YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Bến Thủy có đáp án

Tải về
 
NONE

Qua nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Bến Thủy có đáp án giúp các em học sinh lớp 9 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thi đội tuyển sắp tới được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THCS

BẾN THỦY

ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG

NĂM HỌC 2020-2021

MÔN SINH HỌC 9

Thời gian: 120 phút

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1 : (5,0 điểm)

Dựa vào tính phổ biến của mã di truyền, trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã tạo ra những dòng tế bào, những sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới, từ đó tạo ra những cơ thể với những đặc điểm mới, ví dụ như tạo ra vi khuẩn E. coli sản xuất Insulin của người, cà chua không tổng hợp được etilen hay tạo ra giống cây trồng mang gen kháng bệnh. Những sinh vật như vậy gọi là sinh vật chuyển gen và kĩ thuật chuyển một đoạn ADN từ tế bào cho sang tế bào nhận như vậy gọi là kĩ thuật chuyển gen (hay kĩ thuật di truyền).

Dưới đây là sơ đồ khái quát về một qui trình kĩ thuật chuyển gen từ sinh vật nhân chuẩn vào tế bào vi khuẩn với thể truyền là plasmit (ADN dạng vòng nhỏ trong tế  bào chất của vi khuẩn, không phải là vật chất di truyền của tế bào vi khuẩn, có khả năng nhân đôi độc lập với vật chất di truyền trong tế bào vi khuẩn) nhằm hai mục đích cơ bản: tạo ra nhiều bản sao của một gen đặc thù và tạo ra một lượng lớn sản phẩm protein trong thời gian ngắn.

1. Đoạn đầu tiên đề cập đến “tính phổ biến của mã di truyền” như là một cơ sở quan trọng cho việc tạo ra các sinh vật chuyển gen. Theo bạn, tính phổ biến của mã di truyền được hiểu như thế nào?

  1. Trong quy trình chuyển gen như hình trên, gen cần chuyển được cài vào plasmit và sau đó plasmit được đưa vào tế bào vi khuẩn nhận. Trong một quy trình khác, gen có thể được gắn với ADN của  thực khuẩn thể (phage) và sau đó phage sẽ xâm nhập vào tế bào vi khuẩn nhận. Do đó, plasmit và phage được gọi là vectơ chuyển gen (hay thể truyền). Hãy dự đoán những đặc điểm cần có của thể truyền trong kĩ thuật chuyển gen.
  2. Để có thể cài được gen cần chuyển vào plasmit hoặc phage, người ta sử dụng enzim cắt giới hạn, một loại enzim có khả năng nhận ra một trình tự ADN đặc thù được gọi là vị trí giới hạn và cắt cả loại ADN của thể truyền và gen cần chuyển tại vị trí giới hạn để tạo ra cùng một loại đầu dính (so le hay bằng). Mỗi loại enzim cắt giới hạn có vị trí cắt khác nhau và tạo đầu dính khác nhau. Theo bạn, khi sử dụng enzim cắt giới hạn trong kỹ thuật cần lưu ý điều gì ?
  3. Người ta dùng kỹ thuật chuyển gen để chuyển gen tổng hợp protein kháng thuốc kháng sinh tetraxiclin vào vi khuẩn E.coli không mang gen kháng thuốc kháng sinh. Để xác định đúng dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi các dòng vi khuẩn này trong một môi trường có nồng độ tetraxiclin thích hợp. Dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn sẽ như thế nào ?
  4. Theo thông tin trên, bạn hãy cho biết sinh vật nào sau đây được gọi là sinh vật chuyển gen? Giải thích.

a. Một người bị bệnh tiểu đường được chữa trị bởi hoocmôn insulin tổng hợp nhờ vi khuẩn E.coli.

b. Một cây khoai tây được tạo thành từ các tế bào rễ của cây mẹ.

c. Một con chuột chứa gen tổng hợp hemôglôbin của thỏ.

d. Con cừu Đôly được tạo ra nhờ kĩ thuật nhân bản vô tính.

e. Các giống cây trồng mang gen kháng sâu hại.

f. Giống bò sản xuất ra protein huyết tương của người.

h. Một lượng lớn các cây cà rốt được tạo ra từ một cây cà rốt ban đầu.

 

Câu 2 : (5,0 điểm)

Tay-Sachs là một bệnh di truyền ở người do một alen đột biến (alen Tay-Sachs) nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Alen đột biến không tổng hợp được enzim hexosaminidaza là enzim tham gia vào quá trình phân giải và tuần hoàn lipit ở tế bào não. Chỉ có trẻ em có hai alen Tay-Sachs mới bị bệnh. Các tế bào não của trẻ em bị bệnh Tay-Sachs không có khả năng chuyển hóa được một số loại lipit nhất định. Vì vậy, các loại lipit này được tích tụ lại trong các tế bào não làm cho bệnh nhân bị chứng co giật, mù và thoái hóa dây thần kinh vận động, suy giảm trí tuệ và chết trong vòng một vài năm. Người dị hợp không bị bệnh vì chỉ cần hoạt tính của enzim bằng một nửa mức người bình thường cũng đủ ngăn chặn tích tụ lipit trong tế bào não.

Tần số người bị bệnh Tay-Sachs là khá cao ở những người Do Thái Ashkenazic và những người Do Thái có tổ tiên sống ở vùng Trung Âu. Trong những quần thể người này, tần số người bị bệnh Tay-Sachs là 1/3600 trẻ sơ sinh, một tần số cao gấp 100 lần so với tần số những quần thể không phải người Do Thái hoặc người Do Thái Trung Cận Đông. Sự phân bố không đồng đều như vậy là kết quả của lịch sử di truyền khác nhau của các nhóm người trên thế giới trong thời đại công nghệ thấp, phương tiện di chuyển chưa hiện đại.

1. Các kết luận sau đây được rút ra từ thông tin trong đoạn văn thứ nhất ở trên. Theo bạn các kết luận này đúng hay sai? Giải thích.

Kết luận 1 : “Bệnh Tay-Sachs là bệnh rối loạn chuyển hóa các chất trong tế bào”

Kết luận 2 : “Ở mức cơ thể, alen Tay-Sachs được xem như alen lặn”

Kết luận 3 : “Ở mức độ cơ thể, alen bình thường là trội không hoàn toàn so với alen Tay-Sachs”

2. Trong các dự đoán sau, dự đoán nào không được xây dựng trên căn cứ khoa học? Giải thích.

a. Tuổi thọ của người bị bệnh Tay-Sachs thấp hơn so với người bình thường.

b. Các tế bào não của những người bị bệnh Tay-Sachs tích lũy nhiều lipit hơn so với người bình thường.

c. Những thanh niên bị mù và co giật là những người bị bệnh Tay-Sachs.

d. Tần số những người bình thường nhưng mang alen Tay-Sachs trong những quần thể không phải người Do Thái hoặc người Do Thái Trung Cận Đông ít hơn so với trong quần thể những người Do Thái Ashkenazic và những người Do Thái có tổ tiên sống ở vùng Trung Âu.

3. Trong quần thể người Do Thái Ashkenazic và những người Do Thái có tổ tiên sống ở vùng Trung Âu số người bình thường mang alen Tay-Sachs chiếm tỉ lệ \(\frac{1}{{30}}\). Một cuộc hôn nhân giữa hai người bình thường mang alen Tay-Sachs trong quần thể trên, hãy dự đoán xác suất cho đứa con đầu lòng của họ bình thường không bị bệnh Tay-Sachs là bao nhiêu?

4. Đối với các alen gây bệnh thuộc loại hiếm gặp (tần số rất nhỏ) thì rất ít khả năng sinh con bị bệnh. Theo bạn, cuộc hôn nhân như thế nào sẽ làm tăng khả năng sinh con bị bệnh trong quần thể?

5. Giải thích nào sẽ hợp lí nhất khi cơ thể dị hợp tử về alen Tay-Sachs cũng khỏe mạnh bình thường như cơ thể đồng hợp tử về hai alen bình thường?

 

Câu 3 : (5 điểm)

  1. Mạch khuôn của một gen chứa trình tự các nucleotit 3’ – TTXAGTXGT -5’. Hãy vẽ mạch không làm khuôn và trình tự mARN, chỉ rõ các đầu 5’ và 3’. Hãy so sánh trình tự nucleotit của 2 mạch vừa được vẽ.
  2. Giả sử mạch không làm khuôn ở câu 1 được dùng để phiên mã thay cho mạch làm khuôn bình thường. Hãy vẽ trình tự mARN và trình tự các axit amin trên chuỗi polypeptit được dịch mã. Dự đoán chuỗi polypeptit được tạo ra từ mạch không làm khuôn sẽ biểu hiện chức năng như thế nào so với chuỗi polypeptit thông thường ?

3. Một chuỗi polypeptit hoàn chỉnh của sinh vật nhân sơ có 298 axit amin. Hãy xác định :

  1. Số bộ ba, số bộ ba mã hóa trên mARN tổng hợp ra chuỗi polipeptit trên.
  2. Chiều dài vùng mã hóa của gen đã tổng hợp nên chuỗi polipeptit trên.
  3. Số liên kết photphodieste giữa các nucleotit trên phân tử mARN trên.

4.    Bệnh di truyền phổ biến nhất trong số những người có nguồn gốc châu Phi là bệnh hồng cầu liềm. Để biểu hiện bệnh thì người bệnh phải có hai alen hồng cầu hình liềm. Cơ thể đồng hợp tử về hai alen này gây ra hàng loạt các rối loạn bệnh lí ở người như: tổn thương não, đau và sốt, suy tim, viêm phổi, tiêu huyết, liệt …

Cơ thể dị hợp tử được xem là những người có tính trạng hồng cầu liềm, thường là những người khỏe mạnh nhưng họ cũng có thể mắc một số triệu chứng hồng cầu liềm trong trường hợp lượng oxi trong máu bị giảm một thời gian dài. Khi hàm lượng oxi trong máu giảm, dẫn đến các phân tử hemoglobin liên kết với nhau thành dạng sợi dài, gây kết tủa hồng cầu, làm xuất hiện các triệu chứng của bệnh hồng cầu hình liềm.

Truyền máu thường xuyên ở trẻ bị bệnh hồng cầu liềm giúp làm giảm tổn thương não. Việc sử dụng các thuốc mới có thể ngăn ngừa và chữa trị một số rối loạn khác nhưng không thể chữa trị khỏi bệnh hồng cầu liềm hoàn toàn.

a. Alen HbA quy định tổng hợp chuỗi β–hemoglobin bình thường bị đột biến thành HbS quy định tổng hợp chuỗi β–hemoglobin khác với chuỗi β–hemoglobin bình thường chỉ một axit amin, số lượng axit amin không thay đổi. Dạng đột biến nào có thể là nguyên nhân của hiện tượng trên?

b. Tại sao những người dị hợp tử về alen hồng cầu liềm không nên lao động thể chất nặng hoặc ở vùng núi cao trong một thời gian dài ?

c. Thông tin : “Việc sử dụng các thuốc mới có thể ngăn ngừa và chữa trị một số rối loạn khác nhưng không thể chữa trị khỏi bệnh hồng cầu liềm hoàn toàn”. Tại sao lại như vậy ?

d. Nam (trai) và Hồng (gái) mỗi người đều có một người anh bị hồng cầu liềm. Cả Nam, Hồng và bố mẹ họ đều không bị bệnh hồng cầu liềm. Nếu Nam và Hồng kết hôn thì xác suất sinh người con đầu của họ bị bệnh hồng cầu liềm là bao nhiêu ?

 

Câu 4 : (5 điểm)

1. Hãy xác định các tế bào trong hình bên đang ở kỳ nào của quá trình phân bào nguyên nhiễm. Hãy mô tả những sự kiện chính xảy ra ở mỗi kỳ.

2. Giảm phân, cũng giống như nguyên phân, được tiến hành sau khi các nhiễm sắc thể đã được nhân đôi. Giảm phân có 2 lần phân bào : giảm phân I và giảm phân II. Trong kì đầu I của quá trình giảm phân, ở một số tế bào xảy ra hiện tượng tiếp hợp trao đổi đoạn giữa 2 nhiễm sắc tử không chị em của cặp nhiễm sắc thể tương đồng kép dẫn đến hiện tượng hoán vị gen. Tần số hoán vị gen được tính bằng tổng tỉ lệ các giao tử hoán vị (số giao tử hoán vị trên tổng số giao tử được hình thành). Tần số hoán vị không bao giờ vượt quá 50%.

a. Thực hiện phép lai phân tích : một con ruồi giấm dị hợp tử về 2 cặp gen có màu thân xám và cánh dài được giao phối với ruồi thân đen, cánh cụt. Đời con của phép lai này có sự phân ly kiểu hình như sau : 788 xám, dài; 785 đen, cụt; 158 đen, dài; 162 xám,cụt. Tần số tái tổ hợp giữa các gen này là bao nhiêu?

b. Một con ruồi giấm thuần chủng về thân xám và cánh cụt được giao phối với con ruồi thuần chủng thân đen, cánh dài. Biết rằng tần số hoán vị gen giữa gen quy định màu thân và kích thước cánh là 17%. Hãy tiên đoán tỉ lệ kiểu hình ở đời con khi lai phân tích ruồi cái F1.

c. Trong quá trình giảm phân của một tế bào diễn ra như sơ đồ trên, sau khi trao đổi chéo nhưng cặp nhiễm sắc thể này không phân ly ở lần giảm phân I, giảm phân II phân ly bình thường. Xác định các loại giao tử tạo ra sau khi kết thúc quá trình giảm phân tạo giao tử.

ĐÁP ÁN

Câu 1 : (5,0 điểm)

  1. Tất cả các sinh vật đều dùng chung một bộ mã di truyền, trừ một số trường hợp ngoại lệ. (0,5 điểm)
  2.  
  • có kích thước nhỏ, tồn tại được trong tế bào vi khuẩn. (0,5 điểm)
  • Có khả năng mang gen. (0,25 điểm)
  • Phân tử ADN có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen của vi khuẩn. (0,5 điểm)
  • Cần sử dụng một loại enzim cắt giới hạn khi cắt cả loại ADN của thể truyền và gen cần chuyển.(0,25 điểm)
  • Sinh trưởng và phát triển bình thường. (0,5 điểm)

5.

  1. Một người bị bệnh tiểu đường được chữa trị bởi hoocmôn insulin tổng hợp nhờ vi khuẩn E.coli.
  2. Không phải à không có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới (0,25 điểm)
  3. Một cây khoai tây được tạo thành từ các tế bào rễ của cây mẹ.
  4. Không phải à không có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới (là sinh sản vô tính) (0,25 điểm)
  5. Một con chuột chứa gen tổng hợp hemôglôbin của thỏ.
  6. Là sinh vật chuyển gen à chuột có gen của thỏ (0,5 điểm)

d. Con cừu Đôly được tạo ra nhờ kĩ thuật nhân bản vô tính.

  • Không phải à không có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới (0,25 điểm)

e.  Các giống cây trồng mang gen kháng sâu hại của cây cỏ hoang dại.

  • Là sinh vật chuyển gen à cây trồng mang gen kháng sâu hại của cây cỏ hoang dại (0,5 điểm)

f. Giống bò sản xuất ra protein huyết tương của người.

  • Là sinh vật chuyển gen à bò có gen của người (0,5 điểm)

h. Một lượng lớn các cây cà rốt được tạo ra từ một cây cà rốt ban đầu.

  • Không phải à không có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới (0,25 điểm)

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1(1.5đ).  Trình bày vắn tắt cơ chế hình thành các loại tế bào có bộ NST n; 2n; 3n từ loại tế bào ban đầu  có bộ NST 2n ?

 

Câu 2(2.5đ).  So sánh cấu trúc  và quá trình tự nhân đôi của  ADN với mARN ?

 

Câu 3(1đ).  Lấy tế bào có hai cặp NST ký hiệu là Aa và Bb để chứnh minh: Những diễn biến của NST trong kỳ sau của giảm phân I là cơ chế tạo nên sự khác nhau về nguồn gốc NST  trong bộ đơn bội ở các tế bào con được tạo thành qua giảm phân ?

 

Câu 4(1đ).  Gen A bị đột biến thành gen a. Em hãy xác định vị trí và loại đột biến trong các trường hợp sau:

  Trường hợp 1: Phân tử prôtêin do gen a quy định tổng hợp có trình tự axit amin hoàn toàn khác với trình tự axit amin trong phân tử prôtêin do gen A quy định tổng hợp

  Trường hợp 2: Phân tử prôtêin do gen a quy định tổng hợp có axit amin thứ 3 khác với  axit amin thứ 3  trong phân tử prôtêin do gen A quy định tổng hợp

 

Câu 5(1đ).  F0 có kiểu gen Aa . Xác định % Aa ở  thế hệ F10 khi các thế hệ F0 đến F9 tự thụ phấn liên tục?

 

Câu 6(3đ).  Nhóm bạn Tuấn thực hiện thí nghiệm để xác định  quy luật di truyền chi phối các tính trạng hình dạng và màu sắc h¹t của một loài cây như sau:

Cho hai giống thuần chủng hạt tròn, màu trắng và hạt bầu dục, màu đỏ lai với nhau được F1 toàn hạt tròn, màu hồng. Cho các cây F1 tự thụ phấn  thu được 900 hạt trên các cây F1 với 3 kiểu hình. Em hãy cùng với nhóm bạn Tuấn xác định quy luật di truyền đã chi phối phép lai trong  thí nghiệm trên và tính số hạt của mỗi loại kiểu hình ?

ĐÁP ÁN

Câu 1:(1.5 điểm)

      - Cơ chế hình thành TB n (0.5 điểm): Từ TB 2n NST qua giảm phân tạo thành TB mang n NST

      - Cơ chế hình thành TB 2n(0.5 điểm):

              +Cơ chế nguyên phân : Từ TB 2n qua nguyên phân tạo TB 2n NST(0.25điểm)

              + Kết hợp giữa giảm phân thụ tinh: Từ TB 2n giảm phân tạo TB n NST , qua thụ tinh 2 TB n NST kết hợp với nhau tạo thành TB mang 2n NST(0.25 điểm)

       - Cơ chế hình thành TB 3n(0.5điểm): Giảm phân không bình thường kết hợp với thụ tinh: TB 2n qua giảm phân không bình thường tạo giao tử mang 2n NST (0.25 điểm), qua thụ tinh kết hợp với TB mang n NST tạo thành TB mang 3n NST (0.25 điểm)

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1

           Phát biểu nội dung quy luật phân li và phân li độc lập của Men Đen? Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập của Men Đen?

 

Câu 2

      Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể được dự đoán trong các trường hợp sau:

       a. Thể một nhiễm

       b. Thể ba nhiễm

       c. Thể bốn nhiễm

       d. Thể  ba nhiễm kép

       e. Thể không nhiễm

 

Câu 3

       a. Phân loại các đột biến. Đột biến có vai trò gì?

       b. Loại đột biến gen nào không làm thay đổi số lượng, thành phần nuclêôtit của gen? Đột biến như vậy có thể làm thay đổi tính trạng của sinh vật hay không? Tại sao?

 

Câu 4

             a) Nêu tính chất đặc trưng của ADN.

             b) Vì sao mARN được xem là bản sao của gen cấu trúc?

             c) Cho biết một đoạn của một loại prôtêin  có các trật tự axít  amin như sau : Glixin –valin - lizin- lơxin. Hãy xác định trình tự các cặp nuclêotít của đoạn gen đã điều khiển tổng hợp prôtêin đó. Biết rằng các axít amin đó tương ứng với các bộ ba mã sao của ARN thông tin như sau:

       Glixin : GGG                                          Valin : GUG

       Lizin   : AGG                                          Lơxin : UUG

 

Câu 5.

  Hãy giải thích ý nghĩa của nguyên phân đối với di truyền và đối với sinh trưởng, phát triển của cơ thể.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Phát biểu nội dung quy luật phân li: “Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P”.

- Nội dung quy luật phân li độc lập:  “Các cặp nhân tố di truyền

( cặp gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử”.

- Điều kiện nghiệm đúng của quy luật phân li độc lập của Men Đen.

+ P thuần chủng khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng

+ Trội phải lấn át hoàn toàn lặn

+ Các loại giao tử sinh ra phải bằng nhau, có sức sống ngang nhau.

+ Khả năng gặp nhau và phối hợp với nhau gữa các loại giao tử trong thụ tinh phải ngang nhau.

+ Sức sống của các loại hợp tử và sức sống của các cơ thể trưởng thành phải giống nhau.

+ Phải có số lượng lớn cá thể thu được trong đời lai

+ Mỗi cặp nhân tố di truyền phải tồn tại trên mỗi cặp NST khác nhau để khi phân li thì độc lập với nhau, không lệ thuộc vào nhau.

 

----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1.

 ADN có những tính chất gì để thực hiện được chức năng lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền?

 

Câu 2.

1. Đột biến gen là gì? Có mấy dạng đột biến gen? Nêu hậu quả của đột biến gen.

2. Trong các dạng đột biến gen thì dạng nào dễ gặp nhất trong tự nhiên? Vì sao?

 

Câu 3.

 Thế hệ bố mẹ có các kiểu gen AABB; aabb. Hãy trình bày phương pháp tạo ra kiểu gen AAbb. Biết rằng các gen trội hoàn toàn.

 

Câu 4.

Chuột bình thường có đuôi thẳng, tuy nhiên người ta đã phát hiện chuột đột biến có đuôi cong. Dưới đây là các phép lai giữa chuột đuôi cong và chuột đuôi thẳng:

Phép lai

Kiểu hình

chuột ♀ P

Kiểu hình

chuột ♂ P

Kiểu hình

chuột ♀ F1

Kiểu hình

chuột ♂F1

1

Đuôi  thẳng

Đuôi cong

100% đuôi cong

100% đuôi thẳng

2

Đuôi cong

Đuôi thẳng

½ đuôi thẳng

½ đuôi cong

½ đuôi thẳng

½ đuôi cong

3

Đuôi cong

Đuôi thẳng

100% đuôi cong

100% đuôi cong

Giải thích kết quả và viết sơ đồ cho mỗi phép lai trên.

 

Câu 5.

 Ở ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8.

Một nhóm tế bào có tất cả 512 nhiễm sắc thể đơn đang phân li về 2 cực tế bào.

1. Nhóm tế bào trên đang ở kỳ nào của giảm phân? Xác định số lượng tế bào của nhóm.

2. Khi nhóm tế bào này kết thúc giảm phân thì tạo ra bao nhiêu tế bào con?

3. Các tế bào con được tạo thành là các tinh trùng đều tham gia vào quá trình thụ tinh. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50%. Hãy xác định số hợp tử tạo thành.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- ADN là cấu trúc mang gen: Gen mang thông tin quy định cấu trúc phân tử Prôtêin → ADN là nơi lưu trữ thông tin di truyền…

- ADN có đặc tính tự nhân đôi đúng mẫu:

+ Trong nguyên phân: Hai phân tử ADN con được tạo thành qua quá trình tự nhân đôi sẽ đi vào hai tế bào con → thông tin di truyền đã được truyền đạt qua các thế hệ TB.

+ Trong giảm phân: Hai phân tử ADN con được tạo thành qua quá trình tự nhân đôi  sẽ đi vào các giao tử, rồi hợp tử trong quá trình thụ tinh → thông tin di truyền đã được truyền đạt qua các thế hệ cơ thể.

----

-(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1

 Hãy nêu các loại biến dị có thể xuất hiện ở người. Từ đó em có nhận xét gì về khả năng xuất hiện biến dị ở người và sinh vật?

 

Câu 2

 Ưu thế lai là gì? Cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Để duy trì ưu thế lai qua các thế hệ ta cần phải làm gì?

 

Câu 3

 Một quần thể thực vật có 2000 cây đều có kiểu gen Aa. Nếu để các cây này tự thụ phấn sau 2 thế hệ thì số cây có kiểu gen Aa trong quần thể là bao nhiêu?

 

Câu 4.

 Một người có 45 nhiễm sắc thể (44 nhiễm sắc thể thường + XO). Hãy giải thích về sự bất thường của nhiễm sắc thể giới tính này và cho biết: Người này là nam hay nữ? Mắc bệnh gì? Biểu hiện ra sao?

 

Câu 5

a. Để xác định một tính trạng nào đó trội hay lặn người ta làm bằng phương pháp nào ?Trình bày nội dung của phương pháp đó ?

b.Theo dõi sự di truyền của tính trạng tăng trọng của Lợn người ta thực hiện các phép lai sau:

Phép lai 1 : Lợn tăng trọng chậm  x  Lợn tăng trọng chậm   ®   F1 100% Lợn tăng trọng chậm

Phép lai 2 : Lợn tăng trọng chậm  x   Lợn tăng trọng nhanh   ®  F1 50% Lợn tăng trọng chậm và 50% Lợn tăng trọng nhanh.

Phép lai 3:  Lợn tăng trọng nhanh  x  Lợn tăng trọng nhanh   ®  F1 75% Lợn tăng trọng nhanh và 25% Lợn tăng trọng chậm.

 Xác định tính trạng trội, lặn và viết sơ đồ lai phép lai 1.

 

ĐÁP ÁN

Câu

Nội dung

1

- Những biến dị có thể xuất hiện ở người.

         + Đột biến gen.

         + Đột biến NST.

         + Biến dị tổ hợp.

         + Thường biến.

- Ở người cũng có thể xuất hiện những biến dị như các sinh vật khác.

-----

 -(Để xem nội dung đáp án của Đề thi, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 Đề thi HSG môn Sinh Học 9 năm 2021 Trường THCS Bến Thủy có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF