YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Việt Hoàng

Tải về
 
NONE

Với mục đích có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập chuẩn bị trước kì thi THPT Quốc gia sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Việt Hoàng được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề.

Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT VIỆT HOÀNG

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: GDCD

(Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề)

1. Đề số 1

Câu 81: Có tiền sau khi bán cho ông X chiếc xe máy vừa lấy trộm được, anh N rủ anh S và anh K là bạn học cùng trường đại học đi ăn nhậu. Sau đó, anh S về nhà còn anh K và anh N tham gia đua xe trái phép. Bị mất lái, anh N đã đâm xe vào ông Q đang đi bộ trên vỉa hè. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?

A. Anh K, anh N và ông Q. B. Anh K, anh N và anh S.

 C. Ông X, anh N và ông Q. D. Ông X, anh K và anh N.

Câu 82: Theo quy định của pháp luật, công dân được tự do lựa chọn việc làm phù hợp với khả năng của mình là bình đẳng trong

 A. thực hiện quyền lao động. B. thu hút đầu tư.

 C. điều phối sản xuất. D. quản lí nguồn nhân lực.

Câu 83: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua

 A. mức lương. B. tìm việc làm. C. thời gian làm việc. D. vị trí làm việc.

Câu 84: Anh H tự quyết định việc lựa chọn nơi cư trú mà không bàn bạc với vợ, anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ

 A. tài sản chung. B. sở hữu. C. nhân thân. D. tài sản và sở hữu.

Câu 85: Ông T là Chủ tịch huyện ra quyết định điều động giáo viên tăng cường cho những trường ti ểu học thuộc các xã khó khăn trong huy ện. Ông T đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?

 A. Phổ biến pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.

Câu 86: Bà S cùng chồng là ông M tự ý bày hoa tràn ra hè phố để bán đồng thời giao cho chị T pha chế phẩm màu nhuộm hoa trong nhà. Thấy chị P bị dị ứng toàn thân khi giúp mình pha chế phẩm màu, chị T đã đưa chị P đi bệnh viện. Sau đó, cơ quan chức năng đã kiểm tra và kết luận toàn bộ số phẩm màu mà bà S dùng để nhuộm hoa đều do bà N tự pha chế và cung cấp khi chưa có giấy phép sản xuất. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hành chính?

 A. Bà S, chị T và bà N. B. Bà S, bà N và ông M.

 C. Bà S, ông M và chị T. D. Bà S, ông M, chị T và bà N.

Câu 87: Ông H là Phó Giám đốc sở X nhờ anh P nhân viên dưới quyền làm giả bằng đại học cho anh K hàng xóm đang thất nghiệp. Phát hiện anh P bàn giao bằng giả cho anh K, anh M đã làm đơn tố cáo nên bị anh K thuê anh N là người làm nghề tự do đánh trọng thương. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỉ luật?

 A. Anh P, anh N và ông H. B. Anh K và anh N.

 C. Ông H và anh P. D. Ông H, anh P và anh K.

Câu 88: Cá nhân, tổ chức thực hiện đúng các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm là thực hiện pháp luật theo hình thức

 A. tuân thủ pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. thi hành pháp luật. D. áp dụng pháp luật.

Câu 89: Ông K chuyển từ sản xuất bánh kẹo sang chế biến hải sản đóng hộp là mặt hàng đang được ưa chuộng trên thị tr ường nên thu được nhiều lợi nhuận. Ông K đã vận dụng tác động nào dưới đây của quy luật giá trị?

 A. Tích cực thu hút ngân sách quốc gia. B. Xóa bỏ sự phân hóa giàu - nghèo.

 C. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa. D. Bảo mật quy trình phân phối sản phẩm.

Câu 90: Được đồng nghiệp là anh N canh gác, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc bình cổ rồi bán với giá năm trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm cùng cơ quan đi ăn nhậu. Trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim mà anh đã quay toàn cảnh vụ trộm trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ việc với cơ quan công an. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật hình sự?

 A. Anh T và anh H. B. Anh N, anh T và anh H.

 C. Anh H và anh K. D. Anh N, anh T và anh K.

Câu 91: Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi chúng để tạo ra các sản phẩm

 A. cân đối ngân sách quốc gia. B. phù hợp với nhu cầu của mình.

 C. bảo mật các nguồn thu nhập. D. đo lường tỉ lệ lạm phát.

Câu 92: Trong nền kinh tế hàng hóa, tiền tệ không thực hiện chức năng nào dưới đây?

 A. Quản lí sản xuất. B. Phương tiện cất trữ. C. Tiền tệ thế giới. D. Thước đo giá tr ị.

Câu 93: Đến hạn trả khoản nợ năm trăm triệu đồng theo nội dung hợp đồng ông K vay tiền của bà N, mặc dù đủ khả năng thanh toán nhưng do muốn chiếm đoạt số tiền đó nên ông K đã bỏ trốn. Trong lúc vội vã, xe mô tô do ông K điều khiển đã va chạm với chị V khiến chị bị ngã gãy chân. Biết chuyện, ông M chồng bà N đã phóng hỏa đốt cháy cửa hàng điện tử của gia đình ông K và bị anh S con trai ông K đe dọa trả thù. Những ai dưới đây vừa phải chịu trách nhiệm hình sự vừa phải chịu trách nhiệm dân sự?

 A. Ông K, bà N và anh S. B. Ông M và anh S.

 C. Ông K và ông M. D. Ông K, ông M và anh S.

Câu 94: Nhờ chị S có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị với gia đình anh P đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?

 A. Bảo vệ quyền tham gia và quản lý xã hội.

 B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

 C. Bảo vệ quyền dân chủ của công dân.

 D. Bảo vệ quyền và tài sản của công dân.

Câu 95: Các cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm là thực hiện pháp luật theo hình thức

 A. tuân thủ pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. thi hành pháp luật.

Câu 96: Nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là

 A. thực thi đường lối. B. thi hành nội quy. C. tuân thủ quy chế. D. trách nhiệm pháp lí.

Câu 97: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh không xuất phát từ

 A. lợi ích kinh tế đối lập. B. sự tồn tại nhiều chủ sở hữu.

 C. nền kinh tế tự nhiên. D. điều kiện sản xuất khác nhau.

Câu 98: Hiểu như thế nào là không đúng về sự thống nhất giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn triết học?

 A. Không có mặt này thì không có mặt kia.

 B. Hai mặt đối lập hợp thành một khối thống nhất.

 C. Hai mặt đối lập liên hệ, gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau.

 D. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một chỉnh thể.

Câu 99: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền

 A. chiếm hữu, sử dụng, định đoạt. B. sở hữu, sử dụng, định đoạt.

 C. sử dụng hay bán. D. bán hay cho thuê.

Câu 100: Sau khi viết bài phản ánh hiện tượng bảo kê tại khu chợ đầu mối X lên mạng xã hội, chị A thường xuyên bị ông B là chủ một đường dây cho vay nặng lãi nhắn tin dọa giết cả nhà khiến chị hoảng loạn tinh thần phải nằm viện điều trị dài ngày. Ông B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

 A. Kỉ luật. B. Dân sự. C. Hình sự. D. Hành chính.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

1D 2A3B 4C 5D  6B 7C 8B 9C 10D 11B 12A 13C 14B 15A 16D 17C 18B 19A 20C

21A 22C 23A 24B 25C 26A 27B 28C 29B 30C 31D 32A 33B 34A 35B 36D 37A 38C 39D 40D

2. Đề số 2

Câu 81: Giám đốc công ty X đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn với chị A. Nhờ được tư vấn về pháp luật nên chị A đã làm đơn khiếu nại và được nhận trở lại công ty làm việc. Trong trường hợp này pháp luật đã

A. bảo vệ mọi lợi ích của phụ nữ.

B. bảo vệ đặc quyền của lao động nữ.

C. đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của chị A.

D. bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chị A.

Câu 82: H cấm đoán vợ không được đi lễ chùa vào dịp đầu năm mới. Trong trường hợp này H vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ, chồng trong quan hệ nào dưới đây?

A. Quan hệ nhân thân.

B. Quan hệ việc làm.

C. Quan hệ xã hội.

D. Quan hệ tài sản.

Câu 83: Khi muốn đề nghị sửa đổi nội dung trong hợp đồng lao động cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây trong hợp đồng lao động?

A. Tự do ngôn luận.

B. Tự do thực hiện hợp đồng.

C. Tự do, công bằng, dân chủ.

D. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.

Câu 84: Ông X cùng con trai 12 tuổi, mắc nguồn điện 220V vào hàng rào dây thép gai để bảo vệ đàn gà khỏi bị mất trộm. Bà C là hàng xóm biết chuyện này nhưng không nói gì. Tối hôm đó, anh B ăn trộm gà nhà ông X đã bị điện giật chết. Những ai dưới đây sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý?

A. Ông X và con trai, anh B.

B. Ông X và con trai.

C. Ông X, bà C, anh B.

D. Ông X, bà C.

Câu 85: Trong các nguyên nhân sau đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa?

A. sự thay đổi cung - cầu.

B. sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu.

C. có điều kiện sản xuất khác nhau.

D. có lợi ích khác nhau.

Câu 86: Sau khi phát hiện hộp sữa vừa mới mua ở siêu thị đã hết hạn sử dụng, anh X quay lại để trình bày. Lãnh đạo siêu thị đã tiếp nhận sự việc, xin lỗi và bồi thường sản phẩm. Việc làm này của siêu thị là thể hiện nghĩa vụ nào dưới đây của người sản xuất, kinh doanh?

A. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

B. Bảo vệ sản phẩm.

C. Thực hiện nghĩa vụ cộng đồng.

D. Nộp thuế đầy đủ.

Câu 87: Nguyên tắc của bình đẳng trong hôn nhân và gia đình là

A. yêu thương, chung thủy, không phân biệt.

B. công bằng, yêu thương, tôn trọng.

C. công bằng, tự do, tôn trọng lẫn nhau.

D. dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau.

Câu 88: Hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây mà chủ thể có quyền lựa chọn làm hoặc không làm?

A. Áp dụng pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Tuân thủ pháp luật.

Câu 89: Quyền nào sau đây không phải là quyền dân chủ của công dân?

A. Quyền khiếu nại, tố cáo.

B. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

C. Quyền bầu cử, ứng cử.

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 90: Cung nhỏ hơn cầu, giá cả thị trường cao hơn giá trị hàng hóa trong sản xuất là biểu hiện của nội dung quan hệ

A. cung - cầu ảnh hưởng đến giá cả.

B. cung - cầu tác động lẫn nhau.

C. giá cả ảnh hưởng đến thị hiếu.

D. giá cả ảnh hưởng đến cung - cầu.

Câu 91: Hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là

A. áp dụng pháp luật.

B. thi hành pháp luật.

C. tuân thủ pháp luật.

D. thực hiện pháp luật.

Câu 92: Quy định mỗi cử tri có một phiếu bầu, mỗi lá phiếu có giá trị như nhau, thể hiện nguyên tắc

A. phổ thông.

B. bình đẳng.

C. trực tiếp.

D. bỏ phiếu kín.

Câu 93: Vào một ngày đẹp trời hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện A là H đã đòi công ty Y phải chi 30 triệu đồng mới làm thủ tục vận chuyển 350m3 gỗ quí. Phía công ty đồng ý, hai bên hẹn gặp nhau tại quán cà phê R. Giám đốc công ty Y đưa cho H phong bì đựng 10 triệu và hẹn vài ngày sau sẽ đưa tiếp 20 triệu đồng, vô tình khi bê đồ uống ra anh K đã nghe thấy câu chuyện và kể lại cho chủ quán. Chủ quán nghe xong liền mắng anh K về tội tò mò. Hành vi của ai sẽ bị tố cáo?

A. K và chủ quán.

B. Anh H và K.

C. Giám đốc công ty và H.

D. Giám đốc công ty và K.

Câu 94: N lái xe máy đi vào đường ngược chiều, đâm vào xe của M đang đi đúng hướng làm xe của M bị hỏng nặng phải đi sửa chữa. N phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?

A. Hình sự và hành chính.

B. Kỷ luật và dân sự.

C. Dân sự và hình sự.

D. Hành chính và dân sự.

Câu 95: Tỉnh A vừa được đầu tư xây dựng dự án công viên vĩnh hằng với số vốn lên 1500 tỷ đồng. Đây là một dự án được đánh giá mang tầm khu vực. Dự án được đầu tư hệ thống lò đốt bằng công nghệ TurBo của Thủy Điển, sẽ giúp cho quá trình đốt không phát sinh khói bụi, mùi và thời gian được rút ngắn. Tỉnh A đã thực hiện đúng việc bảo vệ môi trường như thế nào?

A. Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

B. Bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh.

C. Quản lý tốt chất thải.

D. Phục hồi sự ô nhiễm môi trường.

Câu 96: Bà T dựng xe đạp ngoài cửa hàng để mua thức ăn nhưng quên không mang túi xách vào nên đã bị mất. Nghi ngờ em C đang chơi gần đó lấy trộm. Bà T đã chửi bới và rủ chị M xông vào nhà em C để lục soát nên bị chị G - mẹ em C túm tóc và bị bố em C là anh D lấy gậy đánh gãy xương đùi. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

A. Chị G, anh D, em C.

B. Bà T, chị M.

C. Bà T, chị G, anh D, chị M.

D. Anh D, chị M.

Câu 97: Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã A cùng giám đốc công ty X đã lợi dụng chức vụ để tham ô 14 tỷ đồng. Mặc dù cả hai đều giữ chức vụ cao nhưng vẫn bị xét xử nghiêm minh. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về.

A. trách nhiệm kinh doanh.

B. nghĩa vụ pháp lý.

C. trách nhiệm pháp lý.

D. nghĩa vụ kinh doanh.

Câu 98: Phân chia trách nhiệm pháp lý về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trên cơ sở

A. Điều kiện, hoàn cảnh vi phạm.

B. Mức độ, điều kiện vi phạm.

C. Tính chất, mức độ vi phạm.

D. Tính chất, hoàn cảnh vi phạm.

Câu 99: Trong kì xét tuyển đại học, cao đẳng, A đã lựa chọn đăng kí xét tuyển vào ngành kế toán của Học viện Ngân hàng theo mơ ước của mình. A đã thực hiện tốt nội dung nào sau đây của quyền học tập?

A. Học không hạn chế.

B. Học thường xuyên, học suốt đời.

C. Học bất cứ ngành nghề nào.

D. Bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 100: Chị A được giám đốc công ty khai thác than Z nhận vào làm nhân viên hành chính. Sau đó, giám đốc điều động chị vào làm trong hầm lò và kí thêm phụ lục hợp đồng thỏa thuận trả lương ở mức cao nên chị đã đồng ý. Nhưng sáu tháng sau chị không nhận được tiền lương tăng thêm. Giám đốc đã vi phạm nội dung nào dưới đây của quyền bình đẳng trong lao động?

A. Áp dụng chế độ ưu tiên.

B. Giao kết hợp đồng lao động.

C. Thay đổi cơ cấu tuyển dụng.

D. Tạo cơ hội tham gia quản lí.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

81

D

82

A

83

D

84

D

85

A

86

A

87

D

88

B

89

D

90

A

91

D

92

B

93

C

94

D

95

B

96

B

97

C

98

C

99

C

100

B

101

D

102

C

103

D

104

A

105

B

106

A

107

C

108

B

109

A

110

C

111

C

112

A

113

B

114

B

115

C

116

D

117

A

118

C

119

B

120

A

3. Đề số 3

Câu 81: Trong nền kinh tế hàng hóa, khi cầu giảm, sản xuất kinh doanh thu hẹp thì lượng cung hàng hóa

A. giảm xuống

B. tăng lên

C. ổn định

D. giữ nguyên

Câu 82: Hoạt động nào vi phạm pháp luật trong sản xuất và kinh doanh?

A. Tuân thủ các quy định về quốc phòng, an ninh.

B. Kinh doanh thêm một số mặt hàng không có trong giấy phép kinh doanh.

C. Kinh doanh những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

D. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Câu 83: Giả mạo facebook người khác để đăng tin không đúng sự thật về họ là hành vi xâm phạm tới quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền tự do ngôn luận.

B. Quyền sở hữu trí tuệ.

C. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự.

D. Quyền đảm bảo an toàn về thư tín, điện thoại, điện tín.

Câu 84: Để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc, đối với người dân tộc ít người khi vi phạm pháp luật phải

A. tăng nặng trách nhiệm pháp lý.

B. giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý.

C. xử lý đúng quy định của pháp luật.

D. miễn trách nhiệm pháp lý.

Câu 85: T đang viết phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã thì ông K yêu cầu T đưa phiếu cho ông xem rồi tự ý gạch tên ông N trong phiếu bầu của T rồi bỏ luôn phiếu của T vào hòm phiếu. Hành vi của ông K đã vi phạm những nguyên tắc nào dưới đây trong bầu cử?

A. Bỏ phiếu kín và trực tiếp.

B. Phổ thông và bình đẳng.

C. Bình đẳng và trực tiếp.

D. Trực tiếp và phổ thông.

Câu 86: Được anh S thông tin việc anh H nhờ anh T hoàn thiện hồ sơ để đăng kí bản quyền đề tài X, chị L đã đề nghị anh S bí mật sao chép toàn bộ nội dung đề này rồi cùng mang bán cho chị M. Sau đó chị M thay đổi tên đề tài, lấy tên mình là tác giả rồi gửi tham dự cuộc thi sáng tạo của tỉnh K. Những ai dưới đây vi phạm quyền sáng tạo của công dân?

A. Chị M và anh N.

B. Chị M, chị N và anh H.

C. Chị M, Chị L và anh S.

D. Chị L và chị M.

Câu 87: Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp trong bầu cử được thực hiện theo nguyên tắc nào?

A. Bình đẳng, tự do, dân chủ, tự nguyện.

B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín.

C. Bình đẳng, trực tiếp, dân chủ, tự nguyện.

D. Trực tiếp, tập trung, dân chủ, tự do.

Câu 88: Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Đối với công dân đây là quyền.

A. bất khả xâm phạm về thân thể.

B. bất khả xâm phạm về chổ ở.

C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

D. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

Câu 89: Tự ý bắt giữ người là hành vi xâm phạm đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

B. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 90: Trường C đặc cách cho em B vào lớp một vì em mới năm tuổi đã biết đọc, viết và tính nhẩm thành thạo nên bị phụ huynh học sinh M cùng lớp tố cáo. Phụ huynh học sinh M đã hiểu sai quyền nào dưới đây của công dân?

A. Sáng tạo.

B. Thẩm định.

C. Được tham vấn.

D. Được phát triển.

Câu 91: Nội dung nào sau đây không phải là quyền bình đẳng trong kinh doanh?

A. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.

B. Quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề.

C. Quyền tự do lựa chọn, tìm kiếm việc làm.

D. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh theo quy định pháp luật.

Câu 92: Một tổ bầu cử trong khi thực hiện công tác bầu cử đã để hòm phiếu không có nắp và cho rằng để cử tri bỏ phiếu thuận tiện. Trong trường hợp này, tổ bầu cử đã vi phạm nguyên tắc nào trong bầu cử?

A. Bỏ phiếu kín.

B. Phổ thông.

C. Trực tiếp.

D. Bình đẳng

Câu 93: Hoạt động tưởng niệm người có công với đất nước là

A. hoạt động vi phạm pháp luật.

B. hoạt động mê tín dị đoan.

C. hoạt động tôn giáo.

D. hoạt động tín ngưỡng

Câu 94: Quy định khi tham gia điều khiển xe mô tô, gắn máy phải tuân thủ theo luật giao thông đường bộ phản ánh đặc trưng nào của pháp luật?

A. Tính xã hội rộng lớn.

B. Tính quyền lực bắt buộc chung.

C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

D. Tính quy phạm phổ biến.

Câu 95: Cơ sở kinh doanh không sử dụng hóa chất bị cấm trong bảo quản thức ăn để bán ra thị trường. Việc làm của cơ sở kinh doanh trên là thể hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Câu 96: Ngày 20 tháng 10 năm 2017 bạn A và bạn K đến nhà bạn C chơi thì bị anh H và anh T là thanh niên trong xóm của bạn C chặn đánh. Ba ngày sau bạn K đi chơi cưới anh V trong thôn thì bắt gặp anh H và anh T nên đã gọi anh M và anh L là thanh niên địa phương chặn đánh để trả thù, thấy các anh đánh nhau em C đã dùng điện thoại quay lại và tung lên facebook. Những ai dưới đây đã vi phạm các quyền tự do cơ bản của công dân?

A. Anh T, anh H, bạn C, anh M và anh L.

B. Anh L, anh M, bạn A, anh T và anh H.

C. Em C, anh H, anh T, bạn K, anh M và anh L.

D. Anh H, anh T, em C, bạn K, bạn A và anh L.

Câu 97: Công ty M và N cùng đóng trên địa bàn Y với quy mô giống nhau nhưng mức thuế của Công ty M lại thấp hơn. Nguyên nhân là do mặt hàng của Công ty M

A. hướng đến người nghèo.

B. được nhà nước khuyến khích.

C. phục vụ cho số đông quần chúng.

D. giải quyết được nhiều việc làm.

Câu 98: Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là

A. phương thức sản xuất

B. tư liệu sản xuất

C. sức lao động

D. điều kiện lao động

Câu 99: Bạn M (18 tuổi) rủ N (15 tuổi) cùng thực hiện hành vi cướp giật mũ của một người phụ nữ đi xe máy trên đường. Tòa án xét xử hai bạn với mức án khác nhau là thể hiện

A. bất bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

B. bất bình đẳng về nghĩa vụ.

C. bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.

D. bình đẳng về nghĩa vụ công dân.

Câu 100: Ý kiến nào dưới đây là đúng về quyền bình đẳng giữa cha mẹ và con?

A. Cha mẹ được quyền quyết định việc chọn trường, chọn ngành học cho con.

B. Cha mẹ cần tạo điều kiện tốt hơn cho con trai học tập, phát triển.

C. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ hơn con nuôi.

D. Cha mẹ không được phân biệt, đối xử giữa các con.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu

Đáp án

81

A

82

B

83

C

84

C

85

A

86

C

87

B

88

A

89

C

90

D

91

C

92

A

93

D

94

D

95

A

96

C

97

B

98

C

99

C

100

D

101

B

102

A

103

A

104

D

105

D

106

B

107

B

108

A

109

C

110

B

111

B

112

B

113

D

114

A

115

C

116

D

117

B

118

C

119

B

120

A

4. Đề số 4

Câu 81. Bất kỳ công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền học tập, lao động, kinh doanh. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. mặt xã hội.

B. nghĩa vụ.

C. trách nhiệm.

D. quyền.

Câu 82. Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh tùy theo khả năng và sở thích của mình là thực hiện pháp luật theo hình thức nào?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Phổ biến pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật

D. Sử dụng pháp luật.

Câu 83. Giám đốc T chấm H làm con dâu của mình và ưu tiên cất nhắc H vào vị trí trưởng phòng trẻ. Khi biết H có bạn trai khác là K cùng cơ quan, ông rất tức giận và đã điều chuyển H và K sang làm bộ phận khác không phù hợp với chuyên môn. Không chấp nhận quyết định của giám đốc, H bỏ việc một tháng để đi du lịch. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?

A. Giám đốc T.

B. H và K.

C. Giám đốc T và H.

D. H.

Câu 84. Cá nhân, tổ chức nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật?

A. Các cơ quan, tổ chức của nhà nước.

B. Mọi công dân trên lãnh thổ Việt Nam.

C. Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.

D. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.

Câu 85. Hoạt động tưởng niệm người có công với đất nước là hoạt động nào dưới đây?

A. Tín ngưỡng.

B. Tôn giáo.

C. Mê tín dị đoan.

D. Vi phạm pháp luật.

Câu 86. Vợ, chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ

A. nhân thân

B. tài sản.

C. xã hội.

D. chính trị.

Câu 87. Ông G đã có nhiều bài viết đăng tải trên mạng internet với nội dung chưa có căn cứ rõ ràng về các chính sách của Nhà nước ta. Hành vi của ông G đã thực hiện không đúng quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền khiếu nại và tố cáo.

B. Quyền tham gia quản lí Nhà nước.

C. Quyền tự do thông tin.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 88. Giám đốc công ty X đã quyết định chuyển chị S sang làm công việc nặng nhọc, thuộc danh mục công việc mà pháp luật quy định “không được sử dụng lao động nữ”, trong khi công ty vẫn có lao động nam để làm công việc này. Quyết định này của giám đốc đã xâm phạm tới quyền

A. được hưởng chế độ ưu tiên lao động nữ.

B. được lựa chọn việc làm của lao động nữ.

C. bình đẳng trong tự do tiếp cận việc làm.

D. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 89. Anh N có một xe ô tô 24 chỗ, chuyên chở khách du lịch cho công ty, xe có đầy đủ các loại giấy tờ. Anh N đã thuê anh M lái xe, có hợp đồng lao động rõ ràng. Một buổi sáng sương mù dày, tầm nhìn bị hạn chế cộng buồn ngủ, M đã va vào chị T đang đi thể dục cùng chiều. Giật mình N mất lái lao sang bên kia đường gây tai nạn chết người. Theo quy định của pháp luật, ai là người phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại?

A. Anh M.

B. Anh N.

C. Chị T.

D. Anh N và chị T.

Câu 90. Bà H sinh được 4 người con: anh T (con trai trưởng), anh P (con trai thứ), chị G (con nuôi), chị N (con gái út). Thời gian gần đây, bà thường xuyên ốm đau bệnh tật nên các con bà H phải họp bàn về phương án chăm sóc bà. Theo 2 người con gái, các anh trai phải nuôi mẹ vì họ là con gái đã đi lấy chồng thì phải an phận nhà chồng. Theo quy định của pháp luật, ai có trách nhiệm phải chăm sóc bà H?

A. Bốn người con T, P, G, H.

B. Hai người con trai T và P.

C. Con trai trưởng T.

D. Ai ở nhà của bà H thì phải chăm sóc bà.

Câu 91. Mẹ của L bị ốm không thể đi làm được. Để có tiền trang trải trong gia đình, bố của L bắt L (lớp 9) nghỉ học để vào làm việc tại quán Karaoke X. Vì cao ráo, xinh đẹp nên L thường xuyên được ông chủ cho đi tiếp khách và được trả rất nhiều tiền. Một lần L bị anh H, khách của quán, ép sử dụng ma túy. Biết được điều này, bố L đã thuê D đến đập phá nhà H và tung tin quán Karaoke X chứa gái mại dâm. Bố L đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Quản lí nhà nước.

B. Sản xuất và kinh doanh.

C. Hôn nhân và gia đình.

D. Lao động, công vụ.

Câu 92. Sau khi lên xe buýt đi được một đoạn đường anh M phát hiện mình bị mất điện thoại, anh M cho rằng chỉ có em N đứng ở phía sau là thủ phạm nên đã mượn điện thoại gọi cho anh H và D thông báo tình hình. Khi N xuống xe, anh H và anh D đã giữ N lại. Sau hai giờ lục soát, tra khảo, uy hiếp em N nhưng vẫn không tìm thấy điện thoại của anh M, nên em N được cho về. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Anh M, H và N.

B. Anh H và anh M.

C. Anh D, M và H.

D. Anh D và anh H.

Câu 93. L biết hành vi của một người trộm cắp xe máy, nhưng L không tố giác với cơ quan công an. Hành vi không tố giác tội phạm của L là thuộc loại hành vi

A. hợp pháp.

B. không hành động.

C. im lặng.

D. tuân thủ pháp luật.

Câu 94. Đang trên đường đi học về, phát hiện anh B đang lấy ví của nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông, học sinh T lấy điện thoại ra quay video. Sau đó T dùng video đó để tống tiền anh B. Biết chuyện, vợ anh B đã gặp và đe dọa T. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý?

A. Vợ chồng anh B.

B. Vợ chồng anh B và T.

C. Anh B.

D. Vợ anh B.

Câu 95. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý?

A. 14.

C. 16.

D. 18.

Câu 96. Anh T là cán bộ sở Tài nguyên và môi trường. Anh thường đến cơ quan rất đúng giờ và để cặp ở đó để điểm danh, sau đó mới đi ra ngoài ăn sáng. Hành vi của anh T là hành vi vi phạm

A. hình sự.

B. hành chính.

C. dân sự.

D. kỉ luật.

Câu 97. Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của một người đã đạt tới một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể

A. nhận thức và đồng ý với hành vi của mình.

B. nhận thức và điều khiển hành vi.

C. hiểu được hành vi của mình.

D. có kiến thức về lĩnh vực mình làm.

Câu 98. Những người xử sự không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

B. Hiệu lực tuyệt đối.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Khả năng bảo đảm thi hành cao.

Câu 99. Mọi doanh nghiệp đều được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh là biểu hiện của quyền bình đẳng

A. trong đời sống xã hội.

B. trong lao động.

C. trong hợp tác.

D. trong kinh doanh.

Câu 100. Bố K lái xe con chở cả nhà đi chơi. Bố bảo mẹ K thắt dây an toàn nhưng mẹ K không chịu thắt và cho rằng chỉ những người ngồi ghế đầu và ghế lái mới phải thắt dây an toàn, bà ngồi ghế sau nên không cần thiết. Hành vi của mẹ K đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Kỷ luật.

B. Hành chính.

C. Dân sự.

D. Hình sự.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

Câu

401

81

D

82

D

83

C

84

C

85

A

86

A

87

D

88

D

89

B

90

A

91

C

92

D

93

B

94

B

95

A

96

D

97

B

98

C

99

D

100

B

101

D

102

D

103

C

104

C

105

D

106

C

107

A

108

D

109

B

110

C

111

B

112

A

113

A

114

C

115

D

116

D

117

A

118

D

119

C

120

C

5. Đề số 5

Câu 81. Bất kỳ công dân nào, nếu đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền học tập, lao động, kinh doanh. Điều này thể hiện công dân bình đẳng về

A. mặt xã hội.

B. nghĩa vụ.

C. trách nhiệm.

D. quyền.

Câu 82. Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh tùy theo khả năng và sở thích của mình là thực hiện pháp luật theo hình thức nào?

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Phổ biến pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật

D. Sử dụng pháp luật.

Câu 83. Giám đốc T chấm H làm con dâu của mình và ưu tiên cất nhắc H vào vị trí trưởng phòng trẻ. Khi biết H có bạn trai khác là K cùng cơ quan, ông rất tức giận và đã điều chuyển H và K sang làm bộ phận khác không phù hợp với chuyên môn. Không chấp nhận quyết định của giám đốc, H bỏ việc một tháng để đi du lịch. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động?

A. Giám đốc T.

B. H và K.

C. Giám đốc T và H.

D. H.

Câu 84. Cá nhân, tổ chức nào dưới đây có quyền áp dụng pháp luật?

A. Các cơ quan, tổ chức của nhà nước.

B. Mọi công dân trên lãnh thổ Việt Nam.

C. Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.

D. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.

Câu 85. Hoạt động tưởng niệm người có công với đất nước là hoạt động nào dưới đây?

A. Tín ngưỡng.

B. Tôn giáo.

C. Mê tín dị đoan.

D. Vi phạm pháp luật.

Câu 86. Vợ, chồng tạo điều kiện cho nhau phát triển về mọi mặt là thể hiện sự bình đẳng trong quan hệ

A. nhân thân

B. tài sản.

C. xã hội.

D. chính trị.

Câu 87. Ông G đã có nhiều bài viết đăng tải trên mạng internet với nội dung chưa có căn cứ rõ ràng về các chính sách của Nhà nước ta. Hành vi của ông G đã thực hiện không đúng quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền khiếu nại và tố cáo.

B. Quyền tham gia quản lí Nhà nước.

C. Quyền tự do thông tin.

D. Quyền tự do ngôn luận.

Câu 88. Giám đốc công ty X đã quyết định chuyển chị S sang làm công việc nặng nhọc, thuộc danh mục công việc mà pháp luật quy định “không được sử dụng lao động nữ”, trong khi công ty vẫn có lao động nam để làm công việc này. Quyết định này của giám đốc đã xâm phạm tới quyền

A. được hưởng chế độ ưu tiên lao động nữ.

B. được lựa chọn việc làm của lao động nữ.

C. bình đẳng trong tự do tiếp cận việc làm.

D. bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.

Câu 89. Anh N có một xe ô tô 24 chỗ, chuyên chở khách du lịch cho công ty, xe có đầy đủ các loại giấy tờ. Anh N đã thuê anh M lái xe, có hợp đồng lao động rõ ràng. Một buổi sáng sương mù dày, tầm nhìn bị hạn chế cộng buồn ngủ, M đã va vào chị T đang đi thể dục cùng chiều. Giật mình N mất lái lao sang bên kia đường gây tai nạn chết người. Theo quy định của pháp luật, ai là người phải bồi thường thiệt hại cho người bị hại?

A. Anh M.

B. Anh N.

C. Chị T.

D. Anh N và chị T.

Câu 90. Bà H sinh được 4 người con: anh T (con trai trưởng), anh P (con trai thứ), chị G (con nuôi), chị N (con gái út). Thời gian gần đây, bà thường xuyên ốm đau bệnh tật nên các con bà H phải họp bàn về phương án chăm sóc bà. Theo 2 người con gái, các anh trai phải nuôi mẹ vì họ là con gái đã đi lấy chồng thì phải an phận nhà chồng. Theo quy định của pháp luật, ai có trách nhiệm phải chăm sóc bà H?

A. Bốn người con T, P, G, H.

B. Hai người con trai T và P.

C. Con trai trưởng T.

D. Ai ở nhà của bà H thì phải chăm sóc bà.

Câu 91. Mẹ của L bị ốm không thể đi làm được. Để có tiền trang trải trong gia đình, bố của L bắt L (lớp 9) nghỉ học để vào làm việc tại quán Karaoke X. Vì cao ráo, xinh đẹp nên L thường xuyên được ông chủ cho đi tiếp khách và được trả rất nhiều tiền. Một lần L bị anh H, khách của quán, ép sử dụng ma túy. Biết được điều này, bố L đã thuê D đến đập phá nhà H và tung tin quán Karaoke X chứa gái mại dâm. Bố L đã vi phạm quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

A. Quản lí nhà nước.

B. Sản xuất và kinh doanh.

C. Hôn nhân và gia đình.

D. Lao động, công vụ.

Câu 92. Sau khi lên xe buýt đi được một đoạn đường anh M phát hiện mình bị mất điện thoại, anh M cho rằng chỉ có em N đứng ở phía sau là thủ phạm nên đã mượn điện thoại gọi cho anh H và D thông báo tình hình. Khi N xuống xe, anh H và anh D đã giữ N lại. Sau hai giờ lục soát, tra khảo, uy hiếp em N nhưng vẫn không tìm thấy điện thoại của anh M, nên em N được cho về. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Anh M, H và N.

B. Anh H và anh M.

C. Anh D, M và H.

D. Anh D và anh H.

Câu 93. L biết hành vi của một người trộm cắp xe máy, nhưng L không tố giác với cơ quan công an. Hành vi không tố giác tội phạm của L là thuộc loại hành vi

A. hợp pháp.

B. không hành động.

C. im lặng.

D. tuân thủ pháp luật.

Câu 94. Đang trên đường đi học về, phát hiện anh B đang lấy ví của nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông, học sinh T lấy điện thoại ra quay video. Sau đó T dùng video đó để tống tiền anh B. Biết chuyện, vợ anh B đã gặp và đe dọa T. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lý?

A. Vợ chồng anh B.

B. Vợ chồng anh B và T.

C. Anh B.

D. Vợ anh B.

Câu 95. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý?

A. 14.

C. 16.

D. 18.

Câu 96. Anh T là cán bộ sở Tài nguyên và môi trường. Anh thường đến cơ quan rất đúng giờ và để cặp ở đó để điểm danh, sau đó mới đi ra ngoài ăn sáng. Hành vi của anh T là hành vi vi phạm

A. hình sự.

B. hành chính.

C. dân sự.

D. kỉ luật.

Câu 97. Năng lực trách nhiệm pháp lí là khả năng của một người đã đạt tới một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có thể

A. nhận thức và đồng ý với hành vi của mình.

B. nhận thức và điều khiển hành vi.

C. hiểu được hành vi của mình.

D. có kiến thức về lĩnh vực mình làm.

Câu 98. Những người xử sự không đúng quy định của pháp luật sẽ bị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để buộc họ phải tuân theo. Điều này thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

A. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

B. Hiệu lực tuyệt đối.

C. Tính quyền lực, bắt buộc chung.

D. Khả năng bảo đảm thi hành cao.

Câu 99. Mọi doanh nghiệp đều được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh là biểu hiện của quyền bình đẳng

A. trong đời sống xã hội.

B. trong lao động.

C. trong hợp tác.

D. trong kinh doanh.

Câu 100. Bố K lái xe con chở cả nhà đi chơi. Bố bảo mẹ K thắt dây an toàn nhưng mẹ K không chịu thắt và cho rằng chỉ những người ngồi ghế đầu và ghế lái mới phải thắt dây an toàn, bà ngồi ghế sau nên không cần thiết. Hành vi của mẹ K đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?

A. Kỷ luật.

B. Hành chính.

C. Dân sự.

D. Hình sự.

--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

ĐÁP ÁN

81 D 82 D83 C 84 C 85 A  86 A 87 D 88 D 89 B 90 A91 C 92 D 93 B94 B 95 A 96 D 97 B98 C 99 D 100 B

101 D 102 D 103 C 104 C 105 D 106 C 107 A 108 D  109 B 110 C 111 B 112 A 113 A 114 C 115 D 116 D117 A 118 D 119 C 120 C

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Việt Hoàng. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Chúc các em học tập tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON