YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Lê Văn Tám có đáp án

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Lê Văn Tám có đáp án là bộ đề thi thử THPT QG môn Địa Lí 12 được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án lời giải chi tiết góp phần giúp các em học sinh có thêm tài liệu rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi THPT QG sắp tới, Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em, chúc các em học sinh có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

LÊ VĂN TÁM

ĐỀ THI THỬ THPT QG

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN ĐỊA LÍ 12

Thời gian: 60 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Dựa vào Atlat Địa Lý Việt Nam trang 4-5, xác định các thành phố trực thuộc trung  ương tiếp giáp với biển Đông 

  1. Hải Phòng, Huế, TP Hồ Chí Minh B. Đà Nẵng, Nha trang, TP Hồ Chí Minh

C. Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh D. Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh

Câu 2: Cho biểu đồ 

Dựa vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào chính xác nhất? 

A. Tỉ lệ hộ nghèo nước ta giảm nhanh nhất ở giai đoạn 2014-2015 

B. Tỉ lệ hộ nghèo nước ta giảm liên tục qua các năm 

C. Tỉ lệ hộ nghèo nước ta liên tục tăng qua các năm 

D. Tỉ lệ hộ nghèo nước ta giảm đều qua các năm 

Câu 3: Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là do

A. chịu tác động thường xuyên của gió mùa B.nằm gần Xích đạo, mưa nhiều

C. địa hình chủ yếu là đồi núi thấp D. tiếp giáp với biển Đông

Câu 4: Cho bảng số liệu 

Tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của nước ta qua các giai đoạn 

Đơn vị (%) 

Giai đoạn 

1986-1991 

1992-1997 

1998-2001 

2002-2007 

2015

Tốc độ tăng trưởng 

4,7 

8,8 

6,1 

7,9 

5,3

 (Nguồn: Xử lí số liệu từ niên giám thống kê qua các năm) 

Nhận định nào sau đây không chính xác về tốc độ tăng trưởng GDP nước ta năm 1986-2015?

A. Giai đoạn có tốc độ tăng trưởng thấp nhất là 1986-1991 

B. Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta biến động qua các giai đoạn 

C. Tốc độ tăng trưởng GDP nước ta tăng đều qua các năm 

D. Giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao nhất là 1992-1997 

Câu 5: Vùng núi có độ cao cao nhất nước ta là 

  1. Tây Bắc B. Trường Sơn Nam C. Trường Sơn Bắc D. Đông Bắc

Câu 6: Vấn đề nổi bật nhất trong sử dụng tự nhiên ở Châu Phi là: 

A. phát triển thủy lợi, khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên 

B. đẩy mạnh khai thác khoáng sản để sản xuất 

C. phát huy kinh nghiệm của người dân trong canh tác nông nghiệp 

D. trồng rừng và bảo vệ rừng 

Câu 7: Dọc ven biển, nơi có nhiệt độ cao, nhiều nắng, lại chỉ có một số sông nhỏ đổ ra biển  thuận lợi cho nghề 

A. đánh bắt thủy sản B. chế biến thủy sản 

C. nuôi trồng thủy hải sản D. làm muối 

Câu 8: Thiên tai nào dưới đây rất hiếm khi xảy ra ở khu vực đồng bằng nước ta

A. Hạn hán B. Bão C. Ngập lụt D. Động đất

Câu 9: Các nước đang phát triển hiện nay chủ yếu nằm ở 

  1. Nam Bán Cầu B. Đông Bán Cầu C. Bắc Bán Cầu D. Tây Bán Cầu

Câu 10: Điểm giống nhau cơ bản của địa hình vùng núi Tây Bắc và Đông Bắc là

A. nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam B. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên

C. có nhiều khối núi cao, đồ sộ D. đồi núi thấp chiếm ưu thế

Câu 11: Cho biểu đồ sau 

Chỉ ra nhận xét chính xác nhất về tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ Latinh

  1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao

C. Tốc độ tăng trưởng kinh tế không đều D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đều

Câu 12: Biên giới giữa Việt Nam với Lào và Campuchia đi qua 

  1. 17 tỉnh B. 18 tỉnh C. 19 tỉnh D. 20 tỉnh

Câu 13: Địa hình đồng bằng và đồi núi thấp dưới 1000m ở nước ta chiếm

A. 85% diện tích lãnh thổ B. 70% diện tích lãnh thổ 

C. 60% diện tích lãnh thổ D. 75% diện tích lãnh thổ 

Câu 14: Đặc trưng cơ bản của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là

A. Là quá trình đổi mới công nghệ 

B. Đưa lực lượng sản xuất vào nền sản xuất đại cơ khí 

C. Đưa lực lượng sản xuất vào quá trình tự động hóa cục bộ 

D. Xuất hiện và phát triển bùng nổ công nghệ cao 

Câu 15: Bùng nổ dân số bắt nguồn từ 

A. những thay đổi dân số của các nước phát triển 

B. sự gia tăng dân số của các nước châu Á 

C. sự gia tăng dân số quá nhanh ở các nước đang phát triển 

D. tỉ lệ gia tăng dân số quá cao ở các nước Châu Phi 

Câu 16: Cơ sở để Mĩ Latinh thu hút vốn đầu tưu nước ngoài để phát triển các ngành công  nghiệp là 

  1. cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại B. có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú

C. có nguồn lao động đông, trình độ cao D. có cơ sở hạ tầng đồng bộ

Câu 17: Dựa vào Atlat Địa Lý Việt Nam trang 13, cho biết dãy núi nào sau đây không chạy  theo hướng tây bắc – đông nam 

  1. Đông Triều B. Hoàng Liên Sơn C. Pu Sam Sao D. Pu Đen Đinh

Câu 18: Cho bảng số liệu sau: 

GDP và nợ nước ngoài của một số nước Mỹ Latinh năm 2014 

Đơn vị: tỉ USD 

Quốc gia 

GDP 

Tổng số nợ 

Quốc gia 

GDP 

Tổng số nợ

Ác-hen-ti-na 

151,5 

158,0 

Mê-hi-cô 

676,5 

149,9

Bra-xin 

605,0 

220,0 

Pa-na-ma 

13,8 

8,8

Ha-mai-ca 

8,0 

6,0 

Vê-nê-xu-ê-la 

109,3 

33,2

 (Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 11, Nhà xuất bản giáo dục, 2017) 

Quốc gia có tỉ lệ nợ nước ngoài so với GDP cáo nhất và thấp nhất là

A. Mê-hi-cô và Bra-xin B. Bra-xin và Ác-hen-ti-na

C. Ác-hen-ti-na và Mê-hi-cô D. Mê-hi-cô và Ác-hen-ti-na

Câu 19: Đường biên giới quốc gia trên biển nước ta là ranh giới bên ngoài vùng

A. tiếp giáp lãnh hải B. nội thủy C. độc quyền kinh tế D. lãnh hải

Câu 20: Các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Bắc của nước ta có ở vùng núi

A. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc 

B. Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam 

C. Đông Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam 

D. Tây Bắc, Trường Sơn Bắc 

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

D

C

A

A

D

D

B

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

A

D

C

B

A

C

D

A

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT LÊ VĂN TÁM - ĐỀ 02

Câu 1. Địa phương nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh cao nhất?

A. Quảng Bình.

B. Bình Dương.

C. Thái Bình.

D. Vĩnh Phúc.

Câu 2. Đặc điểm tự nhiên có ảnh hưởng lớn nhất đến việc hình thành vùng chuyên canh chè ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. đất feralit giàu dinh dưỡng.

B. khí hậu cận nhiệt đới trên núi có mùa đông lạnh,

C. địa hình đồi thấp.

D. lượng mưa lớn.

Câu 3. Cơ cấu ngành kinh tế trong GDP của nước ta đang chuyển dịch theo hướng:

A. tăng tỉ trọng nông nghiệp - lâm - ngư nghiệp, giảm tỉ trọng công nghiệp - xây dựng.

B. tăng tỉ trọng nông nghiệp - lâm - ngư nghiệp, giảm tỉ trọng dịch vụ.

C. giảm tỉ trọng của nông – lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng của công nghiệp - xây dựng và tiến tới ổn định dịch vụ.

D. tăng tỉ trọng của nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và tiến tới ổn định dịch vụ.

Câu 4. Cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta chuyển dịch không phải do

A. đường lối phát triển công nghiệp của nước ta.

B. sự tác động của thị trường.

C. theo xu hướng chung của toàn thế giới.

D. tác động của thiên tai trong thời gian gần đây.

Câu 5. Đường ống của nước ta hiện nay

A. chỉ phát triển ở Đồng bằng sông Hồng.

B. đã vận chuyển khí từ thềm lục địa vào đất liền.

C. chỉ vận chuyển các loại xăng dầu thành phẩm.

D. chưa gắn với sự phát triển của ngành dầu khí

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long không giáp biển là

A. Bến Tre, Trà Vinh.

B. Hậu Giang, Vĩnh Long,

C. Sóc Trăng, Bạc Liêu.

D. Cà Mau, Kiên Giang.

Câu 7. Sơ đồ mặt cắt khái quát các vùng biển Việt Nam

Trong sơ đồ trên, các vùng biển được đánh số I, II, III, IV, lần lượt là:

A. lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, nội thuỷ, vùng đặc quyền kinh tế.

B. nội thuỷ, vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.

C. nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế.

D. nội thuỷ, vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải.

Câu 8. về dân số, nước ta đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á, sau

A. Inđônêxia, Thái Lan.

B. Malaixia, Philippin.

C. Inđônêxia, Malaixia.

D. Inđônêxia, Philippin.

Câu 9. Trong tổng diện tích đất rừng ở nước ta, chiếm tỉ lệ lớn nhất là

A. rừng giàu.

B. rừng nghèo và rừng mới phục hồi.

C. rừng trồng chưa khai thác được.

D. đất trống, đồi núi trọc.

Câu 10. Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hoá ở nước ta là

A. sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.

B. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá.

C. sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp.

D. phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.

Câu 11. Hạn chế của Đồng bằng sông Hồng là

A. thiếu lao động có trình độ.

B. sự đầu tư của nước ngoài còn rất ít.

C. tài nguyên thiên nhiên đang bị suy thoái.

D. cơ sở hạ tầng thấp nhất cả nước.

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây không thuộc vùng Bắc Trung Bộ?

A. Cầu Treo

B. Bờ Y

C. Lao Bảo

D. Cha Lo

Câu 13. Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 14. Cấu trúc địa hình nước ta gồm hai hướng chính là

A. hướng bắc - nam và hướng vòng cung.

B. Hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung,

C. hướng đông - tây và hướng vòng cung.

D. hướng đông bắc - tây nam và hướng vòng cung.

Câu 15. Cơ cấu lao động phân theo thành thị, nông thôn ở nước ta có đặc điểm

A. tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn cao hơn thành thị.

B. ti trọng lao động ở khu vực nông thôn thấp hơn thành thị.

C. tỉ trọng lao động ở hai khu vực tương đương nhau.

D. tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn tăng, ở khu vực thành thị giảm.

Câu 16. Trong những năm qua, sản lượng lương thực của nước ta tăng lên chủ yếu là do :

A. tăng diện tích đất canh tác.

B. tăng năng suất cây trồng.

C. đẩy mạnh khai hoang phục hoá.

D. tăng số lượng lao động trong ngành trồng lúa.

Câu 17. Căn cứ vào bản đồ Chăn nuôi ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, hai tỉnh có số 9 lượng trâu và bò (năm 2007) lớn nhất nước ta là:

A. Quảng Ngãi, Thanh Hoá.

B. Thanh Hoá, Bình Định.

C. Thanh Hoá, Nghệ An.

D. Nghệ An, Quảng Nam.

Câu 18. Việc nuôi thuỷ sản nước lợ và nước mặn đang làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn của Bắc Trung Bộ vì

A. tạo ra sản phẩm mang tính hàng hoá.

B. giải quyết được nhiều việc làm.

C. phát huy được thế mạnh ở tất cả các tỉnh.

D. tận dụng được thời gian rảnh rỗi.

Câu 19. Nhịp điệu dòng chảy trong năm của sông ngòi nước ta chủ yếu phụ thuộc vào

A. độ dài của sông.

B. chế độ mưa mùa.

C. diện tích lưu vực sông.

D. độ dốc của lòng sông.

Câu 20. Căn cứ vào bản đồ Nhiệt độ ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng 1 ở Nam Bộ phổ biến là

A. từ 14oC - 18oC.

B. từ 18oC - 20oC.

C. từ 20oC - 24oC.

D. trên 24oC.

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

C

D

B

B

C

D

B

B

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

B

D

B

A

B

C

A

B

D

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT LÊ VĂN TÁM - ĐỀ 03

Câu 1: Phát biểu nào sau đây không phải là xu thế phát triển kinh tế - xã hội trong đường lối  Đổi mới của nước ta năm 1986? 

A. Dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội 

B. Lạm phát luôn đạt ở mức 3 con số 

C. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa

D. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới 

Câu 2: Đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng do 

A. lượng mưa lớn quanh năm

B. rửa trôi các chất bazơ

C. quá trình phong hóa diễn ra mạnh mẽ

D. tích tụ nhiều oxit sắt và oxit nhôm

Câu 3: Dân cư Trung Quốc tập trung ở miền Đông chủ yếu là do 

A. có nhiều trung tâm kinh tế lớn B. đất đai màu mỡ 

C. có nhiều hệ thống sông lớn D. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai

Câu 4: Cho biểu đồ về ngành công nghiệp năng lượng của Liên bang Nga 

Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? 

A. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp năng lượng của Liên bang Nga, giai đoạn 1995-2005. 

B. Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp năng lượng của Liên Bang Nga, giai đoạn  1995-2005.

C. Tốc độ tăng trưởng sản lượng các ngành công nghiệp của Liên bang Nga, giai đoạn  1995 – 2005. 

D. Giá trị sản xuất một số sản phẩm công nghiệp năng lượng của Liên bang Nga, giai đoạn  1995 – 2005. 

Câu 5: Phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra) thiên nhiên ở đây đặc trưng  cho vùng khí hậu 

A. cận nhiệt đới gió mùa                    B. cận xích đạo gió mùa

C. nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh                D. ôn đới gió mùa 

Câu 6: Năm 2016, nước nào sau đây tuyên bố rời khỏi Liên minh châu Âu (EU)?

A. Anh            B. Đan Mạch               C. Đức                         D. Pháp

Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về Liên minh châu Âu (EU)?

A. Là lãnh thổ có sự phát triển đồng đều giữa các vùng 

B. Là liên kết chi phối toàn bộ nền kinh tế thế giới 

C. Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất thế giới 

D. Là tổ chức thương mại không phụ thuộc vào bên ngoài 

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, nền nhiệt độ trung bình tháng I ở miền khí  hậu phía Bắc nước ta phổ biến là 

  1. trên 25℃         B. trên 24℃    C. dưới 18 ℃              D. từ 20℃-24℃

Câu 9: Thiên tai gây thiệt hại lớn nhất cho dân cư vùng ven biển nước ta là

  1. sạt lở bờ biển              B. động đất                 C. bão                          D. cát bay

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 và trang 5, hai tỉnh nào sau đây tiếp giáp  với Trung Quốc? 

  1. Quảng Ninh, Lạng Sơn B. Lạng Sơn, Thái Nguyên

C. Quảng Ninh, Bắc Cạn D. Cao Bằng , Tuyên Quang

Câu 11: Phát biểu nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế?

A. Thương mại thế giới phát triển mạnh 

B. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh 

C. Vai trò của các công ty xuyên quốc gia giảm sút 

D. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng 

Câu 12: Phần lớn dân cư Hoa Kì có nguồn gốc từ 

A. châu Âu B. châu Á C. châu Phi D. Mĩ La Tinh

Câu 13: Cho bảng số liệu: LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM 

Địa điểm

Lượng mưa (mm)

Lượng bốc hơi (mm)

Hà Nội

1676

989

Huế

2868

1000

TP. Hồ Chí Minh

1931

1686

 

Căn cứ vào bảng số liệu trên, cho biết cân bằng ẩm ở Huế là bao nhiêu? 

  1. 687 (mm) B. 1868 (mm) C. 188 (mm) D. 245(mm)

Câu 14: Các cây trong chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á là 

A. cà phê, cao su, hồ tiêu, củ cải đường B. mía, cà phê, cao su, lúa mì, ca cao

C. lúa gạo cà phê, cao su, hồ tiêu, dừa D. lúa mì, cà phê, cao su, hồ tiêu

Câu 15: Địa hình bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở 

  1. Tây Bắc B. Tây Nguyên C. Đông Nam Bộ D. Bắc Trung Bộ

Câu 16: Điểm cực Bắc trên đất liền của nước ta thuộc tỉnh 

  1. Cao Bằng B. Điện Biên C. Hà Giang D. Cà Mau

Câu 17: Đảo nào sau đây của Nhật Bản có nhiều trung tâm công nghiệp nhất?

  1. Xi-cô-cư B. Kiu-xiu C. Hô-cai-đô D. Hôn su

Câu 18: Trong các đảo của Nhật Bản, đảo nào nằm xa nhất về phía bắc? 

  1. Kiu-xiu B. Xi-cô-cư C. Hôn su D. Hô-cai-đô

Câu 19: Những quốc gia thuộc các nước công nghiệp mới (NICs)? 

A. Việt Nam, Trung Quốc , Ấn Độ B. Xin-ga-po, Ca-na-đa, Đài Loan

C. Hàn Quốc, Cô-lôm-bi-a, Thụy Điển D. Hàn Quốc, Bra-xin, Ác-hen-ti-na

Câu 20: Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới của bán cầu Bắc đã mang lại cho khí hậu  nước ta đặc điểm nào dưới đây? 

A. Lượng mưa trong năm lớn B. Có nền nhiệt độ cao 

C. Có bốn mùa rõ rệt D. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió mùa

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

D

A

B

C

A

C

C

C

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

A

B

C

C

C

D

D

D

B

 

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT LÊ VĂN TÁM - ĐỀ 04

Câu 1. Vùng có số lượng đô thị nhiều nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ

D. Bắc Trung Bộ

Câu 2. Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?

A. Trung du và miền núi Bắc bộ

B. Đồng bằng sông Hồng

C. Bắc Trung Bộ

D. Tây Nguyên

Câu 3. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng lương thực lớn hơn vùng Đồng bằng sông Hồng là do

A. Có năng suất lúa cao hơn

B. Có diện tích trồng cây lương thực lớn hơn

C. Có truyền thống trồng cây lương thực lâu đời hơn

D. Có trình độ thâm canh cao hơn

Câu 4. Khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. Than

B. Dầu khí

C. Vàng

D. Boxit

Câu 5. Biểu hiện rõ nhất của sức ép dân số lên tài nguyên ở vùng Đồng bằng sông Hồng là

A. Bình quân đất canh tác trên đầu người giảm

B. Độ màu mỡ của đất giảm

C. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt

D. Thiếu nước sinh hoạt

Câu 6. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, số lượng các khu kinh tế ven biển thuộc vùng kinh tế trong điểm miền Trung (năm 2007) là

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 7. Địa phương nào dưới đây có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh lớn nhất?

A. Hưng Yên

B. Kon Tum

C. Bình Dương

D. Vĩnh Phúc

Câu 8. Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ

A. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công

B. Sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp

C. Người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm

D. Phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ

Câu 9. Căn cứ vào biểu đồ cột thuộc bản đồ Thủy sản (2007) ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, trong giai đoạn 2000-2007, sản lượng thủy sản nuôi trồng của nước ta tăng

A. Khoảng 1,6 lần

B. Khoảng 2,6 lần

C. Khoảng 4,6 lần

D. Khoảng 3,6 lần

Câu 10. Điểm cực Bắc phần đất liền nước ta ở vĩ độ 23'023'B tại xã lũng Cú, huyện Đồng Văn, thuộc tỉnh

A. Lào Cai

B. Cao Bằng

C. Hà Giang

D. Lạng Sơn

Câu 11. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta còn cao là

A. Tỉ lệ lao động qua đào tạo ở nông thôn thấp

B. Đầu tư khoa học kĩ thuật làm tăng năng suất lao động

C. Lực lượng lao động tập trung quá đông ở khu vực nông thôn

D. Sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ, nghề phụ ít phát triển

Câu 12. Nguyên nhân hình thành gió lớn ở Bắc Trung Bộ là do

A. Gió mùa Tây Nam vượt qua Trường Sơn Bắc

B. Gió mùa Đông Bắc vượt qua dãy Hoàng Liên Sơn

C. Gió mùa Tây Nam vượt qua dãy Bạch Mã

D. Gió mùa Đông Bắc vượt qua dãy Hoàng Sơn

Câu 13. trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế, hiện nay vùng có giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản lớn nhất của nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Trung du và miền núi Bắc Bộ

C. Đồng bằng sông Cửu Long

D. Đông Nam Bộ

Câu 14. Các bãi biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt từ Bắc vào Nam là :

A. Mỹ Khê, Nha trang, Sa Huỳnh, Mũi Né

B. Mỹ Khê, Nha Trang, Mũi Né, Sa Huỳnh

C. Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Nha Trang, Mũi Né

D. Mỹ Khê, Mũi Né, Sa Huỳnh, Nha Trang

Câu 15. Ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, việc phát triển các tuyến đường ngang không

A. Góp phần nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu

B. Đẩy mạnh sự giao lưu giữa vùng với vùng Tây Nguyên

C. Đẩy mạnh sự giao lưu giữa vùng với khu vực Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào

D. Đẩy mạnh sự giao lưu giữa các tỉnh trong vùng với TP. Hồ Chí Minh

Câu 16. Hướng Tây bắc- đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt trong khu vực

A. Vùng núi Đông Bắc

B. Nam Trung Bộ (Trường Sơn Nam)

C. Từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã

D. Đông Nam Bộ

Câu 17. Khi mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở Tây Nguyên, điều quan trọng nhất là

A. Không làm thu hẹp diện tích rừng

B. Đầu tư các nhà máy chế biến

C. Xây dựng mạng lưới giao thông

D. Tăng cường hợp tác với nước ngoài

Câu 18. Nhận định nào dưới đây không đúng?

Gia tăng dân số nhanh đã tạo nên sức ép rất lớn đối với

A. Sự phát triển kinh tế của đất nước

B. Sự phân bố dân cư trên đất nước

C. Việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường

D. Việc nâng cao chất lượng cuộc sống của từng thành viên trong xã hội

Câu 19. Các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều nằm trong vùng núi nào

A. Trường Sơn Bắc

B. Trường Sơn Nam

C. Đông Bắc

D. Tây Bắc

Câu 20. Nhà máy thủy điện nào dưới đây thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Thác Bà

B. Sông Hinh

C. Yaly

D. Trị An

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

B

B

A

A

C

B

C

D

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

A

C

C

D

C

A

B

C

D

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN ĐỊA LÍ 12 - TRƯỜNG THPT LÊ VĂN TÁM - ĐỀ 05

Câu 1. Tình trạng nhập siêu trong cán cân xuất nhập khấu của nước ta giai đoạn 1995 - 2010 chủ yếu là do

A. Nền kinh tế đang trong giai đoạn đầu tư, đổi mới, tăng năng lực sản xuất.

B. Nền kinh tế phát triển chậm, mặt hàng xuất khẩu ít và chất lượng kém, chủ yếu là hàng thô

C. Dân số đông, nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng rất lớn

D. Tài nguyên thiên nhiên hạn chế, thiếu nguồn nguyên nhiên liệu cho sản xuất

Câu 2. Các vùng trọng điểm sản xuất lương thực của nước ta hiện nay là

A. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

B. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

D. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 3. Thế mạnh nào dưới đây là của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Khai thác và chế biến lâm sản, trồng lúa.

B. Khai thác và chế biến dầu khí, thuỷ điện.

C. Khai thác và chế biến bô xít, thuỷ sản

D. Khai thác và chế biến khoáng sản, thuỷ điện.

Câu 4. Các nước xếp theo thứ tự giảm dần về độ dài đường biên giới trên đất liền với nước ta là

A. Trung Quốc, Lào, Campuchia

B. Trung Quốc, Campuchia, Lào.

C. Lào, Trung Quốc, Campuchia

D. Lào, Campuchia, Trung Quốc.

Câu 5. Trong số các vùng nông nghiệp sau đây, vùng nào có trình độ thâm canh cao hơn?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Bắc Trung Bộ.

C. Đông Nam Bộ.

D. Tây Nguyên.

Câu 6. Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp này trong giai đoạn 2000 - 2007 của nước ta tăng gần

A. 1,7 lần.

B. 2,7 lần.

C. 3,7 lần.

D. 4,7 lần.

Câu 7. Ảnh hưởng lớn nhất của đô thị hoá tới sự phát triển kinh tế là

A. mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá.

B. táng tỉ lệ lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật.

C. tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

D. tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

Câu 8. Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hoá ở nước ta là

A. gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp.

B. sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.

C. Sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp.

D. phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ.

Câu 9. Nhân tố nào dưới đây không phải là điều kiện thuận lợi để Đồng bằng sông Hồng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế?

A. Nguồn lao động có trình độ.

B. Tập trung nhiều trung tâm công nghiệp và dịch vụ lớn.

C. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho công nghiệp và dịch vụ tốt.

D. Giàu tài nguyên khoáng sản và năng lượng.

Câu 10. Thung lũng sông Hồng là ranh giới của 2 vùng núi

A. Đông Bắc và Trường Sơn Bắc.

B. Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.

C. Đông Bắc và Tây Bắc.

D. Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, về hiện trạng sử dụng, loại đất chiếm phần lớn diện tích ở vùng Bắc Trung Bộ là

A. Đất phi nông nghiệp.

B. đất lâm nghiệp có rừng.

C. đất trồng cây công nghiệp lâu năm

D. đất trồng cây lương thực, thực phẩm và cây hàng năm.

Câu 12. Cần phải hình thành cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ không phải do

A. lãnh thổ kéo dài hẹp ngang.

B. đồng bằng nhỏ hẹp, một bên là núi, một bên là biển.

C. phát huy được thể mạnh của các khu vực và bảo vệ được tài nguyên.

D. hạn chế được sự phân hoá giữa các khu vực.

Câu 13. Biện pháp chủ yếu để giảm bớt ti lệ thiếu việc làm ở nông thôn nước ta là

A. đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ờ nông thôn.

B. phân bố lại lao động trong phạm vi cà nước.

C. xuất khẩu lao động.

D. chuyển một số nhà máy từ thành thị về nông thôn.

Câu 14. Nền kinh tế Việt Nam muốn tăng trưởng bền vững

A. chỉ cần có tốc độ tăng trưởng GDP cao.

B. chỉ cần có cơ cấu hợp lí giữa các ngành và các thành phần kinh tế.

C. chỉ cần có cơ cấu hợp lí giữa các vùng lãnh thổ.

D. cần có nhịp độ phát triển cao có cơ cấu hợp lí giữa các ngành, các thành phần kinh tế và các vùng lãnh thổ.

Câu 15. Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh/thành phố nào?

A. Khánh Hoà.

B. Đà Nẵng.

C. Bình Định.

D. Quảng Nam.

Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, nếu chỉ xét số lượng đô thị loại hai (năm 2007) thì vùng có ít nhất là

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.

B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.

D. Tây Nguyên.

Câu 17. Dải đồng bằng miền Trung không liên tục mà bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ do

A. thềm lục địa ở khu vực này thu hẹp.

B. sông ở đây có lượng phù sa nhỏ.

C. có nhiều dãy núi ăn lan ra sát biển.

D. có nhiều cồn cát, đàm phá.

Câu 18. Nạn chặt phá và cháy rừng những năm qua diễn ra nhiều nhất ở

A. Đồng bằng sông Hong.

B. Bắc Trung Bộ.

Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Tây Nguyên

Câu 19. Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta là

A. Đông Bắc.

B. Tây Bắc

C. Bắc Trung Bộ

D. Tây Nguyên

Câu 20. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở Tây Nguyên là

A. Than bùn

B. Boxit

C. Đá quý

D. Sắt

---- Còn tiếp ----

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

D

C

C

B

C

A

D

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

B

D

A

D

B

B

C

D

B

C

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi thử THPT QG môn Địa Lí 12 năm 2021 - 2022 Trường THPT Lê Văn Tám có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF