YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Vĩnh Tân

Tải về
 
NONE

Tài liệu Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Vĩnh Tân đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp và giới thiệu đến các em học sinh lớp 9, với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em rèn luyện ôn tập chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt.

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS

VĨNH TÂN

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1.

Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền?

 

Câu 2.

Một gen dài 0,51µm, phân tử mARN tổng hợp từ gen này có hiệu số % giữa G và U là 20%, hiệu số % giữa X và A là 40%. Xác định số nuclêôtit mỗi loại của gen.

 

Câu 3.

         1. Thể dị bội là gì? Cơ chế phát sinh thể dị bội có (2n+1) NST.

         2. Phân biệt các loại biến dị không làm thay đổi cấu trúc và số lượng vật chất di truyền.

 

Câu 4.

Một tế bào sinh dưỡng của một loài động vật thực hiện nguyên phân liên tiếp một số lần, trong quá trình này môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 42 NST thường và trong tất cả các tế bào con có 8 NST giới tính X. Hãy xác định bộ NST 2n của cá thể động vật nói trên. Biết rằng không có đột biến xảy ra.

 

Câu 5.

ở một loài côn trùng, cho F1 giao phối với 3 cơ thể khác, thu được kết quả như sau:

  • Với cá thể 1 thu được 6,25% thân đen, lông ngắn
  • Với các thể 2 thu được 75% thân xám lông dài và 25% thân xám lông ngắn
  • Với các thể 3 thu được 75% thân xám lông dài và 25% thân đen lông dài

Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng và các gen nằm trên các NST thường khác nhau. Hãy biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Nguyên tắc bổ sung thể hiện:

- Trong quá trình nhân đôi ADN: Các nuclêôtit của môi trường nội bào lần lượt liên kết với các nuclêôtit trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung A=T, T=A, G=X, X=G.

- Trong quá trình tổng hợp ARN: Các nuclêôtit trên mạch gốc liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung A=U, T=A, G=X, X=G.

- Trong quá trình tổng hợp Prôtêin: Các nuclêôtit trên bộ ba đối mã của tARN liên kết với các nuclêôtit của bộ ba mã sao trên mARN theo nguyên tắc bổ sung A=U, U=A, G=X, X=G.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1

  1. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì?

 

  1. Trong điều kiện nào thì hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ? Trong thực tiễn sản xuất cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?

 

Câu 2

Bộ NST của loài được đặc trưng bởi các yếu tố nào? Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể ?

 

Câu 3

Ở một loài động vật, xét phép lai P: ♂ AaBBDd   x  ♀ aaBbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, ở một số tế bào, cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, cơ thể đực giảm phân bình thường.

a. Không lập sơ đồ lai, tính số loại kiểu gen có thể có ở F1.

b. Theo lý thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực với các loại giao tử cái trong thụ tinh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại hợp tử dị bội?

 

Câu 4

1. Có một cặp vợ chồng sinh được một người con, khi đi kiểm tra người ta kết luận con của họ bị mắc bệnh Đao nhưng họ không rõ về bệnh này. Bằng kiến thức của mình, em hãy giải thích cho họ biết về đặc điểm di truyền, đặc điểm hình thái, nguyên nhân và cơ chế phát sinh của bệnh này.

2. Để hạn chế sinh con mắc bệnh Đao, em có thể tư vấn thêm cho họ điều gì?

 

Câu 5.

Tiến hành lai hai thứ lúa thuần chủng: thân cao, hạt tròn với thân thấp, hạt dài, người ta thu được F1 toàn thân cao hạt dài. Cho F1 tự thụ phấnđược F2 có kiểu hình thân thấp hạt tròn chiếm tỉ lệ 1/16. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Trong các kiểu hìnởp F2 thì kiểu hình nào là biến dịi tổ hợp?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

a.  Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa của thực vật là mối quan hệ cạnh tranh cùng loài hay khác loài.

b. Điều kiện để hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ...

* Hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ khi mật độ cá thể quá dày

* Trong thực tiễn sản xuất để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng, cần:

- Đối với cây trồng: gieo trồng với mật độ hợp lí kết hợp tỉa thưa để đảm bảo đủ ánh sáng cho cây quang hợp.

- Đối với vật nuôi: phải chăn thả với mật độ thích hợp, tách đàn khi cần thiết, cung cấp đủ dinh dưỡng, vệ sinh chuồng trại..

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1.

       Thế nào là giới hạn sinh thái? Sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển như thế nào khi chúng sống trong khoảng thuận lợi, khi sống ngoài khoảng thuận lợi nhưng trong giới hạn chịu đựng và khi sống ngoài giới hạn chịu đựng về một nhân tố sinh thái nào đó?

 

Câu 2.

  1. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống ? Cho ví dụ ?

b. Kiểu gen ban đầu của giống như thế nào thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết sẽ không gây thoái hóa giống ?

 

Câu 3.

  1. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ?
  2. Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh  sự cạnh tranh giữa các cá thể sinh vật để không làm giảm năng suất vật nuôi và cây trồng?

 

Câu 4

Giả sử trong tế bào ở một loài sinh vật có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, cặp thứ nhất chứa hai cặp gen dị hợp Aa và Bb, cặp thứ hai chứa một cặp gen dị hợp Dd và cặp thứ ba là cặp nhiễm sắc thể giới tính XX. Biết trên các cặp NST không xảy ra trao đổi chéo.

a. Viết các kiểu gen có thể có của tế bào 2n bình thường nói trên.

           b. Viết các kiểu giao tử có thể có khi tế bào nói trên giảm phân hình thành giao tử bình thường.

Câu 5

Bệnh mù mầu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X quy định, gen trọi M cũng nằm trên NST giới tính X quy định kiểu hình bình thường

1. GIải thích và lập sơ  đồ lai cho mỗi TH sau:

a. Bố mẹ bình thường có đứa con trai bị mù màu

b. Trong một đình có nửa số con trai và nửa số con gái mù màu, số còn lại không bị mù màu có cả trai và gái

2. Bố mẹ không mù màu, sinh con gáI không mù màu và con trai bị mù màu. Đứa con gáI lớn lên lấy chồng không bị mù màu thì có thể sinh ra đứa chấu bị mù màu không? Nếu có thì xác định tỉ lệ % kiểu hình đó?

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể SV đối với một nhân tố sinh thái nhất định.

- Khi sinh vật sống trong  khoảng thuận lợi: sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

- Khi sống ngoài khoảng thuận lợi nhưng trong giới hạn: Sinh trưởng và phát triển kém hơn.

- Khi sinh vật sống ngoài giới hạn chịu đựng: sẽ yếu dần và chết

2

a. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống:

- Tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ thì con cháu có sức sống kém dần, năng suất giảm, bộc lộ những tính trạng xấu, xuất hiện quái thai ...

- Vì: các cặp gen dị hợp đi vào trạng thái đồng hợp, trong đó có gen lặn ( thường có hại ) được biểu hiện. Qua các thế hệ, tỉ lệ đồng hợp tăng dần, tỉ lệ dị hợp giảm dần.

b.  Nếu kiểu gen ban đầu là đồng hợp về các gen trội có lợi thì tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ sẽ không dẫn tới thoái hóa giống.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1

        Viết sơ đồ và giải thích về mối quan hệ giữa ADN, ARN, Protein ở những loài có vật chất di truyền là  ARN?

 

Câu 2

    Người mang ba nhiễm sắc thể 21 bị mắc hội chứng nào? Giải thích cơ chế phát sinh hội chứng đó?

 

Câu 3

Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 10. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể được dự đoán ở thể một nhiễm, thể ba nhiễm, thể ba nhiễm kép, thể không nhiễm ?

 

Câu 4

Khi cho giao phấn giữa các cây F1 có sùng kiẻu gen, nười ta thấy xuất hiện hai trường hợp sau:

- TH 1: F2 thu được 75% cây có quả tròn ngọt và 25% quả bầu dục chua

- TH 1: F2 thu được 65% cây có quả tròn ngọt : 15% quả bầu dục chua : 10% tròn chua : 10% bầu dục ngọt

Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng

  1. Biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp
  2. GiảI thích vì sao có sự khác nhau về kết quả của 2 TH trên
  3. Nếu cho các cây F1 lai phân tích thì kết quả như thế nào

 

Câu 5.

Có 10 hợp tử cùng một loài nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môI trường nội bào  2480 NST đơn. Trong các tế bào con tạo thành, số NST mới hoàn toàn được tạo ra từ nguyên liệu nội bào là 2400.

  1. Xác định tên loài
  2. Tính số lần nguyên phân của mỗi hợp tử nói trên

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

Sơ đồ: ARN       →       ADN                  mARN                  axit amin

Giải thích:

+ Trình tự các Nu trên ARN qui định trình tự các Nu trên ADN.

+Trình tự các Nu trên  ADN qui định trình tự các Nu trên mARN.

+ Trình tự các Nu trên mARN qui định trình tự các a.a trên phân tử protein

 

2

- Người mang 3 NST 21 bị mắc hội chứng Đao.

- Cơ chế phát sinh hội chứng Đao:

+ Trong quá trình giảm phân ở bố hoặc mẹ (chủ yếu là mẹ) cặp NST 21 không phân li tạo giao tử đột biến mang 3 NST 21 (n+1).

+ Trong thụ tinh giao tử mang 3 NST 21 kết hợp với giao tử bình thường mang 1 NST 21 tạo hợp tử mang 3 NST 21 phát triển thành người mắc hội chứng Đao

 

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1

Trình bày phương pháp chọn lọc cá thể ở cây trồng lấy hạt? Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp này?

 

Câu 2.

         Hãy phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng với đồng sinh khác trứng về kiểu gen, kiểu hình và cơ chế hình thành. Ý nghĩa của việc nghiên cứu trẻ đồng sinh?

 

Câu 3

  1. Trong quần xã sinh vật, mối quan hệ nào có vai trò quan trọng nhất? Vì sao?
  2. Giữa các sinh vật khác loài có những mối quan hệ nào?.

 

Câu 4.

Trong một khu rừng, cỏ cây là thức ăn cho châu chấu, dê và bọ rùa. Ếch nhái ăn bọ rùa, châu chấu. Gà rừng ăn cỏ cây, châu chấu đồng thời gà rừng là nguồn thức ăn cho diều hâu. Cáo ăn gà rừng, nhưng đến lượt nó lại làm mồi cho diều hâu. Hổ ăn cáo và ăn cả dê.

a) Hãy vẽ lưới thức ăn hoàn chỉnh dựa vào mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài kể trên.

b) Hãy xếp các loài sinh vật trên theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái.

 

Câu 5.

Cho hai giống lúa thuần chủng thân cao, chín muộn và thân thấp, chín sớm giao phấn với nhau được F1 đồng loạt có kiểu hình thân cao, chín sớm. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 3200 cây gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 1800 cây thân cao, chín sớm. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.

          a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

          b) Tính số lượng cá thể của các kiểu hình còn lại ở F2.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Phương pháp chọn lọc cá thể ở cây trồng lấy hạt:

+ Trên ruộng chọn giống khởi đầu người ta chọn ra những cá thể tốt nhất.

+ Hạt của mỗi cây được chọn đem gieo riêng thành từng dòng để so sánh với nhau, với giống khởi đầu và với giống đối chứng từ đó chọn được dòng tốt nhất, đáp ứng được mục tiêu đặt ra.

- Ưu, nhược điểm:

+ Ưu điểm: Phối hợp được việc chọn lọc dựa trên kiểu hình với việc kiểm tra kiểu gen, đạt kết quả nhanh.

+ Nhược điểm: Đòi hỏi theo dõi công phu và chặt chẽ.

2

- Phân biệt:

+ Trẻ đồng sinh cùng trứng có kiểu gen giống nhau trong khi đó trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau tương tự như sinh anh, chị em ra từ những lần sinh khác nhau.

+ Do có kiểu gen giống nhau nên trẻ đồng sinh cùng trứng cơ bản giống nhau về kiểu hình như cùng giới, cùng nhóm máu, màu tóc…còn trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu hình khác nhau.

+ Trẻ đồng sinh cùng trứng được sinh ra từ một trứng thụ tinh với với một tinh trùng, qua những lần nguyên phân đầu tiên hợp tử đã bị tách ra thành 2, 3…phần riêng biệt, mỗi phần phát triển thành một cơ thể. Trẻ đồng sinh khác trứng sinh ra từ 2 hay nhiều trứng cùng rụng một lúc và được thụ tinh bởi các tinh trùng khác nhau.

- Ý nghĩa: Có thể xác định được tính trạng nào do gen quyết định là chủ yếu, tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.

 

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Vĩnh Tân. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON