HOC247 xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD được biên soạn và tổng hợp từ đề thi của Trường THPT Nguyễn Huệ, đề thi gồm có các câu trắc nghiệm với đáp án đi kèm sẽ giúp các em luyện tập, làm quen các dạng đề đồng thời đối chiếu kết quả, đánh giá năng lực bản thân từ đó có kế hoạch học tập phù hợp. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ |
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2020-2021 MÔN: GDCD (Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề) |
1. ĐỀ SỐ 1
1. Thực hiện pháp luật là gì?
A. Thực hiện pháp luật là một hoạt động có mục đích.
B. Thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích làm cho những quy định pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
C. Thực hiện pháp luật là việc làm cho pháp luật đi vào đời sống.
D. Thực hiện pháp luật là làm cho các hành vi trở nên hợp pháp.
2. Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu nào dưới đây?
A. Là hành vi trái pháp luật.
B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
C. Lỗi của chủ thể.
D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện.
3. Cá nhân, tổ chức sử dụng quyền của mình tức là làm những gì mà pháp luật
A. cho phép làm. B. không cho phép làm. C. quy định. D. quy định phải làm.
4. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng của mình?
A. Đủ 12 tuổi B. Đủ 14 tuổi. C. Đủ 16 tuổi. D. Đủ 18 tuổi.
5 Người ở độ tuổi nào dưới đây bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý?
A. Từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi. B. Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.
C. Từ đủ 15 tuổi đến dưới 15 tuổi. D. Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
6. Ông X lừa chi H bằng cách mượn của chị H 10 lượng vàng, nhưng đến ngày hẹn ông X đã không chịu trả cho chị H số vàng trên. Chị H đã làm đơn kiện ông X ra tòa. Việc làm của chị H kiện ông X là hành vi nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật.
7. Vì mâu thuẫn với nhau trên mạng Internet, N 18 tuổi đã tìm M và đánh M bị thương nặng phải điều trị ở bệnh viện. N đã có hành vi vi phạm
A. hành chính. B. trật tự công cộng.
C. hình sự. D. kỉ luật.
8. Đầu giờ làm việc buổi chiều, biết anh B chánh văn phòng bị say rượu nên anh A văn thư sở điện lực X đã thay anh B sang phòng anh C giám đốc trình công văn khẩn. Thấy ông C đang ngủ, anh A tranh thủ về nhà vì có công việc. Anh A điều khiển xe máy vừa nghe điện thoại và đã đâm vào xe máy của bà H làm bà H bị ngã, xe hỏng nhiều chỗ. Anh A đã bị cảnh sát giao thông phạt tiền và đền bù một số tiền. Trong trường hợp này, anh A phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hình sự, dân sự và hành chính. B. Hành chính, dân sự và kỉ luật.
C. Hành chính và dân sự. D. Hình sự và kỉ luật.
9. Anh A đi xe máy trên đường phố bị một cành cây rơi xuống làm anh A không tự chủ được tay lái, nên cả người và xe văng trên đường. Anh B đi sau một đoạn đâm vào xe máy của anh A làm xe máy của B hư hại một số bộ phận và bản thân B bị thương nhẹ. B đòi A bồi thường thiệt hại về sức khỏe và tài sản. A không chịu bồi thường vì cho rằng việc B bị thương và xe bị hư hại là không phải do mình mà do cành cây gây ra. B đã gọi anh K và anh S đến đánh anh A và lấy xe máy của anh A về nhà, rồi yêu cầu anh A mang tiền đến đền bù mới trả xe. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật?
A. Anh A . B. Anh S và anh K.
C. Anh B, anh K và anh S. D. Anh A, anh B, anh K và anh S.
10. Ông H cho ông G vay một khoản tiền, việc vay trên đã được ông G viết giấy biên nhận, trong đó có ngày hẹn sẽ trả. Đúng đến ngày hẹn, ông H đến nhà ông G đề nghị trả số tiền này, nhưng ông G không trả với lí do chưa có và hẹn ngày khác, hai ông đã cự cãi và dẫn đến xô xát. Thấy thế T và Q là con trai của ông G đã xông vào đánh ông H bị trọng thương trên 11%. Những ai dưới đây đã vi phạm pháp luật dân sự?
A. Ông H. B. Ông G, anh T và anh Q.
C. Ông H, ông B, anh T và anh Q. D. Ông G.
11. K – 16 tuổi, bị Công an bắt khi đang vận chuyển trái phép chất ma túy. Cơ quan Công an kết luận k đã vi phạm pháp luật về tội vận chuyển trái phép chất ma túy. K có phải chụi trách nhiệm pháp lí không ? Vì sao ?
A. Không, vì K đang tuổi vị thành niên.
B. Không, vì Kchỉ vận chuyển hộ người khác.
C. Có, vì K đã đủ tuổi chụi trách nhiệm pháp lí.
D. Có, vì K phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
12. Khi đi công tác Malaysia, Nguyễn Bình T đã giấu để mang theo 80.000 USD, Khi làm thủ tục, số tiền này đã bị hải quan sân bay Tân Sơn Nhất phát hiện. Nguyễn Bình T bị khởi tố với tội danh “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” Hành vi của Nguyễn Bình T là loại vi phạm nào ?
A. Vi phạm hành chính. B. Vi phạm dân sự.
C. Vi phạm kỉ luật. D. Vi phạm hình sự.
13. Mọi công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí theo quy định pháp luật là thuộc nội dung nào dưới đây?
A. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. Bình đẳng về quyền con người. D. Bình đẳng trước pháp luật.
14. Cá nhân phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình là thực hiện trách nhiệm
A. gia đình. B. đạo đức. C. xã hội. D. pháp lí.
15. Pháp luật nước ta quy định quyền bình đẳng trong hôn nhân tạo cơ sở để vợ, chồng cũng cố tình yêu đảm bảo sự bền vững hạnh phúc gia đình. Khẳng định này muốn nói lên
A. ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa vợ và chồng.
B. vai trò trong quyền bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình.
C. trách nhiệm của luật hôn nhân và gia đình.
D. nội dung của quyền bình đẳng giữa vợ và chồng.
16. Theo Bộ luật Lao động thì lao động chưa thành niên là
A. người lao động dưới 16 tuổi. B. người lao động dưới 18 tuổi.
C. người lao động dưới 14 tuổi. D. người lao động dưới 15 tuổi.
17. Chị H và anh T yêu nhau đã được hai năm nay và hai người bàn chuyện kết hôn với nhau. Thế nhưng bố của chị H thì lại muốn chị kết hôn với anh N là người hàng xóm vì anh N có điều kiện tốt hơn anh T, nên ông kiên quyết phản đối việc này. Không những thế bố của chị H còn nhờ M, K là anh trai của chị H, đến dọa dẫm anh T và yêu cầu anh T phải chấm dứt tình yêu với chị H. Trong trường hợp này theo em chị H phải làm gì?
A. Chấm dứt tình yêu với anh T.
B. Cùng anh T bỏ trốn.
C. Khóc lóc và đòi cưới bằng được.
D. Chị H căn cứ vào luật Hôn nhân và gia đình để thuyết phục bố.
18. Giám đốc công ty S đã quyết định chuyển chị H sang làm công việc nặng nhọc thuộc danh mục công việc mà pháp luật quy định. “không được sử dụng lao động nữ”, trong khi Công ty vẫn có lao động nam để làm công việc này. Quyết định của Giám đốc công ty đã xâm phạm tới
A. quyền bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
B. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ.
C. quyền ưu tiên lao động nữ.
D. quyền lựa chọn việc làm lao động nữ.
19. Anh B và chi C yêu nhau và quyết định kết hôn, nhưng bố mẹ chị C không đồng ý và tìm mọi cách cản trở. Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, chị C vẫn quyết định kết hôn với anh B. Trường hợp của chị C cho thấy, pháp luật đã có vai trò là phương tiện gì dưới đây của công dân ?
A. Để bảo vệ quyền riêng tư của công dân B. Để bảo vệ tình yêu lứa đôi.
C. Để công dân thực hiện quyền của mình. D. Để công dân thực hiện sở thích của mình.
20. Sau một thời gian hoạt động, công ty X thu được lãi cao và quyết định mở rộng quy mô ngành nghề của mình. Công ty X đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Bình đẳng trong lao động.
B. Bình đẳng trong kinh doanh.
C. Bình đẳng trong sản xuất.
D. Bình đẳng trong quan hệ kinh tế - xã hội.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1B 2D 3A 4B 5C 6A 7C 8B 9C 10A
11D 12D 13D 14D 15A 16D 17D 18B 19C 20B
21A 22B 23D 24C 25B 26D 27A 28A 29C 30B
31A 32A 33A 34D 35C 36D 37D 38A 39A 40B
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1. X mượn xe mô tô của chị Q chở bạn gái đi tham quan, do bị thua cá độ, X đã mang xe của chị Q đi cầm đồ để lấy tiền. Trong trường hợp trên, X đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Hành chính. B. Kỉ luật. C. Dân sự. D. Hình sự.
Câu 2. Do va chạm giao thông trên đường đi làm nên H đã bị M đuổi đánh. Tình cờ biết được nơi ở của M, H rủ T mua vũ khí để trả thù M. Nhưng vì có việc bận nên T không đến địa điểm đã hẹn. Một mình H vẫn đến nhà đánh M gây thương tích nặng. Trong trường hợp trên, những ai vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. H và T. B. H và M. C. T và M. D. H, T và M.
Câu 3. Nghi ngờ chị M ngoại tình với chồng mình, chị H thuê K chặn đường bắt chị nhốt tại nhà kho của mình để xét hỏi. Tình cờ trở về nhà tại thời điểm đó, chồng chị H khuyên can vợ dừng lại và đưa bằng chứng chứng minh sự trong sạch của mình nhưng chị H vẫn tiếp tục xét hỏi. Những ai trong trường hợp trên vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?
A. K, chị H và chồng. B. Chị H và K.
C. Chị H và chồng. D. Chị M, H và K.
Câu 4. Việc bảo đảm tỉ lệ thích hợp người dân tộc thiểu số trong các cơ quan quyền lực nhà nước thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc về
A. chính trị. B. kinh tế. C. xã hội. D. văn hóa.
Câu 5. Công dân có quyền học ở các cấp/ bậc học, từ tiểu học đến đại học và sau đại học theo qui định của pháp luật là thực hiện quyền nào dưới đây?
A.Học ở nhiều bậc học B. Quyền học không hạn chế
C. Quyền học thường xuyên D. Quyền học suốt đời
Câu 6. Theo quy định của pháp luật, công dân vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của người khác trong trường hợp bắt giữ một người nào đó đang
A. cướp giật tài sản. B. truy lùng tội phạm.
C. khống chế con tin. D. phạm tội quả tang.
Câu 7. Cơ sở sản xuất kinh doanh M áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường là đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Áp dụng pháp luật. B. Sử dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật.
Câu 8. C không cung cấp đầy đủ hàng cho D đúng hạn theo hợp đồng mà không có lí do chính đáng, nên đã gây thiệt hại cho anh D. Hành vi của anh C là hành vi vi phạm nào dưới đây?
A. Dân sự. B. Hành chính.
C. Thỏa thuận. D. Kỉ luật.
Câu 9. Chị H nuôi bò để bán lấy tiền rồi dùng tiền để mua xe máy. Vậy tiền đó thực hiện chức năng gì sau đây?
A. Phương tiện thanh toán. B. Thước đo giá trị.
C. Phương tiện cất trữ. D. Phương tiện lưu thông.
Câu 10. Mục đích của tố cáo là:
A. Xử lí hành vi trái pháp luật.
B. Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm.
C. Báo cáo hành vi trái pháp luật
D. Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật.
Câu 11. Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ các trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm là nội dung của nguyên tắc bầu cử nào dưới đây ?
A. Bình đẳng. B. Phổ thông. C. Bỏ phiếu kín. D. Trực tiếp.
Câu 12. Nhân dịp lễ 30/4 các công ty lữ hành giảm giá, Giám đốc ngân hàng A đã cho toàn thể nhân viên dưới quyền nghỉ để đi du lịch. Giám đốc A đã vận dụng nội dung nào dưới đây của quan hệ cung – cầu?
A. Giá cả giảm thì cầu tăng. B. Giá cả tăng thì cầu giảm.
C. Giá cả độc lập với cầu. D. Giá cả ngang bằng giá trị.
Câu 13. Người từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm pháp lí về mọi vi phạm hành chính?
A. Đủ từ17 tuổi. B. Đủ từ 16 tuổi.
C. Đủ từ18 tuổi. D. Đủ từ15 tuổi.
Câu 14. Quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế,kiểu dáng công nghiệp.... do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu gọi là quyền
A. Quyền sở hữu trí tuệ. B. Quyền tác giả.
C. Quyền nghiên cứu khoa học. D. Quyền sở hữu công nghiệp
Câu 15. Khám chỗ ở công dân trong trường hợp nào dưới đây là đúng pháp luật?
A. Khi bắt người đang bị truy nã.
B. Khi có nghi ngờ người phạm pháp đang lẩn trốn ở đó.
C. Khi công an cần khám nhà để kiểm tra hộ khẩu.
D. Khi công an cần khám nhà để tìm kiếm chứng cứ liên quan.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1 D 2B 3B 4A 5B 6C 7C 8A 9D 10D 11B 12A 13B 14D 15A 16D 17C 18A 19B 20D
21B 22D 23A 24D 25D 26A 27B 28D 29D 30C 31C 32A 33C 34D 35B 36D 37C 38B 39B 40A
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Vì mâu thuẫn với chồng là anh M nên chị B bỏ nhà đi biệt tích trong khi đang chờ bổ nhiệm chức danh trưởng phòng. Nhân cơ hội này, ông H là Giám đốc sở X nơi chị B công tác đã nhận của anh Q là nhân viên dưới quyền một trăm triệu đồng và ký quyết định điều động anh Q vào vị trí trưởng phòng dự kiến dành cho chị B trước đây. Biết chuyện anh K nảy sinh ý định rủ anh M tống tiền ông H. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỷ luật?
A. Chị B, ông H và anh Q. B. Ông H, anh M và anh K.
C. Anh M, anh K và anh Q. D. Anh M, ông H, anh Q và anh K.
Câu 2: Trong quan hệ lao động cụ thể, quyền bình đẳng của công dân được thực hiện thông qua:
A. Thỏa thuận lao động. B. Đàm phán.
C. Hợp đồng lao động. D. Thỏa ước lao động.
Câu 3: Tòa án nhân dân tỉnh A mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn C 14 năm tù về các tội “ cướp tài sản” và “cố ý gây thương tích”. Trong trường hợp này, pháp luật đã thể hiện vai trò là phương tiện để Nhà nước:
A. Trừng phạt người phạm tội. B. Quản lý xã hội.
C. Quản lý công dân. D. Thể hiện quyền lực.
Câu 4: Công dân sử dụng quyền khiếu nại tố cáo khi?
A. Bầu ra người đại diện quyết định cho mình những công việc chung.
B. Giám sát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
C. Xây dựng bộ máy nhà nước vững mạnh.
D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
Câu 5: Nam thanh niên đủ tuổi, đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự là nội dung cơ bản của pháp luật về:
A. An sinh xã hội. B. Ngăn ngừa tội phạm.
C. Phòng chống tệ nạn. D. Quốc phòng, an ninh.
Câu 6: Thực hiện pháp luật gồm những hình thức cơ bản nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật.
B. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, vận dụng pháp luật.
C. Sử dụng pháp luật, chấp hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật.
D. Sử dụng pháp luật, triển khai pháp luật, chấp hành pháp luật, áp dụng pháp luật.
Câu 7: Quyền và nghĩa vụ của công dân được Nhà nước quy định trong:
A. Các chính sách và luật. B. Các luật.
C. Hiến pháp và luật. D. Hiến pháp và văn bản hành chính.
Câu 8: Văn bản có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành được gọi là:
A. Văn bản quy định pháp luật. B. Văn bản thực hiện pháp luật.
C. Văn bản quy phạm pháp luật. D. Văn bản áp dụng pháp luật.
Câu 9: Việc làm nào sau đây là mê tín dị đoan?
A. Chữa bệnh bằng phù phép. B. Đi lễ chùa.
C. Tham gia lễ hội cầu ngư. D. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên.
Câu 10: Sự tác động của pháp luật trong lĩnh vực xã hội sẽ giúp cho quá trình phát triển kinh tế gắn liền với:
A Công bằng xã hội. B. An ninh xã hội.
C. Trật tự xã hội. D. Ổn định xã hội.
Câu 11: Trước ngày bầu cử ông K bị tai nạn giao thông phải nhập viện nên không thể tham gia bầu cử được. Trong ngày bầu cử, do muốn có thành tích là hoàn thành sớm công tác bầu cử, ông T tổ trưởng phụ trách bầu cử nơi ông K đăng ký bầu cử đã chỉ đạo ông C mang phiếu bầu cử đến để vợ ông K bầu hộ. Trong trường hợp trên ai đã vi phạm nguyên tắc bầu cử?
A. Ông T, ông C và vợ ông K. B. Ông T và ông C.
C. Ông T, ông C, ông K và vợ ông K. D. Ông T và ông K.
Câu 12: Quyền học tập của công dân được quy định ở đâu?
A. Các văn bản quy phạm pháp luật. B. Hiến pháp và Luật Giáo dục.
C. Hiến pháp và pháp luật. D. Luật Giáo dục.
Câu 13: Anh C (cảnh sát khu vực) đang tuần tra cùng đồng đội thì phát hiện trong nhà ông D có một nhóm con bạc đang đánh bài với số tiền thắng thua mỗi ván lên đến vài triệu đồng. Trong trường hợp này, anh C và đồng đội cần phải làm gì?
A. Về lại cơ quan báo cáo xin lệnh khám nhà ông D và lệnh bắt nhóm đánh bạc.
B. Ập vào nhà ông D thu giữ tiền, hiện vật dùng đánh bạc nhưng không bắt người đánh bạc.
C. Ập vào nhà ông D bắt, giữ nhóm người đánh bạc và thu giữ tiền, hiện vật dùng đánh bạc.
D. Xin phép ông D cho vào nhà để cảnh cáo nhóm đánh bạc, yêu cầu nhóm này không được phép tái phạm.
Câu 14: Để thúc đẩy kinh doanh phát triển,cần phải tạo ra môi trường kinh doanh :
A. Tự do canh tranh. B. Tự do và cạnh tranh quyết liệt.
C. Tự do, bình đẳng trên cơ sở pháp luật. D. Tự do thoải mái.
Câu 15: Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và được đảm
bảo thực hiện bằng:
A. Quy định của Nhà nước. B. Sức mạnh vũ lực của Nhà nước.
C. Ý chí của Nhà nước. D. Sức mạnh quyền lực Nhà nước.
Câu 16: Bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là một trong những nguyên tắc cơ bản được Nhà nước ghi nhận trong văn bản nào dưới đây?
A. Chỉ thị. B. Thông tư. C. Nghị định. D. Hiến pháp.
Câu 17: Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân:
A. Có thể được hưởng quyền và có nghĩa vụ khác nhau.
B. Được hưởng quyền như nhau nhưng có thể nghĩa vụ khác nhau.
C. Được hưởng quyền có thể không như nhau nhưng có nghĩa vụ như nhau.
D. Được hưởng quyền và có nghĩa vụ như nhau.
Câu 18: Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên cho con em đồng bào dân tộc vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Chính sách này có phạm vi quyền bình đẳng giữa các dân tộc không? Vì sao?
A. Có. Vì như vậy không công bằng với các bạn thuộc dân tộc đa số.
B. Không. Vì chính sách này nhằm tạo điều kiện cho con em đồng bào dân tộc thiểu số có cơ hội học hành như các bạn dân tộc đa số.
C. Có. Vì bình đẳng giữa các dân tộc là phải bảo đảm cho các thành viên được hưởng quyền lợi giống nhau.
D. Không. Vì điều này đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa.
Câu 19: Quyền quan trọng nhất đối với mỗi con người là:
A. Bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền tự do ngôn luận.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín.
Câu 20: Do không đủ điều kiện để theo học đại học sau khi tốt nghiệp THPT, nên H đã lựa chọn hệ vừa học vừa làm. Trong trường hợp này, H đã thực hiện quyền nào dưới đây?
A. Học bất kỳ ngành nghề nào. B. Học không hạn chế.
C. Học thường xuyên, suốt đời. D. Học từ thấp đến cao.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 81: Chủ nghĩa duy vật biện chứng là sự thống nhất hữu cơ giữa
A. thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.
B. thế giới quan duy vật và phương pháp luận siêu hình
C. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận biện chứng
D. thế giới quan duy tâm và phương pháp luận siêu hình
Câu 82: Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng là
A. do lịch sử quyết định B. do Chúa trời quyết định
C. do mâu thuẫn quyết định D. do sự vật, hiện tượng quyết định
Câu 83: Khi đun sôi, nước sẽ bốc hơi là biểu hiện của hình thức vận động cơ bản nào ?
A. Cơ học B. Vật lí C. Hóa học D. Sinh học
Câu 84: Trong nền kinh tế hàng hóa, khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì tiền tệ đã thực hiện chức năng nào dưới đây?
A. Phương tiện thanh toán. B. Tiền tệ thế giới.
C. Phương tiện giao dịch. D. Thước đo giá trị.
Câu 85. Quy luật giá trị yêu cầu, sản xuất và lưu thông hàng hóa phải dựa trên cơ sở thời gian lao động
A. cá biệt cần thiết. B. của từng người sản xuất.
C. của một số người sản xuất. D. xã hội cần thiết.
Câu 86: Trong nền kinh tế hàng hóa, khi giá cả giảm, thì nói chung Cầu có xu hướng
A. ổn định. B. giữ nguyên. C. tăng lên. D. giảm xuống.
Câu 87: Những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người là
A. công cụ sản xuất. B. đối tượng lao động.
C. tư liệu lao động. D. công cụ lao động.
Câu 88: Bác B nuôi được 20 con gà. Bác để ăn 3 con, cho con gái 2 con. Số còn lại bác mang bán. Hỏi số gà của bác B có bao nhiêu con gà là hàng hóa?
A. 5 con B. 20 con C. 15 con D. 3 con
Câu 89: Các dân tộc Việt Nam được tham gia quản lí nhà nước và xã hội là biểu hiện quyền bình đẳng về
A. chính trị. B. kinh tế. C. văn hóa. D. giáo dục.
Câu 90: : Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động được hiểu là mọi người đều có quyền
A. tìm kiếm việc làm. B. tìm kiếm thị trường.
C. tự do làm mọi việc. D. tự do kinh doanh.
Câu 91: Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong quan hệ nhân thân và quan hệ
A. sở hữu. B. tình cảm. C. tài sản. D. thừa kế.
Câu 92: Hình thức tín ngưỡng có tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện sự tín ngưỡng và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái tín ngưỡng ấy được gọi là
A. văn hóa. B. tôn giáo. C. luật lệ. D. phong tục.
Câu 93: Chủ thể nào dưới đây có quyền tự do ngôn luận ?
A. Mọi công dân. B. Mọi cán bộ, công chức nhà nước.
C. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên. D. Chỉ nhà báo.
Câu 94: Nội dung nào dưới đây không thể hiện mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh?
A. Bảo đảm mọi nhu cầu của người lao động.
B. Kinh doanh đúng ngành, nghề đã đăng kí.
C. Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường.
D. Thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. .
Câu 95: Trường hợp nào dưới đây thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật?
A. Nam, nữ tự do kết hôn và li hôn.
B. Đình chỉ công tác đối với cán bộ vi phạm kỉ luật.
C. Thu hồi giấy phép kinh doanh.
D. Đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy.
Câu 96: Công dân đủ năng lực theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm pháp lí khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Phản bác ý kiến trong các cuộc họp. B. Từ chối kí hợp đồng lao động.
C. Mở rộng quy mô kinh doanh. D. Công khai danh tính người tố cáo.
Câu 97: Quyền bình đẳng của công dân trong kinh doanh được thể hiện ở nội dung nào sau đây?
A. Tự do cạnh tranh dưới mọi hình thức. B. Tự do liên kết với mọi tổ chức kinh tế.
C. Tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp. D. Tự do đổi địa chỉ đăng kí kinh doanh.
Câu 98: Theo quy định của pháp luật, những tài sản nào sau đây thuộc quyền sở hữu của cả vợ và chồng?
A. Tất cả tài sản trước thời kì hôn nhân. B. Tất cả tài sản trong thời kì hôn nhân.
C. Tất cả tài sản chung. D. Tất cả tài sản được thừa kế riêng
Câu 99: Theo quy định của pháp luật, trường hợp nào dưới đây công dân không bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?
A. Ngân hàng Sacombank thưởng tết cho nhân viên nhiều hơn ngân hàng Vietcombank.
B. Công ty SamSung không tuyển nhân viên là người dân tộc thiểu số vào làm việc.
C. Trong một lớp học có bạn được miễn học phí, có bạn không được miễn.
D. Anh T được tạm hoãn gọi nhập ngũ vì đang trong thời gian học đại học.
Câu 100: Công dân tuân thủ pháp luật khi từ chối
A. viết hộ phiếu bầu cử cho người khác. B. thực hiện nghĩa vụ quân sự.
C. thực hiện giao dịch dân sự. D. tham gia các hoạt động tôn giáo.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
81 A 91 C 101 C 111 C
82 C 92 B 102 D 112 B
83 B 93 A 103 D 113 A
84 B 94 A 104 B 114 B
85 D 95 D 105 B 115 B
86 C 96 D 106 B 116 D
87 B 97 C 107 A 117 A
88 C 98 C 108 D 118 D
89 A 99 B 109 A 119 B
90 A 100 A 110 A 120 C
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động nghĩa là mọi người đều có quyền
A. tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp. B. thỏa thuận về việc làm có trả công.
C. đảm bảo công bằng trong bổ nhiệm. D. đối xử như nhau trong việc lựa chọn việc làm.
Câu 2: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng của khối đoàn kết toàn dân tộc, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc ta trong công cuộc xây dựng đất nước phồn vinh. Khẳng định này thể hiện
A. nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
B. khái niệm của quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
C. mục đích của quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
D. ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Câu 3: Cô H chuyên trồng rau bắp cải để bán, nhưng năm nay do bắp cải giá rẻ nên cô không trồng bắp cải nữa mà chuyển sang trồng su hào có giá bán cao hơn. Hành động của cô H chịu sự tác động nào của quy luật giá trị?
A. Tác động điều tiết sản xuất của quy luật giá trị.
B. Tác động kích thích lực lượng sản xuất phát triển.
C. Tác động điều tiết lưu thông của quy luật giá trị.
D. Tác động điều tự phát của quy luật giá trị.
Câu 4: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào
A. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
B. Uy tín của người đứng đầu cơ quan doanh nghiệp.
C. Thời gian sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
D. Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh.
Câu 5: Cán bộ huyện Y là chị Q đã nhận 50 triệu đồng và làm giả hồ sơ để giúp ông A được hưởng chế độ trợ cấp đặc biệt. Chị Q đã vi phạm pháp luật nào sau đây?
A. Dân sự và hành chính. B. Hình sự và kỉ luật.
C. Kỉ luật và dân sự. D. Hình sự và dân sự.
Câu 6: Nhà nước dành nhiều nguồn vốn ODA đề thực hiện chính sách “ xóa đói giảm nghèo” ở các vùng dân tộc thiểu số là thể hiện bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực
A. văn hóa. B. kinh tế. C. chính trị. D. giáo dục.
Câu 7: Nội dung nào không phải là nghĩa vụ trong quá trình hoạt động kinh doanh của mọi doanh
nghiệp?
A. Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. B. Bắt buộc phải có giấy phép hành nghề.
C. Bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh. D. Nộp thuế đúng quy định đối với nhà nước.
Câu 8: Ủy ban nhân dân xã X cấp giấy chứng nhận đăng kí kết hôn cho anh A và chị B là thực hiện pháp luật theo hình thức nào dưới đây?
A. Giáo dục pháp luật B. Tuân thủ pháp luật. C. Áp dụng pháp luật. D. Phổ biến pháp luật.
Câu 9: Giám đốc một công ty là anh Y sử dụng 200 triệu đồng của cơ quan để cá độ bóng đá. Sợ trợ lí của mình là chị V phát hiện, anh Y kí quyết định điều chuyển chị V sang bộ phận sản xuất hóa chất độc hại mặc dù chị không đồng ý. Anh Y đã vi phạm quyền bình đẳng trong lao động ở nội dung nào sau đây?
A. Bảo lưu loại hình doanh nghiệp. B. Giao kết hợp đồng lao động.
C. Bảo vệ lợi ích khách hàng. D. Sử dụng dịch vụ bảo hiểm.
Câu 10: Anh H là chủ tiệm game thấy em M (18 tuổi) và em N (15 tuổi) đang nợ tiền chơi game của mình nên anh H đã đề nghị M, N chuyển một số ma túy đến cho ông Q. Sau khi xong việc sẽ xóa nợ cho M, N. Trong lúc đưa ma túy cho ông Q thì M, N và ông Q bị công an bắt. Trong trường hợp này, những ai là người vi phạm pháp luật?
A. Anh H và ông Q. B. Anh H, em M và N.
C. Anh H, ông Q và em M. D. Anh H, ông Q, em M và N.
Câu 11: Sau khi yêu nhau 2 năm, Anh H và chị K báo với gia đình việc kết hôn nhưng bố mẹ chị K chỉ đồng ý với điều kiện anh H phải theo đạo. Được sự đồng ý của gia đình anh H, hai người vẫn quyết định đến ủy ban nhân dân để đăng kí kết hôn. Lấy lí do hai người không cùng có đạo, anh D người có thẩm quyền ký quyết định không chịu cấp giấy chứng nhận kết hôn cho hai người.Vậy trong trường hợp đó, ai là người vi phạm quyền bình đẳng về tín ngưỡng tôn giáo?
A. Gia đình anh H và anh D. B. Chị K và bố mẹ chị K.
C. Bố mẹ chị K và anh D. D. Chị K và anh H.
Câu 12: Qua kiểm tra việc buôn bán của các hộ gia đình trong dịp tết nguyên đán, đội quản lí thị trường N đã lập biên bản xử phạt bà M do kinh doanh nhiều mặt hàng không có trong giấy phép. Bà M đã đưa phong bì cho đội trưởng K để không phải lập biên bản bị phạt. Anh C trong đội nhìn thấy nhưng cũng lờ đi. Bà M đã thực hiện không đúng những hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật và sử dụng pháp luật .
C. Thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật. D. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.
Câu 13: Tòa án nhân dân thành phố X đã xét xử ông T - Nguyên giám đốc công ti xuất nhập khẩu thuốc tân dược và đồng phạm về tội nhập khẩu thuốc chữa ung thư giả khiến nhiều người bệnh lâm vào tình trạng nguy kịch. Việc xét xử trên thể hiện pháp luật là phương tiện để
A. nhà nước trấn áp lực lượng phản động. B. nhà nước quản lí xã hội.
C. nhà nước duy trì quyền lực. D. nhà nước phô trương sức mạnh.
Câu 14: Ông H là Phó Giám đốc sở X nhờ anh P nhân viên dưới quyền làm giả bằng đại học cho anh K hàng xóm đang thất nghiệp. Phát hiện anh P bàn giao bằng giả cho anh K, anh M đã làm đơn tố cáo nên bị anh K thuê anh N là người làm nghề tự do đánh trọng thương. Những ai dưới đây phải chịu trách nhiệm kỉ luật?
A. Anh P, anh N và ông H. B. Anh K và anh N.
C. Ông H và anh P. D. Ông H, anh P và anh K.
Câu 15: Chủ một cơ sở sản xuất tư nhân là anh A bị tòa án tuyên phạt tù và yêu cầu bồi thường thiệt hại về tội tàng trữ pháo gây cháy nổ làm một người tử vong. Anh A đã phải chịu trách nhiệm pháp lí nào sau đây?
A. Hình sự và dân sự. B. Kỉ luật và dân sự.
C. Hình sự và kỉ luật. D. Hành chính và hình sự.
Câu 16: Bức xúc về việc anh H tự ý rút toàn bộ tiền tiết kiệm cùa hai vợ chồng để cá độ bóng đá, chị M vợ anh bỏ đi khỏi nhà. Thương cháu nội mới hai tuổi thường xuyên khóc đêm vì nhớ mẹ, bà S mẹ anh H gọi điện xúc phạm thông gia đồng thời ép con trai bỏ vợ. Khi chị M nhận quyết định li hôn, ông G bố chị đến nhà bà S gây rối nên bị chị Y con gái bà đuổi về. Những ai dưới đây đã vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong hôn nhân và gia đình?
A. Anh H, chị M, bà S và ông G. B. Anh H, chị M và ông G.
C. Chị M, bà S, ông G và chị Y. D. Anh H, chị M và bà S.
Câu 17: M và H được tuyển dụng vào công ty Q với điểm tuyển ngang nhau, nhưng chị L là kế toán trưởng công ty đã xếp M được hưởng lương cao hơn vì M tốt nghiệp ra trường trước H một năm. H đã gửi đơn khiếu nại cho giám đốc nhưng giám đốc công ty cho rằng đó là chức năng của anh G trưởng phòng nhân sự. Trong trường hợp này, những ai vi phạm quyền bình đẳng trong lao động ?
A. Chị L và H. B. Giám đốc và anh G. C. Giám đốc và chị L. D. Anh G và chị L.
Câu 18: Người có năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm pháp luật hình sự khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Truy tìm chứng cứ vụ án. B. Bí mật giải cứu con tin.
C. Đồng loạt khiếu nại tập thể. D. Giúp đỡ phạm nhân vượt ngục.
Câu 19: A vừa tốt nghiệp Cao đẳng và chưa xin được việc. Bố A bắt A đi làm công nhân nếu không sẽ đuổi khỏi nhà. Mặc dù không thích công việc này nhưng A vẫn phải chấp nhận. Việc làm của bố A đã vi phạm vào quyền bình đẳng trong
A. giao kết hợp đồng lao động.
B. thực hiện quyền lao động thông qua tìm kiếm việc làm.
C. người lao động và người sử dụng lao động.
D. trong tuyển dụng lao động.
Câu 20: Hàng hóa có những thuộc tính nào dưới đây ?
A. Giá trị sử dụng và giá trị. B. Giá trị trao đổi và giá cả.
C. Giá trị và giá trị trao đổi. D. Giá cả và giá trị sử dụng.
--(Nội dung đầy đủ, chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
ĐÁP ÁN
1A 2D 3A 4D 5B 6B 7B 8C 9B 10D 11C 12C 13B 14C 15A 16D 17C 18D 19B 20A
21A 22D 23A 24A 25C 26A 27C 28D 29C 30D 31B 32C 33B 34B 35A 36D 37D 38A 39D 40D
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Nguyễn Huệ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Trần Quốc Tuấn
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Trần Bình Trọng
- Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn GDCD Trường THPT Lê Hồng Phong
Chúc các em học tập tốt!