YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Võ Thị Sáu có đáp án

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập chuẩn bị cho kì thi THPT QG sắp diễn ra, HOC247 giới thiếu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Võ Thị Sáu có đáp án, được biên tập tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước, với phần đề và đáp án giải chi tiết. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo học tập. Chúc các em có một kì thi đạt kết quả tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

VÕ THỊ SÁU

ĐỀ THI THỬ THPT QG

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN ĐỊA LÍ 12

Thời gian: 60 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Biện pháp bảo vệ đất trồng ở đồi núi nước ta là 

  1. đẩy mạnh tăng vụ. B. chống nhiễm mặn. C. chống nhiễm phèn. D. trồng cây theo băng.

Câu 2. Hạn hán ở nước ta thường gây ra nguy cơ 

  1. rét hại. B. cháy rừng. C. sương muối. D. rét đậm.

Câu 3. Thủy sản nước ngọt ở nước ta thường được nuôi tại 

  1. vịnh biển. B. ao hồ. C. bãi triều. D. đầm phá.

Câu 4. Sản phẩm nào sau đây ở nước ta không thuộc công nghiệp khai thác nhiên liệu?

  1. Than đá. B. Dầu mỏ. C. Khí đốt. D. Quặng sắt.

Câu 5. Đồng bằng song Hồng không có thế mạnh về 

  1. đất phù sa. B. nước ngầm. C. thủy năng. D. biển đảo.

Câu 6. Vùng đồi trước núi ở Bắc Trung Bộ có thế mạnh về 

  1. nuôi gia súc lớn. B. trồng lúa gạo. C. nuôi thủy sản. D. khai thác gỗ quý.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, cho biết tỉnh nào sau đây giáp biển?

A. Ninh Thuận. B. Đồng Nai. C. Tây Ninh. D. Bình Phước.

Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết trong các hệ thống song sau đây, hệ thống  song nào có tỉ lệ diện tích lưu vực lớn nhất? 

  1. Sông Mã. B. Sông Ba. C. Sông Thu Bồn. D. Sông Thái Bình.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết vùng khí hậu nào sau đây thuộc miền khí hậu  phía Bắc? 

  1. Nam Bộ. B. Nam Trung Bộ. C. Đông Bắc Bộ. D. Tây Nguyên.

Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây thuộc miền Tây Bắc và  Bắc Trung Bộ? 

  1. Phu Luông. B. Sông Gâm. C. Đông Triều. D. Ngân Sơn.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết trung tâm kinh tế nào sau đây thuộc Đông  Nam Bộ? 

  1. Mỹ Tho. B. Biên Hòa. C. Cần Thơ. D. Cà Mau.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào có số lượng trâu lớn nhất trong các  tỉnh sau đây? 

A. Quảng Trị. B. Quảng Bình. C. Hà Tĩnh. D. Nghệ An.

Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết trong các tỉnh sau đây, tỉnh nào có tỉ lệ diện  tích rừng so với diện tích toàn tỉnh lớn nhất? 

  1. Tuyên Quang. B. Cao Bằng. C. Lai Châu. D. Thái Nguyên

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có luyện  kim màu? 

  1. Thái Nguyên. B. Việt Trì. C. Cẩm Phả. D. Nam Định.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực,  thực phẩm nào sau đây có quy mô nhỏ? 

  1. Thanh Hóa. B. Vinh. C. Đà Nẵng. D. Quy Nhơn.

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 3 nối Hà Nội với nơi nào sau đây? A. Bắc Kạn. B. Hà Giang. C. Lạng Sơn. D. Lào Cai.

Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, cho biết khai thác bôxit có ở tỉnh nào sau đây thuộc  Trung du và miền núi Bắc Bộ? 

  1. Cao Bằng. B. Hà Giang. C. Lào Cai. D. Lai Châu.

Câu 18. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, cho biết Khu kinh tế ven biển Hòn La thuộc tỉnh nào  sau đây? 

  1. Thanh Hóa. B. Nghệ An. C. Hà Tĩnh. D. Quảng Bình.

Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết cây hồ tiêu được trồng nhiều ở tỉnh nào sau  đây thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ? 

  1. Bình Thuận. B. Ninh Thuận. C. Phú Yên. D. Khánh Hòa.

Câu 20. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây thuộc  Đông Nam Bộ? 

  1. Mộc Bài. B. Đồng Tháp. C. An Giang. D. Hà Tiên.

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

B

B

D

C

A

A

A

C

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

D

A

A

B

A

A

D

A

A

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU - ĐỀ 02

Câu 1. Sự chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) của nước ta là:

A. tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành thủy sản.

B. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi.

C. tăng tỉ trọng ngành thủy sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp.

D. tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng liên tục trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.

Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về ngành vận tải đường biển của nước ta?

A. Không có điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường biển.

B. Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu là theo hướng tây - đông.

C. Có nhiều cảng biển và cụm cảng quan trọng.

D. Tất cả các thành phố trực thuộc Trung ương đều có cảng biển nước sâu.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, đỉnh núi có độ cao lớn nhất ở vùng núi Trường Sơn Nam là

A. Kon Ka Kinh.

B. Ngọc Linh.

C. Lang Bian.

D. Bà Đen.

Câu 4. Nguồn than khai thác của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu

A. phục vụ cho nhu cầu đời sống của nhân dân trong vùng.

B. làm phụ gia cho công nghiệp hoá chất.

C. phục vụ cho ngành luyện kim

D. làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu.

Câu 5. Điểm cực Tây phần đất liền nước ta ở kinh độ 102o09'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, thuộc tỉnh

A. Lai Châu.

B. Điện Biên.

C. Sơn La.

D. Hoà Bình

Câu 6. Để đảm bảo vai trò của rừng đối với việc bảo vệ môi trường, theo quy hoạch chúng ta phải đảm bảo

A. độ che phủ rừng cả nước là 20 - 30%, vùng núi dốc phải đạt 40 - 50%.

B. độ che phủ rừng cả nước là 30 - 40%, vùng núi dốc phải đạt 50 - 60%.

C. độ che phủ rừng cả nước là 40 - 45%, vùng núi dốc phải đạt 60 - 70%.

D. độ che phủ rừng cả nước là 45 - 50%, vùng nùi dốc phải đạt 70 - 80%.

Câu 7. Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm ảnh hưởng rất lớn đến

A. việc sử dụng lao động.

B. mức gia tăng dân số.

C. tốc độ đô thị hoá.

D. quy mô dân số của đất nước.

Câu 8. Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta là

A. gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.

B. sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.

C. sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới.

D. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá.

Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là

A. đất feralit trên đá badan, đất xám trên phù sa cổ.

B. đất phù sa sông, đất xám trên phù sa cổ.

C. đất phèn, đất feralit trên đá badan.

D. đất xám trên phù sa cồ, đất feralit trên đá vôi.

Câu 10. Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân để Đồng bằng sông Hồng cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

A. Cơ cấu kinh tế của vùng không còn phù hợp.

B. Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch.

C. Đòi hỏi của sự phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội.

D. Các vùng khác đã chuyển dịch xong.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hai đô thị nào dưới đây có quy mô dân số (năm 2007) dưới 100 nghìn người?

A. Hải Dương và Hưng Yên.

B. Hưng Yên và Bắc Ninh.

C. Hưng Yên và Phủ Lý.

D. Phủ Lý và Thái Binh.

Câu 12. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến sự suy thoái tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là do

A. khai thác bừa bãi, quá mức.

B. sự tàn phá của chiến tranh.

C. nạn cháy rừng.

D. chủ trương, chính sách của Nhà nước.

Câu 13. Nhận định nào dưới đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta?

A. Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh.

B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.

C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.

D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo.

Câu 14. Dạng địa hình chiếm diện tích lớn nhất trên lãnh thổ nước ta là

A. đồng bằng.

B. đồi núi thấp.

C. núi trung bình.

D. núi cao.

Câu 15. Dãy núi góp phần tạo ra sự phân hoá Đông - Tây của khí hậu vùng Bắc Trung Bộ là

A. Trường Sơn Bắc.

B. Bạch Mã.

C. Hoành Sơn.

D. Hoàng Liên Sơn.

Câu 16. Vùng có số dân đô thị nhiều nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Đông Nam Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bàng sông Cửu Long

Câu 17. Để tăng sản lượng lương thực ở nước ta, biện pháp quan trọng nhất là

A. đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.

B. mở rộng diện tích đất trồng cây lương thực.

C. đẩy mạnh khai hoang phục hoá ở miền núi.

D. kêu gọi đẩu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp.

Câu 18. Các tỉnh, thành phố của Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là:

A. Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Binh Thuận.

B. Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

C. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận.

D. Đà Năng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận, Ninh Thuận.

Câu 19. Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Atiat Địa lí Việt Nam trang 19, các tỉnh có tỉ lệ diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đạt dưới 10% phân bố ở những vùng nào của nước ta?

A. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 20. Sự khác biệt của Tây Nguyên với các vùng khác về vị trí là

A. không giáp biển.

B. giáp với Campuchia.

C. giáp với nhiều vừng.

D. giáp Lào.

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

C

B

D

B

D

A

B

A

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

A

D

B

A

B

A

C

C

A

 
 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU - ĐỀ 03

Câu 1. Nhận định nào sau đây không đúng với thiên nhiên nước ta?

A. Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu ở phần lãnh thổ phía Bắc là đới rừng nhiệt đới gió mùa.

B. Mỗi năm các đồng bằng nước ta lấn ra biển hàng trăm mét.

C. Đất chủ yếu ở đai ôn đới gió mùa trên núi là đất mùn thô.

D. Đất phù sa chiếm gần 24% diện tích cả nước.

Câu 2. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta hiện nay?

A. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn thấp hơn thành thị.

B. Tốc độ tăng nguồn lao động cao hơn tốc độ tăng dân số.

C. Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn nông thôn.

D. Năng suất lao động thấp do chất lượng nguồn lao động chưa được cải thiện.

Câu 3. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9 và kiến thức đã học cho biết vùng có lượng mưa thấp nhất nước ta là vùng nào và cho biết nguyên nhân tại sao?

A. Thung lũng thượng nguồn sông Mã (nam Tây Bắc) , do khuất gió, xa biển và phơn tây nam.

B. Ninh Thuận- Bình Thuận, do địa hình song song với hướng gió và ảnh hưởng của dòng biển lạnh hoạt động mạnh.

C. Mường Xén (Nghệ An) do khuất gió, xa biển và chịu tác động của phơn tay nam khô nóng.

D. Thung lũng sông Ba (sông Đà Rằng), do khuất gió và xa biển.

Câu 4. Ý nào sau đây không còn chính xác với đặc điểm dân cư nước ta hiện nay?

A. Tỉ số giới tính khi sinh mất cân đối, nam nhiều hơn nữ.

B. Dân số đang có sự biến đổi nhanh về cơ cấu nhóm tuổi.

C. Cơ cấu dân số trẻ, tốc độ tăng ngày càng nhanh gây bùng nổ dân số.

D. Dân cư phân bố chưa hợp lí giữa đồng bằng và miền núi.

Câu 5. Dựa vào yếu tố nào miền khí hậu phía Nam phân thành 2 mùa mưa, khô?

A. Chế độ nhiệt.

B. Chế độ mưa.

C. Chế độ bức xạ Mặt Trời. 

D. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.

Câu 6. Giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta là

A. kiểm soát tốc độ tăng dân số đi đôi đẩy mạnh phát triển kinh tế và phân bố hợp lí dân cư.

B. nâng cao chất lượng nguồn lao động và giảm gia tăng dân số xuống mức thấp.

C. giảm gia tăng dân số, tăng cường xuất khẩu lao động và đẩy mạnh đô thị hóa.

D. đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa và xuất khẩu lao động.

Câu 7. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15 cho biết thành phố nào sau đây không có mật độ dân số quá 2000  người/km2 ?

A. Biên Hòa. 

B. Hải Phòng.

C. Hà Nội.

D. Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 8. Cho bảng số liệu

Số dân thành thị và tỷ lệ dân thành thị của nước ta qua các năm

Nhận xét nào sau đây là chính xác nhất?

A. Dân số nông thôn tăng nhưng đang giảm đi trong cơ cấu.

B. Dân số thành thị tăng nhưng đang giảm đi trong cơ cấu.

C. Dân số nông thôn giảm nhưng đang tăng lên trong cơ cấu.

D. Dân số thành thị tăng, dân số nông thôn giảm.

Câu 9. Ba đỉnh núi cao nhất của nước ta được sắp xếp theo thứ tự độ cao giảm dần là

A. Pusilung, Phanxipăng, Puxailaileng. 

B. Phanxipăng, Puxailaileng, Pusilung.

C. Phanxipăng, Pusilung, Puxailaileng. 

D. Puxailaileng, Pusilung, Phanxipăng.

Câu 10. Dãy núi nào ở nước ta có thiên nhiên phân hoá đủ ba đai cao?

A. Cánh cung Ngân Sơn.  

B. Hoàng Liên Sơn.

C. Phanxipăng.

D. Trường Sơn.

Câu 11. Dựa vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 15, 16 và kiến thức đã học cho biết nhận định nào sau đây chính xác nhất?

A. Có nhiều thành phần dân tộc, trong đó người thiểu số chỉ sống ở các khu vực miền núi.

B. Cơ cấu dân số đang trong thời kì “cơ cấu dân số vàng” với tỉ lệ giới tính nam nhiều hơn nữ.

C. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở đồng bằng, trong đó đồng bằng sông Hồng có mật độ cao nhất và nhiều đô thị lớn nhất.

D. Tỉ lệ thành thị có sự biến động theo thời gian và nước ta hiện có trên 800 đô thị.

Câu 12. Vùng trời của một quốc gia có chủ quyền được quy định như thế nào?

A. Bao gồm toàn bộ không gian trên đất liền ra đến hết ranh giới ngoài của thềm lục địa.

B. Bao gồm toàn bộ không gian trên đất liền ra đến hết ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế và không gian trên các đảo.

C. Bao gồm toàn bộ không gian trên đất liền và không gian trên các đảo.

D. Bao gồm toàn bộ không gian trên đất liền ra đến hết ranh giới ngoài của lãnh hải và không gian trên các đảo.

Câu 13. Cho bảng số liệu sau

Lượng mưa (mm) của Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh

Nguyên nhân nào làm Hà Nội có mưa cực đại vào tháng 8, Thành phố Hồ Chí Minh mưa cực đại vào tháng 9?

A. Tháng 8 dải hội tụ nhiệt đới vắt ngang ở Hà Nội, tháng 9 hoạt động mạnh của gió mùa Tây Nam ở Thành phố Hồ Chí Minh.

B. Hoạt động mạnh của gió mùa Đông Nam và ảnh hưởng của bão ở 2 địa điểm trên.

C. Mặt trời lên thiên đỉnh ở cả 2 địa điểm trên và ảnh hưởng của bão.

D. Hoạt động mạnh của bão vào tháng 8 ở Hà Nội, gió Tín Phong hoạt động mạnh ở Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 9.

Câu 14. Ở miền khí hậu phía Bắc, vào mùa đông xuất hiện những ngày có thời tiết nắng, ấm. Kiều thời tiết này được đem lại bởi

A. gió phơn Tây Nam khô nóng.

B. gió Tín Phong Bắc Bán Cầu.

C. gió mùa Đông Nam.  

D. gió mùa đông qua biển biến tính trở nên nóng ẩm.

Câu 15. Vùng biển mà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng các nước khác được đặt ông dẫn dầu, dây cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do hoạt động hàng hải và hàng không theo luật biển 1982 là

A. vùng lãnh hải.   

B. thềm lục địa.

C. vùng biển và vùng trời trên biển. 

D. vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không phải của địa hình Đồng bằng sông Cửu Long?

A. Nhiều bãi bồi ven sông.

B. Nhiều đầm lầy, ô trũng ngập nước.

C. Ngoài cùng là cồn cát, đầm phá, ở giữa là vùng đất trũng, trong cùng là đồng bằng.

D. Gồm vùng thượng châu thổ và vùng hạ châu thổ.

Câu 17. Hiện nay (tháng 1 năm 2018) tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn) có những ngày có hiện tượng tuyết và đóng băng. Vì sao xứ sở nhiệt đới lại có hiện tượng này?

A. Mẫu Sơn nằm ở vĩ độ cao và ở vị trí trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc cùng xu hướng biến đổi khí hậu.

B. Mẫu Sơn nằm cao so với mực nước biển và ở vĩ độ cao cùng xu hướng biến đổi khí hậu.

C. Mẫu Sơn nằm cao so với mực nước biển và ở vị trí trực tiếp đón gió mùa Đông Bắc cùng xu hướng biến đổi khí hậu.

D. Do biến đổi khí hậu và sự hoạt động mạnh của gió mùa Đông Bắc.

Câu 18. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, cho biết đỉnh núi cao nhất trong khối núi cực Nam Trung Bộ là đỉnh nào?

A. Ngọc Linh.                         B. Bi Doup.

C. Ngọc Krinh.                       D. Chư Yang Sin.

Câu 19. Biểu đồ dưới đây thể hiện nội dung nào?

A. Sự phân hóa theo mùa của chế độ nhiệt ẩm ở Hà Nội.

B. Chế độ mưa phân hóa theo mùa của Hà Nội.

C. Khí hậu phân hóa theo mùa của Hà Nội.

D. Lượng mưa trung bình năm và tháng mưa cực đại của Hà Nội.

Câu 20.Nhận định nào sau đây đúng hoàn toàn khi nói về một trong các đặc điểm của thiên nhiên nước ta?

A. Nước ta có mùa khô rất sâu sức do chịu tác động của phơn Tây Nam khô nóng và nơi có mùa khô kéo dài nhất là Bắc Trung Bộ.

B. Số tháng lạnh có xu hướng giảm từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây (xét cùng độ cao), từ vùng núi xuống đồng bằng.

C. Gió mùa đông bắc  hoạt động giảm dần từ Bắc vào Nam, từ Tây sang Đông, từ vùng núi xuống đồng bằng.

D. Nguyên nhân căn bản nhất làm thiên nhiên nước ta phân hóa bắc nam là do lãnh thổ kéo dài theo nhiều vĩ độ làm cho góc nhập xạ có sự chênh lệch  giữa hai miền lãnh thổ.

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03

1

2

3

4

5

B

A

B

C

B

6

7

8

9

10

A

B

A

C

B

11

12

13

14

15

C

D

A

B

D

16

17

18

19

20

C

A

A

B

D

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU - ĐỀ 04

Câu 1. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chất lượng tăng trưởng nền kinh tế nước ta những năm qua?

A. Tăng về số lượng nhưng chậm chuyển biến về chất lượng sản phẩm.

B. Có giá thành sản phẩm hạ, cạnh tranh hiệu quả trên thị trường quốc tế.

C. Hiệu quả kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn chưa cao.

D. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa đảm bảo phát triển bền vững.

Câu 2. Hai nhà máy thuỷ điện có công suất lớn thuộc vùng Trung du và miền nùi Bắc Bộ là

A. Hoà Bình, Sơn La.

B. Tuyên Quang, Thác Bà.

C. Hàm Thuận, Đa Mi.

D. Trị An, Yaly.

Câu 3. Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta là

A. Gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.

B. sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới.

C. sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp.

D. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá.

Câu 4. Biện pháp chủ yếu để giảm bớt tỉ lệ thất nghiệp ở khu vục thành thị là

A. đẩy mạnh công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn lao động.

B. phát triển công nghiệp, dịch vụ.

C. phân bố lại lao động trên phạm vi cả nước.

D. đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

Câu 5. Vùng nào sau đây có nhiều đất phèn, đất mặn và nhiều diện tích rừng ngập hơn các vùng khác?

A. Đồng bằng sông Cửu Long.

B. Duyên hải Nam Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Đồng bằng sông Hồng.

Câu 6. Định hướng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp của Đồng sông Hồng là

A. tập trung cho các ngành công nghiệp hiện đại.

B. hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm.

C. tập trung cho các ngành công nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài

D. đẩy mạnh khai thác khí đốt

Câu 7. Các hệ sinh thái rừng cận nhiệt đới lá rộng và lá kim phát triển trên đất feralit có mùn xuất hiện ở độ cao

A. từ 600 - 700 m đến 1600 - 1700 m.

B. từ 1600 - 1700 m đến 2000 m,

C. từ 2000 m đến 2600m.

D. từ 2600m trở lên.

Câu 8. Căn cứ vào biểu đồ miền Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, sự chuyển dịch cơ cấu GDP của nước ta trong giai đoạn 1990 - 2007 diễn ra theo hướng:

A. giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - thuỷ sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng.

B. tăng tỉ trọng khu vực nông - lâm - thuỷ sản, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng.

C. giữ nguyên tỉ trọng của hai khu vực kinh tế.

D. giữ nguyên tỉ trọng khu vực nông- lâm - thuỷ sản, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp xây dựng.

Câu 9. Nguyên nhân cơ bản khiến cho tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta hiện nay còn cao là

A. ngành dịch vụ kém phát triển.

B. chất lượng lao động ở nông thôn còn thấp.

C. hạ tầng kĩ thuật, đặc biệt là giao thông vận tải kém phát triển.

D. sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ, nghề thủ công ít phát triển.

Câu 10. Việc mở rộng diện tích đất trồng cây lương thực nước ta trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2005 diễn ra chủ yếu ở

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. các đồng bằng duyên hải miền Trung,

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. miền núi và trung du.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cao nguyên nào dưới đây không thuộc vùng núi Tây Bắc?

A. Tà Phình.

B. Sín Chải.

C. Mộc Châu.

D. Lâm Viên.

Câu 12. Các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là:

A. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

B. Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế.

C. Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế.

D. Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế.

Câu 13. Trong phát triển du lịch biển, Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ là do

A. có nhiều bãi biển đẹp và nổi tiếng hơn.

B. có nhiều đặc sản hơn.

C. có vị trí thuận lợi hơn.

D. có quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất xuyên suốt các tỉnh trong vùng

Câu 14. Biển có ảnh hưởng sâu sắc đến thiên nhiên phần đất liền nước ta chủ yếu do

A. Biển Đông là một biển rộng.

B. hướng núi tạo điều kiện cho ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền.

C. bờ biển có nhiều vùng, vịnh ăn sâu vào đất liền.

D. hình dạng lành thổ kéo dài, hẹp ngang.

Câu 15. Hơn 3 triệu người Việt hiện đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung nhiều nhất là ở

A. Liên bang Nga.

B. Hoa Kì, Ôxtrâylia.

C. các nước Đông Âu.

D. Anh và một số nước Tây Âu khác.

Câu 16. Tây Nguyên là địa bàn phân bố chính của các dân tộc

A. Khơ-me, Hoa.

B. Tày, Nùng,

C. Thải, Mông.

D. Ba-na, Xê-đăng, Ê-đê.

Câu 17. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, tỉnh có GDP bình quân tính theo đầu người (năm 2007) cao nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Bắc Giang.

B. Phú Thọ.

C. Quảng Ninh.

D. Lào Cai.

Câu 18. Hoạt động nào sau đây thuộc về lâm nghiệp?

A. Mở rộng diện tích trồng chè.

B. Vận chuyển gỗ đã qua chế biến.

C. Xuất khẩu đồ gỗ mĩ nghệ.

D. Chế biến gỗ và lâm sản.

Câu 19. Cho bảng số liệu:

Nhận xét nào sau đây là đúng từ bảng số liệu trên?

A. Từ năm 2000 đến năm 2013, sản lượng thuỷ sản của nước ta tăng được 5 triệu tấn.

B. Sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng tăng bằng nhau.

C. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng mạnh hơn khai thác.

D. Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng mạnh hơn nuôi trồng.

Câu 20. Khi di chuyển xuống phía Nam, gió mùa Đông Bắc hầu như bị chặn lại ở

A. sông Bến Hải.

B. dãy Bạch Mã.

C. dãy Hoành Sơn.

D. các cao nguyên Nam Trung Bộ.

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

C

B

A

B

A

A

D

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

A

A

D

B

D

C

D

C

B

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 TRƯỜNG THPT VÕ THỊ SÁU - ĐỀ 05

Câu 41: Các hoạt động lâm nghiệp ở nước ta gồm

A. trồng rừng, khai thác, chế biến gỗ

B. lâm sinh, chế biến gỗ và lâm sản

C. lâm sinh, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

D. khoanh nuôi bảo vệ rung, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

Câu 42: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có ngành công nghiệp dệt may?

A. Thanh Hóa

B. Phúc Yên

C. Hà Nội

D. Hạ Long

Câu 43: Đàn gia cầm ở nước ta có xu hướng không ngừng tăng lên chủ yếu là do

A. có nguồn thức ăn dồi dào từ ngành trồng trọt

B. nhu cầu thịt, trứng cho tiêu dùng ngày càng tăng

C. dịch vụ thú y được chú trọng phát triển

D. chính sách phát triển chăn nuôi của Nhà nước

Câu 44: Đây là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung.

A. Nha Trang.

B. Vinh.

C. Thanh Hóa

D. Đà Nẵng.

Câu 45: Đặc điểm không đúng với chế độ nhiệt của nước ta là

A. nơi nào chịu tác động của gió mùa Đông Bắc sẽ có biên độ nhiệt cao hơn

B. nền nhiệt độ tương đối đồng đều trên toàn lãnh thổ vào thời kì mùa hạ (ở cùng độ cao địa hình)

C. nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều lớn hơn 200C (trừ các vùng núi cao)

D. nhiệt độ trung bình năm tăng dần khi đi từ Nam ra Bắc và biên độ nhiệt trong Nam lớn hơn ngoài Bắc

Câu 46: Thế mạnh hàng đầu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta hiện nay

A. có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú, đa dạng.

B. có nguồn lao động dồi dào, lương thấp.

C. có thị trường xuất khẩu rộng mở.

D. có nhiều cơ sở, phân bố rộng khắp trên cả nước

Câu 47: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trong các trung tâm công nghiệp sau đây, trung tâm công nghiệp nào không có ngành công nghiệp cơ khí?

A. Hải Phòng.

B. Việt Trì

C. Vũng Tàu

D. Biên Hòa

Câu 48: Cho bảng số liệu sau: Xu hướng biến động dân số Nhật Bản thời kỳ 1950 -2010

Năm

1950

1970

1997

2010

Số dân (triệu người)

83,0

104,0

126,0

128,0

Dưới 15 tuổi (%)

35,4

23,9

15,3

13,2

Từ 15-64 tuổi (%)

59,6

69,0

69,0

63,7

65 tuổi trở lên (%)

5,0

7,1

15,7

23,1

Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu nhóm tuổi của dân số Nhật Bản giai đoạn 1950 -2025 là

A. Biểu đồ cột

B. Biểu đồ tròn

C. Biểu đồ miền

D. Biểu đồ đường

Câu 49: Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ:

A. có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước

B. có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao

C. Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên

D. Khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có.

Câu 50: Hậu quả nghiêm trọng của tình trạng di dân tự do tới những vùng trung du và miền núi là

A. tài nguyên và môi trường ở các vùng nhập cư bị suy giảm

B. các vùng xuất cư thiếu hụt lao động

C. làm tăng thêm khó khăn cho vấn đề việc làm ở vùng nhập cư

D. gia tăng sự mất cân đối tỉ số giới tính giữa các vùng nước ta

Câu 51: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, trong các địa điểm phân bố công nghiệp sau đây, địa điểm nào là điểm công nghiệp?

A. Thái Nguyên

B. Hà Giang

C. Việt Trì

D. Huế

Câu 52: Cơ cấu mùa vụ lúa ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng

A. mở rộng diện tích lúa đông xuân và hè thu

B. mở rộng diện tích lúa đông xuân và lúa mùa

C. giảm diện tích vụ mùa, tăng diện tích vụ hè thu

D. giảm diện tích vụ đông xuân, tăng diện tích vụ hè thu.

Câu 53:  Mùa đông ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có đặc điểm

A. đến muộn và kết thúc sớm

B. đến sớm và kết thúc sớm

C. đến muộn và kết thúc muộn

D. đến sớm và kết thúc muộn

Câu 54: Tác động lớn nhất của quá trình  đô thị hóa tới nền kinh tế nước ta là

A. tạo thêm việc làm cho người lao động

B. tạo ra thị trường có sức mua lớn

C. thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

D. lan tỏa ngày càng rộng rãi lối sống thành thị tới các vùng nông thôn xung quanh

Câu 55: Dựa vào bản đồ sông ngòi trang 10 Atlat Địa lí Việt Nam, đi dọc quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam lần lượt của các con sông là

A. sông Hồng, sông Mã, sông Gianh, sông Ba, sông Tiền

B. sông Hồng, sông Gianh, sông Mã, sông Ba, sông Tiền

C. sông Hồng, sông Mã, sông Gianh, sông Tiền, sông Ba

D. sông Hồng, sông Ba, sông Mã, sông Gianh, sông Tiền

Câu 56: Cho bảng số liệu:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ

(Đơn vị: tỉ đồng)

Năm

Tổng số

Chia ra

Kinh tế Nhà nước

Kinh tế ngoài Nhà nước

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

2006

485 844

147 994

151 515

186 335

2010

811 182

188 959

287 729

334 494

 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011, NXB Thống kê, 2012)

Nhận xét nào sau đây sai khi nói về quy mô giá trị sản xuất công nghiệp và cơ cấu phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2006 và năm 2010?

A. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 tăng gấp 1,7 lần năm 2006

B. Tỉ trọng khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước giảm

C. Tỉ trọng thấp nhất thuộc về khu vực kinh tế Nhà nước

D. Tỉ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng

Câu 57: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, các trung tâm công nghiệp Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh được xếp theo thứ tự về quy mô giá trị sản xuất công nghiệp từ lớn đến bé là

A. Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Hải Phòng

B. Hưng Yên, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng

C. Hải Phòng, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh

D. Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên

Câu 58: Dự báo đến năm 2025, dân số Nhật Bản chỉ còn 117,0 triệu người. Nguyên nhân chủ yếu làm cho dân số Nhật Bản ngày càng giảm sút là

A. Do số người già trong xã hội nhiều nên tỉ suất tử quá lớn

B. Do dân cư Nhật Bản sang các nước phương Tây sinh sống

C. Do không còn các dòng nhập cư từ các nước vào Nhật Bản

D. Do tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm và đạt giá trị âm

Câu 59: Đây không phải là một đặc điểm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay:

A. Đem lại hiệu quả kinh tế cao

B. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm

C. Có tác động đến sự phát triển các ngành khác

D. Có thế mạnh lâu dài để phát triển

Câu 60: Hiện nay, Việt Nam là nước đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu các loại nông sản như

A. cà phê, điều, hồ tiêu

B. cà phê, bông, chè

C. cà phê, đậu tương, hồ tiêu

D. cao su, lạc, hồ tiêu

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05

41

42

43

44

45

C

C

B

D

D

46

47

48

49

50

A

B

C

D

A

51

52

53

54

55

B

A

A

C

A

56

57

58

59

60

B

D

D

B

A

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Võ Thị Sáu có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF