YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em rèn luyện kĩ năng giải bài tập, góp phần chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT KIM ĐỘNG

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian: 50p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Một mạch dao động LC lí tưởng, tụ điện C = 10uF, cuộn dây thuần cẩm có L = 0,1H. Khi hiệu điện thế ở hai đầu tụ điện là 4V thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là 0,02A. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là ?

A. 4V   B. 4√2V   C. 5√2V   D. 2√5V

Câu 2: Trong điện từ trường, các vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ luôn

A. Cùng phương, cùng chiều

B. Cùng phương, ngược chiều

C. Có phương vuông góc với nhau

D. Có phương hợp với nhau góc 60o

Câu 3: Đại lượng không liên quan đến màu sắc ánh sáng là ?

A. Biên độ

B. Bước sóng

C. Tần số

D. Chu kì

Câu 4: Trong công nghiệp cơ khí, tia tử ngoại được dùng để tìm vết nứt trên bề mặt các vật bằng kim loại. Đó là ứng dụng dựa trên tính chất nào dưới đây của tia tử ngoại?

A. Có tác dụng lên phim ảnh

B. Kích thích nhiều phản ứng hóa học

C. Kích thích sự phát quang nhiều chất

D. Làm ion hóa không khí và nhiều chất khí khác

Câu 5: Cho một chùm sáng trắng hẹp chiếu từ không khí tới mặt trên của một tấm thủy tinh theo phương xiên. Hiện tượng không xảy xa ở mặt trên của tấm thủy tinh là ?

A. Phản xạ toàn phần

B. Phản xạ

C. Khúc xạ

D. Tán sắc

Câu 6: Để gây ra hiện tượng quang điện thì bức xạ rọi vào kim loại phải có ?

A. Cường độ anh sáng lớn hơn một cường độ nào đó

B. Cường độ anh sáng nhỏ hơn một cường độ nào đó

C. Bước sóng nhỏ hơn giới hạn quang điện

D. Bước sóng lớn hơn giới hạn quang điện

Câu 7: Sự phát sáng của vật nào dưới đây là sự phát quang?

A. Bóng đèn pin

B. Bóng đèn ống

C. Thanh sắt nóng đỏ

D. Tia lửa điện

Câu 8: Catốt của một tế bào quang điện làm bằng xêdi (Cs) có công thoát của êlectơron bằng 1,88 eV. Chiếu vào catốt đó một bức xạ tử ngoại có bước sóng 0,33um. Để dòng quang điện triệt tiêu hoàn toàn, cần phải đặt giữa anốt và catốt một hiệu điện thế hãm UAK bằng?

A. 2,1V

B. -1,88V

C. -0,9V

D. 2,7V

Câu 9: Hạt nhân X bền hơn hạt nhân Y nếu ?

A. Năng lượng liên kết của hạt nhân C lớn hơn của hạt nhân Y

B. Số khối của hạt nhân X lớn hơn của hạt nhân Y

C. Nguyên tử số của hạt nhân X lớn hơn của hạt nhân Y

D. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân X lớn hơn của hạt nhân Y

Câu 10: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ?

A. Các hạt proton, electoron

B. Các hạt notron, electron

C. Các hạt nuclon

D. Các hạt proton, notron, electron

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

A

C

A

C

B

B

D

C

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1: Độ cao của âm phụ thuộc vào

A. biên độ dao động của nguồn âm

B. tần số của nguồn âm

C. độ đàn hồi của nguồn âm

D. đồ thị dao động của nguồn âm

Câu 2: Cho đoạn mạch điện xoay chiều AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp, đoạn mạch AM gồm biến trở R và tụ điện có điện dung C = 100/π(mF), đoạn mạch MB chỉ chứa cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch AB một điện áp xoay chiều ổn định u=U2√cos(100πt) V. Khi thay đổi độ tự cảm đến giá trị L0 ta thấy điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AM luôn không đổi với mọi giá trị của R. Độ tự cảm có giá trị là

A. 1/π H

B. 2/π H

C. 1/2π H

D. 3/π H

Câu 3: Điện áp giữa hai đầu một đoạn mạch là u=2202√cos(100πt)V. Cứ mỗi giây số lần điện áp này bằng 0 là

A. 100 lần

B. 50 lần

C. 200 lần

D. 2 lần

Câu 4: Đặt điện áp xoay chiều ổn định vào hai đầu đoạn mạch AB nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn dây và tụ điện C. Khi đó đoạn mạch AB tiêu thụ công suất 120 W và có hệ số công suất là 0,6. Nếu nối tắc tụ C thì điện áp ở hai đầu điện trở R và hai đầu cuộn dây có cùng giá trị hiệu dụng nhưng lệch pha nhau π/3. Công suất tiêu thụ của đoạn mạch lúc này là

A. 150W    B. 180W    C. 250W    D. 200W

Câu 5: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có biên độ lần lượt là 8 cm và 12 cm. Biên độ dao động tổng hợp có thể là

A. 2 cm    B. 3cm     C. 5cm    D. 21cm

Câu 6: Một sóng cơ được mô tả bởi phương trình u=Acos(2πft−2πxλ)cm. Tốc độ cực đại của các phần tử môi trường gấp 4 lần tốc độ truyền sóng khi

A. 4λ= πA

B. 8λ= πA

C. 2λ= πA

D. 6λ= πA

Câu 7: Một người quan sát một chiếc phao trên mặt biển thì thấy nó nhô lên cao 10 lần trong 18s. Khoảng cách giữa hai ngọn sóng liền kề là 2 m. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước biển là

A. 8 m/s    B. 2m/s    C. 4m/s    D. 1m/s

Câu 8: Một vật nhỏ có chuyển động là tổng hợp của hai dao động điều hòa có phương trình x1=A1cos(ωt);x2=A2cos(ωt+π/2). Gọi W là cơ năng của vật. Khối lượng của vật nặng được tính theo công thức

Câu 9: Một sóng cơ truyền dọc theo phương Ox với phương trình dao động x=4cos(π/2t− π/2)cm. Một điểm M cách O một khoảng d = OM. Biết li độ dao động tại M ở thời điểm t là 3 cm. Li độ của điểm M sau thời điểm sau đó 6 s là

A. 3 cm    B. -4 cm    C. 4 cm    D. -3 cm

Câu 10: Một đoạn mạch điện xoay chiều tần số 50 Hz chỉ có tụ điện có dung kháng 10 Ω. Nếu tại thời điểm t1 cường độ dòng điện qua đoạn mạch là – 1 A thì tại thời điểm t1+ 0,015s điện áp hai đầu tụ điện

A. 10 V    B. 100V    C. 50V    D. 75V

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

B

A

C

C

C

D

A

D

A

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Khi cường độ dòng điện trong một mạch dao động LC lí tưởng có giá trị bằng giá trị hiệu dụng thì

A. Năng lượng điện trường trong mạch có giá trị bằng năng lượng từ trường

B. Năng lượng điện trường trong mạch đạt giá trị cực đại

C. Năng lượng điện trường trong mạch đạt giá trị cực tiểu

D. Năng lượng từ trường trong mạch đạt giá trị cực đại

Câu 2: Một mạch dao động LC lí tưởng có L=1mH. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 1mA, hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là 10V. Điện dung C của tụ điên có giá trị là?

A. 10pF

B. 10μF

C. 0,1μF

D. 0,1pF

Câu 3: Nguyên nhân gây ra dao động tắt dần của con lắc đơn dao động trong không khí là?

A. Do trọng lượng tác dụng lên vật

B. Do lực căng của dây treo

C. Do lực cản môi trường

D. Do dây treo có khối lượng đáng kể

Câu 4: Sử dụng hiện tượng giao thoa ánh sáng người ta?

A. Chỉ đo được tần số ánh sáng

B. Chỉ đo được bước sóng

C. Chỉ đo được chiết suất của một chất

D. Có thể đo được cả tần số và bước sóng của ánh sáng hoặc chiết suất của một chất

Câu 5: Thực hiện thí nghiệm giao thoa ánh sáng Y-âng với ánh sáng đơn sắc. Trên màn quan sát, người ta đo được khoảng cách từ vân tối thứ 2 đến vân sáng bậc 5 ở cùng phía so với vân trung tâm là 7mm. Khoảng vân là?

A. 2mm    B. 3,5mm    C. 4mm    D. 7mm

Câu 6: Các photon trong một chùm sang đơn sắc?

A. Có năng lượng bằng nhau và bước sóng bằng nhau

B. Có năng lượng khác nhau và tần số khác nhau

C. Có năng lượng bằng nhau và tần số khác nhau

D. Có năng lượng khác nhau và bước sóng bằng nhau

Câu 7: Trong hiện tượng quang – phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một photon dẫn đến?

A. Sự giải phóng một electron tự do

B. Sự phát ra một photon khác

C. Sự giải phóng một electron liên kết

D. Sự giải phóng một cặp electron và lỗ trống

Câu 8: Chiếu chùm sáng đơn sắc có bước sóng 0,489μm lên kim loại kali. Cứ mỗi giây bề mặt kim loại nhận được năng lượng 1,25J từ nguồn chiếu tới. Số photon mà bề mặt kim loại nhận được trong một giây là?

A. 3.1020    B. 3.1018    C. 6.1018   D. 6.1020

Câu 9: Số phân rã trong một giây của một mẫu phóng xạ không bao giờ?

A. Tỉ lệ thuận với khối lượng chất phóng xạ trong đó

B. Giảm theo thời gian phân rã

C. Tỉ lệ nghịch với số hạt nhân chất phóng xạ chứa trong đó

D. Tỉ lệ thuận với khối lượng của mẫu

Câu 10: Trong phân rã anpha, không thể xảy ra khả năng

A. Hạt nhân con bền vững hơn hạt nhân mẹ

B. Số nơtron hạt nhân con bằng số khối của hạt nhân mẹ

C. Thành phần cấu tạo của hạt nhân con khác hạt nhân mẹ

D. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân con lớn hơn năng lượng liên kết riêng của hạt nhân mẹ

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

C

D

A

A

B

B

C

B

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây không đúng? Trong mạch dao động LC lí tưởng, đại lượng biến thiên tuần hoàn với chu kì T =2π√LC là

A. Năng lượng từ trường trong cuộn cảm thuần

B. Điện tích q của một bản tụ điện

C. Cường độ dòng điện trong mạch

D. Hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn cảm thuần

Câu 2: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích trên một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian

A. Với cùng tần số

B. Luôn ngược pha nhau

C. Luôn cùng pha nhau

D. Cùng với biên độ

Câu 3: Tìm phát biểu sai. Trong sơ đồ khối của một máy thu vô tuyến điện, bộ phân có trong máy phát sóng vô tuyến là

A. Anten

B. Mạch biến điệu

C. Mạch tách sóng

D. Mạch khuếch đại

Câu 4: Máy quang phổ lăng kính hoạt động dựa trên nguyên tắc của hiện tượng quang học nào sau đây

A. Phản xạ ánh sáng

B. Giao thoa ánh sáng

C. Tán sắc ánh sáng

D. Quang điện

Câu 5: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách từ vân tối thứ 2 đến vân sáng bậc 5 bằng bao nhiêu lần khoảng vân i

A. 3i    B. 3,5i    C. 4i    D. 4,5i

Câu 6: Nếu gọi ∈1, ∈2, ∈3 lần lượt là năng lượng photôn ứng với các bức xạ đơn sắc lam, chàm, tím, thì ta có

A. ∈1 < ∈2 < ∈3

B. ∈1 > ∈2 > ∈3

C. ∈1 < ∈3 < ∈2

D. ∈2 > ∈1 > ∈3

Câu 7: Một chất phát quang có khả năng phát ra ánh sáng màu vàng lục khi được kích thích phát sáng. Khi chiếu vào chất đó ánh sáng đơn sắc nào dưới đây thi chất đó có thể phát quang

A. Lục    B. Vàng    C. Da cam    D. Đỏ

Câu 8: Một ống Rơn-ghen phát ra tia X có bước sóng nhỏ nhất = 5.10-10m. Năng lượng photon tương ứng và hiệu điện thế giữa anôt và catôt của ống vào khoảng

A. ∈ = 4.10-13J; U=25V

B. ∈ = 4.10-13J; U=2500V

C. ∈ = 4.10-16J; U = 2500V

D. ∈ = 4.10-18J; U =250V

Câu 9: Một hạt nhân có năng lượng liên kết càng lớn thì

A. Có độ hụt khối càng lớn

B. Năng lượng liên kết riêng càng lớn

C. Năng lượng liên kết riêng càng nhỏ

D. Có độ hụt khối càng nhỏ

Câu 10: 

A. 8 nơtron và 4 proton

B. 4 nơtron và 4 proton

C. 4 nơtron và 8 proton

D. 8 nơtron và 8 proton

Đáp án

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

A

C

C

B

A

A

C

A

B

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Một dàn nhạc kèn gồm 5 chiếc kèn trumpet giống nhau, cùng hòa tấu một bản nhạc. Mỗi chiếc kèn phát ra âm có mức cường độ âm trung bình tại một điểm xác định là 70dB. Cũng tại điểm đó mức cường độ âm trung bình tổng cộng do 5 chiếc kèn phát ra bằng

A. 77dB    B. 75dB    C. 80dB    D. 82dB

Câu 2: Trên một dây đàn hồi dài 1m, có một sóng dừng có tần số 10Hz. Quan sát trên dây có 5 điểm nút. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A. 4m/s    B. 40cm/s    C. 5m/s    D. 2,5m/s

Câu 3: Công thức tính công suất dòng điện xoay chiều là

A. P= UIsinφt

B. P= UItanφt

C. P= UIcosφt

D. P= UIcotφt

Câu 4: Cho dòng điện xoay chiều có biểu thức i=-20sin(100πt+π/6) (mA) Cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện này là

A. -20mA    B. -10√2 mA    C. 10√2 mA    D. 20 mA

Câu 5: Một đèn sợi đốt ghi 12 V – 6W được mắc nối tiếp với cuộn dây thuần cảm vào mạch xoay chiều có điện áp hiệu dụng U = 24V sao cho đèn sáng bình thường. Điện áp giữa hai đầu cuộn dây và cảm kháng của nó lần lượt là

A. 12√3 V ; 24Ω

B. 12√2 V ; 24√3Ω

C. 12√3 V ; 24√3Ω

D. 12V ; 24√2Ω

Câu 6: Đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện C. Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch là U=60V. Biết hệ số công suất của đoạn mạch là 0,8 và hệ số công suất cuộn dây là 0,6. Điện áp giữa hai đầu cuộn dây là

A. 20V    B. 30V    C. 40V    D. 80V

Câu 7: Người ta truyền tới nơi tiêu thụ công suất 550kW bằng đường dây có điện trở 5 Ω . Biết điện áp ở trạm phát điện là 6 kV. Coi hệ số công suất của mạng điện bằng 1. Công suất điện truyền đi ở trạm phát điện là

A. 600 kW    B. 550kW    C. 580kW    D. 650kW

Câu 8: Đặt một điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp với nguồn điện xoay chiều có điện áp ổn định. Nếu R thay đổi thì thấy khi R = 30 Ω và R =120 Ω thì công suất tỏa nhiệt trên đoạn mạch bằng nhau. Để công suất đó cực đại thì giá trị R phải bằng

A. 150 Ω    B. 24 Ω    C. 90 Ω    D. 60 Ω

Câu 9: Một máy phát điện xoay chiều một pha có 4 cặp cực từ. Roto quay đều với tốc độ 20 (vòng/giây). Tần số của suất điện động do máy tạo ra là

A. 80Hz    B. 40Hz    C. 20Hz    D. 60Hz

Câu 10: Cho mạch điện xoay chiều có R, C mắc nối tiếp. Biết khi chỉ có điện trở R thì i=cos(100πt) (A) khi có tụ điện C thì i = cos (100 πt + π/2) (A). Khi có cả R, C thì cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức

A. I =√2 cos (100 πt+ π/4) (A)

B. I =√2 cos (100 πt - π/4) (A)

C. I =1/√2 cos (100 πt + π/4(A)

D. I =1/√2 cos (100 πt - π/4) (A)

ĐÁP ÁN

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

C

C

C

C

D

A

D

A

C


...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021 có đáp án Trường THPT Kim Động. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON