Nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp để các em có thể ôn tập và củng cố các kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Mời các em tham khảo.
Chúc các em học sinh lớp 12 thi tốt, đạt kết quả cao!
TRƯỜNG THPT ĐỨC HỢP |
ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021 MÔN: VẬT LÝ Thời gian: 50p |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Trong một mạch dao động LC lí tưởng cường độ dòng điện dao động với tần số góc 2.106 rad/s và có biên độ 3mA. Điện lượng chạy qua cuộn dây khi cường độ dòng điện tăng từ 0 đến khi có độ lớn bằng biên độ là
A. 1,5nC B. 3nC C. 6nC D. 2nC
Câu 2: Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian
A. Luôn ngược pha nhau
B. Với cùng biên độ
C. Luôn cùng pha nhau
D. Với cùng tần số
Câu 3: Tìm phát biểu sai. Sóng điện từ là sóng
A. Do điện tích sinh ra
B. Do điện tích dao động bức xạ ra
C. Có vectơ dao động vuông góc với phương truyền sóng
D. Có tốc độ truyền sóng bằng tốc độ ánh sáng
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tia X
A. Tia X là một loại sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn cả bước sóng của tia tử ngoại
B. Tia X là một loại sóng điện từ phát ra từ những vật bị nung nóng đến nhiệt độ khoảng 500oC
C. Tia X không có khả năng đâm xuyên
D. Tia X được phát ra từ đèn điện
Câu 5: Nguyên nhân gây ra hiện tượng tán sắc ánh sáng Mặt trời trong thí nghiệm Niu –tơn là
A. Thủy tinh đã nhuộm màu cho chùm ánh sáng Mặt Trời
B. Chiết suất của lăng kính đối với các ánh sáng đơn sắc khác nhau là khác nhau
C. Lăng kính có tác dụng làm biến đổi màu chùm ánh sáng Mặt Trời
D. Chùm ánh sáng Mặt Trời đã bị nhiễu xạ khi đi qua lăng kính
Câu 6: Nội dung chủ yếu của thuyết lượng tử ánh sáng nói về
A. Sự hình thành các vạch quang phổ của nguyên tử
B. Sự tồn tại các trạng thái dừng của nguyên tử hidro
C. Cấu tạo của các nguyên tử, phân tử
D. Sự phát xạ và hấp thụ ánh sáng của nguyên tử, phân tử
Câu 7: Trong thí nghiệm với tế bào quang điện cách nào dưới đây có thể làm tăng động năng của quang electron khi tới anôt
A. Tăng cường độ chùm sáng kích thích
B. Tăng hiệu điện thế đặt vào hai điện cực anôt và catôt
C. Giảm tần số ánh sáng kích thích
D. Tăng bước sóng ánh sáng kích thích
Câu 8: Số electron bị bứt ra khỏi catôt của một dòng quang điện trong một giây khi dòng điện bão hòa bằng 20μA là
A. 1,25.1015
B. 1,25.1014
C. 1,25.1013
D. 1,25.1012
Câu 9: Thông thường, hạt nhân càng bền vững khi có
A. Số nuclôn càng nhỏ
B. Số nuclôn càng lớn
C. Năng lượng liên kết càng lớn
D. Năng lượng liên kết riêng càng lớn
Câu 10: Trong phản ứng hạt nhân nguyên tử, đại lượng vật lí không được bảo toàn là
A. Khối lượng
B. Số nuclôn
C. Điện tích
D. Động lượng
ĐÁP ÁN
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
A |
d |
A |
A |
B |
D |
B |
B |
D |
A |
...
---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Một mạch điện dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có hệ số tự cảm L, tụ điện có điện dung C dao động tự do. Tần số góc của dao động là
Câu 2: Sóng điện từ FM có tần số 100MHz truyền với tốc độ 3.108m/s có bước sóng là
A. 300m B. 0,3m C. 30m D. 3m
Câu 3: Một chùm sáng Mặt Trời song song mảnh được truyền tới một lăng kính. Gọi dv, dt, dl lần lượt là góc lệch so với hướng của chùm sáng tới của các tia sáng màu vàng, tím, lam trong chùm sáng ló ra khỏi lăng kính. Trật tự đúng là
A. dt>dl>dv
B. dl>dt>dv
C. dv>dt>dl
D. dl>dv>dt
Câu 4: Sóng ánh sáng có đặc điểm
A. Không truyền được trong chân không
B. Tuân theo các định luật phản xạ, khúc xạ
C. Là sóng dọc
D. Là sóng ngang hay sóng dọc tùy theo bước sóng dài hay ngắn
Câu 5: Chiếu một chùm tia sáng trắng hẹp qua lăng kính, chùm tia ló gồm nhiều chùm sáng có màu sắc khác nhau. Hiện tượng đó gọi là
A. Khúc xạ ánh sáng
B. Giao thoa ánh sáng
C. Tán sắc ánh sáng
D. Phản xạ ánh sáng
Câu 6: Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng giải phóng electron ra khỏi
A. Bề mặt của kim loại khi dùng ánh sáng kích tích thích hợp
B. Liên kết với nguyên tử trong chất bán dẫn khi dùng ánh sáng kích thích thích hợp
C. Catốt bằng kim loại khi đốt nóng catốt
D. Bề mặt anot khi anot bị bắn phá bởi dòng electron có động năng lớn
Câu 7: Công thoát electron của kim loại làm catot của một tế bào quang điện là 4,5eV. Chiếu vào catot lần lượt các bức xạ có bước sóng λ1 =0,16um, λ2=0,2um, λ3=0,25um, λ4=0,3l λ5=0,36um; λ6=0,4um. Các bức xạ gây ra hiện tượng quang điện là
A. λ1, λ2
B. λ1, λ2, λ3
C. λ2, λ3, λ4
D. λ4, λ5, λ6
Câu 8: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng không giải thích được bằng tuyết lượng tử ánh sáng là
A. hiện tượng giao thoa ánh sáng
B. hiện tượng quang điện trong
C. hiện tượng huỳnh quang
D. quang phổ vạch của nguyên tử hidro
Câu 9:
A. m= mX - Zmp – NmN
B. m = ZmP + (A +Z)mN - mX
C. m= Zmp +(A +Z) mN -mX
D. m= ZmP + AmN -mX
Câu 10: Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số
A. proton nhưng số khối khác nhau
B. nơtron nhưng số khối khác nhau
C. nơtron nhưng số proton khác nhau
D. nuclon nhưng khác khối lượng
ĐÁP ÁN
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
A |
D |
A |
B |
C |
A |
B |
A |
C |
A |
...
---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1: Dao động điện từ trong mạch LC là quá trình
A. Biến đổi không tuần hoàn của điện tích trên tụ điện
B. Biến đổi theo hàm số mũ của chuyển động
C. Chuyển hóa tuần hoàn giữa năng lượng từ trường và nănng lượng điện trường
D. Bảo toàn hiệu điện thế giữa hai bản cực tụ điện
Câu 2: Trong mạch dao động LC đang có dao động điện từ tự do với tần số góc 104 rad/s. Điện tích cực đại của một bản tụ điện là 10-9C. Khi cường độ dòng điện trong mạch bằng 6.10-6A thì điện tích của bản tụ điện đó là
A. 2.10-10C
B. 4.10-10C
C. 6.10-10C
D. 8.10-10C
Câu 3: Một người đứng trước cách nguồn âm điểm S một đoạn d. Nguồn này phát sóng cầu. Coi môi trường không hấp thụ âm. Khi người đó đi lại gần nguồn âm thêm 50m thì thấy cường độ âm tăng lên gấp đôi. Khoảng cách d xấp xỉ bằng
A. 221m B. 22,5m C. 171m D. 29,3m
Câu 4: Tìm phát biểu sai . Hai sóng cùng tần số và dao động điều hòa cùng phương được gọi là sóng kết hợp nếu có
A. Cùng biên độ và cùng pha
B. Cùng biên độ và hiệu số pha không đổi theo thời gian
C. Hiệu biên độ không đổi theo thời gian
D. Hiệu số pha không đổi theo thời gian
Câu 5: Chiếu xiên góc một tia sáng hẹp gồm bức xạ đơn sắc đỏ, lam, tím đi từ không khí vào nước. Gọi rd, rl, rt lần lượt là góc khúc xạ ứng với tia đỏ, lam, tím. Các góc này sắp xếp theo thứ tự giảm dần là
A. rt, rl, rd
B. rd, rl, rt
C. rt, rd, rl
D. rl, rt, rd
Câu 6: Nguyên tử hidro đang ở trạng thái cơ bản, sau khi bị kích thích nó phát ra ánh sáng có tối đa ba vạch quang phổ. Electron trong nguyên tử hidro đã chuyển sang quỹ đạo ứng với n bằng
A. 5 B. 4 C. 2 D. 3
Câu 7: Giới hạn quang điện của kim loại natri là 0,58μm. Hiện tượng quang điện không xảy ra khi chiếu vào kim loại đó
A. Bức xạ màu đỏ
B. Tia tử ngoại
C. Tia Rơn-ghen
D. Bức xạ màu tím
Câu 8: Trong các ánh sáng đơn sắc sau đây, ánh sáng nào có khả năng gây ra hiện tượng quang điện mạnh nhất
A. Ánh sáng tím
B. Ánh sáng lam
C. Ánh sáng đỏ
D. Ánh sáng lục
Câu 9: Đồng vị là các nguyên tử mà hạt nhân của chúng
A. Có số khối A bằng nhau
B. Có cùng số proton và khác số nơtron
C. Có khối lượng bằng nhau
D. Có cùng số nơtron và khác số proton
Câu 10: Phạm vi tác dụng của lực hạt nhân cỡ
A. 10-15m B. 10-12m C. 10-10m D. 10-8m
ĐÁP ÁN
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
D |
C |
C |
B |
D |
A |
A |
B |
A |
...
---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Một người quan sát mặt biển thấy có 5 ngọn sóng đi qua trước mặt mình trong khoảng thời gian 10s và đo được khoảng cách giữa hai ngọn sóng liên tiếp là 5m. Tốc độ của sóng này là
A. 1 m/s B. 2m/s C. 3m/s D. 4m/s
Câu 2: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A, B cách nhau 10cm dao động theo phương thẳng đứng với phương trình lần lượt là uA = 3cos(40πt + π/6) ; uB = 4cos(40πt + 2π/3) Cho biết tốc độ truyền sóng là 40 cm/s. Một đường tròn có tâm là trung điểm của AB, nằm trên mặt nước có bán kính R = 4cm. Số điểm dao động với biên độ 5cm có trên đường tròn là
A. 30 B. 32 C. 34 D. 36
Câu 3: Để tạo ra được suất điện động dao động điều hòa bởi một khung dây thì từ thông qua khung dây phải
A. Biến thiên tuần hoàn theo thời gian
B. Biến thiên theo thời gian với quy luật hàm số mũ
C. Không đổi nhưng có cường độ đủ mạnh
D. Biến thiên theo thời gian với quy luật hàm sin hoặc côsin
Câu 4: Cho dòng điện xoay chiều I =Iosinwt chạy qua mạch gồm điện trở R va cuộn dây thuần cảm L mắc nối tiếp. Kết luận nào sau đây là đúng
A. uL sơm pha hơn uR góc π/2
B. uL cùng pha với u giữa hai đầu đoạn mạch
C. u giữa hai đầu đoạn mạch chậm pha hơn i
D. uL chậm pha so với I một π/2
Câu 5: Trong 1s dòng điện xoay chiều có tần số f =60Hz đổi chiều bao nhiêu lần
A. 60 B. 120 C. 30 D. 240
Câu 6: Một mạch điện RLC mắc nối tiếp,biết điện áp ở hai đầu điện trở thuần R, hai đầu cuộn cảm thuần L và hai đầu tụ điện C lần lượt bằng 4V, 6V và 9V. Nếu dòng điện qua đoạn mạch có dạng i=√2 coswt (A) và độ tự cảm của cuộn dây là 5,4.10-2H thì điện dung của tụ điên bằng
A. 10-3F
B. 10-2F
C. 10-4F
D. 10-5F
Câu 7: Một đoạn mạch điên gồm điện trở thuần, tụ điện và cuộn dây thuần cảm mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều u=20√2 cos2πft (V). Điều chỉnh độ tự cảm sao cho điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm đạt cực đại. Khi đó điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ và giữa hai đầu điện trở bằng nhau. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm là
A. 20√2 V B. 30V C. 20V D. 30√2V
Câu 8: Một máy phát điện xoay chiều một pha hoạt động cho suất điện động có giá trị hiệu dụng là E và tần số là f. Nếu cho tốc độ quay của roto tăng lên hai lần thì suất điện động có giá trị hiệu dụng và tần số lần lượt là
A. 2E; 2f B. E;f C. 2E;f D. E/2; f
Câu 9: Điện năng ở một trạm phát điện được truyền đi xa với điện áp 2kV. Hiệu suât của quá trình truyền tải là 80%. Muốn hiệu suất của quá trình truyền tải tăng lên đến 95% thì ta phải
A. Giảm điện áp xuống còn 0,5kV
B. Tăng điện áp lên đến 4kV
C. Giảm điện áp xuống còn 1KV
D. Tăn điện ạp lên đến 8kV
Câu 10: Người ta cần truyền một công suất điện bằng đường dây điện một pha 100kV dưới một điện áp hiệu dụng 5kV đi xa. Mạch điện có hệ số công suất cosφ =0,8. Muốn cho tỉ lệ năng lượng hao phí trên đường dây không quá 10% thì điện trở của đường dây phải thỏa mãn điều kiện nào là đúng nhất?
A. R < 5Ω
B. R > 5Ω
C. R > 16Ω
D. R < 16Ω
ĐÁP ÁN
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
B |
B |
D |
A |
B |
A |
A |
A |
B |
D |
...
---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1: Dao động điện tử trong mạch dao động là một dòng điện xoay chiều có
A. Tần số rất lớn
B. Cường độ rất lớn
C. Hiệu điện thế rất lớn
D. Chu kì rất lớn
Câu 2: Trong dao động điện từ với chu kì T của mạch LC, năng lượng từ trường trên cuộn dây biến thiên tuần hoàn với chu kì
A. T/2
B. T
C. 2T
D. Không điều hòa
Câu 3: Quang phổ vạch hấp thụ là
A. Quang phổ gồm những vạch màu riêng biệt trên một nền tối
B. Quang phổ gồm những vạch màu biến đổi liên tục
C. Quang phổ gồm những vạch tối trên nền quang phổ liên tục
D. Quang phổ gồm những vạch tối trên nền sáng
Câu 4: Thí nghiệm có thể sử dụng để đo bước sóng ánh sáng là thí nghiệm
A. Tán sắc ánh sáng của Niu-tơn
B. Tổng hợp ánh sáng trắng
C. Giao thoa với khe Y-âng
D. Về áng sáng đơn sắc
Câu 5: Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng với khe Y-âng, biết D = 1 m , a = 1 mm, khoảng cách từ vân sáng thứ 4 đến vân sáng thứ 10 ở cùng một phía so với vân trung tâm là 3,6 mm. Bước sóng của ánh sáng được dùng trong thí nghiệm là
A. 0,44 μm B. 0,52 μm C. 0,60 μm D. 0,58 μm
Câu 6: Giới hạn quang điện của khi loại phụ thuộc vào
A. Năng lượng của phôtôn chiếu tới kim loại
B. Động năng ban đầu của êlectron khi bật ra khỏi kim loại
C. Bản chất của kim loại
D. Bước sóng của ánh sáng chiếu vào kim loại
Câu 7: Trong các tia sau, tia nào thể hiện tính chất hạt (lượng tử ) rõ nhất ?
A. Tia hồng ngoại
B. Tia tử ngoại
C. Tia gamma
D. Tia X.
Câu 8: Giới hạn quang điện của một kim loại là λo = 0,6 μm. Công thoát của kim loại đó là
A. 3,31.10-18 J.
B. 20,7 eV.
C. 2,07 eV.
D. 3,31.10-20J
Câu 9: Lực hạt nhân chỉ tác dụng khi khoảng cách giữa hai nuclôn
A. Bằng kích thước nguyên tử
B. Lớn hơn kích thước nguyên tử
C. Rất nhỏ (khoảng vài mm).
D. Bằng hoặc nhỏ hơn kích thước của hạt nhân
Câu 10: Để đánh giá độ bền vững của các hạt nhân nguyên tử người ta dựa vào
A. Số khối A của hạt nhân
B. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân
C. Năng lượng liên kết của hạt nhân
D. Độ hụt khối của hạt nhân
ĐÁP ÁN
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
D |
A |
A |
A |
A |
D |
D |
B |
A |
B |
...
---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của đề thi, các em vui lòng xem online hoặc tải về)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2021 có đáp án Trường THPT Đức Hợp. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!