YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Nguyễn Trân có đáp án

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Nguyễn Trân có đáp án là bộ đề thi thử THPT QG môn Địa lí 12 được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án lời giải chi tiết góp phần giúp các em học sinh có thêm tài liệu rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi THPT QG sắp tới, Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em, chúc các em học sinh có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

NGUYỄN TRÂN

ĐỀ THI THỬ THPT QG

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN ĐỊA LÍ 12

Thời gian: 60 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Cơ cấu GDP của Hoa Kì có sự chuyển dịch theo hướng

A. Giảm tỉ trọng khu vực I, III; tăng tỉ trọng khu vực II.

B. Tăng tỉ trọng khu vực I; giảm tỉ trọng khu vực II, III.

C. Giảm tỉ trọng khu vực I; tăng tỉ trọng khu vực II, III.

D. Giảm tỉ trọng khu vực I, II; tăng tỉ trọng khu vực III.

Câu 2. Đặc điểm phân bố dân cư của Hoa Kì là

A. tập trung ở vùng trung tâm, thưa thớt ở vùng núi Coocđie.

B. tập trung ở vùng ven Đại Tây Dương, thưa thớt ở miền Tây.

C. tập trung ở vùng trung tâm, thưa thớt ở miền Tây.

D. tập trung ở miền Đông Bắc, thưa thớt ở miền Tây.

Câu 3. Các quốc gia thành lập tổ hợp công nghiệp hàng không E-bớt ở Châu Âu là

A. Đức, Bỉ, Hà Lan.

B. Đức, Pháp, Bỉ.

C. Thụy Điển, Hà Lan, Pháp.

D. Đức, Pháp, Anh.

Câu 4. Ý nào sau đây không phải là khó khăn hiện nay của các nước EU?

A. Nạn di cư từ các nước Trung Đông.

B. Bùng nổ dân số.

C. Xảy ra nhiều cuộc xung đột, khủng bố.   

D. Một số nước tách ra khỏi EU.

Câu 5. Cho biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu dân số thế giới phân theo các châu lục giai đoạn 1750-2015

Nhận xét không đúng với biểu đồ trên là

A. tỉ lệ dân số của Châu Âu giảm chủ yếu do xu hướng già hóa dân số.

B. châu Á có tỉ lệ dân số lớn nhất, châu Đại Dương có tỉ lệ dân số thấp nhất.

C. tỉ lệ dân số của các châu lục có sự thay đổi chủ yếu do xuất cư và nhập cư.

D. phân bố dân cư trên thế giới có sự thay đổi theo thời gian.

Câu 6. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, trong 4 địa điểm có lượng mưa trung bình năm lớn nhất là

A. Hà Nội.                

B. Huế.

C. Nha Trang.

D. Phan Thiết.

Câu 7. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết nhiệt độ trung bình năm của phần lãnh thổ nước ta từ Huế trở ra Bắc chủ yếu là

A. dưới 18oC.   

B. từ 180C đến 20oC.

C. trên 20oC.

D. trên 24oC.

Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm kinh tế của Liên Bang Nga?

A. Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành kinh tế mũi nhọn.

B. Giá trị nhập siêu ngày càng lớn.

C. Hệ thống đường sắt có vai trò quan trọng.

D. Quỹ đất nông nghiệp lớn.

Câu 9. Cho bảng số liệu:

Nhiệt độ trung bình các tháng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh

(đơn vị:0C)

Biên độ nhiệt trung bình năm của Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh lần lượt là

A. 13,70C và 9,40C.

B. 12,50C và 3,20C.

C. 3,20C và 12,50C.

D. 9,40C và 13,30C.

Câu 10. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tính độ che phủ rừng của nước ta năm 2007 biết diện tích lãnh thổ nước ta là 331.212 km2.

A. 38,4%.                  B. 38,5%.

C. 3,8%.                    D. 3,7%.

Câu 11. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết lát cắt A-B từ sơn nguyên Đồng Văn đến cửa sông Thái Bình không có đặc điểm nào sau đây?

A. Có 6 thang bậc địa hình, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

B. Có các thung lũng sông đan xen khu vực đồi núi thấp và trung bình, sơn nguyên Đồng Văn ở độ cao trên 1500m.

C. Thấp dần từ tây bắc xuống đông nam, địa hình có tính phân bậc.

D. Chủ yếu là khu vực núi cao hiểm trở cao nhất là núi Phia Booc, chiều dài thực tế của lát cắt là 600km.

Câu 12. Đây không phải là tác động của cuộc Cách mạng Khoa học và công nghệ hiện đại đến sự phát triển kinh tế- xã hội?

A. Khoa học công nghệ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

B. Xuất hiện các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao.

C. Thay đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế.

D. Khoa học công nghệ làm thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi.

Câu 13. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực hình thành không dựa trên cơ sở nào?

A. Những quốc gia có nét tương đồng về địa lí.

B. Những quốc gia có nét tương đồng về văn hóa- xã hội.

C. Những quốc gia có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.

D. Những quốc gia này cùng giàu tài nguyên thiên nhiên.

Câu 14. Yếu tố chính làm hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưa ít ở nước ta là

A. vĩ độ.  

B. ảnh hưởng của biển.

C. địa hình.

D. mạng lưới sông ngòi.

Câu 15. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, đô thị nào trong các đô thị sau có quy mô dân số trên 1 triệu người ở nước ta?

A. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng.   

B. Hà Nội, Hải Phòng, TP.Hồ Chí Minh.

C. Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

D. Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh.

Câu 16. Những đỉnh núi cao trên 2000m của vùng núi Đông Bắc nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực nào?

A. Giáp biên giới Việt- Trung.

B. Khu vực phía Nam của vùng.

C. Vùng thượng nguồn sông Chảy.

D. Khu vực trung tâm.

Câu 17. Cho biểu đồ

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

A. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều nhỏ hơn và tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Hồng.

B. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều nhỏ hơn và tháng đỉnh lũ sớm hơn sông Hồng.

C. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ sớm hơn sông Hồng.

D. Sông Mê Công có lưu lượng nước trung bình các tháng đều lớn hơn và tháng đỉnh lũ muộn hơn sông Hồng.

Câu 18. Bảng số liệu: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm (đơn vị: mm)

Địa điểm

Lượng mưa

Lượng bốc hơi

Cân bằng ẩm

Hà Nội

1676

989

+687

Huế

2868

1000

+1868

TP. Hồ Chí Minh

1931

1686

+245

Hãy lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của 3 địa điểm trên?

A. Biểu đồ kết hợp.

B. Biểu đồ cột chồng.

C. Biểu đồ cột ghép.

D. Biểu đồ đường.

Câu 19.

Tình hình xuất nhập khẩu của các nhóm nước trên thế giới (Đơn vị: tỉ USD)

Nhận định nào sau đây không đúng về tình hình xuất khẩu của thế giới?

A. Các nước đang phát triển chỉ chiếm dưới 30% giá trị xuất nhập khẩu của thế giới.

B. Các nước phát triển luôn trong tình trạng nhập siêu.

C. Giá trị xuất nhập khẩu của các nước đang phát triển tăng nhanh hơn các nước phát triển.

D. Các nước đang phát triển luôn trong tình trạng nhập siêu.

Câu 20. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, các đô thị loại I của nước ta là

A. Hải Phòng, Đông Hà, Vũng Tàu.

B. Hải Phòng, Huế, Vũng Tàu.

C. Huế, Đông Hà, Đà Nẵng.    

D. Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng.

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01

1

2

3

4

5

D

B

D

B

C

6

7

8

9

10

B

C

B

B

B

11

12

13

14

15

D

D

D

C

B

16

17

18

19

20

C

D

C

D

D


----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN - ĐỀ 02

Câu 1. Ngập lụt nghiêm trọng nhất ở Đồng bằng sông Hồng là do

A. do mưa lũ và triều cường.

B. mức độ đô thị hóa cao, diện mưa bão rộng, lũ tập trung trong các hệ thống sông lớn.

C. mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ nguồn về.

D. mức độ đô thị hóa cao, diện mưa bão rộng, triều cường.

Câu 2. Rêu và địa y phủ kín thân cây, cành cây là đặc điểm sinh vật ở độ cao nào ở vùng núi nước ta?

A. 1000m- 1600m.

B. trên 2600m.

C. 900- 1000m.

D. 1600m- 1700m đến 2600m.

Câu 3. Nhận định nào sau đây đúng với sự phân bố dân cư nước ta?

A. Dân cư tập trung chủ yếu ở miền núi.  

B. Dân cư tập trung chủ yếu ở thành thị.

C. Dân cư tập trung đông ở đồng bằng. 

D. Dân cư thưa thớt ở đồng bằng.

Câu 4. Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình ở nước ta là

A. bóc mòn- xâm thực.

B. xâm thực.

C. xâm thực- bồi tụ.

D. bồi tụ.

Câu 5. Trình độ đô thị hóa nước ta thấp thể hiện rõ nhất ở

A. quy mô đô thị nhỏ.

B. tỉ lệ dân thành thị thấp hơn mức trung bình.

C. nhiều đô thị mang chức năng hành chính.

D. cơ sở hạ tầng đô thị còn ở mức độ thấp.

Câu 6. Ngành nào sau đây không được chú trọng phát triển trong chính sách công nghiệp mới của Trung Quốc?

A. Điện tử.                       B. Hóa dầu.  

C. Luyện kim.                  D. Chế tạo máy.

Câu 7. Sông ngòi nước ta có thủy chế theo mùa là hệ quả của chế độ

A. mưa mùa.                   B. sinh vật.

C. gió mùa.                     D. đất đai.

Câu 8. Dầu mỏ của Liên Bang Nga tập trung nhiều ở

A. cao nguyên Trung Xi-bia.

B. đồng bằng Tây Xi-bia.

C. đồng bằng Đông Âu.

D. ven Bắc Băng Dương.

Câu 9. Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu phần lãnh thổ phía Nam nước ta?

A. Tính chất cận xích đạo gió mùa.   

B. Nóng quanh năm.

C. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt.  

D. Rừng cận xích đạo gió mùa.

Câu 10. Dân cư phân bố chưa hợp lí gây hậu quả là

A. làm ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng lao động và khai thác tài nguyên.

B. tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị cao.

C. khu vực đồng bằng khai thác tài nguyên quá mức, miền núi thiếu lao động.

D. nơi thừa lao động, nơi thiếu lao động.

Câu 11. Việc làm đang là vấn đề kinh tế xã hội lớn ở nước ta vì

A. kinh tế chậm phát triển, việc làm ít.

B. tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm còn gay gắt.

C. nhu cầu việc làm cao.

D. đào tạo lao động còn nhiều bất cập, lao động chưa đáp ứng yêu cầu.

Câu 12. Tỉ trọng khu vực nông- lâm- ngư nghiệp trong GDP ở các nước đang phát triển cao hơn các nước phát triển là do

A. Số lao động trong nông lâm ngư nghiệp nhiều hơn.

B. Sản xuất nông lâm ngư nghiệp được chú trọng phát triển.

C. Trình độ công nghiệp hóa thấp hơn.

D. Có điều kiện tự nhiên để phát triển nông lâm ngư nghiệp.

Câu 13. Kiểu địa hình nào sau đây không thuộc Mĩ La-tinh?

A. Dãy An-đet.    

B. Bồn địa Sat.

C. Đồng bằng Amadôn.

D. Sơn nguyên Guy-an.

Câu 14. Cho bảng số liệu:

SỐ DÂN NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN 2000 ĐẾN 2012

(Nghìn người)

Nguồn: Niêm giám thống kê 2015.

Nhận xét đúng nhất là

A. Tỉ lệ nữ ngày càng tăng qua các năm.

B. Tỉ số giới tính có xu hướng tăng lên qua các năm.

C. Tỉ số giới tính có xu hướng giảm qua các năm.

D. Tỉ lệ nam lớn hơn tỉ lệ nữ.

Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, chiếm tỉ trọng từ cao xuống thấp lần lượt là

A. trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp.

B. dịch vụ nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt.

C. chăn nuôi, trồng trọt, dịch vụ nông nghiệp.

D. chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, trồng trọt.

Câu 16. Diện tích trồng lúa của Nhật Bản ngày càng giảm, không phải do

A. mức tiêu thụ lúa gạo trên đầu người giảm.

B. khí hậu cận nhiệt và ôn đới ít thích hợp.

C. một phần diện tích dành cho quần cư.

D. diện tích dành cho trồng cây khác tăng lên.

Câu 17. Cơ cấu dân số nước ta hiện nay có đặc điểm là

A. cơ cấu dân số đang chuyển tiếp từ trẻ sang già.

B. cơ cấu dân số trẻ.

C. dân số còn tăng nhanh, cơ cấu trẻ.

D. dân số còn tăng nhanh

Câu 18. Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa đã tác động đến sản xuất nông nghiệp biểu hiện ở đặc điểm

A. sự phân mùa khí hậu

B. tính thất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu ảnh hưởng đến nông nghiệp.

C. tính mùa vụ của sản xuất.

D. lượng mưa theo mùa.

Câu 19. Cho biểu đồ

CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2000-2013 (%)

Nguồn: Niêm giám thống kê 2015.

Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên?

A. Tỉ trọng lao động ở khu vực dịch vụ tăng chậm hơn và thấp hơn công nghiệp- xây dựng.

B. Cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế ổn định.

C. Giảm tỉ trọng lao động khu vực công nghiệp- xây dựng và dịch vụ.

D. Giảm tỉ trọng lao động khu vực nông- lâm- ngư nghiệp.

Câu 20. Cảnh quan chính của Mĩ La-tinh là

A. xavan và xavan rừng, thảo nguyên và  thảo nguyên rừng.

B. vùng núi cao, hoang mạc và bán hoang mạc.

C. thảo nguyên và thảo nguyên rừng, vùng núi cao.

D. rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm, xavan và xavan rừng

 

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02

1

2

3

4

5

B

D

C

C

B

6

7

8

9

10

C

A

B

D

A

11

12

13

14

15

B

C

B

B

A

16

17

18

19

20

A

A

C

D

D

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN - ĐỀ 03

Câu 1. Vùng biển mà ranh giới ngoài của nó chính là biên giới trên biển của quốc gia được gọi là

A. Nội thủy

B. Lãnh hải

C. Vùng tiếp giáp lãnh hải

D. Vùng đặc quyền kinh tế

Câu 2. Tỉnh nào dưới đây vừa có cửa khẩu đường biển, vừa có cửa khẩu đường bộ với Trung Quốc

A. Quảng Ninh

B. Hòa Bình

C. Hà Giang

D. Cao Bằng

Câu 3. Đặc điểm nào sau đây không còn đúng với dân số nước ta

A. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc

B. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ

C. Mật độ dân số trung bình toàn quốc tăng

D. Dân cư phân bố chưa hợp lí

Câu 4. Một trong những đặc điểm cơ bản của điểm công nghiệp nước ta là

A. Thường hình thành ở các tỉnh miền núi

B. Mới được hình thành ở nước ta

C. Do Chính phủ thành lập

D. Có các ngành chuyên môn hóa

Câu 5. Căn cứ vào bản đồ Nhiệt độ ở Atlat ĐỊa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng 1 ở miền khí hậu phía Bắc phổ biến là

A. Dưới 14oC

B. Dưới 16oC

C. Dưới 18oC - 20oC

D. Dưới 24oC

Câu 6. Vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm số 1 của nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Vùng Đông Nam Bộ

Câu 7. Yếu tố quan trọng nhất giúp Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng sản xuất lương thực lớn ở nước ta

A. Khí hậu nhiệt đới gió mùa độ ẩm cao

B. Đất phù sa màu mỡ

C. Vị trí thuận lợi

D. Thị trường tiêu thụ lớn

Câu 8. Thung lũng sông tạo nên ranh giới giữa vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc là

A. Thung lũng sông Đà

B. Thung lũng sông Mã

C. Thung lũng sông Cả

D. Thung lũng sông Thu Bồn

Câu 9. Nhìn chung trên toàn quốc, mùa bão nằm trong khoảng thời gian

A. Từ tháng III đến tháng X

B. Từ tháng VI đến tháng XI

C. Từ tháng V đến tháng XII

D. Từ tháng V đến tháng X

Câu 10. Năng suất lao động ở nước ta hiện nay thuộc nhóm thấp nhất thế giới, nguyên nhân là

A. Trình độ khoa học - kĩ thuật và chất lượng lao động thấp

B. Phân bố lao động trên phạm vi cả nước còn bất hợp lí

C. Phân công lao động xã hội theo ngành còn chậm chuyển biến

D. Trình độ đô thị hóa thấp

Câu 11. Sự phân hóa của các điều kiện địa hình, đất trồng ở nước ta

A. Thuận lợi cho việc nhân rộng diện tích các cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao trên cả nước

B. Thuận lợi cho việc nhân rộng diện tích các cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao trên cả nước

C. Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng

D. Cho phép áp dụng hệ thống canh tác giống nhau giữa các vùng

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, những vùng nào ở nước ta không có khu kinh tế cửa khẩu

A. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ

B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long

C. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long

D. Đồng bằng sông Hồng, Duyên hải Nam Trung Bộ

Câu 13. Điều kiện nào dưới đây là đúng với vùng Bắc Trung Bộ trong phát triển công nghiệp

A. Có nguồn lao động với chất lượng cao nhất cả nước

B. Có cửa ngõ thông ra biển để mở rộng sự giao lưu cả nước

C. Giáp với Tây Nguyên, có nguồn nguyên liệu dồi dào từ nông - lâm nghiệp

D. Có cơ sở vật chất kĩ thuật tốt phục vụ cho công nghiệp

Câu 14. Để khai thác có hiệu quả đất nông nghiệp ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vấn đề đặt ra hàng đầu là

A. Xây dựng các công trình thủy lợi

B. Trồng rừng ven biển

C. Tăng vụ

D. Đổi mới giống

Câu 15. Căn cứ vào Atlat ĐỊa lí Việt Nam trang 18, hai vùng tập trung diện tích đất trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả ở nươc ta là

A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ

B. Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long

C. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long

D. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ

Câu 16. Gió mùa mùa đông hoạt động ở nước ta trong thời gian

A. Từ tháng V đến tháng X

B. Từ tháng VI đến tháng XII

C. Từ tháng XI đến tháng IV năm sau

D. Từ tháng XII đến tháng VI năm sau

Câu 17. Ảnh hưởng lớn nhất của đô thi hóa tới sự phát triển kinh tế nước ta là

A. Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa

B. Tăng tỉ lệ lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật

C. Tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

D. Tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Câu 18. Giải pháp quan trọng nhất để tránh rủi ro trong việc mở rộng các vùng sản xuất cây công nghiệp ở Tây Nguyên là

A. Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh

B. Đa dạng hóa cơ cấu cây công nghiệp

C. Đẩy mạnh khâu chế biến sản phẩm

D. Tìm thị trường xuất khẩu ổn định

Câu 19. Các cây công nghiệp hằng năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là

A. Cà phê, cao su, mía

B. Lạc, bông, chè

C. Mía, lạc, đậu tương

D. Lạc, chè, thuốc lá

Câu 20. Vấn đề tiêu biểu nhất của Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là

A. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu

B. Phát triển nghề cá

C. Hình thành các vùng chuyên canh

D. Thu hút đầu tư

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

B

A

B

C

B

B

B

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

D

B

A

A

C

C

A

C

A

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN - ĐỀ 04

Câu 1: Duyên hải Nam Trung Bộ có ưu thế hơn vùng Bắc Trung Bộ trong phát triển nghề  cá là do

A. tất cả các tỉnh đều giáp biển. 

B. có các ngư trường rộng lớn.

C. bờ biển có nhiều vũng, vịnh. 

D. có các dòng biển chảy ven bờ.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với chế độ nhiệt của nước ta?

A. Nhiệt độ trung bình tháng I phía Bắc thấp hơn phía Nam.

B. Nhiệt độ trung bình năm tăng từ miền Bắc vào miền Nam.

C. Nhiệt độ trung bình tháng VII cao hơn nhiệt độ tháng I.

D. Biên độ nhiệt năm tăng dần từ miền Bắc vào miền Nam.

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 8, cho biết than đá tập trung nhiều nhất ở nơi nào sau đây?

A. Lạng Sơn. 

B. Thái Nguyên.

C. Hải Phòng. 

D. Quảng Ninh.

Câu 4: Dạng địa hình nằm chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng là

A. sơn nguyên.  

B. cao nguyên.  

C. núi thấp. 

D. trung du.

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất cả nước?

A. Bà Rịa – Vũng Tàu. 

B. Cà Mau. 

C. Bình Thuận.

D. Kiên Giang.

Câu 6: Sự hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian là do:

A. nhằm phát huy thế mạnh về lâm nghiệp của mỗi tỉnh.

B. nhằm khai thác có hiệu qủa thế mạnh về lâm nghiệp của mỗi tỉnh.

C. tỉnh nào cũng có nhiều thế mạnh để phát triển tổng hợp kinh tế biển.

D. Mỗi tỉnh đi từ đông sang tây đều có biển, đồng bằng, gò đồi và núi.

Câu 7: Cơ sở chủ yếu để cơ cấu ngành công nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ đa dạng là do

A. tài nguyên thiên nhiên đa dạng.  

B. Giao lưu thuận lợi với vùng khác

C. lao động có nhiều kinh nghiệm. 

D. chính sách ưu tiên của Nhà nước

Câu 8:  Đồng bằng sông Hồng có bình quân lương thực theo đầu người thấp là do

A. năng suất lúa thấp.   

B. số dân rất đông.

C. diện tích đồng bằng nhỏ.  

D. sản lượng lúa không cao.

Câu 9: Cho biểu đồ:

 Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Diện tích gieo trồng và giá trị sản xuất cây lương thực của nước ta

B. Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng cây lương thực nước ta

C. Quy mô và cơ cấu diện tích gieo trồng cây lương thực của nước ta

D. Cơ cấu diện tích gieo trồng, giá trị sản xuất cây lương thực nước ta

Câu 10: Việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ, lại có ý nghĩa rất lớn, vì các đảo là

A. Căn cứ để tiến ra biển trong thời đại mới.

B. cơ sở để khẳng định chủ quyền vùng biển.

C. nơi tổ chức quần cư, phát triển sản xuất.  

D. hệ thống tiền tiêu của vùng biển nước ta

Câu 11: Trung Quốc phát triển mạnh các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở nông thôn là do

A. có lực lượng lao động dồi dào, nguồn nguyên vật liệu sẵn có.

B. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng làm tăng giá trị hàng hóa

C. công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thu hút nhiều lao động.

D. góp phần thực hiện quá trình công nghiêp hóa ở nông thôn.

Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết cửa khẩu Xa Mát thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Đồng Nai. 

B. Bình Phước 

C. Tây Ninh.

D. Bình Dương.

Câu 13: Mục đích của khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ là

A. đẩy mạnh đầu tư vốn và công nghệ. 

B. Tăng cường đầu tư lao động kĩ thuật.

C. sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên. 

D. nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ.

Câu 14: Việc phát huy thế mạnh của từng vùng đã dẫn tới

A. hình thành các vùng kinh tế trọng điểm và dịch vụ tư vấn đầu tư.

B. phân hóa sản xuất giữa các vùng, xuất hiện vùng kinh tế trọng điểm.

C. chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển mạnh ngành viễn thông.

D. sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân hóa sản xuất giữa các vùng.

Câu 15: Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 – 2015

Năm

2005

2008

2010

2012

2015

Diện tích (Nghìn ha)

7329,2

7437,2

7489,4

7761,2

7384,9

Sản lượng (nghìn tấn)

35832,9

38729,8

40005,6

43737,8

45215,6

Nhận xét nào sau đây đúng với diện tích và sản lượng lúa của nước ta giai đoạn 2005  - 2015 theo bảng số liệu trên?

A. Năng suất lúa tăng nhanh hơn sản lượng. 

B. Năng suất lúa có xu hướng tăng liên tục

C. Sản lượng lúa tăng chậm hơn diện tích.   

D. Diện tích lúa có xu hướng tăng liên tục

Câu 16: Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là

A. giảm nhiệt độ trung bình. 

B. nguồn nước ngầm hạ thấp.

C. tăng tình trạng xâm nhập mặn. 

D. mùa khô không còn rõ rệt.

Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết phát biểu nào sau đây không đúng với giao thông nước ta

A. Hệ thống đường ô tô  nối với hệ thống giao thông xuyên Á

B. Có mạng lưới đường bộ phủ khắp cả  nước

C. Có nhiều tuyến bay tromg nước và quốc tế.

D. Tuyến đường biển nội địa chủ yếu theo chiều ngang.

Câu 18: Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản phát triển chủ yếu dựa vào

A. nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú. 

B. vị trí gần các trung tâm công nghiệp.

C. mạng lưới giao thông vận tải rất thuận lợi.

D. đội ngũ lao động có chuyên môn cao.                

Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết lưu lượng nước trung bình lớn nhất của sông Hồng vào tháng nào sau đây?

A. XI.                         B. X.

C. IX.                         D. VIII.

Câu 20: Miền Tây Trung Quốc là nơi có       

A. hạ lưu các con sông lớn.  

B. khí hậu ôn đới gió mùa

C. khí hậu ôn đới lục địa 

D. các đồng bằng châu thổ.

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04

1

2

3

4

5

B

D

D

D

D

6

7

8

9

10

D

A

B

A

B

11

12

13

14

15

A

C

D

D

B

16

17

18

19

20

C

D

A

D

C

---

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-----

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÂN - ĐỀ 05

Câu 1: Quy mô dân số đông của nước ta có thuận lợi lớn nhất là:

A. khai thác tài nguyên hiệu quả hơn.

B. cải thiện chất lượng cuộc sống.

C. giải quyết được nhiều việc làm.

D. tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết ở Tây Nguyên cây cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào sau đây?

A. Đăk Nông.              B. Gia Lai.

C. Đăk Lăk                  D. Kon Tum

Câu 3: Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là

A. chỉ tác động đến lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ.

B. sự phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp.

C. sự xuất hiện ngày một nhiều các ngành dịch vụ mới.

D. sự phát triển nhanh chóng các ngành công nghệ cao.

Câu 4: Bộ phận nào sau đây là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển của nước ta?

A. Thềm lục địa.  

B. Tiếp giáp lãnh hải.  

C. Lãnh hải.     

D. Đặc quyền kinh tế.

Câu 5: Đặc điểm nào sau đây của Biển Đông làm tăng độ ẩm các khối khí di chuyển qua biển gây mưa nhiều cho nước ta?

A. Biển rộng, nhiệt độ cao và thay đổi theo mùa   

B. Biển nhỏ, nhiệt độ cao và thay đổi theo mùa

C. Biển nhỏ, nhiệt độ thấp và không ổn định. 

D. Biển rộng, nhiệt độ thấp và không ổn định.

Câu 6: Cho bảng số liệu:

Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây của nước ta, giai đoạn 2010 – 2015

Năm

2010

2013

2014

2015

Cây hàng năm

11 214,3

11 714, 4

11 665, 4

11 674,3

Cây lâu năm

2 846, 8

3 078,1

3 144, 0

3 245,3

 (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam 2016)

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích cây trồng của nước ta, giai đoạn 2010 – 2015?

A. Diện tích cây lâu năm tăng nhanh hơn cây hàng năm.

B. Diện tích cây hằng năm tăng nhanh hơn cây lâu năm.

C. Diện tích cây hằng năm giảm liên tục, cây lâu năm tăng.

D. Diện tích cây hằng năm và cây lâu năm tăng liên tục

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, cho biết tỉnh nào sau đây không giáp Lào?

A. Lai Châu.                 B. Nghệ An.

C. Kom Tum                 D. Điện Biên. 

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết khu kinh tế ven biển Vân Đồn thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Quảng Ninh.             B. Hải Dương. 

C. Bắc Ninh.                 D. Thái Bình.

Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây có hướng chính là tây bắc – đông nam?

A. Ngân Sơn.                B. Con Voi.

C. Bạch Mã                    D. Đông Triều.

Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng về điều kiên tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Đông Nam Á?

A. Sinh vật biển đa dạng  

B. Kiểu khí hậu ôn đới.          

C. Thực vật phong phú.  

D. Khoáng sản giàu có.

Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia Ba Bể thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Tuyên Quang.            B. Cao Bằng 

C. Bắc Kạn.                   D. Hà Giang.

Câu 12: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, cho biết sông nào sau đây không thuộc hệ thống sông Cửu Long?

A. sông Cái Bè.             B. sông Bé.

C. sông Tiền.                D. sông Hậu.

Câu 13: Gió Tín phong Bắc bán cầu hoạt động ở nước ta gây ra mùa khô kéo dài cho khu vực nào sau đây?

A. Tây Bắc                    B. Tây Nguyên 

C. Đông Triều.               D. Trung Bộ.

Câu 14: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, cho biết tỉnh nào sau đây đã xây dựng khu kinh tế trên biển trên đảo?

A. Cà Mau.                    B. Quảng Ninh.

C. Hà Tĩnh.                    D. Kiên Giang.

Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nhà máy nhiệt điện nào sau đây có công suất trên 1000 MV?

A. Phả Lại, Phú Mỹ, Thủ Đức 

B. Phả Lại, Phú Mỹ, Cà Mau

C. Phả Lại, Phú Mỹ, Na Dương 

D. Phả Lại, Phú Mỹ, Bà Rịa

Câu 16: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta?

A. Tỉ trọng chăn nuôi lấy sữa tăng so với chăn nuôi lấy thịt.

B. Tỉ trọng của cây công nghiệp tăng so với cây lương thực

C. Tỉ trọng của ngành trồng trọt tăng so với chăn nuôi.

D. Tỉ trọng của ngành trồng trọt giảm so với chăn nuôi.

Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với phân bố nông sản của nước ta?

A. Lạc trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ.  

B. Cao su trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ.

C. Trâu, bò nuôi nhiều nhất ở Tây Nguyên.  

D. Lúa trồng nhiều ở Đồng bằng sông Hồng.

Câu 18: Cho bảng số liệu:

Tống sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo giá hiện hành của một số quốc gia

(Đơn vị: USD)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2016)

Năm

2010

2015

Bru-nây

34 852,0

30 555,0

Cam-pu-chia

783,0

1 159,0

Lào

9 069,0

9 768,0

Mi-an-ma

2 145,0

2 904,0

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về so sánh tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người theo giá hiện hành giữa các quốc gia qua hai năm?

A. Lào tăng chậm hơn Mi-an-ma.

B. Bru-nây tăng nhanh hơn Lào.

C. Cam-pu-chia tăng chậm hơn Lào.

D. Cam-pu-chia tăng chậm hơn Mi-an-ma

Câu 19: Tiềm năng du lịch vượt trội của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung so với các vùng kinh tế trọng điểm khác là có

A. nhiều đảo gần bờ nhất.

B. nhiều bãi biển đẹp

C. số giờ nắng cao nhất.  

D. vùng biển rộng nhất.

Câu 20: Nhân tố nào sau đây không phải là ưu thế để phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng?

A. Tài nguyên thiên nhiên giàu có nhất nước

B. Nguồn lao động đông và có trình độ.

C. Có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. 

D. Nguồn lao  động đông,  nhiều kinh nghiệm.

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05

1

2

3

4

5

D

C

D

C

A

6

7

8

9

10

A

A

A

B

B

11

12

13

14

15

C

B

B

D

B

16

17

18

19

20

C

C

A

B

A

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Nguyễn Trân có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON