quả. D. không bền vững.

Câu 9. Điền vào chỗ trống: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành ................................ mà nhà nước là đại diện.

A. phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân.

B. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền .

C.phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân .

D.phù hợp với quy phạm đạo đức .

Câu 10.Trong cùng một điều kiện như nhau, nhưng mức độ sử dụng quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc vào

A. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh mỗi người. B. năng lực, điều kiện, nhu cầu của mỗi người.

C. điều kiện, khả năng, ý thức của mỗi người. D. độ tuổi, hoàn cảnh, trách nhiệm mỗi người.

Câu 11.Nhu cầu về mặt hàng vật liệu xây dựng tăng mạnh vào cuối năm, nhưng nguồn cung không đáp ứng đủ thì sẽ xảy ra tình trạng gì dưới đây?

A. Giá cả ổn định B. Giá vật liệu xây dựng tăng

C. Giá vật liệu xây dựng giảm D. Thị trường bão hòa

Câu 12. Bình đẳng trong lao động không bao gồm những nội dung nào dưới đây ?

A. Bình đẳng trong việc tổ chức lao động.

B. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.

D.Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.

Câu 13. Điều 105 Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành quy định “Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ” là một trong những biểu hiện của quyền bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình ?

A. Bình đẳng giữa người trước và người sau. B. Bình đẳng giữa anh, chị, em.

C. Bình đẳng giữa các thế hệ. D. Bình đẳng giữa các thành viên.

Câu 14. Vi phạm dân sự là những hành vi xâm phạm đến

A. quan hệ sở hữu và quan hệ tình cảm. B. quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.

C. quan hệ tài sản và quan hệ tình cảm. D. quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.

Câu 15.Theo em, yếu tố nào sau đây là sức mạnh nội sinh đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước?

A.Tích cực hội nhập kinh tế toàn cầu.

B. Thực hiện tốt chính sách bình đẳng giữa các dân tộc.

C.Đảm bảo tốt các quyền tự do phát triển kinh tế, quyền tự do kinh doanh của công dân.

D.Thực hiện tốt chính sách lao động, việc làm.

Câu 16.Việc nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên học sinh người dân tộc thiểu số vào các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học là nhằm thực hiện quyền bình đẳng giữa các

A. công dân. B. giới tính. C. vùng miền. D. dân tộc.

Câu 17. Pháp luật có đặc điểm là

A. Mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội.

B. Vì sự phát triển của xã hội.

C. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

D. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến ;mang tính quyền lực, bắt buộc chung; có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

Câu 18. Công dân Việt Nam thuộc bất kỳ dân tộc nào đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều được hưởng quyền và nghĩa vụ ngang nhau. Khẳng định này đề cập đến

A. quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. B. quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

C. quyền bình đẳng giữa các công dân. D. quyền bình đẳng giữa các giai cấp.

Câu 19. Hình thức áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật do

A.cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện.

B. công dân, cơ quan, công chức thực hiện.

C.cơ quan, cá nhân có quyền thực hiện.

D. mọi cá nhân, cơ quan thẩm quyền, tổ chức thực hiện.

Câu 20. A và B đua xe, lạng lách đánh võng trên đường và bị CSGT xử lý. Theo em A và B phải chịu trách nhiệm pháp lý nào?

A. Phạt tiền, giam xe B. Cảnh cáo, phạt tiền

C. Cảnh cáo, giam xe. D. Cảnh cáo, phạt tiền, giam xe.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1A 2A 3B 4A 5 6D 7B 8D 9B 10A 11B 12A 13B 14B 15B 16D 17D 18C 19A 20D

21D 22C 23B 24A 25B 26B 27C 28C  29C 30C 31C 32D 33C 34B 35D 36B 37C 38C 39C 40A

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Quyền ……………….có ý nghĩa và vị trí quan trọng trong hệ thống các quyền công dân, là cơ sở, điều kiện để công dân tham gia chủ động và tích cực vào các hoạt động của Nhà nước và xã hội.

A. tự do ngôn luận

B. bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

C. bất khả xâm phạm về thân thể

D. bất khả xâm phạm về chỗ ở

Câu 2: Nếu nhìn thấy một người trộm xe máy của người khác, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới đây cho đúng với quy định của pháp luật?

A. Lờ đi, coi như không biết. B. Báo cho Uỷ ban nhân dân.

C. Báo cơ quan công an. D. Hô to lên để người khác biết và đến bắt.

Câu 3: Anh Q và anh P bắt được kẻ đang bị truy nã. Hai anh đang lúng túng không biết nên làm gì tiếp theo. Trong trường hợp này, em sẽ khuyên hai anh cách xử sự nào dưới đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?

A. Đánh kẻ truy nã một trận cho sợ.

B. Mắng kẻ truy nã một hồi cho hả giận

C. Lập biên bản rồi thả ra.

D. Giải về cơ quan nơi gần nhất.

Câu 4: T biết H hay tung tin nói xấu về mình với một số bạn trong lớp nhưng T không biết xử sự như thế nào, nếu là T, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mình theo đúng pháp luật?

 A.Mắng H một trận cho hả giận.

B.Nói xấu H như H đã nói xấu mình.

C.Nêu vấn đề ra trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần.

D.Trực tiếp nói chuyện và yêu cầu H phải cải chính những điều đã nói xấu về mình.

Câu 5: Nếu trong trường hợp có một người trong lớp bịa đặt, tung tin xấu về mình trên Facebook, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với pháp luật?

A.Đăng tin trên Facebook nói xấu lại người đó.

B.Gặp trực tiếp mắng người đó cho hả giận.

C.Lờ đi không nói gì.

D.Gặp nói chuyện trực tiếp và yêu cầu người đó xóa tin trên Facebook.

Câu 6: L lưu giữ hình ảnh kỉ niệm về tình yêu với bạn trai. X là bạn của L đã tự tiện mở máy tính của L, copy file ảnh này và đưa cho Y, Y đã đăng những ảnh này lên Facebook với lời bình luận không tốt. theo em, trong trường hợp này L phải làm theo cách nào dưới đây để bảo vệ quyền của mình?

A.Tố cáo X và Y với cơ quan công an.

B. Nói xấu X và Y, kể hết sự việc trên Facebook.

C.Im lặng, không nói gì.

D.Nói chuyện với cả hai người và yêu cầu gỡ những những hình ảnh này.

Câu 7: Chỉ có người có thẩm quyền theo quy định của ..... mới có quyền ra lệnh khám chỗ ở của người khác, người khám phải tiến hành thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định:

A. Bộ luật dân sự B. Luật khiếu nại, tố cáo.

C. Bộ luật tố tụng hình sự. D. Bộ luật hình sự.

Câu 8: Hành vi nào sau đây không vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân.

A. vào khám nhà ông A theo lệnh khám nhà của trưởng công an huyện.

B. người chồng nghi vợ lấy trộm tiền của mình nên đuổi vợ ra khỏi nhà.

C. bà mai nghi nhà bà T ăn trộm gà của nhà mình nên vào nhà bà T để tìm kiếm.

D. công an nghi có tội phạm nguy hiểm đang chốn trong nhà ông B nên đã vào lục soát.

Câu 9: Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh A nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh B. Học sinh B tránh được nên bình hoa trúng vào đầu học sinh C đang đứng ngoài lên tiếng bênh vực học sinh A. Hành vi của học sinh A đã vi phạm quyền gì đối với học sinh B

A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân

B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân

C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân

D. Không vi phạm gì

Câu 10: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là quyền tự do cơ bản của công dân, thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân được pháp luật bảo vệ " là một nội dung thuộc:

A. Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

B. Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

C. Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

D. Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Câu 11. Kết thúc học kỳ và cuối năm học, Trường Trung học phổ thông A thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của học sinh. Điều này thể hiện Trường Trung học phổ thông A đã đảm bảo

A. quyền học tập của công dân.

B. quyền sáng tạo của công dân.

C. quyền được phát triển của công dân.

D. quyền tự do của công dân.

Câu 12. Cậu bé Quốc Huy quê ở Hà Giang, khi mới 5 tuổi đã đoạt giải trong cuộc thi Sáng tạo dành cho thanh – thiếu niên, nhi đồng toàn quốc nên đã được đặt cách vào lớp 1, rồi đặt cách vào lớp 2. Điều này thể hiện:

A. quyền học tập không hạn chế của công dân.

B. quyền học tập và sáng tạo của công dân.

C. quyền học tập và quyền được phát triển của công dân.

D. quyền học tập tự do của công dân.

Câu 13. Bạn B đang học lớp 11. Do học lực yếu nên gia đình xin cho bạn B lưu ban. Điều này

A. vi phạm quyền học tập của công dân.

B. vi phạm quyền được phát triển của công dân.

C. đảm bảo quyền của người học.

D. đảm bảo quyền tự do của công dân.

Câu 14. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, bạn sẽ được cấp bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông. Điều này đảm bảo:

A. quyền sáng tạo của công dân.

B. quyền học tập của công dân.

C. quyền phát triển của công dân.

D. quyền tự do của công dân.

Câu 15. Bạn V đang học lớp 10. Do có thành tích học tập và rèn luyện tốt nên bạn đã viết đơn xin gia nhập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và được chấp nhận. Điều này thể hiện:

A. quyền sáng tạo của công dân.

B. quyền phát triển của công dân.

C. quyền tự do của công dân.

D. quyền học tập của công dân.

Câu 16. Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là quyền của tổ chức, cá nhân đối với:

A. tài sản trí tuệ. B. sản phẩm trí tuệ.

C. sản phẩm sáng tạo D. tác phẩm sáng tạo.

Câu 17. Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, quyền tác giả được hiểu là quyền của tổ chức, cá nhân đối với:

A. sản phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

B. tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

C. sản phẩm trí tuệ của mình.

D. tác phẩm trí tuệ của mình.

Câu 18. Quyền tác giả phát sinh:

A. kể từ khi tác phẩm được sáng tạo ra.

B. kể từ khi sản phẩm được sáng tạo ra.

C. kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.

D. kể từ khi sản phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.

Câu 19. Chính sách của Nhà nước về sở hữu trí tuệ là Nhà nước:

A. thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân.

B. thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân.

C. công nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân.

D. công nhận và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân.

Câu 20. Theo Luật Sở hữu trí tuệ, hành vi nào sau đây xâm phạm quyền tác giả?

A. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

B. Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân.

C. Trích dẫn hợp lí tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình.

D. Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo cáo, dùng trong ấn phẩm định kì, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1A 2D 3D 4D 5D 6D 7D 8A 9B 10D 11A 12C 13C 14B 15B 16A 17B 18C 19D 20A

21D 22B 23C 24D 25C 26D 27A 28C 29C 30B 31B 32A 33D 34C 35A 36B 37A 38B 39D 40B

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 81: Người nào dưới đây có quyền bầu cử?

A. Người bị tước quyền bầu cử. B. Người đang phải chấp hành hình phạt tù.

C. Bộ đội đóng quân ở hải đảo xa. D. Người mất năng lực hành vi dân sự.

Câu 82: Làng sản xuất lụa Vạn Phúc trước đây sản xuất hoàn toàn thủ công nhưng hiện nay đã áp dụng nhiều máy móc hiện đại vào trong sản xuất như mấy sấy khô, máy nhuộm làm cho năng suất tăng cao và chất lượng cũng tốt hơn. Làng sản xuất lụa Vạn Phúc đã vận dụng tác động nào của quy luật giá trị?

A. Điều tiết sản xuất hàng hóa.

B. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên.

C. Điều tiết lưu thông hàng hóa.

D. Phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa.

Câu 83: Chị M đã tham gia góp ý kiến vào dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) khi nhà nước tổ chức lấy ý kiến của nhân dân. Vậy chị M đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tham gia xây dựng nhà nước và xã hội.

B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C. Quyền tham gia bảo vệ nhà nước và xã hội.

D. Quyền tham gia giám sát nhà nước và xã hội.

Câu 84: Theo quy định của pháp luật, công dân có hành vi xâm phạm tới quan hệ tài sản phải chịu trách nhiệm

A. dân sự. B. hành chính.

C. kỷ luật. D. hình sự.

Câu 85: Nghi ngờ chồng mình, là anh C có quan hệ tình cảm với chị L, chị D rủ em gái chồng là H đến tìm gặp chị L. Khi gặp chị L, chị D tát vào mặt và cầm giày đánh lên đầu và người L, còn H nắm tóc rồi rút kéo thủ sẵn trong túi ra cắt tóc của chị L. Chị D và H đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

C. Quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe.

D. Quyền được an toàn về tính mạng.

Câu 86: Một trong những nội dung của quyền học tập là mọi công dân đều được

A. miễn học phí toàn phần. B. bình đẳng về cơ hội học tập.

C. học chương trình chuyên biệt. D. ưu tiên chọn trường học.

Câu 87: Giá cả của đồng tiền nước này được tính bằng đồng tiền của nước khác được gọi là

A. tỉ lệ trao đổi. B. tỉ giá hối đoái. C. tỉ giá trao đổi. D. tỉ lệ quy đổi.

Câu 88: Doanh nghiệp không sử dụng lao động nữ vào công việc độc hại, nguy hiểm là thực hiện nội dung quyền bình đẳng

A. trong nội bộ người sử dụng lao động. B. trong quy trình đào tạo chuyên gia.

C. giữa lao động nam và lao động nữ. D. giữa mục tiêu và biện pháp kích cầu.

Câu 89: Trong quá trình sản xuất của cải vật chất, yếu tố nào giữ vai trò quan trọng?

A. Sức lao động. B. Tư liệu lao động. C. Đối tượng lao động. D. Công cụ sản xuất.

Câu 90: Theo quy định của pháp luật, những người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian so với quy định chung. Điều này thể hiện công dân có quyền được

A. khuyến khích và phát triển tài năng. B. thể hiện tài năng.

C. phát huy tài năng. D. học tập không hạn chế.

Câu 91: Thành phần kinh tế nào dưới đây giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân?

A. Kinh tế tập thể. B. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

C. Kinh tế nhà nước. D. Kinh tế tư nhân.

Câu 92: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều pháp luật cấm là

A. thi hành pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. sử dụng pháp luật. D. áp dụng pháp luật.

Câu 93: Trường hợp nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Tự ý vào nhà hàng xóm để tìm con.

B. Không được phép nhưng vẫn vào nhà để tiếp thị sản phẩm.

C. Vào nhà hàng xóm để chữa cháy.

D. Tự tiện vào nhà hàng xóm để tìm đồ bị mất trộm.

Câu 94: Mọi công dân khi đủ điều kiện theo quy định của pháp luật đều được tự do lựa chọn loại hình

doanh nghiệp phù hợp là nội dung quyền bình đẳng trong

A. tuyển dụng lao động. B. tìm kiếm việc làm.

C. lĩnh vực kinh doanh. D. đào tạo nhân lực.

Câu 95: Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo đúng

A. khả năng của người quản lí. B. nguyện vọng của nhà chức trách.

C. tính chất, mức độ của vi phạm. D. trình tự, thủ tục của pháp luật.

 Trang 3/8 - Mã đề thi 301

Câu 96: Hành vi nào dưới đây không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Bắt cóc trẻ em. B. Vây bắt đối tượng bị truy nã.

C. Bắt người vì nghi cướp giật tài sản. D. Bắt người để làm con tin.

Câu 97: Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua

A. trao đổi mua - bán. B. môi giới.

C. con người. D. việc sử dụng.

Câu 98: Tại điểm bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp xã A, cụ N - người không biết chữ đã nhờ B viết hộ phiếu bầu theo ý của mình, rồi sau đó cụ tự tay bỏ phiếu bầu vào hòm phiếu. Như vậy, cụ N không vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?

A. Trực tiếp. B. Bình đẳng. C. Ủy quyền. D. Phổ thông.

Câu 99: Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước được gọi là

A. Chính sách. B. Pháp luật. C. Mệnh lệnh. D. Pháp lệnh.

Câu 100: Cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm là

A. áp dụng pháp luật. B. tuân thủ pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. sử dụng pháp luật.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

81 C 82 B 83 B  84 A 85 B 86 B 87 B 88 C 89 A 90 A 91 C92 B 93 C 94 C 95 D  96 B 97 A 98 A 99 B 100 D

101 C 102 C 103 D 104 D  105 D 106 B 107 A 108 A 109 B 110 A 111 A 112 C 113 C 114 D 115 A 116 D 117 C 118 B 119 B 120 B

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Ai dưới đây có quyền khiếu nại?

A. Chỉ có cá nhân. B. Chỉ những người là nhân viên.

C. Chỉ những người từ 20 tuổi trở lên. D. Mọi cá nhân, tổ chức.

Câu 2. Công dân tham gia góp ý kiến với Nhà nước về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là thực hiện

A. quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

B. quyền tham gia ban hành chính sách kinh tế, xã hội.

C. quyền tự do ngôn luận.

D. quyền xây dựng bộ máy nhà nước.

Câu 3. Nghi ngờ ông S lấy trộm xe máy của ông X, công an phường Q đã bắt giam ông S và dọa nạt, ép ông phải nhận tội. Việc làm này của công an phường Q đã xâm phạm đến quyền nào của công dân?

A. Quyền tự do cá nhân. B. Quyền tự do đi lại.

C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng.

Câu 4. Ông V đi xe máy ngược chiều trên đường, đâm vào một người đi đúng đường làm người này bị thương phải vào viện điều trị. Ông V bị xử phạt vi phạm hành chính và phải bồi thường cho người bị thương. Ông V phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Hành chính và kỉ luật. B. Hành chính và dân sự.

C. Kỉ luật và dân sự. D. Hình sự và hành chính.

Câu 5. Công dân có quyền học ở các cấp/ bậc học, từ Tiểu học đến Đại học và Sau Đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện

A. quyền học tập thường xuyên. B. quyền học tập ở nhiều bậc học.

C. quyền học tập không hạn chế. D. quyền học tập theo sở thích.

Câu 6. Công ty A ở tỉnh Cao Bằng và Công ty B ở tỉnh Hải Dương cùng sản xuất vở học sinh, Công ty A phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thấp hơn Công ty B. Căn cứ vào yếu tố nào dưới đây hai công ty lại có hai mức thuế khác nhau?

A. Lợi nhuận thu được. B. Địa bàn kinh doanh.

C. Quan hệ quen biết. D. Khả năng kinh doanh.

Câu 7. H và K mâu thuẫn với nhau, H đã rủ G là bạn thân của mình đi tìm và đánh K. Thấy vậy E dùng điện thoại quay clip và đăng lên Facebook cá nhân mình. Ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân?

A. H và G. B. H, K, G, E. C. H, G và E. D. H, G và K.

Câu 8. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của

A. tầng lớp trí thức. B. nhân dân lao động.

C. tất cả cư dân trong xã hội. D. giai cấp công nhân.

Câu 9. Khi kí hợp đồng lao động vào làm việc trong Công ty X, chị N đề nghị được chỉnh sửa điều khoản về tiền lương trong Hợp đồng. Giám đốc Công ty đã từ chối đề nghị này. Vậy, chị N có thể căn cứ vào quyền bình đẳng nào dưới đây để đưa ra đề nghị này?

A. Bình đẳng trong lao động tiền lương. B. Bình đẳng về tìm kiếm việc làm.

C. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. D. Bình đẳng giữa những người lao động.

Câu 10. Pháp luật do tổ chức nào dưới đây ban hành?

A. Đoàn thanh niên. B. Nhà nước.

C. Chính quyền. D. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Câu 11. Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của khái niệm

A. cạnh tranh. B. đấu tranh. C. lợi tức. D. độc quyền.

Câu 12. Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được thể hiện rõ nhất ở đặc trưng nào dưới đây?

A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phải là đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam?

A. Xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

B. Có tất cả các ngành kinh tế đều phát triển.

C. Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.

D. Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 14. Trong lúc chơi game, giữa H và K xảy ra mâu thuẫn dẫn đến chửi nhau trên mạng. Hai bên thách đố và tìm gặp nhau, đánh nhau. Kết quả là H đã đánh K gây thương tích. Hành vi của H đã xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe. B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

C. Quyền được bảo đảm an toàn về thân thể. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe.

Câu 15. Dấu hiệu nào dưới đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức?

A. Pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội. B. Pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em.

C. Pháp luật bắt buộc đối với cán bộ, công chức. D. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.

Câu 16. Sau khi tốt nghiệp Trung học phổ thông, anh H xin mở cửa hàng kinh doanh hàng may mặc. Ý kiến nào dưới đây là đúng?

A. Anh H đã có thể mở cửa hàng mà không cần đăng kí.

B. Anh H chưa đủ điều kiện xin mở cửa hàng vì chưa đủ 20 tuổi.

C. Anh H đã có đủ điều kiện đăng kí mở cửa hàng kinh doanh.

D. Anh H cần học xong đại học mới được kinh doanh.

Câu 17. Biểu hiện nào dưới đây không phải là dân chủ trong lĩnh vực chính trị?

A. Thảo luận góp ý kiến về chính sách của Nhà nước.

B. Tham gia các hoạt động lễ hội ở địa phương.

C. Tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

D. Tố cáo hành vi tham nhũng của cán bộ nhà nước.

Câu 18. Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc bầu cử?

A. Công khai. B. Bình đẳng. C. Phổ thông. D. Trực tiếp.

Câu 19. Người giải quyết khiếu nại là cơ quan, tổ chức, cá nhân

A. thuộc ngành Thanh tra nhà nước. B. chuyên trách làm nhiệm vụ giải quyết khiếu nại.

C. bất kì ở địa phương, đơn vị nào. D. có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

Câu 20. Là công nhân, mặc dù đã được nhắc nhỡ nhiều lần nhưng M vẫn thường xuyên vi phạm các quy định về an toàn lao động. Hành vi của M là hành vi

A. vi phạm kỉ luật. B. vi phạm hành chính.

C. vi phạm nội quy cơ quan. D. vi phạm tổ chức.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

01. D; 02. A; 03. C; 04. B; 05. C; 06. B; 07. C; 08. B; 09. C; 10. B;

11. A; 12. C; 13. B; 14. D; 15. D; 16. C; 17. A; 18. A; 19. D; 20. A;

21. B; 22. C; 23. C; 24. D; 25. D; 26. B; 27. D; 28. A; 29. A; 30. D;

31. A; 32. B; 33. D; 34. C; 35. C; 36. B; 37. B; 38. B; 39. C; 40. D;

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất được gọi là

 A. lao động B. sức lao động.

 C. khả năng lao động. D. năng lực lao động.

Câu 2: Yếu tố nào dưới đây của sản phẩm làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng?

A. Chất liệu. B. Giá cả. C. Giá trị D. Công dụng.

Câu 3: Trong lưu thông, hàng hóa này có thể trao đổi với hàng hóa kia là do chúng có

 A. thời gian lao động xã hội cần thiết bằng nhau. B. chất lượng và thời gian lao động như nhau.

 C. giá trị sử dụng và mẫu mã như nhau. D. mẫu mã và chất lượng tương đương nhau.

Câu 4: Áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào các ngành của nền kinh tế quốc dân thể hiện nội dung nào dưới đây của công nghiệp hóa, hiện đại hóa?

A. Xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lí . B. Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

C. Chuyển dịch thành công cơ cấu lao động. D. Củng cố địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất.

Câu 5: Em sẽ hoặc đã làm việc nào sau đây khi ra khỏi lớp học để thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường?

 A. Sắp xếp lại bàn ghế cho ngay ngắn. B. Khóa các cửa ra vào.

 C. Tắt hết các thiết bị điện. D. Đóng các cửa sổ.

Câu 6: Nội dung nào sau đây đúng với phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo?

A. Thực hiện công bằng trong mọi lĩnh vực xã hội.

B. Chỉ thực hiện công bằng xã hội ở vùng khó khăn nhất.

C. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

D. Chỉ thực hiện công bằng xã hội ở vùng dân tộc thiểu số.

Câu 7: Việc Việt Nam tích cực tham gia vòng đàm phán thứ 19 Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP) từ ngày 24 -28/7/ 2017, tại Ấn Độ là minh chứng cho việc Nhà nước ta

A. chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.

B. phát triển công tác đối ngoại nhân dân.

C. chủ động mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền.

D. tích cực tham gia các hoạt động của cộng đồng quốc tế.

Câu 8: Là học sinh, em có thể làm việc gì dưới đây để góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội?

A. Tham gia làm nghĩa vụ quân sự

B. Tham gia đội tuần tra nhân dân vào các buổi tối.

C. Tham gia bảo vệ trật tự trước cổng trường.

 D. Tham gia lực lượng dân quân tự vệ địa phương.

Câu 9: Pháp luật mang bản chất xã hội,vì pháp luật

 A. bắt nguồn từ thực tiễn xã hội. B. bắt nguồn từ sự chỉ đạo của của nhà nước.

 C. luôn tồn tại trong mọi xã hội. D. phản ánh bản chất của giai cấp cầm quyền

Câu 10: Pháp luật mang bản chất giai cấp,vì pháp luật do

 A. nhân dân ban hành B. nhà nước ban hành.

 C. chính quyền các cấp ban hành. D. các đoàn thể quần chúng ban hành.

 Câu 11: Quản lí xã hội bằng pháp luật là Nhà nước đưa pháp luật vào đời sống của

 A. mỗi cán bộ công chức nhà nước có thẩm quyền . B. từng người dân của toàn xã hội .

 C. một số đối tượng cụ thể trong xã hội. D. những người cần được giáo dục giúp đỡ.

Câu 12: Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ

 A. quyền và lợi ích hợp pháp của mình. B. mọi quyền lợi của mình.

 C. quyền tự do tuyệt đối của mình. D. mọi nhu cầu trong cuộc sống của mình.

Câu 13: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật,có lỗi,do người

 A. có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện. B. không có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.

 C. không có ý thức thực hiện. D. có chủ mưu xúi giục.

Câu 14: Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi là

 A. nghi phạm B. tội phạm C. vi phạm D. xâm phạm

Câu 15 : Tuổi thấp nhất phải chịu trách nhiệm pháp lí do hành vi vi phạm pháp luật của mình là bao nhiêu ?

 A. Đủ 12 tuổi B. Đủ 14 tuổi. C. Đủ 16 tuổi. D. Đủ 18 tuổi.

Câu 16: Người ở độ tuổi nào dưới đây phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?

A. Từ đủ 14 tuổi trở lên. B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.

 C. Từ đủ 17 tuổi trở lên. D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu 17: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, giới tính và địa vị xã hội là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây của công dân?

 A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ B. Bình đẳng về thành phần xã hội

 C. Bình đẳng tôn giáo D. Bình đẳng dân tộc

Câu 18: Cảnh sát giao thông xử phạt hai người vượt đèn đỏ, trong đó một người là cán bộ và một người là công nhân với mức phạt như nhau. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?

A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. Bình đẳng trước pháp luật.

 C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí. D. Bình đẳng khi tham gia giao thông .

Câu 19: Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc

 A. giao kết bằng thỏa thuận miệng

 B. giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động .

 C. giao kết thông qua phát biểu trong các cuộc họp

 D. giao kết giữa người sử dụng lao động và đại diện người lao động.

Câu 20: Vợ chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là thể hiện sự bình đẳng trong

 A. quan hệ tài sản. B. quan hệ nhân thân.

 C. quan hệ chính trị. D. quan hệ xã hội.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1B 2D 3A 4B 5C 6C 7A 8C 9A 10B 11B 12A 13A 14B 15B 16B 17A 18C 19B 20B

21A 22C 23C 24C 25A 26B 27C 28A 29B 30B 31B 32B 33A 34C 35D 36D 37D 38C 39A 40C

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Trần Bình Trọng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON