YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Trần Hưng Đạo

Tải về
 
NONE

Mời các em học sinh lớp 12 cùng tham khảo:

Nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Trần Hưng Đạo để có thể ôn tập và củng cố các kiến thức, chuẩn bị tốt cho kì thi học kỳ 2 năm học 2020-2021 sắp tới. Chúc các em học tập tốt và đạt kết quả cao.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

KIỂM TRA HỌC KỲ II

MÔN: VẬT LÝ 12

Năm học: 2020-2021

Thời gian: 45p

 

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Cho hằng số Planck h = 6,625.10-34 J.s; Tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s; Độ lớn điện tích của electron e = 1,6.10-19 C. Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện 0,35μm. Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ có bước sóng là:

A. 0,1μm    

B. 0,2μm

C. 0,3μm    

D. 0,4μm

Câu 2. Một kim loại có bước sóng giới hạn là λ. Ánh sáng kích thích có bước sóng là λ0/4. Động năng cực đại ban đầu của quang electron là

Câu 3. Chọn phát biểu đúng?

A. Các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số nơtron nhưng khác nhau về số prôtôn gọi là các đồng vị.

B. Lực hạt nhân là lực liên kết các nuclon, nó chỉ có tác dụng ở khoảng cách rất ngắn cỡ 10-10 m.

C. Độ hụt khối của các hạt nhân là độ chênh lệch giữa tổng khối lượng các nuclon tạo thành hạt nhân và khối lượng hạt nhân.

D. Năng lượng liên kết của hạt nhân là năng lượng tối thiểu cần cung cấp để các nuclon (đang đứng riêng rẽ) liên kết với nhau tạo thành hạt nhân.

Câu 4. Hạt nhân 6329Cu có bán kính 4,8 fm (1fm = 10-15 m). Cho 1u ≈ 1,66055.10-27 kg. Khối lượng riêng của hạt nhân đồng là:

A. ≈ 2,259.1017 kg/m3;

B. ≈ 2,259.1010 kg/m3

C. ≈ 2,259.1027 kg/m3;

D. ≈ 2,259.1014 kg/m3

Câu 5. Để đo chu kì bán rã của một chất phóng xạ β- người ta dùng máy đếm xung “đếm số hạt bị phân rã” (mỗi lần hạt β- rơi vào máy thì tạo ra một xung điện làm cho số đếm của máy tăng thêm một đơn vị). Trong lần đo thứ nhất máy đếm ghi được 340 xung trong một phút. Sau đó một ngày máy đếm chỉ còn ghi được 112 xung trong một phút. Tính chu kì bán rã của chất phóng xạ.

A. T = 19h    

B. T = 7,5h

C. T = 0,026h    

D. T = 15h.

Câu 6. Một thấu kính hai mặt lồi bằng thủy tinh, có cùng bán kính 20cm. Biết chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng đỏ và tím lần lượt bằng nd = 1,490 và nt = 1,510. Khoảng cách giữa các tiêu điểm của thấu ánh đối với ánh sáng đỏ và tím là:

A. Δf = 4,26mm    

B. Δf = 8,00mm

C. Δf = 10,50mm    

D. Δf = 5,52mm

Câu 7. Đồng vị 23492U sau một chuỗi phóng xạ α và β- biến đổi thành 10682Pb . Số phóng xạ α và β- trong chuỗi là:

A. 7 phóng xạ α, 4 phóng xạ β-.

B. 5 phóng xạ α, 5 phóng xạ β-.

C. 7 phóng xạ α, 8 phóng xạ β-.

D. 6 phóng xạ α, 12 phóng xạ β-.

Câu 8. Trong thí nghiệm Young với nguồn sáng đơn sắc có bước sóng 0,5μm, hai khe cách nhau 0,5mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Bề rộng miền giao thoa trên màn là 4,25 cm. Số vân tối quan sát trên màn là:

A. 22.    B. 19.

C. 20.    D. 25.

Câu 9. Bắn hạt α có động năng 4 MeV vào hạt nhân 147N đứng yên thu được một hạt prôtôn và hạt nhân 178O . Phản ứng này thu một năng lượng là 1,21 MeV. Giả sử prôtôn bay ra theo hướng vuông góc với hướng bay của hạt α. Coi khối lượng các hạt tính xấp xỉ bằng số khối của chúng. Động năng của prôtôn là:

A. 1,044 MeV    

B. 1,746 MeV

C. 0,155 MeV    

D. 2,635 MeV

Câu 10. Một lăng kính có tiết diện thẳng là một tam giác đều ABC, chiếu một chùm tia sáng trắng hẹp vào mặt bên AB đi từ đáy lên. Chiết suất của lăng kính đối với ánh sáng đỏ là √2 và đối với ánh sáng tím là √3. Giả sử lúc đầu lăng kính ở vị trí mà góc lệch D của tia tím là cực tiểu. Phải quay lăng kính một góc bằng bao nhiêu để góc lệch của tia đỏ là cực tiểu.

A. 60o    B. 15o

C. 45o    D. 30o

ĐÁP ÁN

Câu 1. Đáp án D.

Hiện tượng quang điện không xảy ra khi ℘ > ℘0

Câu 2. Đáp án D.

Câu 3. Đáp án C.

Độ hụt khối của các hạt nhân là độ chênh lệch giữa tổng khối lượng các nuclon tạo thành hạt nhân và khối lượng hạt nhân.

Câu 4. Đáp án A.

Câu 5. Đáp án D.

Câu 6. Đáp án B.

Câu 7. Đáp án A.

Giả sử có a phóng xạ α và b phóng xạ β-.

Theo định luật bảo toàn số khối và bảo toàn điện tích ta có:

234 = 4a + 206 và 92 = 2 - b + 82

Giải hệ trên ta tìm được: a = 7; b = 4

Câu 8. Đáp án A.

Câu 9. Đáp án B.

Câu 10. Đáp án B.

Khi tia tím có góc lệnh cực tiểu, ta có rt1 = rt2 = A/2 = 30o

Theo luật định khúc xạ, ở mặt AB của lăng kính:

sinit = ntsinrt1 → it = 60o.

Khi góc lệch của tia đỏ cực tiểu, ta có rd1 = rd2 = A/2 = 30o

sinid = ndsinrt1 → id = 45o

Vậy kể từ vị trí góc lệch tia tím cực tiểu đến tia đỏ cực tiểu ta phải quay lăng kính ngược chiều kim đồng hồ một góc 15o

...

---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

2. ĐỀ SỐ 2

Câu 1. Gọi N0 là số hạt nhân của một chất phóng xạ ở thời điểm t = 0 và λ là hằng số phóng xạ của nó. Theo định luật phóng xạ, công thức tính số hạt nhân chưa phân rã của chất phóng xạ ở thời điểm t là

Câu 2. Giả sử ban đầu có Z prôtôn và N nơtron đứng yên, chưa liên kết với nhau, có khối lượng tổng cộng là m0, khi chúng kết hợp lại với nhau thì tạo thành một hạt nhân có khối lượng m. Gọi c là vận tốc ánh sáng trong chân không. Năng lượng liên kết của hạt nhân này được xác định bởi biểu thức

A. ΔE = (m0 - m).c2.    

B. ΔE = m0.c2.

C. ΔE = m.c2.    

D. ΔE = (m0 - m).c.

Câu 3. Phản ứng hạt nhân nào sau đây là phản ứng thu năng lượng?

A. Phản ứng nhiệt hạch

B. Phản ứng mà trong đó tổng độ hụt khối của các hạt nhân sinh ra lớn hơn tổng độ hụt khối của các hạt nhân tham gia phản ứng

C. Phản ứng mà trong đó tổng độ hụt khối của các hạt nhân sinh ra bé hơn tổng độ hụt khối của các hạt nhân tham gia phản ứng

D. Phản ứng mà trong đó tổng độ hụt khối của các hạt nhân sinh ra bằng tổng độ hụt khối của các hạt nhân tham gia phản ứng

Câu 4. Trong các phân rã α, β và γ thì hạt nhân bị phân rã mất nhiều năng lượng nhất xảy ra trong phân rã:

A. γ

B. Cả 3 phân rã α, β và γ hạt nhân mất năng lượng như nhau

C. α

D. β

Câu 5. Quá trình biến đổi phóng xạ của một chất phóng xạ:

A. Phụ thuộc vào nhiệt độ cao hay thấp

B. Xảy ra như nhau trong mọi điều kiện

C. Phụ thuộc vào chất đó ở trạng thái đơn chất hay thành phần của một hợp chất

D. Phụ thuộc vào chất đó thể rắn hay thể khí

Câu 6. Hạt nhân 22688Ra biến đổi thành hạt nhân 22286Rn do phóng xạ

A. β+.   

B. α và β-.

C. α.    

D. β-

Câu 7. Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết

A. tính riêng cho hạt nhân ấy.

B. của một cặp prôtôn-prôtôn.

C. tính cho một nuclôn.

D. của một cặp prôtôn-nơtron.

Câu 8. Hạt nhân Uranium có 92 proton và tổng cộng 143 notron, kí hiệu nhân là:

Câu 9. Trong phóng xạ α thì hạt nhân con:

A. Lùi 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn

B. Tiến 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn

C. Lùi 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn

D. Tiến 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn

Câu 10. Một chất phóng xạ sau 10 ngày đêm giảm đi 3/4 khối lượng ban đầu. Chu kì bán rã là:

A. 20 ngày    

B. 5 ngày

C. 24 ngày    

D. 15 ngày

ĐÁP ÁN

Câu 1. Đáp án A

Câu 2. Đáp án B

Câu 3. Đáp án C

Câu 4. Đáp án A

Câu 5. Đáp án A

Câu 6. Đáp án D

Câu 7. Đáp án B

Câu 8. Đáp án B

Câu 9. Đáp án A

Câu 10. Đáp án D

...

---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

3. ĐỀ SỐ 3

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Điện từ trường biến thiên theo thời gian lan truyền trong không gian duới dạng sóng. Đó là sóng điện từ.

B. Sóng điện từ lan truyền với vận tốc rất lớn. Trong chân không, vận tốc đó bằng 3.108m/s.

C. Sóng điện từ mang năng lượng. Bước sóng càng nhỏ thì năng lượng của sóng điện từ càng lớn.

D. Sóng điện từ là sóng ngang. Trong quá trình lan truyền sóng điện từ thì điện trường biến thiên và từ trường biến thiên dao động cùng phương và cùng vuông góc với phương truyền sóng.

Câu 2. Trong laze rubi có sự biến đổi của dạng năng lượng nào dưới đây thành quang năng?

A. Điện năng    

B. Cơ năng

C. Nhiệt năng    

D. Quang năng

Câu 3. Cho biết: hằng số Plank h = 6,625.10-34J.s; Tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108; Độ lớn điện tích của electron e = 1,6.10-19. Công thoát electron của một kim loại dùng làm catot là A = 3,6 eV .

Giới hạn quang điện của kim loại đó là:

A. 1,35 μm.    

B. 0,345 μm.

C. 0,321 μm.    

D. 0,426 μm.

Câu 4. Thời gian để số hạt nhân của một chất phóng xạ giảm e lần là 199,1 ngày. Chu kì bán rã của chất phóng xạ này là:

A. 199,1 ngày    

B. 138 ngày

C. 99,55 ngày    

D. 40 ngày

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.

B. Vật nung nóng ở nhiệt độ thấp chỉ phát ra tia hồng ngoại. Khi nhiệt độ của vật trên 500oC, vật mới bắt đầu phát ra ánh sáng khả kiến.

C. Tia hồng ngoại kích thích thị giác làm cho ta nhìn thấy màu hồng.

B. Tia hồng ngoại nằm ngoài vùng ánh sáng khả kiến, bước sóng của tia hồng ngoại dài hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.

Câu 6. Mạch dao động ở lối vào của một máy thu thanh gồm một tụ điện có điện dung biến thiên trong khoảng từ 15 pF đến 860 pF và một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm biến thiên. Để máy thu bắt được các sóng có bước sóng từ 10 m đến 1000 m thì độ tự cảm của cuộn dây có giới hạn biến thiên từ:

A. 1,87.10-6H đến 3,27.10-4H;   

B. 3,27.10-8H đến 1,87.10-2H

C. 1,87.10-4H đến 3,27.10-3H;    

D. 3,27.10-6H đến 1,87.10-4H

Câu 7. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thuyết lượng tử ánh sáng?

A. Những nguyên tử hay phân tử vật chất không hấp thụ hay bức xạ ánh sáng một cách liên tục mà theo từng phần riêng biệt, đứt quãng.

B. Chùm ánh sáng là dòng hạt, mỗi hạt gọi là một phôtôn.

C. Năng lượng của phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng.

D. Khi ánh sáng truyền đi, các lượng tử ánh sáng không bị thay đổi, không phụ thuộc khoảng cách tới nguồn sáng.

Câu 8. Trong thí nghiệm Yâng về giao thoa ánh sáng, ánh sáng được dùng là ánh sáng đơn sắc. Trên bề rộng 7,2 mm của vùng giao thoa trên màn quan sát, người ta đếm được 9 vân sáng (ở hai rìa là hai vân sáng). Tại vị trí cách vân trung tâm 14,4 mm là vân:

A. sáng bậc 18    

B. tối thứ 18

C. sáng bậc 16   

 D. tối thứ 16

Câu 9. Trong một ống Rơnghen, hiệu điện thế giữa anot và catot là UAK = 15300V. Bỏ qua động năng electron bứt ra khỏi catot.

Cho e = -1,6.10-19C; c = 3.108m/s; h = 6,625.10-34J.s.

Bước sóng ngắn nhất của tia X do ống phát ra là:

A. 8,12.10-11m    

B. 8,21.10-11m

C. 8,12.10-10m    

D. 8,21.10-12m

Câu 10. Một Ống Rơn-ghen phát ra tia X có bước sóng ngắn nhất là 1,875.10-10m để tăng độ cứng của tia X, nghĩa là để giảm bước sóng của nó, ta cho hiệu điện thế giữa hai bản cực của ống tăng thêm ΔU = 3,3kV. Bước sóng ngắn nhất của tia X do ống phát ra khi đó là

A. 1,252.10-10m    

B. 1,652.10-10m

C. 2,252.10-10m    

D. 6,253.10-10m

ĐÁP ÁN

Câu 1. Đáp án D.

Sóng điện từ là sóng ngang. Trong quá trình lan truyền sóng điện từ thì điện trường biến thiên và từ trường biến thiên dao động cùng phương và cùng vuông góc với phương truyền sóng.

Câu 2. Đáp án D.

Quang năng

Câu 3. Đáp án B.

Câu 4. Đáp án B.

Câu 5. Đáp án C.

Tia hồng ngoại kích thích thị giác làm cho ta nhìn thấy màu hồng.

Câu 6. Đáp án A.

Câu 7. Đáp án C.

Năng lượng của phôtôn ánh sáng là như nhau, không phụ thuộc vào bước sóng của ánh sáng.

Câu 8. Đáp án C.

Câu 9. Đáp án A.

Câu 10. Đáp án A.

...

---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

4. ĐỀ SỐ 4

Câu 1. Một khối chất phóng xạ có chu kỳ bán rã là 10h. Sau 30h khối lượng chất phóng xạ còn trong khối đó sẽ bằng bao nhiêu phần ban đầu?

A. 0,5    

B. 0,25

C. 0,45    

D. 0,125

Câu 2. Trong thí nghiệm I-âng (Young) về giao thoa ánh sáng, khi chiếu vào hai khe đồng thời hai bức xạ đơn sắc thì ta quan sát được trên màn hai hệ vân giao thoa với các khoảng vân lần lượt là 0,3 mm và 0,2 mm. Khoảng cách từ vân sáng trung tâm đến vân sáng gần nhất cùng màu với nó là:

A. 1,2 mm    

B. 0,6 mm

C. 0,3 mm   

D. 0,2 mm.

Câu 3. Một mẫu đồng vị phóng xạ nhân tạo được tạo ra và có độ phóng xạ lớn gấp 256 lần độ phóng xạ cho phép đối với nhà nghiên cứu. Sau 48 giờ thì mẫu đạt mức phóng xạ cho phép. Chu kỳ bán rã của chất phóng xạ là:

A. 12giờ    

B. 6giờ

C. 8giờ    

D. 24giờ

Câu 4. Trong thí nghiệm I-âng (Young) về giao thoa ánh sáng, tại điểm M trên màn có vân sáng bậc 5. Di chuyển màn ra xa thêm 20 cm, tại điểm M có vân tối thứ 5. Khoảng cách từ màn quan sát đến hai khe trước khi dịch chuyển là:

A. 1,6 m    

B. 2,0 m

C. 1,8 m    

D. 2,2 m

Câu 5. Đặc điểm quan trọng của quang phổ liên tục là:

A. Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và nhiệt độ của nguồn sáng.

B. Phụ thuộc vào thành phần cấu tạo nhưng không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

C. Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo nhưng phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

D. Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo và cũng không phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

Câu 6. Chiếu một tia sáng màu vàng từ thủy tinh tới mặt phân cách với môi trường không khí, người ta thấy tia ló đi là là mặt phân cách giữa hai môi trường. Thay tia sáng vàng bằng một chùm tia sáng song song, hẹp, chứa đồng thời ba ánh sáng đơn sắc: màu đỏ, màu lục và màu tím chiếu tới mặt phân cách trên theo đúng hướng cũ thì chùm tia ló ra ngoài không khí là:

A. Chùm tia sáng màu lục.

B. Hai chùm tia sáng màu lục và màu tím.

C. Ba chùm tia sáng: màu đỏ, màu lục và màu tím.

D. Chùm tia sáng màu đỏ.

Câu 7. Cho hằng số Planck h = 6,625.10-34 Js. Tốc độ ánh sáng trong chân không c = 3.108 (m/s). Năng lượng của photon của một ánh sáng đơn sắc là 4,85.10-19 (J). Ánh sáng đơn sắc đó có màu:

A. Tím   

B. Đỏ

C. Lục    

D. Lam.

Câu 8. Trong một ống Rơnghen, hiệu điện thế giữa anot và catot là UAK = 15300(V). Bỏ qua động năng electron bứt ra khỏi catot.

Cho e = -1,6.10-19 (C); c = 3.108 (m/s); h = 6,625.10-34 J.s.

Bước sóng ngắn nhất của tia X do ống phát ra là:

A. 8,12.10-11 m    

B. 8,21.10-11 m

C. 8,12.10-10 m    

D. 8,21.10-12 m

Câu 9. Ánh sáng huỳnh quang là ánh sáng phát quang:

A. Kéo dài trong một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích.

B. Hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.

C. Có bước sóng nhỏ hơn bước sóng ánh sáng kích thích.

D. Do các tinh thể phát ra, khi được kích thích bằng ánh sáng thích hợp.

Câu 10. Trong thí nghiệm giao thoa khe Y-âng, khoảng cách giữa hai khe là a; khoảng cách từ hai khe đến màn là D = 1m. Đặt giữa hai khe và màn một thấu kính hội tụ có tiêu cự là 9cm thì thấy có hai vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét của hai khe trên màn. Ở vị trí mà ảnh lớn hơn, khoảng cách giữa hai ảnh S1S2 là 4,5mm. Khoảng cách giữa hai khe là:

A. 0,25mm    

B. 0,5 mm

C. 0,75mm    

D. 1mm

ĐÁP ÁN

Câu 1. Đáp án D.

Câu 2. Đáp án B.

Câu 3. Đáp án B.

Câu 4. Đáp án C.

Câu 5. Đáp án C.

Không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo nhưng phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.

Câu 6. Đáp án D.

Với ánh sáng vàng có:

sinigh = 1/n; i = ighv

λd > λv > λl > λt

→ nd < nv < nl < nt

→ ighd > ihgv = i > ighl > ight

Như vậy, chỉ có tia đỏ ló ra ngoài không khí, vì các tia lục, tím đều bị phản xạ toàn phần.

Câu 7. Đáp án A.

Câu 8. Đáp án A.

Câu 9. Đáp án B.

Hầu như tắt ngay sau khi tắt ánh sáng kích thích.

Câu 10. Đáp án B.

...

---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

5. ĐỀ SỐ 5

Câu 1. Khi ánh sáng đi từ không khí vào nước thì tần số:

A. tăng lên và vận tốc giảm đi.

B. không đổi và bước sóng trong nước nhỏ hơn trong không khí.

C. không đổi và bước sóng trong nước lớn hơn trong không khí.

D. giảm đi và bước sóng trong nước nhỏ hơn trong không khí.

Câu 2. Thực hiện giao thoa ánh sáng với hai khe Y-âng cách nhau a = 1 mm, có khoảng vân i = 1mm. Di chuyển màn ảnh (E) lại gần hai khe thêm một đoạn 40 cm thì khoảng vân 0,8 mm. Bước sóng của bức xạ dùng trong thí nghiệm là:

A. 0,50μm    

B. 0,6μm

C. 0,54μm    

D. 0,66μm

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về tính chất và tác dụng của tia Rơnghen?

A. Tia Rơnghen có khả năng đâm xuyên.

B. Tia Rơnghen tác dụng mạnh lên kính ảnh, làm phát quang một số chất.

C. Tia Rơnghen bị lệch trong điện trường.

D. Tia Rơnghen có tác dụng sinh lí.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ứng dụng của quang phổ liên tục? Quang phổ liên tục dùng để xác định:

A. bước sóng của ánh sáng.

B. nhiệt độ của các vật phát sáng do bị nung nóng.

C. thành phần cấu tạo của các vật phát sáng.

D. công suất của nguồn sáng.

Câu 5. Phát biểu nào sau đây là không đúng? Cho các chùm sáng sau: Trắng, đỏ, vàng, tím.

A. Ánh sáng trắng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.

B. Chiếu ánh sáng trắng vào máy quang phổ sẽ thu được quang phổ liên tục.

C. Mỗi chùm sáng trên đều có một bước sóng xác định.

D. Ánh sáng tím bị lệch về phía đáy lăng kính nhiều nhất do chiết suất của lăng kính đối với nó là lớn nhất.

Câu 6. Nguyên tử hiđro bị kích thích do chiếu xạ và electron của nguyên tử đã chuyển từ quỹ đạo K lên quỹ đạo M. Sau khi ngừng chiếu xạ, nguyên tử hiđro phát xạ thứ cấp. Phổ xạ này gồm:

A. hai vạch của dãy Laiman.

B. hai vạch của dãy Banme.

C. hai vạch của dãy Laiman và một vạch của dãy Banme.

D. một vạch của dãy Laiman và một vạch của dãy Banme.

Câu 7. Giới hạn quang điện của mỗi kim loại là:

A. bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra hiện tượng quang điện.

B. bước sóng ngắn nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra hiện tượng quang điện.

C. công nhỏ nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.

D. công lớn nhất dùng để bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại đó.

Câu 8. Cho h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s; e = 1,6.10-19 C. Hiệu điện thế giữa hai cực của một ống Rơnghen là 15kV. Giả sử electron bật ra từ catot có vận tốc ban đầu bằng không thì bước sóng ngắn nhất của tia X mà ống có thể phát ra là:

A. 75,5.10-12 m    

B. 82,8.10-12 m

C. 75,5.10-10 m    

D. 82,8.10-10 m

Câu 9. Sự phát xạ cảm ứng là:

A. sự phát ra phôtôn bởi một nguyên tử.

B. sự phát xạ của một nguyên tử ở trạng thái kích thích dưới tác dụng của một điện từ trường có cùng tần số.

C. sự phát xạ đồng thời của hai nguyên tử có tương tác lẫn nhau.

D. sự phát xạ của một nguyên tử ở trạng thái kích thích, nếu hấp thụ thêm một phôtôn có cùng tần số.

Câu 10. Một hạt nhân có số khối A, đang đứng yên, phát ra hạt α với tốc độ v. Lấy khối lượng các hạt theo đơn vị u gần bằng số khối của chúng. Tốc độ giật lùi của hạt nhân con là:

ĐÁP ÁN

Câu 1. Đáp án B.

Không đổi và bước sóng trong nước nhỏ hơn trong không khí.

Câu 2. Đáp án A.

Câu 3. Đáp án C.

Tia Rơnghen bị lệch trong điện trường.

Câu 4. Đáp án B.

Nhiệt độ của các vật phát sáng do bị nung nóng.

Câu 5. Đáp án C.

Mỗi chùm sáng trên đều có một bước sóng xác định.

Câu 6. Đáp án C.

Hai vạch của dãy Laiman và một vạch của dãy Banme.

Câu 7. Đáp án A.

Bước sóng dài nhất của bức xạ chiếu vào kim loại đó mà gây ra hiện tượng quang điện.

Câu 8. Đáp án B.

Câu 9. Đáp án D.

Sự phát xạ của một nguyên tử ở trạng thái kích thích, nếu hấp thụ thêm một phôtôn có cùng tần số.

Câu 10. Đáp án D.

...

---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo của đề thi, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Trần Hưng Đạo. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF