Nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Tây Đô được HỌC247 biên soạn và tổng hợp dưới đây sẽ hệ thống tất cả các bài tập trắc nghiệm có đáp án nhằm giúp bạn đọc củng cố kiến thức lý thuyết và rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn GDCD 12. Mời các bạn cùng tham khảo.
TRƯỜNG THPT TÂY ĐÔ |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: GDCD (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề) |
1. Đề số 1
Câu 81. Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là thực hiện pháp luật theo hình thức
A. thi hành pháp luật.
B. tuân thủ pháp luật.
C. áp dụng pháp luật.
D. sử dụng pháp luật.
Câu 82. Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ nhân thân và quan hệ
A. sở hữu.
B. kinh tế.
C. lao động.
D. tài sản.
Câu 83. Trong các yếu tố của quá trình sản xuất, yếu tố nào bắt nguồn từ tự nhiên?
A. Lao động và tư liệu lao động.
B. Sức lao động và tư liệu lao động.
C. Tư liệu lao động và đối tượng lao động.
D. Sức lao động và đối tượng lao động.
Câu 84. Ông V đã có nhiều bài viết đăng tải trên mạng Internet với nội dung xuyên tạc chính sách của Nhà nước ta. Hành vi của ông V đã thực hiện không đúng quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền tố cáo.
B. Quyền khiếu nại.
C. Quyền tự do ngôn luận.
D. Quyền tiếp nhận thông tin.
Câu 85. Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm buộc các chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt
A. tất cả các quyền dân chủ.
B. tất cả các quyền công dân.
C. hành vi trái pháp luật.
D. mọi nhu cầu cá nhân.
Câu 86. Cửa hàng kinh doanh hoa quả X sử dụng hóa chất độc hại để thúc ép hoa quả chín đúng ngày dự định. Cửa hàng kinh doanh hoa quả X đã không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. sử dụng pháp luật.
B. áp dụng pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật.
D. thi hành pháp luật.
Câu 87. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được thể hiện thông qua
A. thực hiện nghĩa vụ lao động.
B. kí hợp đồng lao động.
C. thuê lao động.
D. sử dụng sức lao động.
Câu 88. Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh tùy theo
A. khả năng và nhu cầu xã hội.
B. sở thích và khả năng của mình.
C. nhu cầu thị trường hằng năm.
D. mục đích của gia đình.
Câu 89. Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được pháp luật bảo đảm an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Bà T cấm H không được dùng điện thoại vì sợ hỏng mắt.
B. Do mâu thuẫn cá nhân nên K nhắn tin xúc phạm N.
C. Chị Q lén lút xem trộm tin nhắn điện thoại của chồng.
D. M bị phạt trực nhật lớp vì sử dụng điện thoại trong giờ học
Câu 90. Công dân nam nữ không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí là biểu hiện của nội dung nào dưới đây?
A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
B. Bình đẳng về quyền và lợi ích.
C. Bình đẳng về giới tính.
D. Bình đẳng trước pháp luật.
Câu 91. Theo quy định của pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác khi thực hiện hành vi nào dưới đây?
A. Bắt người do nghi ngờ phạm tội.
B. Bắt người do thù oán cá nhân.
C. Khống chế con tin.
D. Bắt người đang bị truy nã.
Câu 92. Trong nền kinh tế hàng hóa, khi cầu tăng, sản xuất và kinh doanh mở rộng thì lượng cung hàng hóa
A. giữ nguyên.
B. giảm xuống.
C. tăng lên.
D. ổn định.
Câu 93. Nhằm phát hiện ngăn chặn các việc làm trái pháp luật xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức, cá nhân là mục đích của quyền
A. đề xuất.
B. tố cáo.
C. kiến nghị.
D. khiếu nại.
Câu 94. Theo quy định của pháp luật, việc khám xét chỗ ở của người nào đó được tiến hành khi đủ căn cứ khẳng định ở đó có
A. hoạt động tín ngưỡng.
B. tranh chấp tài sản.
C. vợ chồng đánh nhau.
D. tội phạm bị truy nã.
Câu 95. Theo quy định của pháp luật, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Dân sự.
B. Hành chính.
C. Kỉ luật.
D. Hình sự.
Câu 96. Nội dung nào sau đây không phải là quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề.
B. Quyền tự chủ đăng kí kinh doanh theo quy định pháp luật.
C. Quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
D. Quyền tự do lựa chọn, tìm kiếm việc làm.
Câu 97. Quyền và nghĩa vụ công dân có mối quan hệ
A. phụ thuộc vào nhau.
B. ngang nhau.
C. không tách rời nhau.
D. tách rời nhau.
Câu 98. Để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác cần căn cứ vào đặc trưng nào sau đây?
A. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
C. Tính tự nguyện, tự giác.
D. Tính quy phạm phổ biến.
Câu 99. Trong nền kinh tế hàng hóa, khi tiền được dùng để đo lường và biểu hiện giá trị của hàng hóa, là tiền tệ đã thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Cung cấp dịch vụ.
B. Phương tiện cất trữ.
C. Phương tiện thanh toán.
D. Thước đo giá trị.
Câu 100. Vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau thể hiện quyền bình đẳng trong quan hệ
A. gia đình.
B. nhân thân.
C. tài sản.
D. tình cảm.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
Câu |
Đáp án |
81 |
A |
82 |
D |
83 |
C |
84 |
C |
85 |
C |
86 |
C |
87 |
D |
88 |
B |
89 |
C |
90 |
D |
91 |
D |
92 |
C |
93 |
B |
94 |
D |
95 |
B |
96 |
D |
97 |
C |
98 |
D |
99 |
D |
100 |
B |
101 |
A |
102 |
D |
103 |
B |
104 |
B |
105 |
D |
106 |
C |
107 |
B |
108 |
D |
109 |
D |
110 |
C |
111 |
A |
112 |
B |
113 |
D |
114 |
C |
115 |
D |
116 |
D |
117 |
B |
118 |
D |
119 |
B |
120 |
C |
2. Đề số 2
Câu 81: Ông A rủ ông B cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm, phát hiện có người đang ngủ. Ông B hoảng sợ bỏ đi. Sau khi lấy hết vàng hiện có trong tiệm X, ông A kể lại toàn bộ sự việc với người bạn thân là ông T và nhờ ông cất giữ hộ sổ vàng đó nhưng đã bị ông T từ chối. Ba tháng sau, khi sửa nhà, con trai ông A phát hiện có khá nhiều vàng được chôn dưới phòng ngủ của bố nên đến trình báo cơ quan công an thì sáng tỏ. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm pháp lí?
A. Ông A và ông T.
B. Ông A và ông B.
C. Ông B và bố con ông A.
D. Ông A, ông B và ông T.
Câu 82: Trách nhiệm pháp lý được áp dụng nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Cắt giảm nguồn vốn viện trợ.
C. Kiềm chế những việc làm trái pháp luật.
B. Ổn định ngân sách quốc gia.
D. Đồng loạt xử phạt mọi cơ sở tư nhân.
Câu 83: Được đồng nghiệp là anh N cảnh giới, anh T đột nhập vào nhà bà M lấy trộm chiếc bình cổ rồi bán với giá năm trăm triệu đồng. Ba tháng sau, anh T mời anh K và anh H làm cùng cơ quan đi ăn nhậu. Trong lúc phấn khích, anh K cho anh H xem đoạn phim mà anh đã quay toàn cảnh vụ trộm trên. Sau đó, anh H tố cáo vụ việc với cơ quan công an. Những ai dưới đây không vi phạm pháp luật hình sự?
A. Anh N, anh T và anh H.
B. Anh N, anh T và anh K.
C. Anh H và anh K.
D. Bà M và anh H.
Câu 84: Bình đẳng trong lao động nghĩa là mọi công dân được
A. tự do tìm kiếm việc làm.
B. thay đổi mô hình sản xuất.
C. chủ động điều chỉnh trong doanh thu.
D. xét miễn giảm các loại thuế.
Câu 85: Hành vi nào sau đây không vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
A. Tự ý bóc thư của người khác
B. Đọc trộm nhật kí của người khác
C. Bình luận về bài viết của người khác trên mạng xã hội
D. Nghe trộm điện thoại người khác
Câu 86: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh?
A. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường.
C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
B. Kích thích sức sản xuất.
D. Khai thác tối đa mọi nguồn lực.
Câu 87: Anh K nghi ngờ gia đình ông B tàng trữ ma túy nên đã báo với công an xã. Do vội đi công tác, anh T phó công an xã yêu cầu anh S công an viên và anh C trưởng thôn đến khám xét nhà ông B. Vì cổ tình ngăn cản, ông B bị anh S và anh C cùng khống chế rồi giải ông về giam tại trụ sở cơ an xã. Hai ngày sau, khi anh T trở về thì ông B mới được trả lại tự do. Những ai dưới đây vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. Anh C, anh T và anh S.
B. Anh S và anh C.
C. Anh T và anh S.
D. Anh T, anh S và anh K.
Câu 88: Theo qui định của pháp luật, trong những trường hợp cần thiết, chủ thể nào dưới đây được kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của công dân?
A. Đội ngũ phóng viên báo chí.
B. Lực lượng bưu chính viễn thông.
C. Nhân viên chuyển phát nhanh.
D. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Câu 89: N tham gỉa cuộc thi thiết kể thời trang tỉnh H và đạt giải cao. Một hôm, chị họ của N ở tỉnh B sang chơi, vô tình thấy những thiết kế thời trang của N nên đã lén chụp lại và gửi cho D. D đã nhờ người yêu là T nộp những thiết kế đó lên công ty thiết kế thời trang X để mong được vào đó làm việc. Những ai dưới đây vi phạm pháp luật ?
A. N và T.
B. Chị họ của N và D.
C. N, T và công ty X.
D. Công ty X, D, T
Câu 90: Anh Y muốn bán một chiếc xe ô tô là tài sản riêng của anh Y trước khi kết hôn nhưng vợ anh Y không đồng ý. Vậy, theo qui định của pháp luật anh Y có quyền bán chiếc xe đó không?
A. Không, vì đây là tài sản đang tranh chấp.
C. Được, nhưng phải được vợ đồng ý.
B. Không, vì khi kết hôn chiếc xe sẽ là tài sản chung.
D. Được, vì chiếc xe thuộc sở hữu của anh Y.
Câu 91: Giám đốc K điều động toàn bộ nhân viên đến công ty X để chuẩn bị tổ chức hội nghị khách hàng. Cuối buổi một nhân viên phát hiện mất điện thoại, giám đốc K yêu bảo vệ khóa cửa ra vào rồi cùng trưởng phòng S kiểm tra tư trang của mọi người, chồng nhân viên B đến đón vợ nhưng bị bảo vệ ngăn cản. Lời qua tiếng lại, hai bên cãi vã, xúc phạm nhau. Những ai dưới đây đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân?
A. Giám đốc K và trưởng phòng S.
B. Chồng cô B và bảo vệ.
C. Giám đốc K, trưởng phòng S, chồng cô B và bảo vệ.
D. Giám đốc K, trưởng phòng S, chồng cô B.
Câu 92: Chị H sử dụng hành lang của khu chung cư để bán hàng ăn sáng là không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
Câu 93: Ông M giám đốc công ty A kí hợp đồng lao động dài hạn với anh T. Nhưng sau 1 tháng anh bị đuổi việc không rõ lí do. Quá bức xúc anh T tìm cách trả thù giám đốc M, phát hiện việc làm của chồng mình chị L đã can ngăn nhưng anh T vẫn thuê X đánh trọng thương giám đốc. Trong trường hợp trên những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?
A. Anh T và X
B. Ông M và X
C. Ông M, anh T và X
D. Ông M, anh T, X và chị L.
Câu 94: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép làm là
A. tuân thủ pháp luật.
B. thi hành pháp luật.
C. sử dụng pháp luật.
D. áp dụng pháp luật.
Câu 95: Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện là công dân không thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 96: Trong hợp đồng lao động giữa Giám đốc công ty A với người lao động có qui định lao động nữ sau năm năm làm việc cho công ty mới được sinh con. Qui định này là trái với nguyên tắc
A. bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
B. bình đẳng trong thực hiện quyền lao động.
C. không phân biệt đối xử trong lao động.
D. tự nguyện trong giao kết hợp đồng lao động.
Câu 97: Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của
A. nhà nước
B. cộng đồng.
C. dân tộc.
D. xã hội.
Câu 98: Hai công ty A và B cùng sản xuất mặt hàng sắt, thép. Công ty A trước khi xả thải ra môi trường đều đã qua hệ thống xử lý đạt chuẩn cho phép. Ngược lại công ty B vì lợi nhuận nên đã xả trực tiếp chất thải nguy hại ra môi trường. Vậy, công ty B đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Dân sự.
B. Hình sự.
C. Hành chính.
D. Kỷ luật
Câu 99: Thực hiện pháp luật là hành vi
A. tự giác của mọi tổ chức xã hội.
B. tự nguyện của mọi công dân.
C. thiện chí của các cá nhân, tổ chức.
D. hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
Câu 100: Anh N bị mất máy tính, do nghi ngờ B là thủ phạm nên N tung tin mẹ B có quan hệ bất chính với một người đàn ông đã có gia đình ở địa phương khiến B bị bạn bè dị nghị, xa lánh. Trong trường hợp này, N đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Được bảo hộ về đời sống tình cảm.
B. Bất khả xâm phạm về tình trạng sức khỏe.
C. Bất khả xâm phạm về quan hệ riêng tư.
D. Được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
Câu |
Đáp án |
81 |
D |
82 |
C |
83 |
D |
84 |
A |
85 |
C |
86 |
A |
87 |
B |
88 |
D |
89 |
B |
90 |
D |
91 |
C |
92 |
C |
93 |
C |
94 |
C |
95 |
B |
96 |
A |
97 |
A |
98 |
C |
99 |
D |
100 |
D |
101 |
B |
102 |
B |
103 |
A |
104 |
C |
105 |
C |
106 |
A |
107 |
A |
108 |
B |
109 |
B |
110 |
D |
111 |
A |
112 |
C |
113 |
B |
114 |
B |
115 |
D |
116 |
D |
117 |
A |
118 |
D |
119 |
A |
120 |
B |
3. Đề số 3
Câu 1: Pháp luật quy định ưu tiên đối với lao động nữ vì
A. thiên chức làm mẹ.
B. đặc điểm cơ thể, tâm lí và chức năng làm mẹ.
C. đặc điểm cơ thể, thiên chức làm mẹ.
D. đặc điểm cơ thể, sinh lí và chức năng làm mẹ.
Câu 2: Chủ động tìm kiếm thị trường là nội dung nào của quyền bình đẳng trong kinh doanh?
A. Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
B. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
C. Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài.
D. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh.
Câu 3: Theo quy định của pháp luật Lao động, đổ tuổi lao động phải
A. từ đủ 16 tuổi. B. từ đủ 15 tuổi.
C. từ 18 tuổi. D. từ đủ 18 tuổi.
Câu 4: Pháp luật quy định vợ chồng có tài sản chung và tài sản riêng. Đối với tài sản riêng
A. vợ hoặc chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó.
B. vợ hoặc chồng có quyền chiếm hữu tài sản đó.
C. tài sản được xác định của người nào thì người đó có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản đó.
D. vợ hoặc chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau theo quy định của pháp luật.
Câu 5: Phải chịu trách nhiệm hành chính về vi phạm do cố ý là người
A. từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi.
B. từ đủ 16 trở lên.
C. từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi.
D. từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi.
Câu 6: Các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt đa số hay thiểu số, không phân biệt trình độ phát triển đều có đại biểu của mình trong các cơ quan Nhà nước là thể hiện
A. bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị.
B. bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế.
C. bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa.
D. bình đẳng giữa các dân tộc về xã hội.
Câu 7: Quyền bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được thực hiện theo hình thức
A. dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp.
B. dân chủ đại diện và dân chủ gián tiếp.
C. dân chủ gián tiếp.
D. dân chủ trực tiếp.
Câu 8: Trong các hình thức thức hiện pháp luật, hình thức nào là không bắt buộc?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Thi hành pháp luật.
Câu 9: Căn cứ để pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp là
A. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp.
B. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
C. mặt hàng; sự may rủi trong kinh doanh.
D. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
Câu 10: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân sử dụng pháp luật?
A. Người tham gia giao thông không vượt qua nga tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.
C. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm.
D. Anh A chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.
Câu 11: Bình đẳng giữa các tôn giáo ở Việt Nam được hiểu là
A. các tôn giáo được nhà nước công nhận đều bình đẳng trước pháp luật.
B. các tôn giáo đều có quyền hoạt động tôn giáo.
C. hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo được nhà nước bảo đảm.
D. các cơ sở tôn giáo đều được nhà nước bảo vệ.
Câu 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi
A. dân tộc, giới tính, tuổi tác, tôn giáo, thành phần.
B. thu nhập, tuổi tác, địa vị, giới tính.
C. dân tộc, tôn giáo, giới tính, thành phần, địa vị.
D. dân tộc, độ tuổi, địa vị.
Câu 13: Ông A là người có thu nhập cao, hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân. Trong trường hợp này ông A đã
A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật.
C. tuân thủ pháp luật. D. áp dụng pháp luật.
Câu 14: Ông A vận chuyển gia cầm bị bệnh cúm A H5N1. Số gia cầm này đã bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc phải tiêu hủy. Hành vi này của ông A đã vi phạm
A. hình sự. B. kỉ luật. C. dân sự. D. hành chính.
Câu 15: Nghĩa vụ mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là
A. trách nhiệm pháp lí. B. trách nhiệm dân sự.
C. trách nhiệm hình sự. D. trách nhiệm hành chính.
Câu 16: Anh H tự quyết định việc lựa chọn nơi cư trú mà không bàn bạc với vợ, anh H đã vi phạm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ
A. tài sản chung. B. nhân thân.
C. tình cảm. D. tài sản và sở hữu.
Câu 17: Nhà nước đã ban hành các chương trình phát triển kinh tế - xã hội đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc là thể hiện
A. bình đẳng giữa các dân tộc về xã hội.
B. bình đẳng giữa các dân tộc về kinh tế.
C. bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa.
D. bình đẳng giữa các dân tộc về chính trị.
Câu 18: Chủ thể thực hiện pháp luật là cơ quan công chức nhà nước có thẩm quyền, là hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Thi hành pháp luật.
B. Áp dụng pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật.
Câu 19: Giao kết hợp đồng lao động là giao kết
A. trực tiếp giữa đại diện người lao động và người sử dụng lao động.
B. trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
C. gián tiếp người lao động và đại diện người sử dụng lao động.
D. gián tiếp giữa người sử dụng lao động và người lao động.
Câu 20: Mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ của công dân phụ thuộc rất nhiều vào
A. khả năng, điều kiện, hoàn cảnh của cá nhân.
B. điều kiện kinh tế của cá nhân.
C. sở thích của cá nhân.
D. nguyện vọng, mong muốn của cá nhân.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
Câu |
ĐA |
Câu |
ĐA |
Câu |
ĐA |
Câu |
ĐA |
1 |
D |
11 |
A |
21 |
A |
31 |
B |
2 |
D |
12 |
C |
22 |
C |
32 |
D |
3 |
B |
13 |
B |
23 |
D |
33 |
A |
4 |
C |
14 |
D |
24 |
C |
34 |
B |
5 |
D |
15 |
A |
25 |
B |
35 |
C |
6 |
A |
16 |
B |
26 |
C |
36 |
C |
7 |
A |
17 |
B |
27 |
C |
37 |
C |
8 |
A |
18 |
B |
28 |
C |
38 |
A |
9 |
D |
19 |
B |
29 |
D |
39 |
D |
10 |
B |
20 |
A |
30 |
A |
40 |
D |
4. Đề số 4
Câu 1. Hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước xây dựng, ban hành và được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Quy định.
B. Quy chế.
C. Pháp luật.
D. Quy tắc.
Câu 2. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật được hiểu là
A. những qui tắc xự sự chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối vơi tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. những qui tắc xự sự chung, được áp dụng một lần đối vơi tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
C. những qui tắc xự sự chung, được áp dụng ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người.
D. những qui tắc xự sự chung, được áp dụng nhiều lần, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Câu 3. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ
A. chính trị.
B. đạo đức.
C. pháp luật.
D. xã hội.
Câu 4. Sử dụng pháp luật là các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì pháp luật
A. cho phép làm.
B. quy định làm.
C. bắt buộc làm.
D. khuyến khích làm.
Câu 5. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình dựa trên cơ sở nguyên tắc nào sau đây?
A. Dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
B. Tự do, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
C. Công bằng, lắng nghe, kính trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
D. Chia sẻ, đồng thuận, quan tâm lẫn nhau, không phân biệt đối xử.
Câu 6. Trong trường hợp không còn cha mẹ thì bình đẳng giữa anh, chị, em được thể hiện như thế nào?
A. Anh chị cả có quyền quyết định mọi việc trong gia đình.
B. Các em được ưu tiên hoàn toàn trong thừa kế tài sản.
C. Chỉ có anh cả mới có nghĩa vụ chăm sóc các em.
D. Anh chị em có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau.
Câu 7. Không ai bị bắt nếu không có
A. sự phê chuẩn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
B. sự chứng kiến của đại diện gia đình bị can bị cáo.
C. phê chuẩn của Viện kiểm sát trừ phạm tội quả tang.
D. sự đồng ý của các tổ chức xã hội.
Câu 8. Biểu hiện của quyền bất khả xâm phạm về thân thể là
A. trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt.
B. chỉ được bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ trường hợp phạm tội quả tang.
C. Công an được bắt người khi thấy nghi ngờ người đó phạm tội.
D. trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của Tòa án.
Câu 9. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc
A. tôn trọng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
B. phổ thông, công khai, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
C. tôn trọng, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín.
D. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Câu 10. Pháp luật quy định quyền sáng tạo của công dân bao gồm
A. quyền tác giả, quyền sơ hữu công nghiệp, quyền hoạy động khoa học.
B. quyền sơ hữu công nghiệp, quyền hoạy động khoa học, công nghệ.
C. quyền tác giả, quyền hoạt động khoa học công nghệ.
D. quyền tác giả, quyền sơ hữu công nghiệp, quyền hoạt động khoa học công nghệ..
Câu 11. Công dân có thể học bất cứ ngành nghề nào phù hợp với năng khiếu, sở thích và điều kiện của mình là nội dung
A. quyền được phát triển của công dân.
B. quyền sáng tạo của công dân.
C. quyền tự do của công dân.
D. quyền học tập của công dân.
Câu 12. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
A. Quyền được sáng tạo.
B. Quyền được học tập.
C. Quyền được phát triển.
D. Quyền tác giả.
Câu 13. Hàng hóa có hai thuộc tính là
A. Giá trị và giá cả
B. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng
C. Giá cả và giá trị sử dụng
D. Giá trị và giá trị sử dụng
Câu 14. Nếu tiền rút khỏi lưu thông và đi vào cất trữ để khi cần thì đem ra mùa hàng là tiền thực hiện chức năng gì dưới đây?
A. Thước đo giá trị
B. Phương tiện lưu thong
C. Phương tiện cất trữ
D. Phương tiện thanh toán
Câu 15. Sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở nào dưới đây?
A. Thời gian lao động cá biệt để sản xuất ra hàng hóa
B. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa
C. Thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa
D. Chi phí để sản xuất ra hàng hóa
Câu 16. Quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho
A. Thời gian lao động cá biệt bằng thời gian lao động xã hội cần thiết
B. Thời gian lao động cá biệt lớn hơn thời gian lao động xã hội cần thiết
C. Lao động cá biệt nhỏ hơn lao động xã hội cần thiết
D. Lao động cá biết ít hơn lao động xã hội cần thiết
Câu 17. Pháp luật thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm tạo điều kiện để ai cũng được
A. học hành.
B. phát triển.
C. sáng tạo.
D. nghiên cứu khoa học.
Câu 18. Phát hiện, tìm tòi các hiện tương, sự vật trong tự nhiên và xã hội của con người là hoạt động
A. nghiên cứu khoa học.
B. hưởng thụ đời sống.
C. học tập thường xuyên.
D. phát triển năng khiếu.
Câu 19. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, pháp luật có vai trò
A. D . bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai.
B. B . bảo vệ có hiệu quả môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
C. A . trừng trị nghiêm khắc mọi hành vi xâm hại đến môi trường.
D. C . bảo vệ môi trường trong cộng đồng dân cư.
Câu 20. Vì sao nói pháp luật mang bản chất giai cấp?
A. Pháp do nhà nước ban hành phù hợp với y chí của giai cấp cầm quyền.
B. Pháp do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của tất cả mọi người.
C. Pháp luật bắt nguồn từ nhu cầu và lợi ích của nhân dân.
D. Pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
Câu |
Đáp án |
Câu |
Đáp án |
Câu 1 |
C |
Câu 21 |
B |
Câu 2 |
A |
Câu 22 |
D |
Câu 3 |
D |
Câu 23 |
A |
Câu 4 |
A |
Câu 24 |
C |
Câu 5 |
A |
Câu 25 |
D |
Câu 6 |
D |
Câu 26 |
C |
Câu 7 |
C |
Câu 27 |
C |
Câu 8 |
B |
Câu 28 |
D |
Câu 9 |
D |
Câu 29 |
B |
Câu 10 |
D |
Câu 30 |
B |
Câu 11 |
D |
Câu 31 |
B |
Câu 12 |
C |
Câu 32 |
C |
Câu 13 |
D |
Câu 33 |
A |
Câu 14 |
C |
Câu 34 |
D |
Câu 15 |
B |
Câu 35 |
B |
Câu 16 |
A |
Câu 36 |
B |
Câu 17 |
A |
Câu 37 |
D |
Câu 18 |
A |
Câu 38 |
B |
Câu 19 |
B |
Câu 39 |
C |
Câu 20 |
A |
Câu 40 |
A |
5. Đề số 5
Câu 1. Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng
A. quyền lực của nhà nước.
B. chủ trương nhà nước.
C. chính sách nhà nước.
D. uy tín nhà nước.
Câu 2. Pháp luật mang bản chất xã hội vì
A. đứng trên xã hội.
B. bắt nguồn từ xã hội.
C. tồn tại trong mọi xã hội.
D. phản ánh lợi ích của giai cấp càm quyền.
Câu 3. Pháp luật quy định thế nào về thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo?
A. Có thời hạn theo quy định của pháp luật.
B. Vô thời hạn
C .Theo thời gian thích hợp để thực hiện.
D. Tùy trường hợp.
Câu 4. Khẳng định nào sau đây đúng với quyền phát triển cá nhân?
A. Công dân có năng khiếu được bồi dưỡng để phát triển tài năng.
B. Công dân được học không hạn chế.
C. Mọi người được đi học ở bất cứ trường nào.
D. Mọi công dân đều được bồi dưỡng để phát triển tài năng.
Câu 5. Những ai dưới đây có thẩm quyền giải quyết khiếu nại ?
A. Cơ quan , tổ chức có thẩm quyền .
B. Mọi cán bộ nhà nước.
C. Mọi cơ quan nhà nước.
D. Cơ quan tư pháp
Câu 6. Công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát toàn diện là nội dung quyền nào của công dân ?
A. Về đời sống vật chất.
B. Quyền được phát triển.
C. Quyền bảo đảm điều kiện .
D Quyền học tập.
Câu 7. Chị T không đồng ý với quyết định kỉ luật của giám đốc sở,chị có thể làm gì để bào vệ quền và lợi ích hợp pháp của mình?
A. D. Đăng lên facebook.
B. C. Nói chuyện với mọi người.
C. B. Tố cáo với chính quyền.
D. A .Khiếu nại quyết định của giám đốc sở.
Câu 8. T thấy một nhóm thanh niên đương chích ma túy.Trong trường hợp này T báo cho ai là đúng.
A. Báo cho bất kì người lớn nào.
B. Báo cho bố mẹ.
C. Báo cho bất kì cơ quan nào .
D. Báo cho công an.
Câu 9. Quyền tố cáo là quyền của
A. mọi công dân, tổ chức.
B. mọi công dân.
C. mọi cơ quan tổ chức.
D. người có thẩm quyền.
Câu 10. Việc làm nào dươi đây là thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân ?
A. Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.
B. Kiến nghị với ủy ban nhân dân xã về sản xuất ở xã mình.
C .Đóng góp tiền ủng hộ nhân dân vùng lũ.
D. Tuyên truyền ,phổ biến pháp luật trong trường học.
Câu 11. Ai trong những người sau đây có quyền tố cáo ?
A. B. Mọi cá nhân ,tổ chức.
B. D. Cơ quan nhà nước.
C. A . Mọi công dân.
D. C . Những người có thẩm quyền.
Câu 12. Người nào sau đây không có quyền bầu cử?
A. Người đang công tác ở xa nhà.
B .Bộ đội đóng quân ở hải đảo.
C. Người đang chấp hành hình phạt tù.
D. Người đang bị kỉ luật cảnh cáo.
Câu 13. Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp là
A. phổ thông, bình đẳng,trực tiếp và bỏ phiếu kín.
B. dân chủ ,công bằng ,văn minh.
C. công khai,minh bạch.
D. phổ biến,rộng rãi,chính xác.
Câu 14. Pháp luật quy định quyền học tập của công dân nhằm
A. giáo dục, bồi dưỡng phát triển tài năng của công dân.
B. giáo dục và tuyển chọn nhân tài cho đất nước.
C. đáp ứng nhu cầu học tập của công dân.
D. tạo điều kiện cho mọi người được học tập .
Câu 15. Việc học tập của công dân không bị phân biệt đối xử về dân tộc,tôn giáo là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Bình đẳng giữa các dân tôc, tôn giáo.
B. Bình đẳng về cơ hội học tập.
C . Bình đẵng về thời gian học tập
D. Bình đẵng về hoàn cảnh gia đình.
Câu 16. Ý kiến nào sau đây không đúng với quyền phát triển của công dân ?
A .Công dân được hưởng đời sống vật chất phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước.
B. Công dân có quyền được khuyến khích,bồi dưỡng để phát triển tài năng.
C. Công được hưởng sống tinh thần đủ phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước.
D. Trong mọi hoàn cảnh,công phải được hưởng đời sống vật chất đầy đủ.
Câu 17. Phát hiện người đang có lệnh truy nã.Trong trường hợp này em phải làm gì cho đúng với quy định của pháp luật.
A. Im lặng.
B. Báo cho công an.
C. Giúp người đó trốn.
D. Báo cho người lớn.
Câu 18. Phát hiện cơ sỏ đánh bạc, D báo ngay cho công an. D đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân ?
A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội .
B. Quyền tố cáo .
C. Quền tự do ngôn luận.
D. Quyền khiếu nại.
Câu 19. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc
A. trực tiếp ,dân chủ,tự nguyện.
B. gián tiếp ,tự nguyện, bình đẳng,tự do.
C. phổ thông,bình đẳng ,trực tiếp ,bỏ phiếu kín.
D. tự nguyện ,bình đẳng,tự do,dân chủ
Câu 20. Công dân tham gia góp ý kiến với nhà nước về các vấn đề chính trị ,kinh tế ,xã hội của đất nước là thực hiện
A. quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
B. quyền tham gia ban hành chính sách xã hội.
C. quyền xây dựng bộ máy nhà nước.
D. quyền tự do ngôn luận.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
Câu |
Đáp án |
Câu |
Đáp án |
Câu 1 |
A |
Câu 21 |
A |
Câu 2 |
B |
Câu 22 |
B |
Câu 3 |
A |
Câu 23 |
B |
Câu 4 |
A |
Câu 24 |
D |
Câu 5 |
A |
Câu 25 |
B |
Câu 6 |
B |
Câu 26 |
C |
Câu 7 |
D |
Câu 27 |
C |
Câu 8 |
D |
Câu 28 |
A |
Câu 9 |
B |
Câu 29 |
B |
Câu 10 |
B |
Câu 30 |
B |
Câu 11 |
C |
Câu 31 |
A |
Câu 12 |
C |
Câu 32 |
D |
Câu 13 |
A |
Câu 33 |
A |
Câu 14 |
D |
Câu 34 |
A |
Câu 15 |
B |
Câu 35 |
B |
Câu 16 |
D |
Câu 36 |
D |
Câu 17 |
B |
Câu 37 |
A |
Câu 18 |
B |
Câu 38 |
B |
Câu 19 |
C |
Câu 39 |
C |
Câu 20 |
A |
Câu 40 |
D |
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Tây Đô. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Xuân Đỉnh
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Thượng Cát
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Nguyễn Trường Tộ
Chúc các em học tập tốt!