YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS An Nhơn có đáp án

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu ôn tập giúp các em học sinh lớp 9 ôn tập, rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. HOC247 xin giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS An Nhơn có đáp án gồm phần đề và đáp án giải chi tiết. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em đạt kết quả học tập tốt.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS

AN NHƠN

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 120 phút

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

So sánh cấu trúc  và quá trình tự nhân đôi của  ADN với mARN ?

 

Câu 2.

Lấy tế bào có hai cặp NST ký hiệu là Aa và Bb để chứnh minh: Những diễn biến của NST trong kỳ sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST  trong bộ đơn bội ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân ?

 

Câu 3.

Gen A bị đột biến thành gen a. Em hãy xác định vị trí và loại đột biến trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Phân tử prôtêin do gen a quy định tổng hợp có trình tự axit amin hoàn toàn khác với trình tự axit amin trong phân tử prôtêin do gen A quy định tổng hợp

Trường hợp 2: Phân tử prôtêin do gen a quy định tổng hợp có axit amin thứ 3 khác với  axit amin thứ 3  trong phân tử prôtêin do gen A quy định tổng hợp

Câu 4 .

F0 có kiểu gen Aa . Xác định % Aa ở  thế hệ F10 khi các thế hệ F0 đến F9 tự thụ phấn liên tục ?

Câu 5.

 Nhóm bạn Tuấn thực hiện thí nghiệm để xác định  quy luật di truyền chi phối các tính trạng hình dạng và màu sắc h¹t của một loài cây như sau:

Cho hai giống thuần chủng hạt tròn, màu trắng và hạt bầu dục, màu đỏ lai với nhau được F1 toàn hạt tròn, màu hồng. Cho các cây F1 tự thụ phấn  thu được 900 hạt trên các cây F1 với 3 kiểu hình. Em hãy cùng với nhóm bạn Tuấn xác định quy luật di truyền đã chi phối phép lai trong  thí nghiệm trên và tính số hạt của mỗi loại kiểu hình ?

 

ĐÁP ÁN

Câu 1

1. Về cấu trúc.

- Giống nhau.

+ Thuộc loại đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn

+ Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là các nuclêôtit

- Khác nhau.

Đặc  điểm

ADN

mARN

+Số mạch

+ Kích thước

+ Khối lượng

+ Các Nuclêôtit

+ Liên kết Hiđrô

2

Lớn hơn mARN

Lớn hơn mARN

4 loại A, T, G, X

Có giữa các nuclêôtit đứng dối diện của 2 mạch

1

Nhỏ hơn ADN

Nhỏ hơn ADN

4 loại A, U, G, X

Không có

 

2. Cơ chế tổng hợp.

- Giống nhau.

+ Thời điểm tổng hợp : Ở kỳ trung gian khi các NST ở dạng sợi mảnh

+ Địa điểm tổng hợp: Trong nhân TB

+ Nguyên tắc tổng hợp: Khuôn mẫu và bổ sung

+ Có sự tháo xoắn của ADN

+ Cần các enzim xúc tác

+ Cần nguyên liệu là các nuclêôtit

   - Khác nhau.

 

ADN

mARN

+ Nguyên tắc tổng hợp

+ Số mạch khuôn

+ Sự tháo xoắn

 

 

+ Số mạch được tổng hợp

+ Hệ thống enzim tổng hợp

+ Nguyên liệu tổng hợp

Bổ sung: A-T

2 mạch

Toàn bộ phân tử ADN

 

 

2 mạch

Khác với ARN

4 nuclêôtit: A, T,G, X

Bổ sung: AADN-UARN

1 mạch

Cục bộ trên phân tử ADN tương ứng  với từng gen tổng hợp

1 mạch

Khác với ADN

4 nuclêôtit: A, U,G, X

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1

Phát biểu nội dung quy luật phân li và phân li độc lập của Men Đen? Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập của Men Đen?

 

Câu 2

Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể được dự đoán trong các trường hợp sau:

       a. Thể một nhiễm

       b. Thể ba nhiễm

       c. Thể bốn nhiễm

       d. Thể  ba nhiễm kép

       e. Thể không nhiễm

 

Câu 3

Thế hệ bố mẹ có các kiểu gen AABB; aabb. Hãy trình bày phương pháp tạo ra kiểu gen AAbb. Biết rằng các gen trội hoàn toàn.

 

Câu 4

a) Nêu tính chất đặc trưng của ADN.

b) Vì sao mARN được xem là bản sao của gen cấu trúc?

c) Cho biết một đoạn của một loại prôtêin  có các trật tự axít  amin như sau : Glixin –valin - lizin- lơxin. Hãy xác định trình tự các cặp nuclêotít của đoạn gen đã điều khiển tổng hợp prôtêin đó. Biết rằng các axít amin đó tương ứng với các bộ ba mã sao của ARN thông tin như sau:

       Glixin : GGG                                          Valin : GUG

       Lizin   : AGG                                          Lơxin : UUG

 

Câu 5

Hãy giải thích ý nghĩa của nguyên phân đối với di truyền và đối với sinh trưởng, phát triển của cơ thể.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Phát biểu nội dung quy luật phân li: “Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P”.

- Nội dung quy luật phân li độc lập:  “Các cặp nhân tố di truyền

( cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử”.

- Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập của Men Đen.

+ P thuần chủng khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng

+ Trội phải lấn át hoàn toàn lặn

+ Các loại giao tử sinh ra phải bằng nhau, có sức sống ngang nhau.

+ Khả năng gặp nhau và phối hợp với nhau gữa các loại giao tử trong thụ tinh phải ngang nhau.

+ Sức sống của các loại hợp tử và sức sống của các cơ thể trưởng thành phải giống nhau.

+ Phải có số lượng lớn cá thể thu được trong đời lai

+ Mỗi cặp nhân tố di truyền phải tồn tại trên mỗi cặp NST khác nhau để khi phân li thì độc lập với nhau, không lệ thuộc vào nhau.

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1.

Hãy nêu các loại biến dị có thể xuất hiện ở người. Từ đó em có nhận xét gì về khả năng xuất hiện biến dị ở người và sinh vật?

 

Câu 2.

 Ưu thế lai là gì? Cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Để duy trì ưu thế lai qua các thế hệ ta cần phải làm gì?

 

Câu 3.

Một quần thể thực vật có 2000 cây đều có kiểu gen Aa. Nếu để các cây này tự thụ phấn sau 2 thế hệ thì số cây có kiểu gen Aa trong quần thể là bao nhiêu?

 

Câu 4:

Một người có 45 nhiễm sắc thể (44 nhiễm sắc thể thường + XO). Hãy giải thích về sự bất thường của nhiễm sắc thể giới tính này và cho biết: Người này là nam hay nữ? Mắc bệnh gì? Biểu hiện ra sao?

Câu 5.

 Chuột bình thường có đuôi thẳng, tuy nhiên người ta đã phát hiện chuột đột biến có đuôi cong. Dưới đây là các phép lai giữa chuột đuôi cong và chuột đuôi thẳng:

Phép lai

Kiểu hình

chuột ♀ P

Kiểu hình

chuột ♂ P

Kiểu hình

chuột ♀ F1

Kiểu hình

chuột ♂F1

1

Đuôi  thẳng

Đuôi cong

100% đuôi cong

100% đuôi thẳng

2

Đuôi cong

Đuôi thẳng

½ đuôi thẳng

½ đuôi cong

½ đuôi thẳng

½ đuôi cong

3

Đuôi cong

Đuôi thẳng

100% đuôi cong

100% đuôi cong

Giải thích kết quả và viết sơ đồ cho mỗi phép lai trên.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Những biến dị có thể xuất hiện ở người.

         + Đột biến gen

         + Đột biến NST

         + Biến dị tổ hợp

         + Thường biến

- Ở người cũng có thể xuất hiện những biến dị như các sinh vật khác.

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1.

 ADN có những tính chất gì để thực hiện được chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền?

 

Câu 2

1. Đột biến gen là gì? Có mấy dạng đột biến gen? Nêu hậu quả của đột biến gen.

2. Trong các dạng đột biến gen thì dạng nào dễ gặp nhất trong tự nhiên? Vì sao?

 

Câu 3.

Ở ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8.

Một nhóm tế bào có tất cả 512 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về 2 cực tế bào.

1. Nhóm tế bào trên đang ở kỳ nào của giảm phân? Xác định số lượng tế bào của nhóm.

2. Khi nhóm tế bào này kết thúc giảm phân thì tạo ra bao nhiêu tế bào con?

3. Các tế bào con được tạo thành là các tinh trùng đều tham gia vào quá trình thụ tinh. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50%. Hãy xác định số hợp tử tạo thành.

 

Câu 4.

 Thế hệ bố mẹ có các kiểu gen AABB; aabb. Hãy trình bày phương pháp tạo ra kiểu gen AAbb. Biết rằng các gen trội hoàn toàn.

 

Câu 5.

Có 5 tế bào của vịt nhà nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường nội bào 2800 NST. Các tế bào con tạo ra có chứa tất cả 3200 NST.

         Xác định:

         a). Số NST lưỡng bội của vịt nhà?

         b). Số lần nguyên phân của mỗi tế bào?

         c). Số tâm động trong các tế bào con được tạo ra?

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- ADN là cấu trúc mang gen: Gen mang thông tin quy định cấu trúc phân tử Prôtêin → ADN là nơi lưu trữ thông tin di truyền…

- ADN có đặc tính tự nhân đôi đúng mẫu:

+ Trong nguyên phân: Hai phân tử ADN con được tạo thành qua quá trình tự nhân đôi sẽ đi vào hai tế bào con → thông tin di truyền đã được truyền đạt qua các thế hệ TB.

+ Trong giảm phân: Hai phân tử ADN con được tạo thành qua quá trình tự nhân đôi  sẽ đi vào các giao tử, rồi hợp tử trong quá trình thụ tinh → thông tin di truyền đã được truyền đạt qua các thế hệ cơ thể.

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1.  ADN là gì? Vì sao ADN có tính đa dạng và đặc thù?

 

Câu 2

 Ở chuột tính trạng  màu lông do gen nằm trên NST thường quy định. Lông sám trội hoàn toàn so với lông đen.

Cho một chuột đực giao phối hai chuột cái khác nhau, thu được tổng số tổ hợp giao tử từ 2 phép lai là 6.

Biết số loại giao tử của cá thể cái thứ nhất nhiều hơn số loại giao tử của cá thể cái thứ 2.

  1. Biện luận để xác định kiểu gen, của các cá thể nói trên.
  2. Lập sơ đồ cho mỗi phép lai.

 

Câu 3.

 Ở người bệnh teo cơ do gen lặn d nằm trên NST giới tính X quy định, gen D quy định tính trạng bình thường. Cho người nữ có kiểu gen dị hợp kết hôn với người nam bình thường thì con cái sinh ra sẽ như thế nào ?

 

Câu 4

Ở cà chua, cây cao (A) trội so với cây thấp (a) , quả đỏ (B) trội so với quả vàng (b).

Cho ph ép lai sau:

 P: Cao, đỏ x cao, đỏ

F1: 3 cao, đỏ : 1 thấp, vàng

Em hãy cho biết phép lai trên tuân theo quy luật di truyền nào ? biện luận và viết sơ đồ lai. Cho biết gen quy định tính trạng nằm trên  NST thường ?

 

Câu 5. Nêu ý nghĩa sinh học của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh?

ĐÁP ÁN

Câu 1

* Khái niệm ADN.

- ADN thu ộc loại axít Nuclêic, được cấu tạo từ các nguyên tố chính C, H, O, N và P.

- ADN là đại phân tử, có kích thước và khối lượng lớn, có thể dài đến hàng trăm Micrômét và khối lượng lớn đạt đến hàng triệu, hàng chục triệu đơn vị cácbon. ADN là cấu trúc đa phân mà đơn phân là các Nuclêôtít : A, T, G, X

* AND có tính đa dạng và đặc thù vì :

- Tính đặc thù : ADN của mỗi loài được đặc thù bởi số lượng thành phần và trình tự sắp xếp của các Nuclêôtít.

- Tính đa dạng : Là so sự sắp xếp khác nhau của 4 loại Nuclêôtít A, T, G, X tạo thành 2 mạch đơn của phân tử ADN.

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS An Nhơn có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON