YOMEDIA

Lí thuyết ôn thi HSG chủ đề Nguyên phân, Giảm phân Sinh học 9 năm 2021

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm tài liệu ôn tập kiến thức, rèn luyện chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệu Lí thuyết ôn thi HSG chủ đề Nguyên phân, Giảm phân Sinh học 9 năm 2021. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em học sinh. Mời các em học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo.

ATNETWORK

LÍ THUYẾT ÔN THI HSG SINH HỌC 9

CHỦ ĐỀ NGUYÊN PHÂN, GIẢM PHÂN

1. Nguyên Phân

Các công thức cơ bản:

            1- Số tế bào con được tạo ra sau k lần nguyên phân:

            - Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:        2k               

          - Từ x tế bào mẹ ban đầu:   x . 2k

( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)

2- Số tế bào con được tạo thêm sau k lần nguyên phân:

- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:        2k – 1      ;  

- Từ x tế bào mẹ ban đầu:   x (2k – 1)

( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)

3- Tổng số NST đơn có trong các tế bào con được tạo ra:

- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:       2n . 2k    ;   

-  Từ x tế bào mẹ ban đầu:   x . 2n . 2k

( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)

4- Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo ra sau k lần nguyên phân:

- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:       2n . 2k

- Từ x tế bào mẹ ban đầu:   x . 2n . 2k

( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)

5- Tổng số tâm động trong các tế bào con được tạo thêm  sau k lần nguyên phân:

- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:       2n (2k  –  1)    

- Từ x tế bào mẹ ban đầu:        x . 2n (2k  –  1)

( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)

6- Tổng số NST đơn mới tương đương môi trường nội bào phải cung cấp cho:

- 1 tế bào mẹ nguyên phân k lần        :       2n (2k  –  1)

-  x tế bào mẹ đều nguyên phân k lần:       x.2n (2k  –  1)

7- Tổng số NST đơn mới hoàn toàn môi trường nội bào phải cung cấp cho:

- 1 tế bào mẹ nguyên phân k lần        :       2n (2k  –  2 )

-  x tế bào mẹ đều nguyên phân k lần:       x.2n (2k  –  2)

8-  Tổng số lần NST  tự nhân đôi trong  k lần nguyên phân:

- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:       k ;  Từ x tế bào mẹ ban đầu:        x . k

9- Tổng số thoi dây tơ vô sắc  xuất hiện trong k lần nguyên phân:

- Từ 1 tế bào mẹ ban đầu:       2k – 1 ; Từ x tế bào mẹ ban đầu:   x (2k – 1)

( ĐK : Mỗi tế bào mẹ đều nguyên phân k lần)

 

2. Giảm phân

Đặc điểm của phân bào giảm nhiễm:

            1. Khái niệm: Là hình thức phân chia tế bào mà  trong đó từ 1 tế bào mẹ chia thành 4 tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa

2. Cơ chế: Gồm 2 lần phân chia liên tiếp.

- Lần I: Xảy ra một hiện tượng giảm nhiễm

Sơ đồ: 1 tế bào mẹ 2n (đơn)   →  1 tế bào mẹ 2n (kép)    →    2 tế bào con n (kép)

- Lần II: Xảy ra hiện tượng nguyên nhiễm

Sơ đồ: 2 tế bào con  n (kép)   →    4 tế bào con n (đơn)

Cụ thể là:

+ Kì đầu 1: Trước khi bước vào phân bào mỗi NST đơn tự nhân đôi làm thành 1 NST kép gồm 2 sợi Cromatit giống hệt nhau và dính nhau nơi tâm động. Các NST bắt đầu đóng xoắn, co ngắn lại. Xảy ra một hiện tượng tiếp hợp NST và có thể dẫn đến trao đổi chéo đoạn NST  tương ứng giữa 2 NST đơn trong mỗi cặp NST đồng dạng kép. Màng nhân và nhân con biến mất.

+ Kì giữa I: Các NST kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc và dính sợi tơ vô sắc qua tâm động.

+ Kì sau I: Mỗi NST kép trong cặp NST đồng kép tách nhau tách ra và phân li về 2 cực của tế bào. sự phân li là độc lập với nhau

+ Kì cuối I: Tại mỗi cực, các NST kép vẫn giữ nguyên hình dạng ở kì sau. Thoi vô sắc biến mất, màng nhân xuất hiện dẫn đến sự hình thành 2 tế bào con, mỗi tế bào con có bộ NST n (kép).

+ Kì đầu II: Xảy ra rất ngắn. Các NST kép vẫn giữ nguyên hình dạng như kì cuối I.

+ Kì giữa II: Trong mỗi tế bào con các NST kép tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo mới và dính với sợi tơ vô sắc qua tâm động.

+ Kì sau II: Mỗi NST kép tách ra thành 2  NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào.

+ Kì cuối II: Hình thành 4 tế bào con, mỗi tế bào con có bộ NST đơn bội (n). Từ các tế bào con sẽ phân hoá thành giao tử (n).

Trong phân bào giảm nhiễm : sự phân chia của các  NST đơn về các tế bào con là không đồng đều xét về mặt nguồn gốc NSt.

Phân bào giảm nhiễm chỉ xảy ra ở tế bào sinh dục chín.

 

3.  Sự thụ tinh

  • Khái niệm: là sự phối hợp giữa trứng (n) và tinh trùng (n) để tạo ra 1 hợp tử (2n).
  • Hiệu suất thụ tinh của giao tử: 
  • Số giao tử được thụ tinh   X 100%

Tổng số giao tử tham gia thụ tinh

 Các công thức cơ bản:

Xét 1 tế bào sinh dục chín 2n giảm phân:

            1. Số tế bào con được tạo ra: 4

            2. Số giao tử (n) tạo ra là:

            - 1 TBSD đực (2n)  à 4 giao tư đực (n)

            - 1 TBSD cái (2n)  à 1 giao tư cái (n) + 3 thể định hướng (n).

            3. Số loại giao tử:

            - Không có trao đổi chéo: 2n

            - Có trao đổi chéo            : 2n+m  

            4. Số cách sắp xếp của NST ở kì giữa 1    :   2n-1

            5. Số cách phân li của NST kép ở kì sau 1:   2n-1

            6. Số kiểu tổ hợp NST kép ở kì cuối 1      :    2n

            7. Số NST đơn mới tương đương môi trường phải cung cấp : 2n

----

 -(Để xem nội dung của tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lí thuyết ôn thi HSG chủ đề Nguyên phân, Giảm phân Sinh học 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON