YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021 có đáp án Trường THPT Khoái Châu

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021 có đáp án Trường THPT Khoái Châu là tài liệu được HOC247 biên tập chi tiết và rõ ràng nhằm giúp các em học sinh rèn luyện kĩ năng giải bài tập, góp phần chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT KHOÁI CHÂU

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021

MÔN: VẬT LÝ

Thời gian: 50p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm tụ điện có điện dung 0,0625µF và một cuộn dây thuần cảm. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 60mA. Tại thời điểm điện tích trên một bản tụ có độ lớn 1,5µC thì cường độ dòng điện trong mạch là \(30\sqrt 3 mA\). Độ tự cảm của cuộn dây là:

A. 50mA

B. 40mA

C. 60mA

D. 70mA

Câu 2: Trong thí nghiệm đo gia tốc trọng trường bằng dao động điều hoà của con lắc đơn, không cần thiết dùng tới vật dụng hoặc dụng cụ nào sau đây?

A. Cân chính xác

B. Đồng hồ và thước đo độ dài

C. Giá đỡ và dây treo

D. Vật nặng có kích thước nhỏ

Câu 3: Một con lắc đơn gồm vật nhỏ khối lượng m gắn vào đầu dưới của một dây treo không dãn có chiều dài l. Kích thích cho con lắc đơn dao động điều hoà tại nơi có gia tốc trọng trường g thì chu kì dao động của nó được xác định bởi công thức

A. \(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{l}{g}} \)

B. \(T = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{g}{l}} \)

C. \(T = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{g}{m}} \)

D. \(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{m}{g}} \)

Câu 4: Trên mặt nước, tại M và N có hai nguồn sóng kết hợp dao động ngược pha nhau. Một phần tử nước nằm trên đường trung trực của MN sẽ dao động với biên độ bằng

A. tổng biên độ của hai nguồn

B. hiệu bình phương hai biên độ của hai nguồn

C. tổng bình phương hai biên độ của hai nguồn

D. hiệu biên độ của hai nguồn

Câu 5: Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu một cuộn dây không thuần cảm có điện trở r = 10π W và độ tự cảm L. Biết rôto của máy phát có một cặp cực, stato của máy phát có 20 vòng dây và điện trở thuần của cuộn dây là không đáng kể. Cường độ dòng điện trong mạch được đo bằng đồng hồ đo điện đa năng hiện số. Kết quả thực nghiệm thu được như đồ thị trên hình vẽ. Giá trị của L là

A. 0,25 H.                       

B. 0,30 H.

C. 0,20 H.                        

D. 0,35                       

Câu 6: Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos(100πt) V vào hai đầu một mạch điện chỉ chứa cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 1/4π H. Cảm kháng của cuộn dây có giá trị là

A. 40 Ω

B. 50 Ω

C. 100 Ω

D. 25 Ω

Câu 7: Trong thí nghiệm Y –âng về giao thoa ánh sáng. Lần thứ nhất, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có hai loại bức xạ λ1 = 0,5µm và λ2 với 0,68µm < λ2 < 0,72µm, thì trong khoảng giữa hai vạch sáng gần nhau nhất cùng màu với vạch sáng trung tâm có 4 vân sáng màu đỏ λ2. Lần thứ 2, ánh sáng dùng trong thí nghiệm có 3 loại bức xạ λ1, λ2 và λ3 với λ3 = 6λ2/7, khi đó trong khoảng giữa 2 vạch sáng gần nhau nhất và cùng màu với vạch sáng trung tâm có bao nhiêu vạch sáng đơn sắc?

A. 74

B. 89

C. 105

D. 59

Câu 8: Một sợi dây đàn hồi AB căng ngang, đầu A cố định, đầu B gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hoà theo phương vuông góc với dây với tần số có giá trị thay đổi từ 30Hz đến 100Hz, tốc độ truyền sóng trên dây luôn bằng 40m/s, chiều dài của sợi dây AB là 1,5m. Biết rằng khi trên dây xuất hiện sóng dừng thì hai đầu A, B là nút. Để tạo được sóng dừng trên dây với số nút nhiều nhất thì giá trị của tần số f là

A. 50,43Hz

B. 93,33Hz

C. 30,65Hz

D. 40,54Hz

Câu 9: Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến điện đơn giản gồm tụ xoay C và cuộn cảm thuần L. Tụ xoay có điện dung C tỉ lệ thuận theo hàm số bậc nhất đối với góc xoay α. Ban đầu khi chưa xoay tụ thì mạch thu được sóng có tần số f0. Khi xoay tụ một góc α1 thì mạch thu được sóng có tần số f1 = f0/2. Khi xoay tụ một góc αthì mạch thu được sóng có tần số f2 = f0/4. Tỉ số giữa hai góc xoay α2/ α1 là

A. 4

B. 8

C. 2

D. 5

Câu 10: Công thoát của kẽm là 3,5eV. Biết độ lớn điện tích nguyên tố là e = 1,6.10-19C; hằng số Plang h = 6,625.10-34 Js; vận tốc ánh sáng trong chân không c = 3.108 m/s. Chiếu lần lượt vào bản kẽm ba bức xạ có bước sóng λ1 = 0,38µm; λ2 = 0,35µm; λ3 = 0,30µm. Bức xạ nào có thể gây ra hiện tượng quang điện trên bản kẽm?

A. không có bức xạ

B. hai bức xạ λ2 và λ3

C. cả ba bức xạ

D. chỉ một bức xạ λ3

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

A

A

D

A

6

7

8

9

10

D

A

B

D

B

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1:  Tại hai điểm A, B trên mặt nước có hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động cùng biên độ, cùng pha, theo phương thẳng đứng. Coi biên độ  sóng lan truyền trên mặt nước không đổi trong quá trình truyền sóng. Phần tử nước thuộc trung điểm của đoạn AB

A. dao động với biên độ bằng biên độ dao động của mỗi nguồn

B. dao động với biên độ cực đại

C. dao động với biên độ nhỏ hơn biên độ dao động của mỗi nguồn

D. dao động với biên độ cực tiểu

Câu 2: Một khung dây dẫn quay đều với tốc độ  150 vòng/phút quanh một trục trong một từ trường đều có cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) vuông góc với trục quay của khung. Từ  thông cực đại gửi qua khung là 10/π WB. Suất điện động hiệu dụng trong khung là

A.\(25\sqrt 2 V\)

B. 25 V 

C. 50 V 

D. \(50\sqrt 2 V\)

Câu 3:  Cho hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số  với các biên độ  lần lượt là 12 cm và 16 cm. Biên độ dao động tổng hợp của hai dao động trên có giá trị nhỏ nhất là

A. 4 cm. 

B. 7 cm. 

C. 20 cm. 

D. 1 cm.

Câu 4: Khi nói về vật dao động cơ cưỡng bức, phát biểu nào sau đây đúng?

A. Chu kì dao động cưỡng bức luôn bằng chu kì dao động riêng của vật

B.  Biên độ  của dao động cưỡng bức luôn bằng biên độ  của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật

C.  Biên độ  của dao động cưỡng bức chỉ  phụ  thuộc vào tần số  của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật

D. Chu kì dao động cưỡng bức bằng chu kì của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật

Câu 5:  Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn có chiều dài l, tại nơi có gia tốc trọng trường g được xác định bởi biểu thức

A.\(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{l}{g}} \)

B. \(T = \pi \sqrt {\dfrac{l}{g}} \)

C. \(T = 2\pi \sqrt {\dfrac{g}{l}} \)

D. \(T = \dfrac{1}{{2\pi }}\sqrt {\dfrac{l}{g}} \)

Câu 6: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây sai?

A. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi

B. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường

C. Sóng điện từ lan truyền trong chân không với tốc độ 3.108m/s

D. Sóng điện từ là sóng ngang và truyền được trong chân không

Câu 7: Một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì 3s. Vật nhỏ của con lắc chuyển động trên quỹ  đạo là một cung trong có chiều dài 4 cm. Thời gian để  vật đi được 2 cm kể  từ  vị  trí cân bằng là

A. 0,5 s 

B. 1,25 s 

C. 1,5 s

D. 0,75 s

Câu 8:  Trong truyền tải điện năng đi xa bằng máy biến áp. Biết cường độ  dòng điện luôn cùng pha so với điện áp hai đầu nơi truyền đi. Nếu điện áp  ở  nơi phát tăng 20 lần thì công suất hao phí trên đường dây giảm

A. 200 lần 

B. 40 lần 

C. 400 lần 

D. 20 lần

Câu 9: Một mạch dao động LC lý tưởng đang có dao động điện từ  tự  do. Biết cuộn cảm có độ tự cảm 2.10‒2 H và tụ điện có điện dung 2.10‒10C. Chu kì dao động trong mạch là

A. 2π µs 

B. 4π ms 

C. 4π µs 

D. 2π ms

Câu 10:  Phương trình dao động  điều hòa của chất điểm là x = Acos(ωt + φ). Biểu thức gia tốc của chất điểm này là

A. a = ‒ωAcos(ωt + φ)  

B. a = ω2Acos(ωt + φ)

C. a = ‒ω2Acos(ωt + φ) 

D. a = ωAcos(ωt + φ)

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

B

A

A

D

A

6

7

8

9

10

A

D

C

C

C

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Một vật dao động điều hòa với biên độ A và cơ năng W. Mốc thế năng của vật ở vị trí cân bằng. Khi vật đi qua vị trí có li độ x = 2A/3 thì động năng của vật là

A. 5/9 W.                           B. 4/9 W.

C. 7/9 W.                           D. 2/9 W.

Câu 2: Một sóng ngang truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường

A. là phương ngang.         

B. là phương thẳng đứng.

C. vuông góc với phương truyền sóng.

D. trùng với phương truyền sóng.

Câu 3: Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC không phân nhánh một điện áp u = U0cos2πft. Biết điện trở thuần R, độ tự cảm L (cuộn dây thuần cảm), điện dung C của tụ điện và U0 không đổi. Thay đổi tần số f của dòng điện thì hệ số công suất bằng 1 khi

A. \(f = 2\pi \sqrt {\dfrac{C}{L}} \)                      

B. \(f = \dfrac{1}{{2\pi CL}}\)

C. \(f = \dfrac{1}{{2\pi \sqrt {CL} }}\)                 

D. \(f = 2\pi \sqrt {CL} \)

Câu 4: Con người có thể nghe được âm có tần số

A. dưới 16 Hz.

B. từ 16 Hz đến 20 MHz.

C. trên 20 kHz.

D. từ 16 Hz đến 20 kHz.

Câu 5: Độ lớn của lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm trong không khí

A. tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa hai điện tích.

B. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.

C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.

D. tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.

Câu 6: Một con lắc lò xo đặt nằm ngang gồm vật nặng khối lượng 1 kg và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng 100 N/m, dao động điều hòa. Trong quá trình dao động chiều dài của lò xo biến thiên từ 20 cm đến 32 cm. Cơ năng của vật là

A. 3 J.                                B. 0,18 J.

C. 1,5 J.                             D. 0,36 J.

Câu 7: Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của

A. các ion âm ngược chiều điện trường.

B. các ion dương cùng chiều điện trường.

C. các prôtôn cùng chiều điện trường.

D. các êlectron tự do ngược chiều điện trường.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các tật khúc xạ của mắt?

A. Tật cận thị thường được khắc phục bằng cách đeo kính phân kì có độ tụ thích hợp.

B. Mắt viễn thị có điểm cực cận ở gần mắt hơn so với mắt bình thường.

C. Mắt cận thị có điểm cực cận xa mắt hơn so với mắt bình thường.

D. Tật viễn thị thường được khắc phục bằng cách đeo thấu kính phân kì có độ tụ thích hợp.

Câu 9: Chiếu một ánh sáng đơn sắc từ chân không vào một khối chất trong suốt với góc tới 450 thì góc khúc xạ bằng 300. Chiết suất tuyệt đối của môi trường này là

A. \(n = \sqrt 3 \)              

B. \(n = \sqrt 2 \)

C. n = 2.                           

D. n = 3.

Câu 10: Tốc độ lan truyền sóng cơ phụ thuộc vào

A. môi trường truyền sóng.

B. bước sóng.

C. tần số sóng.

D. chu kỳ sóng.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

A

C

C

D

B

6

7

8

9

10

B

D

A

B

A

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1: Trên một cục Pin do công ty cổ phần Pin Hà Nội sản xuất có ghi các thông số: PIN R20C – D SIZE – UM1 – 1,5V như hình vẽ. Thông số 1,5(V) cho ta biết

A. hiệu điện thế giữa hai cực của pin.

B. điện trở trong của pin.

C. suất điện động của pin.

D. dòng điện mà pin có thể tạo ra.

Câu 2: Sóng cơ là

A. sự truyền chuyển động cơ trong không khí.

B. những dao động cơ học lan truyền trong môi trường vật chất đàn hồi.

C. chuyển động tương đối của vật này so với vật khác.

D. sự co dãn tuần hoàn giữa các phần tử môi trường.

Câu 3: Trong sơ đồ của một máy phát sóng vô tuyến điện, không có mạch (tầng)

A. tách sóng .

B. khuếch đại.

C. phát dao động cao tần.

D. biến điệu.

Câu 4: Mạch dao động LC có tụ \(C = \dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }F\). Để tần số của mạch là 500 Hz thì cuộn cảm phải có độ tự cảm là

A. \(L = \dfrac{{{{10}^2}}}{\pi }H\)                     

B. \(L = \dfrac{{{{10}^{ - 2}}}}{\pi }H\)

C. \(L = \dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }H\)               

D. \(L = \dfrac{{{{10}^4}}}{\pi }H\)

Câu 5: Cho điện áp hai đầu tụ có điện dung \(C = \dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }F\) là \(u = 100\cos \left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{2}} \right)V\).  Biểu thức dòng điện qua mạch là

A. \(i = \cos \left( {100\pi t} \right)A\)     

B. \(i = 4\cos \left( {100\pi t} \right)A\) 

C. \(i = \cos \left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)A\)         

D. \(i = 4\cos \left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{2}} \right)A\)

Câu 6: Cảm kháng của cuộn cảm L khi có dòng điện xoay chiều có tần số góc ω đi qua được tính bằng

A. \({Z_L} = L\omega \)  

B. \({Z_L} = \dfrac{1}{{L\omega }}\)

C. \({Z_L} = \dfrac{L}{\omega }\)                       

D. \({Z_L} = \dfrac{\omega }{L}\)

Câu 7: Trong mạch dao động điện từ LC: I0,Q0 là giá trị cực đại của cường độ dòng điện và điện tích, ω là tần số góc, Wt, Wđ là năng lượng từ và năng lượng điện, dòng điện tức thời tại thời điểm W=nWđ được tính theo biểu thức

A. \(i =  \pm \dfrac{{{I_0}\omega }}{{\sqrt {n + 1} }}\)

B. \(i =  \pm \dfrac{{{Q_0}}}{{\sqrt {n + 1} }}\)

C. \(i =  \pm \dfrac{{{I_0}\sqrt n }}{{\sqrt {n + 1} }}\)

D. \(i =  \pm \dfrac{{{I_0}}}{{2\omega \sqrt {n + 1} }}\)

Câu 8: Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ chứa R điện áp xoay chiều có biểu thức: \(u = {U_0}\cos \left( {\omega t} \right)V\) thì dòng điện qua mạch có biểu thức \(i = {I_0}\cos \left( {\omega t + \varphi } \right)V\).  Pha ban đầu φ có giá trị là

A. \(\pi \)                           

B. 0

C. \(\dfrac{\pi }{2}\)         

D. \( - \dfrac{\pi }{2}\)

Câu 9: Chùm ánh sáng hẹp truyền qua một lăng kính

A. nếu không bị tán sắc thì chùm tia tới là ánh sáng đơn sắc.

B. chắc chắn sẽ bị tán sắc nếu là chùm tia là chùm ánh sáng đỏ.

C. sẽ không bị tán sắc nếu góc chiết quang của lăng kính rất nhỏ.

D. sẽ không bị tán sắc nếu chùm tia tới không phải là ánh sáng trắng.

Câu 10: Một con lắc lò xo gồm một viên bi nhỏ khối lượng m và lò xo khối lượng không đáng kể có độ cứng 10(N/m). Con lắc lò xo dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực tuần hoàn có tần số góc ωF . Biết biên độ của ngoại lực tuần hoàn không thay đổi. Khi thay đổi ωF thì biên độ dao động của viên bi thay đổi và khi ωF = 10 rad/s thì biên độ dao động của viên bi đạt giá trị cực đại. Khối lượng m của viên bi bằng

A. 40 g.                              B. 10 g.

C. 120 g.                            D. 100 g.

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

C

B

A

B

A

6

7

8

9

10

A

C

B

A

D

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1: Con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m, lò xo có độ cứng k được kích thích dao động với biên độ A. Khi đi qua vị trí cân bằng tốc độ của vật là v0. Khi tốc độ của vật là \(\dfrac{{{v_0}}}{3}\) thì nó ở li độ

A. \(x = \pm \dfrac{{2\sqrt 2 }}{3}\)        

B. \(x =  \pm A\)

C. \(x =  \pm \dfrac{2}{{\sqrt 3 }}A\)                   

D. \(x =  \pm \dfrac{{\sqrt 2 }}{3}A\)

Câu 2: Trong các nhận định sau về hiện tượng khúc xạ, nhận định không đúng là

A. Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới.

B. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến.

C. Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0.

D. Góc khúc xạ luôn bằng góc tới.

Câu 3: Một sợi dây AB dài 100 cm căng ngang, đầu B cố định, đầu A gắn với một nhánh của âm thoa dao động điều hòa với tần số 40Hz. Trên dây AB có một sóng dừng ổn định, A được coi là nút sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20m/s. Kể cả A và B, trên dây có

A. 3 nút và 2 bụng

B. 7 nút và 6 bụng

C. 9 nút và 8 bụng

D. 5 nút và 4 bụng

Câu 4: Trong dao động điều hòa, li độ và gia tốc biến thiên

A. lệch pha π/6 .

B. vuông pha với nhau.

C. vuông pha với nhau.

D. cùng pha với nhau.

Câu 5: Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo lực hồi phục tác dụng lên vật

A. có giá trị tỉ lệ thuận với li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.

B. có giá trị nghịch biến với li độ và luôn hướng ra xa vị trí cân bằng.

C. có độ lớn tỉ lệ thuận với độ biến dạng của con lắc lò xo.

D. có giá trị nghịch biến với li độ và luôn hướng về vị trí cân bằng.

Câu 6: Nhận định nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?

A. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.

B. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa.

C. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian.

D. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

Câu 7: Trong dao động điều hòa của một vật thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây không thay đổi theo thời gian ?

A. lực hồi phục, vận tốc, năng lượng toàn phần.

B. động năng, tần số, lực hồi phục.

C. biên độ, tần số, gia tốc.

D. biên độ, tần số, năng lượng toàn phần.

Câu 8: Một con lắc dao động điều hòa với phương trình li độ dài s = 2cos7t cm(t tính bằng giây). Tại nơi có gia tốc trọng trường g = 9,8 m/s2. Tỷ số giữa lực căng dây và trọng lực tác dụng lên quả cầu ở vị trí cân bằng là

A. 1,05.                              B. 0,95.

C. 1,01.                              D. 1,08.

Câu 9: Một vật có khối lượng m = 100 g được tính điện q = 10-6 gắn vào lò xo có độ cứng k = 40 N/m đặt trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Ban đầu người ta thiết lập một điện trường nằm ngang có hướng trùng với trục lò xo có cường độ E = 16.105 V/m. Khi vật đứng yên ở vị trí cân bằng, người ta đột ngột ngắt điện trường. Sau khi ngắt điện trường vật đó dao động điều hòa với biên độ là

A. 2,5 cm.                          B. 4 cm.

C. 3 cm.                             D. 6,4 cm.

Câu 10: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 10 N/m, khối lượng m = 100 g dao động trên mặt phẳng nằm ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 6 cm so với vị trí cân bằng. Hệ số ma sát giữa vật với mặt sàn là 0,2. Thời gian vật đi được quãng đường 6 cm kể từ lúc thả vật là :

A. \(\dfrac{\pi }{{30}}s\)  

B. \(\dfrac{\pi }{{25\sqrt 5 }}s\)

C. \(\dfrac{\pi }{{15}}s\)  

D. \(\dfrac{\pi }{{20}}s\)

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

D

C

A

C

D

6

7

8

9

10

B

D

C

B

C

 

...

---(Nội dung tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021 có đáp án Trường THPT Khoái Châu. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF