YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu có đáp án

Tải về
 
NONE

Để giúp các em học sinh có thêm tài liệu học tập, rèn luyện kĩ năng làm đề, kết hợp củng cố kiến thức chuẩn bị bước vào kì thi THPT QG sắp tới. HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu học tập: Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu có đáp án, được HOC247 biên soạn và tổng hợp từ các trường THPT trên cả nước. Mời các em cùng quý thầy cô tham khảo học tập. Chúc các em có kết quả học tập thật tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT

NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

ĐỀ THI THỬ THPT QG

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN ĐỊA LÍ 12

Thời gian: 60 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. So với khu vực Tây Bắc, khu vực Đông Bắc có

A. mùa đông đến sớm và kết thúc muộn hơn.

B. mùa đông đến muộn và kết thúc muộn hơn.

C. mùa đông đến sớm và kết thúc sớm hơn.

D. mùa đông đến muộn và kết thúc sớm hơn.

Câu 2. Ý nào sau đây không đúng khi nói về dân số của Đồng bằng sông hồng?

A. Là vùng đông dân nhất nước ta.

B. Có nguồn lao động dồi dào.

C. Người lao động có kinh nghiệm và trình độ sản xuất.

D. Phần lớn dân số sống ở thành thị.

Câu 3. Hằng năm, lãnh thổ nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn do

A. có góc nhập xạ lớn quanh năm và có 2 lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.

B. phần lớn diện tích nước ta là đồi núi.

C. có nhiệt độ cao quanh năm.

D. quanh năm trời trong xanh, ít nắng

Câu 4. Thành tựu quan trọng nhất của sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua là

A. bước đầu hình thành các vùng trọng điểm sản xuất lương thực hàng hoá.

B. Sản lượng tăng nhanh, đáp ứng vừa đủ cho nhu cầu của hơn 90 triệu dân.

C. diện tích tăng nhanh, cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi.

D. đảm bảo đủ nhu cầu trong nước và trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.

Câu 5. Một trong những nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng phòng hộ là

A. Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

B. Đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng,

C. Trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

D. Duy trì và phát triển hoàn cành rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

Câu 6. Mức sống của các dân tộc trên đất nước ta còn chênh lệch do

A. lịch sử định cư của các dân tộc mang lại.

B. các dân tộc có văn hoá, phong tục tập quán khác nhau.

C. sự phân bố tài nguyên thiên nhiên không đồng đều giữa các vùng.

D. trình độ sản xuất của các dân tộc khác nhau.

Câu 7. Căn cứ vào biểu đồ cột thuộc bản đồ Lâm nghiệp (năm 2007) ở Atlat trang 20, hãy cho biết trong giai đoạn 2000 - 2007 tổng diện tích rừng của nước ta tăng

A. 1284 nghìn ha.

B. 1428 nghìn ha.

C. 1824 nghìn ha.

D. 12184 nghìn ha.

Câu 8. Căn cứ vào bản đồ Thuỷ sản (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, các tỉnh có giá trị sản xuất thuỷ sản trong tồng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản dưới 5% ở nước ta phân bố chủ yếu ở hai vùng nào?

A. Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.

B. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

C. Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.

Câu 9. Theo cách phân loại hiện hành, cơ cấu công nghiệp theo ngành ở nước ta được chia thành ba nhóm chính là:

A. công nghiệp khai thác ; công nghiệp chế biến ; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

B. công nghiệp nặng; công nghiệp nhẹ; công nghiệp phụ trợ.

C. công nghiệp cấp một; công nghiệp cấp hai; công nghiệp cấp ba.

D. công nghiệp khai thác ; công nghiệp chế biến; công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.

Câu 10. Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng lớn nhất cả nước chủ yếu là do có

A. điều kiện khí hậu ổn định.

B. nhiều ngư trường trọng điểm.

C. nhiều bãi triều, diện tích mặt nước lớn.

D. vùng biển rộng, thềm lục địa nông

Câu 11. Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta là

A. gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.

B. sử dụng ngày càng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghệ mới.

C. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá.

D. mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm, phần lớn để tiêu dùng tại chỗ.

Câu 12. Bắc Trung Bộ có thế mạnh để chăn nuôi gia súc là do

A. có vùng núi ở phía tây.

B. có vùng đồi trước núi.

C. có dải đồng bằng kéo dài.

D. có các bãi bồi ven sông.

Câu 13. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế (nông - lâm - ngư nghiệp: khu vực % công nghiệp - xây dựng: khu vực II, dịch vụ: khu vực III) ở nước ta chuyển dịch theo hướng:

A. tăng khu vực I, giảm khu vực II và khu vực III.

B. tăng khu vực II, giảm khu vực I và khu vực III.

C. Giảm khu vực III, tăng khu vực I và khu vực II.

D. giảm khu vực I, tăng khu vực II và khu vực III.

Câu 14. Độ dốc chung của địa hình nước ta là

A. thấp dần từ bắc xuống nam.

B. thấp dần từ tây sang đông.

C. thấp dần từ đông bắc xuống tây nam.

D. thấp dần từ tây bắc xuống đông nam.

Câu 15. Các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. cơ khí, chế biến nông - lâm - thuỷ sản và sản xuất hàng tiêu dùng.

B. luyện kim, chế biến nông - lâm - thuỷ sản và sản xuất hàng tiêu dùng.

C. hoá chất, chế biến nông - lâm - thuỷ sản và sản xuất hàng tiêu dùng.

D. khai thác than, chế biến nông - lâm - thuỷ sản và sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 16. Ý nào dưới đây không phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ ở nước ta những năm qua?

A. Cả nước đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm.

B. Các vùng chuyên canh trong nông nghiệp được hình thành.

C. Các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất có quy mô lớn ra đời.

D. Các khu vực miền núi và cao nguyên trở thành các vùng kinh tế năng động.

Câu 17. Việc làm thuỷ lợi ở Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn là do

A. đất tơi xốp, tầng phong hoá sâu.

B. sự phân mùa của khí hậu.

C. độ dốc lớn.

D. số giờ nắng nhiều.

Câu 18. Đặc điểm địa hình: "Gồm 3 dải địa hình chạy cùng hướng Tây Bắc -Đông Nam và cao nhất nước ta" là của vùng núi

A. Đông Bắc.

B. Tây Bắc.

C. Trường Sơn Bắc.

D. Trường Sơn Nam

Câu 19. Căn cứ vào Atlat Địa II Việt Nam trang 18, vùng nào có diện tích đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất ở nước ta?

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 20. So với đồng bằng sông Cửu Long thì đồng bằng sông Hồng

A. thấp hơn và bằng phẳng hơn.

B. thấp hơn và ít bằng phẳng hơn.

C. cao hơn và bằng phẳng hơn.

D. cao hơn và ít bằng phẳng hơn.

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

A

D

C

D

C

C

D

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

B

D

D

A

D

A

B

D

D

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - ĐỀ 02

Câu 1: Đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ấm gió mùa do yếu tố nào quy định?

A. Vị trí địa lý.

B. Địa hình

C. Khí hậu.

D. Giáp biển Đông.

Câu 2: Các nhánh núi lan sát ra biển vì vậy có nhiều đoạn bờ biển khúc khủy, nhiều mũi đất và đèo là đặc điểm của  vùng

A. Ven biển miền Trung

B. Tây Bắc  

C. Trường Sơn Bắc

D. Đông Bắc

Câu 3:  Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 6 - 7, cho biết đảo Phú Quý thuộc tỉnh nào

A. Ninh Thuận

B. Quảng Trị

C. Quảng Bình

D. Bình Thuận

Câu 4: Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ TRUNG BÌNH PHÂN THEO GIỚI TÍNH VÀ THÀNH THỊ, NÔNG THÔN CỦA VIỆT NAM  GIAI ĐOẠN 1999 - 2014.

(Đơn vị: Nghìn người).

Năm

Tổng số

Theo giới tính

Theo khu vực

Nam

Nữ

Thành thị

Nông thôn

1999

76596,7

37662,1

38934,6

18081,6

58515,1

2004

81436,4

40042,0

41294,4

21601,2

59835,2

2009

86025,0

42523,4

43501,6

25584,7

60440,3

2014

90728,9

44758,1

45970,8

30035,4

60693,5

Căn cứ vào bảng số liệu cho biết nhận xét nào sau đây là sai?

A. Số dân thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn số dân nông thôn.

B. Số nam có tốc độ tăng chậm  hơn số nữ.

C. Số nam có tốc độ tăng nhanh hơn số nữ.

D. Số dân nông thôn có tốc độ tăng chậm hơn dân số thành thị.

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam  trang 11, cho biết loại đất phân bố thành dải dọc sông Tiền và sông Hậu là

A. Đất phèn

B. Đất cát

C. Đất phù sa ngọt

D. Đất mặn

Câu 6: Cho bảng số liệu

CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA TRUNG QUỐC, GIAI ĐOẠN 1985 - 2016

(Đơn vị: %)

Năm

1985

1995

2000

2010

2016

Xuất khẩu

39,3

53,5

52,5

53,3

50,4

Nhập khẩu

50,7

46,5

47,5

46,9

49,6

 

Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây là đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn 1985 - 2016?

A. Từ năm 1995 đến năm 2016, tỉ trọng xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu nên có sự xuất siêu trong hoạt động ngoại thương,

B. Tỉ trọng xuất khẩu tăng liên tục từ năm 1985 đến năm 2010, sau đó lại giảm vào năm 2016.

C. Tỉ trọng nhập khẩu giảm liên tục từ năm 1985 đến năm 2016.

D. Năm 1985 tỉ trọng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu 21,4% nên Trung Quốc xuất siêu.

Câu 7: Nguyên nhân gây ngập lụt ở Trung Bộ là do

A. để sông, đê biển bao bọc, mật độ xây dựng cao.

B. triều cường, nhiều sông lớn.

C. mưa lớn, triều cường, nhiều sông lớn.

D. mưa bão lớn, triều cường, lũ nguồn về.

Câu 8: Dân số đông có ảnh hưởng tích cực như thế nào đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội ?

A.  Tài nguyên và môi trường

B. Nguồn lực để phát triển kinh tế đất nước.

C. Vấn đề giáo dục, y tế, nhà ở, việc làm

D. tốc độ tăng trưởng kinh tế

Câu 9: Các ngành có vai trò to lớn trong lĩnh vực dịch vụ của Nhật Bản là

A. thương mại và du lịch

B. giao thông và du lịch

C. thương mại và tài chính

D. tài chính và du lịch

Câu 10 : Giải pháp hữu hiệu để cải tạo đất trống, đồi trọc ở vùng đồi núi của nước ta là

A. đẩy mạnh việc trồng cây lương thực.

B. đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế trang trại.

C. áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi.

D. áp dụng tổng thể các biện pháp nông - lâm kết hợp.

Câu 11: Lao động ở thành thị chủ yếu thuộc khu vực kinh tế nào?

A. Nông nghiệp.

B. Công nghiệp

C. Dịch vụ

D. Phi nông nghiệp

Câu 12: Ở nước ta cảnh quan rừng rậm nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh thay thế cảnh quan hoang mạc và bán hoang mạc của vùng nhiệt đới là do nguyên nhân chủ yếu nào?

A.  Có lượng bức xạ dồi dào, nền nhiệt độ cao quanh năm.

B. Lượng mưa, ẩm lớn do biển Đông và gió mùa đem lại.

C.  3/4 diện tích là đồi núi.

D. Gió mùa Tây Nam mang mưa lớn cho cả nước trong mùa hạ.

Câu 13:  Mùa mưa nghiêng về thu - đông là nét đặc trưng của khu vực nào?

A.  Miền Trung

B. Miền Nam

C. Miền Bắc

D. Tây Nguyên

Câu 14:  Đặc điểm chế độ mưa ở miền Đông Trung Quốc là

A. mưa chủ yếu vào thu đông.

B. mưa quanh năm

C. mưa nhiều vào mùa hạ.

D. lượng mưa thấp quanh năm

Câu 15: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ trình độ phát triển của ASEAN còn chưa đồng đều?

A. GDP bình quân của một số nước rất cao, trong khi nhiều nước còn thấp.

B. Đô thị hóa khác nhau giữa các quốc gia.

C. Số hộ đói nghèo giữa các quốc gia khác nhau.

D. Việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nhiều quốc gia chưa hợp lí.

Câu 16: Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng

A. tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ; tăng rất nhanh tỉ trọng công nghiệp; giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp.

B. tăng rất nhanh tỉ trọng dịch vụ; tăng nhanh tỉ trong công nghiệp; giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp.

C. giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp; tăng nhanh tỉ trong công nghiệp và dịch vụ.

D. giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp; giảm nhẹ tỉ trọng công nghiệp công nghiệp; tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ.

Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 13, các cao nguyên theo thứ tự từ bắc xuống nam của vùng núi Tây Bắc là

A. Sơn La, Sín Chải, Mộc Châu, Tả Phình.

B. Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.

C. Sín Chải, Tả Phình, Mộc Châu, Sơn La

D. Mộc Châu, Sơn La, Sín Chải, Tả Phình

Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng với vấn đề việc làm hiện nay ở nước ta?

A. Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế đã tạo ra nhiều việc làm mới.

B. Việc làm là một vấn đề kinh tế - xã hội lớn ở nước ra hiện nay.

C. Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hiện nay đã được giải quyết triệt để.

D. Tỉ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao.

Câu 19: Ở Đồng bằng sông Hồng, vùng đất không được phù sa bồi đắp hàng năm là

A. vùng đất ở rìa phía Tây và Tây Bắc

B. vùng đất ngoài đê.

C. vùng đất ven biển.

D.  vùng đất trong đê.

Câu 20:  Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 9, hãy cho biết lượng mưa cao nhất ở Đồng Hới vào tháng nào?

A. Tháng 6

B. Tháng 10

C. Tháng 11

D. Tháng 8

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02

1

2

3

4

5

A

A

D

B

C

6

7

8

9

10

A

D

B

C

D

11

12

13

14

15

D

B

A

C

A

16

17

18

19

20

C

B

C

D

B

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - ĐỀ 03

Câu 1. Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có mùa đông lạnh nhất nước ta là do

A. Có nhiều dãy núi cao hướng tây bắc - đông nam

B. ảnh hưởng của vị trí và các dãy núi hướng vòng cung.

C. có vị trí giáp biển và các đảo ven bờ nhiều.

D. các đồng bằng đón gió

Câu 2. 5 đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là

A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Hải Phòng, Đà Nẵng.

B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, cần Thơ.

C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, cần Thơ.

D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, cần Thơ, Bình Dương.

Câu 3. Sự chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực I (nông - lâm - ngư nghiệp) của nước ta là:

A. tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp, giảm tỉ trọng ngành thuỷ sản.

B. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi.

C. tăng tỉ trọng ngành thuỷ sản, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp.

D. tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp tăng liên tục trong cơ cáu giá trị sản xuất nông nghiệp.

Câu 4. Để giải quyết vấn đề lương thực, Đồng bằng sông Hồng phải đẩy mạnh thâm canh tăng vụ là do

A. khả năng mở rộng diện tích là hết sức khó khăn.

B. có nguồn lao động dồi dào.

C. khí hậu thuận lợi.

D. nhu cầu của thị trường tăng cao.

Câu 5. Nền nông nghiệp nước ta hiện nay

A. vẫn chỉ là nền nông nghiệp tự cấp, tự túc.

B. đã không còn sản xuất tự cấp, tự túc.

C. vẫn chưa chuyển sang nền nông nghiệp hàng hoá.

D. đang trong quá trình chuyển sang nền nông nghiệp hàng hoá.

Câu 6. Bão ở Việt Nam có đặc điểm nào dưới đây?

A. Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.

B. Bão đổ bộ vào phía Bắc có cường độ yếu hơn bão đổ bộ vào phía Nam.

C. Bão tập trung nhiều nhất vào các tháng 5,6,7.

D. Trung bình mỗi năm có 8 - 10 cơn bão đổ bộ vào bờ biển nước ta.

Câu 7. Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nông nghiệp Tây Nguyên?

A. Có mật độ dân số cao.

B. Công nghiệp chế biến phát triển mạnh.

C. Có nhiều dân tộc ít người.

D. Điều kiện giao thông rất khó khăn.

Câu 8. Tỉnh trọng điểm nghề cá ở Bắc Trung Bộ hiện nay là

A. Thanh Hoá.

B. Hà Tĩnh.

C. Nghệ An.

D. Quảng Bình

Câu 9. Vùng biển mà ở đó Nhà nước ta thực hiện chủ quyền như trên lãnh thổ đất liền, được gọi là

A. nội thuỷ.

B. lãnh hải.

C. vùng tiếp giáp lãnh hải.

D. vùng đặc quyền kinh tế.

Câu 10. Công nghiệp của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đã khởi sắc, phần lớn là do

A. thu hút được sự đầu tư của nước ngoài.

B. sự đầu tư của Nhà nước.

C. khai thác tốt nguồn lợi hải sản.

D. khai thác dầu khí.

Câu 11. Vùng núi Tây Bắc có vị trí

A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng.

B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

C. nằm từ phía nam sông Cà tới dãy Bạch Mã.

D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã.

Câu 12. So với thế giới, năng suất lao động ở nước ta hiện nay thuộc loại

A. thấp.

B. trung bình.

C. khá cao.

D. cao.

Câu 13. Căn cứ vào bảng số liệu ở trang 4-5 của Atlat Địa lí Việt Nam, thành phố trực thuộc Trung ương có số dân lớn nhất cả nước là

A. Hà Nội.

B. Đà Nẵng.

C. Hải Phòng.

D. TP. Hồ Chí Minh.

Câu 14. Lương thực là mối quan tâm thường xuyên của Nhà nước ta vì

A. điều kiện tự nhiên của nước ta không phù hợp cho sản xuất lương thực.

B. đáp ứng nhu cầu của đời sống, sản xuất và xuất khẩu.

C. thiếu lao động trong sản xuất lương thực.

D. phần lớn diện tích nước ta là đồng bằng.

Câu 15. Vùng nuôi tôm lớn nhất của nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 16. Tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất ở Tây Nguyên là

A. Đắk Lắk.

B. Kon Tum.

C. Gia lai.

D. Lâm Đồng.

Câu 17. Nguyên nhân khiến bề mặt sông Hồng bị chia cắt thành nhiều ô là do

A. có hệ thống kênh mương thuỷ lợi rất phát triển.

B. con người khai phả từ lâu người và làm biến đổi mạnh.

C. phù sa sông bồi tụ trên một bề mặt không bằng phẳng.

D. có hệ thống đê ven sông ngăn lũ chia cắt

Câu 18. Cho bảng số liệu sau:

Để tính quy mô diện tích của từng vùng, nếu coi bán kính vòng tròn của Trung du và miền núi Bắc Bộ là 1 đơn vị bán kính, thì bán kính vòng tròn của Tây Nguyên và cả nước lần lượt là:

A. 2,5 và 3,5

B. 2,6 và 3,9

C. 2,2 và 3,7

D. 2,1 và 3,2

Câu 19. Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào

A. nửa đầu thế kỉ XIX.

B. nửa sau thế kỉ XIX.

C. nửa đầu thế kỉ XX.

D. nửa sau thế kỉ XX.

Câu 20. Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, các trạm khí hậu có chế độ mưa vào thu - đông tiêu biểu ở nước ta là

A. Sa Pa, Lạng Son, Hà Nội.

B. Hà Nội, Điện Biên, Lạng Sơn.

C. Đồng Hới, Đà Nằng, Nha Trang.

D. Đà Lạt, cần Thơ, Cà Mau.

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

C

A

D

A

C

C

A

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

A

D

B

C

A

D

B

D

C

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - ĐỀ 04

Câu 1: Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu theo hướng Bắc- Nam ở nước ta là do

A. Khoảng cách giữa 2 lầm Mặt Trời lên thiên đỉnh càng về phía bắc càng lớn.

B. Sự gia tăng bức xạ Mặt Trời và giảm sút ảnh hưởng của khối không khí lạnh về phía nam.

C. Gió mùa Tây Nam gây ảnh hưởng khác nhau ở miền bắc và miền nam.

D. Bức chắn địa hình của dãy Bạch Mã kết hợp với gió đông bắc hoạt động mạnh  từ 160B trở vào.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1995 – 2007?

A. giảm tỉ trọng lao động đang làm việc trong ngành dịch vụ và công nghiệp – xây dựng.

B. tỉ trọng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đều giảm.

C. Tỉ trọng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đều tăng.

D. Tỉ trọng lao động đang làm việc trong các ngành nông, lâm, thủy sản luôn chiếm cao nhất.

Câu 3:Thách thức to lớn của toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển là

A. Gây áp lực nặng nề đối với tự nhiên

B. .hàng hóa có cơ hội lưu thông rộng rãi.

C. Tự do hóa thương mại được mở rộng.

D. các quốc gia đón đầu công nghệ mới.

Câu 4: Từ thập niên 90 của thế kỉ XX đến nay, hoạt động nội thương của nước ta ngày càng nhộn nhịp, chủ yếu là do

A. Cơ chế quản lí thay đổi

B. Nhu cầu tiêu dùng của người dân cao

C. Sự đa dạng của các mặt hàng

D. Tác động của thị trường ngoài nước

Câu 5: Khó khăn chủ yếu đối với việc phát triển chăn nuôi gia súc lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Công tác thú y chưa phát triển,

B. Trình độ chăn nuôi thấp kém.

C. Địa hình hiểm trở và khí hậu lạnh.

D. Khả năng vận chuyển các sản phẩm chăn nuôi tới nơi tiêu thụ bị hạn chế.

Câu 6: Ý nghĩa của việc giải quyết cơ sở năng lượng ở duyên hải miền Trung là

A. Đẩy mạnh sự phát triển công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng.

B. Cho phép khai thác các thế mạnh nổi bật về kinh tế của vùng.

C. Đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư,hình thành các khu công nghiệp tập trung,  khu chế xuất.

D. Nâng cao vai trò cầu nối giữa 2 vùng phát triển của đất nước là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 7: Cho biểu đồ sau:

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ DÂN VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA HOA KÌ, GIAI ĐOẠN 1990 – 2010

Nhận xét nào sau đây đúng với dân số và sản lượng lúa của Hoa Kỳ giai đoạn 1990 – 2010?

A. Sản lượng lúa năm 2010 tăng gấp 1,7 lần sản lượng lúa năm 1900.

B. Sản lượng lúa tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số.

C. Dân số trong giai đoạn 1990 -2010 tăng thêm 57,9 triệu người.

D. Dân số của Hoa Kì tăng liên tục qua các năm, sản lượng lúa giảm nhanh qua các năm.

Câu 8: Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây cho phép và đòi hỏi nước ta áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng?

A. Sự phân hóa của điều kiện địa hình, đất trồng.

B. Sự khác nhau về cơ sở ật chất, hạ tầng.

C. Sự phân hóa của lượng mưa , mạng lưới sông ngòi.

D. Sự phân bố dân cư không đều.

Câu 9: Nguyên nhân gây khô hạn kéo dài ở Lục Ngạn (Bắc Giang) là do

A. Chịu tác động của gió mùa đông bắc đi qua lục địa Trung Quốc.

B. Tác động của gió tín phong bán cầu Bắc.

C. Đây là khu vực thung lũng khuất gió.

D. Chịu tác động của gió phơn tây nam.

Câu 10: Việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long cần được găn liền với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh.

A. Trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến.

B. Trồng lúa, cây ăn quả, kết hợp với nuôi trồng thủy sản à phát triển công nghiệp chế biến.

C. Trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

D. Trồng cây công nghiệp, chăn nuôi, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển nghề cá biển.

Câu 11: Khó khăn chủ yếu của mạng lười đường sông nước ta là

A. Các luồng lạch bị sa bồi và thay đổi thất thường về độ sâu.

B. Tổng năng lực bốc xếp của các cảng còn thấp.

C. Các phương tiện vận tải ít được cải tiến,

D. Trang bị các cảng sông còn nghèo nàn.

Câu 12: Có bao nhiêu ý kiến sau đây đúng về ý nghĩa của các đảo và quần đảo nước ta đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng?

1. Tạo thành hệ thống tiện tiêu bảo vệ đất liền.

2. Hệ thống căn cứ để tiến ra khai thác và đại dương trong thời đại mới.

3. Cơ sở để khẳng định chủ quyền đối với cùng biển và thềm lục địa quanh đảo.

4. Cơ sở để tiến hành các hoạt động bảo vệ môi trường.

A. 1                B. 2

C. 3                D. 4

Câu 13: Cho bảng số liệu

Dân số trung bình phân theo giới tính của nước ta qua các năm từ 1990 đến 2014

(Đơn vị: nghìn người)

Năm

1990

1995

2000

2005

2010

2014

Tổng số

66017

71995

77631

82392

86947

90729

Nam

32203

35237

38165

40522

42993

44758

Nữ

33814

36758

39466

41870

43954

45971

 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016)

Lựa chọn biểu đồ nào sau đây để thể hiện thích hợp nhất sự thay đổi cơ cấu dân số phân theo giới tính của nước ta qua các năm từ 1990 đến 2014 ?

A. Biểu đồ cột nhóm

B. Biểu đồ miền

C. Biểu đồ đường biểu diễn

D. Biểu đồ kết hợp giữa cột và đường

Câu 14: Cho biểu đồ:

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SẢN LƯỢNG THAN, DẦU THÔ VÀ ĐIỆN Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 - 2014

Căn cứ và biểu đồ đã cho, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sản lượng một số sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng ở nước ta?

A. Sản lượng dầu thô có dấu hiệu giảm trong giai đoạn 2005-2014 .

B. Sản lượng dầu thô luôn thấp hơn sản lượng than và tăng ổn định.

C. Sản lượng than tăng nhanh trong giai đoạn 2000 – 2005 nhưng tăng chậm hơn ở giai đoạn 2005 – 2014.

D. Sản lượng điện có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với hai mặt hàng còn lại.

Câu 15: Cho bảng số liệu:

SỐ LAO ĐỘNG VÀ CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM, NĂM 2010 – 2014

(Đơn vị: nghìn người)

Thành phần kinh tế

2010

2014

Kinh tế Nhà nước

5107,4

5473,5

Kinh tế ngoài Nhà nước

42214,6

45214,4

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

1726,5

2056,6

 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê 2016)

Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây là đúng về số lao động và cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2010 và 2014?

A. Số lao động tăng, tỉ trọng lao động giảm đối với thành phần kinh tế ngoài Nhà nước.

B. Số lao động của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng ít hơn nhà nước.

C. Số lao động tăng, tỉ trọng lao động tăng đối với thành phần kinh tế Nhà nước

D. Tỉ trọng lao động của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm nhanh hơn Nhà nước.

Câu 16: Căn cứ và Atlat Địa lí Việt Nam trang  9, cho biết khu vực nào ở nước ta chịu tác động của bão với tần suất lớn nhất

A. Ven biển Nam Trung Bộ.

B. Ven biển các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng.

C. Ven biển các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.

D. Ven biển các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.

Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về các vùng kinh tế trọng điểm nước ta?

A. Cả nước đã hình thành ba vùng kinh tế trọng điểm.

B. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có thu nhập bình quân đầu người cao nhất trong các vùng kinh tế trọng điểm.

C. Cơ cấu GDP theo ngành của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam tiến bộ nhất trong các vùng kinh tế trọng điểm.

D. Ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP cả nước.

Câu 18: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, cho biết giá trị sản xuất cây công nghiệp năm 2007 là

A. 21805,9 tỉ đồng

B. 25963 tỉ đồng

C. 25571,8 tỉ đồng

D. 29536 tỉ đồng

Câu 19: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng khi nói về ngành công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm ở nước ta?

A. Cơ cấu ngành của trung tâm công nghiệp TP.Hồ Chí Minh đa dạng hơn Hà Nội.

B. Chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp nước ta.

C. Các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn trở lên đều thuộc các đồng bằng châu thổ.

D. Giá trị sản xuất nhanh từ năm 2000 đến năm 2007.

Câu 20: Một số vùng kinh tế của nước ta, công nghiệp kém phát triển là do

A. Kết cấu hạ tầng và vị trí địa lí không thuận lợi.

B. Thiếu sự đồng bộ của các nhân tố tài nguyên, nguồn lao động, cơ sở hạ tầng.

C. Thiếu lao động, đặc biệt là lao động có tay nghề.

D. Tài nguyên khoáng sản nghèo nàn.

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04

1

2

3

4

5

B

D

A

A

D

6

7

8

9

10

A

B

A

C

A

11

12

13

14

15

A

D

B

B

B

16

17

18

19

20

C

A

D

D

B

 
 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-----

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU - ĐỀ 05

Câu 1. về mặt dân số (năm 2006), so với các quốc gia trên thế giới, nước ta là nước

A. đông dân (đứng thứ 13 trong số hom 200 quốc gia và vùng lãnh thổ).

B. khá đông dân (đứng thứ 30 trong số hom 200 quốc gia và vùng lãnh thổ).

C. trung bình (đứng thứ 90 trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ).

D. ít dân (đứng thứ 130 trong số hom 200 quốc gia và vùng lãnh thổ).

Câu 2. Từ năm 1990 đến năm 2005, trong ngành trồng trọt hai nhóm cây trồng có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao nhất là

A. cây công nghiệp, cây rau đậu.

B. cây lương thực, cây công nghiệp.

C. cây rau đậu, cây ăn quả.

D. cây lương thực, cây ăn quả.

Câu 3. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, sân bay nào sau đây không phải là sân bay quốc tế (năm.2007)?

A. Cát Bà

B. Đà Nẵng.

C. Tân Sơn Nhất

D. Pleiku.

Câu 4. Điểm cực Nam phần đất liền nước ta ở vĩ độ 8o34'B tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, thuộc tỉnh

A. Kiên Giang.

B. Cà Mau.

C. An Giang.

D. Bạc Liêu.

Câu 5. Thế mạnh của vùng đồi núi đối với sản xuất nông nghiệp là

A. chuyên canh cây công nghiệp, cây lương thực, chăn nuôi gia súc lớn.

B. chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia cầm.

C. chuyên canh cây lương thực, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc nhỏ.

D. chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc lớn.

Câu 6. Phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là

A. tăng số lượng lao động hoạt động trong khu vực kinh tế nông - lâm ngư nghiệp.

B. tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trong cơ cấu GDP.

C. đẩy mạnh sản xuất nông sản đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của người dân.

D. đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hoa quả,...).

Câu 7. Sự cố nào sau đây gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến ngành nuôi trồng vá đánh bắt hải sản nước ta?

A. Cơn bão số hai tháng 8/2016.

B. Xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao năm 2015 - 2016.

C. Công ty Formosa Hà Tĩnh xả thải trái phép ra biển tháng 4/2016.

D. Cơn bão số năm tháng 9/2016.

Câu 8. Để giải quyết vấn đề lương thực, Đồng bằng sông Hồng cần

A. không ngừng mở rộng diện tích.

B. đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ và tiếp tục giảm tỉ lệ sinh

C. thu hút lực lượng lao động từ các vùng khác đến

D. nhập lương thực từ các vùng khác.

Câu 9. Hướng vòng cung của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt trong khu vực

A. vùng núi Tây Bắc.

B. vùng núi Trường Sơn Bắc (thuộc Bắc Trung Bộ).

C. từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

D. vùng núi Đông Bắc và Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam).

Câu 10. Một trong những nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng sản xuất là

A. bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

B. có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có.

C. trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

D. duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

Câu 11. cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng:

A. tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

B. tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước.

C. giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

D. giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 12. Để khai thác tổng hợp các thế mạnh trong nông nghiệp, Bắc Trung Bộ cần phải

A. đẩy mạnh khai thác rừng đặc dụng.

B. trồng rừng ven biển.

C. khai thác thế mạnh của cả trung du, đồng bằng và biển.

D. hình thành các vùng chuyên canh kết hợp với công nghiệp chế biến.

Câu 13. Đô thị có diện tích lớn nhất nước ta hiện nay là

A. Hà Nội.

B. TP. Hồ Chí Minh.

C. Hải Phòng.

D. Đà Nẵng.

Câu 14. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự chuyển dịch trong nội bộ ngành ở khu vực II (công nghiệp - xây dựng)?

A. Tăng tỉ trọng các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh.

B. Tăng tỉ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỉ trọng công nghiệp khai thác

C. Tăng tỉ trọng công nghiệp khai thác, giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến

D. Giảm tỉ trọng các loại sản phẩm chất lượng thấp không phù hợp với nhu cầu của thị trường

Câu 15. Căn cứ vào bản đồ Lúa (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có diện tích trồng lúa (năm 2007) lớn nhất nước ta là:

A. Thanh Hoá, Nghệ An.

B. Long An, Đồng Tháp.

C. Kiên Giang, An Giang.

D. Thái Bình, Nam Định.

Câu 16. Căn cứ vào bản đồ Cây công nghiệp (năm 2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cây công nghiệp nào sau đây không phải là sản phẩm chuyên môn hoá của vùng Tây Nguyên?

A. Cà phê.

B. Thuốc lá.

C. Bông.

D. Đậu tương.

Câu 17. Khối núi Thượng nguồn sông Chảy gồm nhiều đỉnh núi cao trên 2000 m nằm 1 trong vùng núi nào?

A. Trường Sơn Bắc.

B. Trường Sơn Nam.

C. Đông Bắc.

D. Tây Bắc.

Câu 18. Các vùng nông nghiệp Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đều có

A. thế mạnh về cà phê và cao su.

B. ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh.

C. sự đa dạng như nhau về các tộc người.

D. thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản.

Câu 19. Để phát triển công nghiệp, vấn đề cần quan tâm nhất ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là

A. giải quyết tốt vấn đề năng lượng.

B. giải quyết vấn đề nước.

C. bổ sung nguồn lao động.

D. xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông vận tải.

Câu 20. Tây nguyên có diện tích trồng chè khá lớn là do

A. có các cao nguyên cao.

B. có đất feralit tập trung thành vùng.

C. có mùa đông lạnh.

D. có nhiệt độ quanh năm cao.

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

A

D

B

D

D

C

B

D

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

A

C

C

B

C

A

A

A

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON