Để cung cấp thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập chuẩn bị trước kì thi THPT Quốc gia sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Lê Hồng Phong được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: GDCD (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề) |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Toàn bộ những quan điểm và niềm tin, định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống gọi là:
A. Quan niệm sống của con người. B. Cách sống của con người.
C.Thế giới quan. D. Lối sống của con người.
Câu 2:Nội dung nào dưới đây thuộc kiến thức triết học?
A. Hiện tượng oxi hóa của kim loại.
B. Mọi sự vật hiện tượng luôn luôn vận động.
C. Sự hình thành và phát triển của xã hội.
D. Hơi nước gặp lạnh ngưng tụ thành mưa.
Câu 3: Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán được gọi là
A. hàng hóa. B. giá trị của hàng hóa.
C .thương hiệu của hàng hóa. D. trao đổi hàng hóa.
Câu 4 :Ai quan tâm đến thời gian lao động xã hội của hàng hóa.
A. Người tiêu dùng. B. Người sản xuất.
C. Nhà nước. D.Thị trường.
Câu 5: Thị trường hàng hóa cuối năm 2018 cho biết Anh đang cần 2000 tấn cá ngừ sạch đã ướp theo tiêu chuẩn quốc tế với mức giá 150 USD/1kg khi đó thị trường đang thực hiên chức năng
A. thừa nhận. B. điều tiết sản xuất.
C. thông tin. D. kích thích người tiêu dùng.
Câu 6: Mạng di động A khuyến mãi 20% mỗi tháng 2 lần . Mạng di động B khuyến mãi 20% mỗi tuần một lần.Hiện tượng này phản ánh quy luật nào dưới đây của thị trường?
A.Quy luật giá trị. B.Quy luật cung cầu.
C.Quy luật lưu thông tiền tệ. D.Quy luật cạnh tranh.
Câu 7: Giá cả và số lượng hàng hóa dịch vụ trên thị trường được xác định nhờ sự tác động của chủ thể nào?
A.Nhà nước ,nhà sản xuất kinh doanh.
B.Nhà nước và người tiêu dùng.
C.Người sản xuất, người tiêu dùng và lĩnh vực tài chính ,tiền tệ.
D.Người bán và người mua.
Câu 8: Việc xử lí người chưa thành niên phạm tội cần phải tuân thủ nguyên tắc cơ bản
nào dưới đây?
A.Trừng trị thích đáng. B. Lấy giáo dục là chính.
C. Xử lí nghiêm minh. D. Chỉ phạt tiền.
Câu 9: Pháp luật có đặc điểm là:
A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
B.Vì sự phát triển của xã hội.
C. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, mang tính quyền lực bắt buộc chung,có tính
xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
D. Mang bản chất xã hội và mang bản chất giai cấp.
Câu 10: Điền vào chổ trống: Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành …… mà nhà nước là đại diện.
A. phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền
B. phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân
C. phù hợp với các quy phạm đạo đức
D. phù hợp với mọi tầng lớp nhân dân
Câu 11: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì:
A. Vi phạm pháp luật hành chính B. Vi phạm pháp luật hình sự.
C. Vi phạm kỉ luật. D.Vi phạm đạo đức..
Câu 12: Lỗi theo quy định pháp luật có hai loại cơ bản:
A. Cố ý và cẩu thả. B. Cố ý trực tiếp và gián tiếp.
C. Cố ý và vô ý. D. Vô ý cẩu thả và vô ý do quá tự tin.
Câu 13: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền của mình chủ động làm những gì mà pháp luật cho phép làm là:
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 14: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là:
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 15: Công dân A 15 tuổi một tháng chủ động thực hiện hành vi đánh người cướp tài sản trị giá 300 triệu đồng.Vậy A vi phạm pháp luật nào và cơ quan nào quyết định xử phạt?
A.Vi phạm hình sự và Viện kiểm sát quyết định xử phạt.
B.Vi phạm hình sự và Công an quyết định xử phạt.
C.Vi phạm dân sự UBND cấp huyện quyết định xử phạt.
D.Vi phạm hình sự tòa án quyết định xử phạt.
Câu 16: Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là:
A.Từ đủ 18 tuổi trở lên. B.Từ 18 tuổi trở lên.
C.Từ đủ 16 tuổi trở lên. D.Từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 17: D biết hành vi của một người trộm cắp xe máy, nhưng D không tố giác với cơ quan công an. Hành vi không tố giác tội phạm của D là thuộc loại hành vi nào dưới đây ?
A. Hành vi im lặng. B. Hành vi tuân thủ pháp luật.
C. Hành vi không hành động. D. Hành vi hợp pháp.
Câu 18: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ
tuổi theo quy định của pháp luật là:
A.Từ đủ 14 tuổi trở lên. B.Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C.Từ 18 tuổi trở lên. D.Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 19: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:
A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 20: Công dân bình đẳng trước pháp luật là:
A. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.
B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tùy theo địa bàn sinh sống.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia
D. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1C 2B 3A 4B 5C 6D 7D 8B 9C 10A 11B 12C 13A 14B 15D 16C 17C 18B 19C 20D
21C 22 23B 24C 25D 26A 27D 28D 29B 30A 31B 32C 33B 34A 35D 36D 37D 38D 39C 40D
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là
A. xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
B. xây dựng tiềm lực Khoa học và công nghệ.
C. nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
D. nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Câu 2: Trong tình hình hiện nay, một đòi hỏi khách quan ở nước ta là xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trở thành lực lượng:
A. hiện đại, chính quy, từng bước tinh nhuệ. B. chính quy, hiện đại, tinh nhuệ.
C. chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. D. tinh nhuệ, chính quy, từng bước hiện đại.
Câu 3: Nền văn hoá chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc là nền văn hoá
A. tiên tiến. B. mang giá trị bền vững, hiện đại.
C. truyền thống yêu nước nồng nàn. D. đậm đà bản sắc dân tộc.
Câu 4: Yếu tố có ý nghĩa quyết định sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết dân tộc là
A. Sức mạnh dân tộc. B. Sức mạnh của quốc phòng, an ninh.
C. Sức mạnh thời đại. D. Sức mạnh của Đảng và Nhà nước.
Câu 5: Nhà nước ta coi trọng chính sách nào dưới đây là quốc sách hàng đầu?
A. Tài nguyên và bảo vệ môi trường; quốc phòng và an ninh.
B. Giáo dục và đào tạo; văn hóa.
C. Khoa học và công nghệ; quốc phòng và an ninh.
D. Giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ.
Câu 6. Toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất là
A. lao động. B. người lao động. C. hoạt động sản xuất. D. sức lao động.
Câu 7. Ở nền kinh tế nước ta hiện nay đi đôi với chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa gắn với sự phát triển của yếu tố nào sau đây?
A. Kinh tế tri thức. B. Kinh tế nông nghiệp.
C. Kinh tế công nghiệp. D. Kinh tế thị trường.
Câu 8. Trong nền sản xuất hàng hoá cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ
A. hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường.
B. đang lưu thông trên thị trường; C. đã có mặt trên thị trường.
D. do các doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường để tiêu thụ.
Câu 9. Chị B giám đốc doanh nghiệp X quyết định cho toàn thể nhân viên dưới quyền đi du lịch nước ngoài khi nhận thấy các công ty lữ hành đồng loạt giảm giá. Chị B đã vận dụng nội dung nào dưới đây của quan hệ cung - cầu?
A. Giá cả giảm thì cầu tăng. B. Giá cả tăng thì cầu giảm.
C. Giá cả độc lập với cầu. D. Giá cả ngang bằng giá trị.
Câu 10. Thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa của từng người được gọi là
A. thời gian lao động xã hội. B. thời gian lao động xã hội cần thiết.
C. thời gian lao động cá biệt. D. thời gian lao động tập thể.
Câu 11. Bác A trồng rau ở khu vực ngoại thành Hà Nội. Bác mang rau vào khu vực nội thành để bán vì giá cả ở nội thành cao hơn. Vậy hành vi của bác A chịu tác động nào của quy luật giá trị?
A. Điều tiết sản xuất. B. Tỷ suất lợi nhuận cao của quy luật giá trị.
C. Tự phát từ quy luật giá trị. D. Điều tiết trong lưu thông.
Câu 12. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa là nội dung của
A. quy luật giá trị. B. quy luật giá cả. C. quy luật cạnh tranh. D. quy luật cung cầu.
Câu 13. Để xác định thành phần kinh tế thì cần căn cứ vào đâu?
A. Nội dung của từng thành phần kinh tế. B. Hình thức sở hữu tư liệu sản xuất.
C. Vai trò của các thành phần kinh tế. D. Biểu hiện của từng thành phần kinh tế.
Câu 14. Nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là trách nhiệm
A. pháp lí. B. đạo đức. C. xã hội. D. tập thể.
Câu 15. Theo quy định của pháp luật, một trong những nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lao động là
A. ủy quyền. B. đại diện. C. bình đẳng. D. công bằng.
Câu 16. Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm, xâm phạm tới các
A. quy chế đơn vị sản xuất. B. quy tắc quản lí nhà nước.
C. quy chuẩn sử dụng chuyên gia. D. quy ước trong các doanh nghiệp.
Câu 17. Chị M chủ động làm thủ tục sang tên khi mua lại xe ô tô đã qua sử dụng của người khác là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ quy định.
C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng Nghị định.
Câu 18. Anh T vay của anh B 30 triệu đồng và viết giấy biên nhận hẹn 6 tháng sau sẽ trả. Đến hẹn, anh B gặp anh T đòi tiền nhưng anh T mới trả được 15 triệu đồng và hẹn thêm một tuần nữa. Anh B không đồng ý và đã nhờ bạn mình là anh K giải quyết. Anh K gọi thêm anh X, anh N cùng đến nhà T và đã bắt trói T nhốt trong phòng giao hẹn có tiền mới thả người. Trong trường hợp trên, ai đã vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh B, anh K, anh X và anh N. B. Anh K, anh X và anh N.
C. Anh K, anh X và anh B. D. Anh B, anh T và anh K.
Câu 19: Ông A đã đưa hối lộ cho anh B là cán bộ hải quan để hàng hóa của mình nhập khẩu nhanh mà không cần làm thủ tục hải quan. Phát hiện hành vi đưa và nhận hối lộ của ông A và anh B, anh K đã yêu cầu ông A phải đưa cho mình một khoản tiền nếu không sẽ đi tố cáo cả hai. Ông A đã đưa một khoản tiền cho anh K để mọi chuyện được yên. Y là bạn của anh K biết chuyện anh K nhận tiền của ông A đã đi kể lại với vợ của anh K. Trong tình huống này những ai có hành vi vi phạm pháp luật?
A. Ông A, anh B và Y. B. Anh K, ông A và anh B.
C. Anh K, ông A và Y D. Anh B, anh K và vợ anh K.
Câu 20. Trong hội nghị tổng kết cuối năm, một số người dân xã X đã yêu cầu kế toán xã giải trình về khoản thu, chi quỹ ”Đền ơn đáp nghĩa”. Người dân xã X đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội theo cơ chế nào dưới đây?
A. Dân giám sát và kiểm tra. B. Dân bàn và quyết định.
C. Dân thảo luận và góp ý kiến. D. Dân hiểu và đồng tình.
Câu 21. Pháp luật là hệ thống các quy tác xử sự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng
A. quy ước cộng đồng. B. quyền lực nhà nước.
C. thể chế chính trị. D. sức mạnh tập thể.
Câu 22. Công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội là thực hiện hình thức dân chủ
A. trực tiếp. B. gián tiếp. C. chuyên chế. D. đại diện.
Câu 23. Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo đúng
A. qui định của nhà chức trách. B. tính chất, mức độ của vi phạm.
C. khả năng của người quản lí. D. trình tự, thủ tục của pháp luật.’
Câu 24. Nam thanh niên đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà trốn nghĩa vụ quân sự là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật B. Tuân thủ nội quy.
C. Thực hiện quy chế. D. Thi hành pháp luật.
Câu 25. Cho rằng trong quá trình xây nhà, ông B đã lấn chiếm một phần lối đi chung của xóm nên bà D bực tức xông vào nhà ông B chửi mắng và bị con ông B bắt rồi nhốt trong nhà kho hai ngày. Con ông B đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Bất khả xâm phạm về nhân phẩm; danh dự. B. Bất khả xâm phạm về thân thể.
C. Được pháp luật bảo vệ tài sản cá nhân. D. Được pháp luật bảo vệ bí mật đời tư.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1C 2C 3D 4A 5D 6D 7A 8A 9A 10C
11D 12A 13B 14A 15C 16B 17C 18B 19B 20A
21B 22A 23D 24D 25B 26A 27A 28D 29C 30B
31D 32C 33B 34C 35B 36A 37B 38A 39B 40B
3. ĐỀ SỐ 3
I. Mức độ Nhận biết (09 câu)
Câu 1. Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Quy định.
B. Pháp luật.
C. Đạo đức.
D. Quy chế.
Câu 2. Khẳng định nào dưới đây không thể hiện bản chất giai cấp của pháp luật?
A. Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
B. Pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.
C. Pháp luật đảm bảo sự phát triển của xã hội.
D. Pháp luật là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ giai cấp.
Câu 3. Pháp luật mang bản chất của
A. giai cấp bị trị.
B. giai cấp thống trị.
C. giai cấp đa số.
D. giai cấp thiểu số.
Câu 4. Pháp luật gồm những đặc trưng nào?
A. Tính quy phạm phổ biến, nhân đạo, quần chúng rộng rãi và tính xác định
chặt chẽ về hình thức.
B. Tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung, tính xác định chặt chẽ về hình thức.
C. Tính quyền lực, bắt buộc chung, tính khoa học, nhân đạo và quần chúng rộng rãi.
D. Tính thực tiễn, tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 5. Phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức xã hội là
A. kinh tế.
B. chính trị.
C. pháp luật.
D. văn hóa.
Câu 6. Đối với nhà nước, pháp luật có vai trò
A. là công cụ để quản lý xã hội.
B. là công cụ để bảo vệ quyền lợi của giai cấp cầm quyền.
C. là công cụ duy nhất để quản lý xã hội.
D. là cách để thể hiện quyền lực của giai cấp cầm quyền.
Câu 7. Vì sao nói pháp luật mang bản chất xã hội?
A. Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền.
B. Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của tất cả mọi người.
C. Pháp luật bắt nguồn từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân.
D. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
Câu 8. Pháp luật và đạo đức đều tập trung vào việc điều chỉnh để hướng tới các giá trị
A. xã hội giống nhau.
B. chính trị giống nhau.
C. đạo đức giống nhau.
D. hành vi giống nhau.
Câu 9. Đặc trưng nào sau đây phân biệt sự khác nhau giữa đạo đức và pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính thực tiễn xã hội.
II. Mức độ Thông hiểu: (07 câu)
Câu 1. Pháp luật không những quy định quyền của công dân mà còn quy định rõ điều gì sau đây để công dân thực hiện các quyền đó?
A. Trình tự.
B. Cách thức.
C. Phương tiện.
D. Phương pháp.
Câu 2. Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, cụm từ “Mọi công dân” thề hiện đặc trưng nào sau đây của pháp luật?
A. Tính quy phạm phổ biến.
B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.
D. Tính thực tiễn xã hội.
Câu 3 Để buộc người vi phạm pháp luật chấm dứt việc làm trái pháp luật, nhà nước sẽ sử dụng quyền lực
A. có tính cưỡng chế.
B. có tính giáo dục.
C. để giáo dục họ và răn đe người khác.
D. để họ chấm dứt việc vi phạm.
Câu 4. Những người xử sự không đúng qui định của pháp luật sẽ bị
A. các cơ quan có thẩm quyền xử phạt.
B. công an bắt giam và phạt tiền.
C. phạt tiền và cảnh cáo.
D. cảnh cáo hoạc phạt tiền tùy theo mức độ vi phạm.
Câu 5. Các văn bản pháp luật đòi hỏi phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa là biểu hiện đặc trưng nào của pháp luật dưới đây?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính nêu gương, thuyết phục.
C. Tính quy phạm phổ biến.
D. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Câu 6. Trường hợp nào dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức ?
A. Các quy phạm pháp luật là sự thể hiện các quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.
B. Các chuẩn mực đạo đức phải phù hợp với các quy phạm pháp luật.
C. Các quy định của pháp luật ra đời từ các chuẩn mực đạo đức xã hội.
D. Các chuẩn mực đạo đức mới ra đời dựa trên các quy định của pháp luật.
Câu 7. Pháp luật quy định xử phạt hành chính đối với mọi công dân không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy. Trong trường hợp này, pháp luật có vai trò là phương tiện để nhà nước
A. bảo vệ công dân.
B. bảo vệ lợi ích của mình.
C. quản lý công dân.
D. quản lý xã hội.
III. Mức độ vận dụng: (05 câu)
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1B 2C 3B 4B 5C 6A 7D 8A 9B
1B 2A 3A 4A 5D 6A 7D
1B 2A 3A 4A 5B
1B 2C 3C
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Chủ thể không bắt buộc phải thực hiện được áp dụng với hình thức thực hiện pháp luật:
A. thi hành pháp luật. B. sử dụng pháp luật. C. áp dụng pháp luật. D. tuân thủ pháp luật.
Câu 2: Sau khi bị cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt hành chính về lỗi đèn đỏ, A đến kho bạc để nộp tiền phạt theo quyết định xử phạt của cảnh sát giao thông. Trong trường hợp này, A đã phải
A. thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình
B. chịu trách nhiệm pháp lý về vi phạm hình sự của mình
C. chịu trách nhiệm thiệt hại do vi phạm pháp luật
D. Khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật
Câu 3: Mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ của công dân đến đâu còn phụ thuộc vào
A. khả năng, hoàn cảnh, điều kiện của mỗi người
B. quy định và cách xử lý của cơ quan nhà nước
C. nhu cầu, thu nhập và quan hệ mỗi người
D. nhu cầu, sở thích, cách sống của mỗi người
Câu 4: Tục ngữ có câu “Chín quá hóa nẫu” muốn đề cập đến quy luật Triết học nào dưới đây?
A. Phủ định B. Mâu thuẫn C. Tự nhiên D. Lượng - Chất
Câu 5: Anh N bán nhà ( tài sản chung của vợ chồng) mà không trao đổi với chị M. Anh N đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ:
A. nhân thân. B. huyết thống. C. tình cảm D. tài sản.
Câu 6: Pháp luật quy định độ tuổi nào chịu mọi hình phạt hành chính ?
A. Đủ 14 tuổi B. Đủ 17 tuổi C. Đủ 18 tuổi D. Đủ 16 tuổi
Câu 7: Theo quy định của Bộ luật Hình sự, người có hành vi nguy hiểm cho xã hội được gọi là:
A. tội phạm. B. phạm nhân.
C. người bị phạm tội. D. hành vi trái pháp luật
Câu 8: Tòa án xét xử các vụ án tham nhũng không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. Bình đẳng về nghĩa vụ
C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh D. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
Câu 9: Khi ông A mất, ông di chúc lại quyền thừa kế cho các con nhưng anh C là con cả không thực hiện việc phân chia tài sản theo di chúc và quy định của pháp luật. Hành vi của anh C thuộc loại vi phạm:
A. Kỷ luật B. Hành chính C. Dân sự D. Hình sự
Câu 10: Ông A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng chất ma túy, trong trường hợp này công dân A đã:
A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 11: Ông A là người có thu nhập cao hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã:
A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
Câu 12: Tòa án nhân dân huyện X ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn giữa anh A và chị B, trong trường hợp này, tòa án nhân dân huyện X đã
A. Thi hành pháp luật B. Áp dụng pháp luật C. Sử dụng pháp luật D. Tuân thủ pháp luật
Câu 13: Khi tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, mọi người đều đội mũ bảo hiểm là việc mọi người thực hiện:
A. nghĩa vụ của công dân. B. trách nhiệm của công đân.
C. quyền và nghĩa vụ công dân. D. quyền công dân.
Câu 14: Bác Hồ đã viết: “Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc. Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính…” Câu nói của Bác đề cập đến
A. thế giới vật chất tồn tại khách quan B. thế giới vật chất vận động không ngừng
C. quy luật triết học D. thế giới vật chất luôn thay đổi
Câu 15: Bà M đã sử dụng nhà nghỉ do mình đứng tên kinh doanh để tổ chức môi giới và các hoạt động dâm. Trong trường hợp này, bà M đã:
A. Không áp dụng pháp luật B. Không thi hành pháp luật
C. Không sử dụng pháp luật D. Không tuân thủ pháp luật
Câu 16: Người đủ 6 đến 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự
A. Phải được người lớn đồng ý B. Có thể thưc hiện bất kỳ giao dịch nào
C. phải có người đại diện theo pháp luật D. Phải do người lớn hơn làm thay
Câu 17: Bên mua không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn, đúng phương thức như đã thỏa thuận với bên bán hàng, khi đó bên mua đã có hành vi vi phạm
A. Dân sự B. Kỷ luật C. Hành chính D. Hình sự
Câu 18: Đâu là biểu hiện quan hệ giữa giá trị và giá trị trao đổi?
A. 1m vải + 5kg thóc = 2 giờ. B. 1m vải = 5kg thóc.
C. 1m vải = 2 giờ. D. 2m vải = 10kg thóc = 4 giờ.
Câu 19: Người bị bệnh tâm thần, không thể nhận thức và điều khiển hành vi của mình là người
A. hạn chế về hành vi B. hạn chế về năng lực nhận thức
C. không có năng lực trách nhiệm pháp lý D. không có trách nhiệm pháp lý
Câu 20: Chủ tịch UBND huyện đã trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của một số công dân. Trong trường hợp này chủ tịch UBND huyện đã:
A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án B A A D D C A D C B B B A A D C A D C D
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án A B D C B C D B C A C B B D D A B A C B
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 81: Chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa
A. thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
B. thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình
C. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận biện chứng
D. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình
Câu 82: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng là
A. do lịch sử quyết định B. do Chúa trời quyết định
C. do mâu thuẫn quyết định D. do sự vật, hiện tượng quyết định
Câu 83: Khi đun sôi, nước sẽ bốc hơi là biểu hiện của hình thức vận động cơ bản nào ?
A. Cơ học B. Vật lí C. Hóa học D. Sinh học
Câu 84: Trong nền kinh tế hàng hóa, khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền tệ đã thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Phương tiện thanh toán. B. Tiền tệ thế giới.
C. Phương tiện giao dịch. D. Thước đo giá trị.
Câu 85. Quy luật giá trị yêu cầu, sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động
A. cá biệt cần thiết. B. của từng người sản xuất.
C. của một số người sản xuất. D. xã hội cần thiết.
Câu 86: Trong nền kinh tế hàng hóa, khi giá cả giảm, thì nói chung Cầu có xu hướng
A. ổn định. B. giữ nguyên. C. tăng lên. D. giảm xuống.
Câu 87: Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người là
A. công cụ sản xuất. B. đối tượng lao động.
C. tư liệu lao động. D. công cụ lao động.
Câu 88: Bác B nuôi được 20 con gà. Bác để ăn 3 con, cho con gái 2 con. Số còn lại bác mang bán. Hỏi số gà của bác B có bao nhiêu con gà là hàng hóa?
A. 5 con B. 20 con C. 15 con D. 3 con
Câu 89: Các dân tộc Việt Nam được tham gia quản lí nhà nước và xã hội là biểu hiện quyền bình đẳng về
A. chính trị. B. kinh tế. C. văn hóa. D. giáo dục.
Câu 90: : Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được hiểu là mọi người đều có quyền
A. tìm kiếm việc làm. B. tìm kiếm thị trường.
C. tự do làm mọi việc. D. tự do kinh doanh.
Câu 91: Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ
A. sở hữu. B. tình cảm. C. tài sản. D. thừa kế.
Câu 92: Hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy được gọi là
A. văn hóa. B. tôn giáo. C. luật lệ. D. phong tục.
Câu 93: Chủ thể nào dưới đây có quyền tự do ngôn luận ?
A. Mọi công dân. B. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.
C. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên. D. Chỉ nhà báo.
Câu 94: Nội dung nào dưới đây không thể hiện mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh?
A. Bảo đảm mọi nhu cầu của người lao động.
B. Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí.
C. Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường.
D. Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. .
Câu 95: Trường hợp nào dưới đây thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật?
A. Nam, nữ tự do kết hôn và li hôn.
B. Đình chỉ công tác đối với cán bộ vi phạm kỉ luật.
C. Thu hồi giấy phép kinh doanh.
D. Đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy.
Câu 96: Công dân đủ năng lực theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Phản bác ý kiến trong các cuộc họp. B. Từ chối kí hợp đồng lao động.
C. Mở rộng quy mô kinh doanh. D. Công khai danh tính người tố cáo.
Câu 97: Quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh được thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Tự do cạnh tranh dưới mọi hình thức. B. Tự do liên kết với mọi tổ chức kinh tế.
C. Tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp. D. Tự do đổi địa chỉ đăng kí kinh doanh.
Câu 98: Theo quy định của pháp luật, những tài sản nào sau đây thuộc quyền sở hữu của cả vợ và chồng?
A. Tất cả tài sản trước thời kì hôn nhân. B. Tất cả tài sản trong thời kì hôn nhân.
C. Tất cả tài sản chung. D. Tất cả tài sản được thừa kế riêng
Câu 99: Theo quy định của pháp luật, trường hợp nào dưới đây công dân không bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?
A. Ngân hàng Sacombank thưởng tết cho nhân viên nhiều hơn ngân hàng Vietcombank.
B. Công ty SamSung không tuyển nhân viên là người dân tộc thiểu số vào làm việc.
C. Trong một lớp học có bạn được miễn học phí, có bạn không được miễn.
D. Anh T được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì đang trong thời gian học đại học.
Câu 100: Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối
A. viết hộ phiếu bầu cử cho người khác. B. thực hiện nghĩa vụ quân sự.
C. thực hiện giao dịch dân sự. D. tham gia các hoạt động tôn giáo.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
81 A 91 C 101 C 111 C
82 C 92 B 102 D 112 B
83 B 93 A 103 D 113 A
84 B 94 A 104 B 114 B
85 D 95 D 105 B 115 B
86 C 96 D 106 B 116 D
87 B 97 C 107 A 117 A
88 C 98 C 108 D 118 D
89 A 99 B 109 A 119 B
90 A 100 A 110 A 120 C
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Lê Hồng Phong. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Phạm Văn Đồng
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Nguyễn Duy Hiệu
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Hồ Nghinh
Chúc các em học tập tốt!