Tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyễn Trường Tộ được HOC247 biên tập và tổng hợp giúp các em rèn luyện kĩ năng giải bài tập, góp phần chuẩn bị thật tốt cho kì thi học kỳ 2 năm 2021 sắp tới. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em và là tài liệu giảng dạy có ích cho quý thầy cô. Mời các em và các quý thầy cô cùng theo dõi.
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ |
KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: VẬT LÝ 12 Năm học: 2020-2021 Thời gian: 45p |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Thực hiện giao thoa ánh sáng có bước sóng λ = 0,6μm với hai khe Young cách nhau a = 0,5mm. Màn ảnh cách hai khe một khoảng D = 2m. Ở các điểm M và N ở hai bên vân sáng trung tâm, cách vân sáng trung tâm 3,6mm và 2,4mm, ta có vân tối hay sáng?
A. Tại M và N đều là vân sáng.
B. Tại M và N đều là vân tối.
C. Tại M là vân sáng, ở N là vân tối.
D. Tại M là vân tối, ở N là vân sáng.
Câu 2. Một nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc, có công suất 1W, trong mỗi giây phát ra 2,5.1019 phôtôn. Cho biết h = 6,625.10-34 J.s; c = 3.108 m/s. Bức xạ do đèn phát ra là:
A. hồng ngoại
B. tử ngoại
C. màu tím
D. màu đỏ
Câu 3. Cho phản ứng hạt nhân: hai hạt nhân X1 và X2 tương tác với nhau, tạo thành hạt nhân Y và một prôtôn. Nếu năng lượng liên kết của các hạt nhân X1, X2 và Y lần lượt là 2 MeV, 1,5 MeV và 4 MeV thì năng lượng phản ứng tỏa ra là:
A. 0,5 MeV
B. 1 MeV
C. 2MeV
D. 2,5 MeV
Câu 4. Độ phóng xạ của 3mg 6027Co là 3,41 Ci.
Cho NA = 6,023.1023 hạt/mol; 1 năm = 365 ngày. Chu kỳ bán rã T của 6027Co là
A. 32 năm
B. 15,6 năm
C. 8,4 năm
D. 5,25 năm
Câu 5. Trong thí nghiệm Young cho a = 2,5mm, D = l,5m. Người ta đặt trước một trong hai khe sáng một bản mặt song song mỏng chiết suất n = 1,52. Khi đó ta thấy hệ vân giao thoa trên màn bị dịch chuyển một đoạn 3mm. Bề dày e của bản mỏng là:
A. 9,6 μm
B. 9,6 nm
C. l,6 μm
D. 16 nm.
Câu 6. Trong thí nghiệm giao thoa bằng Y - âng, khoảng cách từ màn đến hai khe là D; khoảng cách hai khe S1S2 là a. Nguồn S phát ra ánh sáng có bước sóng λ. Sau một trong hai khe người ta đặt một bản song song dày e = 0,005mm, chiết xuất n = 1,5 thì thấy vân trung tâm dời đến vị trí vân sáng thứ 5. Tính bước sóng λ.
A. 0,4 μm
B. 0,75 μm
C. 0,6 μm
D. 0,5 μm.
Câu 7. Trong mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do, hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là U0. Khi cường độ dòng điện trong mạch có giá trị bằng 1/4 giá trị cực đại của nó thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ là:
Câu 8. Một tụ điện C = 1pF đã tích điện được mắc nối tiếp với cuộn dây L = 1mH thông qua một khóa K. Tại thời điểm t=0 người ta đóng khóa K. Thời gian ngắn nhất từ lúc đóng khóa K cho đến khi năng lượng điện trường trên tụ bằng năng lượng từ trường trên cuộn dây là:
A. 33,3.10-8s
B. 0,25.10-8s
C. 16,7.10-8s
D. 0,25.10-7s
Câu 9. Sóng điện từ có khả năng phản xạ ở tầng điện li là:
A. Sóng dài và sóng trung.
B. Sóng trung và sóng ngắn.
C. Sóng dài và sóng ngắn.
D. Sóng dài, sóng trung và sóng ngắn.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây không đúng?
Khi một từ trường biến thiên theo thời gian thì nó sinh ra một điện trường
A. xoáy.
B. mà chỉ có thể tồn tại trong dây dẫn.
C. mà các đường sức là những đường cong khép kín bao quanh các đường cảm ứng từ.
D. cảm ứng mà nó tự tồn tại trong không gian.
ĐÁP ÁN
Câu 1. Đáp án D
Câu 2. Đáp án A.
Câu 3. Đáp án A.
Năng lượng toả ra là: Wlk (Y) - Wlk (X1) - Wlk (X2) = 0,5(MeV)
Câu 4. Đáp án D.
Câu 5. Đáp án A.
Câu 6. Đáp án D.
Câu 7. Đáp án D.
Câu 8. Đáp án D.
Câu 9. Đáp án D.
Sóng dài, sóng trung và sóng ngắn.
Câu 10. Đáp án B.
Chỉ có thể tồn tại trong dây dẫn
...
---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
2. ĐỀ SỐ 2
Câu 1. Khi nói về phản ứng hạt nhân, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tổng động năng của các hạt trước và sau phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn.
B. Tất cả các phản ứng hạt nhân đều thu năng lượng.
C. Tổng khối lượng nghỉ (tĩnh) của các hạt trước và sau phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn.
D. Năng lượng toàn phần trong phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn.
Câu 2. Hãy xác định trạng thái kích thích cao nhất của các nguyên tử Hidro trong trường hợp người ta chỉ thu được 6 vạch quang phổ phát xạ của nguyên tử Hidro?
A. Trạng thái L
B. Trạng thái M
C. Trạng thái N
D. Trạng thái O
Câu 3. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quang điện trở?
A. Bộ phận quan trọng của quang điện trở là một lớp chất bán dẫn có gắn hai điện cực.
B. Quang điện trở thực chất là một điện trở mà giá trị của nó thay đổi khi được chiếu sáng.
C. Quang điện trở có thể dùng thay thế cho các tế bào quang điện.
D. Quang điện trở là một điện trở mà giá trị của nó không thay đổi khi được chiếu sáng.
Câu 4. Dung dịch fluorêxein hấp thụ ánh sáng có bước sóng 0,49 μm và phát ra ánh sáng có bước sóng 0,52 μm. Người ta gọi hiệu suất của sự phát quang là tỉ số giữa năng lượng ánh sáng phát quang và năng lượng ánh sáng hấp thụ. Biết hiệu suất của sự phát quang của dung dịch fluorêxein là 75%. Số photon bị hấp thụ đã dẫn đến sự phát quang là:
A. 82,7 %
B. 79,6 %
C. 75 %
D. 66,8 %
Câu 5. Ban đầu có N0 hạt nhân của một chất phóng xạ. Giả sử sau 4 giờ, tính từ lúc ban đầu, có 75% số hạt nhân N0 bị phân rã. Chu kì bán rã của chất đó là
A. 8 giờ.
B. 2 giờ.
C. 3 giờ.
D. 4 giờ.
Câu 6. Dao động điện từ trong mạch LC là dao động điều hòa. Khi hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn cảm là 1,2 V thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 1,8 mA. Còn khi hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn cảm là 0,9 V thì cường độ dòng điện trong mạch bằng 2,4 mA. Biết độ tự cảm của cuộn dây L=5mH. Điện dung của tụ điện và năng lượng điện từ của đoạn mạch tương ứng bằng:
A. 20 nF và 2,25.10-9J;
B. 200 nF và 2,25.10-8J.
C. 20 nF và 2,25.10-8 J;
D. 22,5 nF và 2,25.10-8J.
Câu 7. Mạch dao động chọn sóng của một máy thu gồm một cuộn dây thuần cảm và một tụ điện có điện dung biến đổi được từ 20 pF đến 500 pF. Bước sóng ngắn nhất của sóng điện từ mà máy thu thu được là 25 m. Bước sóng dài nhất của sóng điện từ mà máy thu thu được là:
A. 625 m
B. 125 m
C. 100 m
D. 250 m
Câu 8. Trong hạt nhân nguyên tử 21084Po có
A. 210 prôtôn và 84 notron.
B. 84 prôtôn và 126 notron.
C. 84 prôtôn và 210 nơtron.
D. 126 prôtôn và 84 nơtron.
Câu 9. Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sóng điện từ chỉ lan truyền được trong môi trường chất (rắn, lỏng hay khí).
B. Cũng như sóng âm, sóng điện từ có thể là sóng ngang hay sóng dọc.
C. Sóng điện từ luôn là sóng ngang và lan truyền được cả trường chất lẫn trong chân không.
D. Tốc độ lan truyền của sóng điện từ luôn bằng tốc độ ánh sáng trong chân không, không phụ thuộc gì vào môi trường trong đó sóng lan truyền.
Câu 10. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Điện từ trường biến thiên theo thời gian lan truyền trong không gian dưới dạng sóng. Đó là sóng điện từ.
B. Sóng điện từ lan truyền với vận tốc rất lớn. Trong chân không, vận tốc đó bằng 3.108 m/s.
C. Sóng điện từ mang năng lượng.
D. Sóng điện từ là sóng ngang. Trong quá trình lan truyền sóng điện từ thì điện trường biến thiên và từ trường biến thiên dao động cùng phương và cùng vuông góc với phương truyền sóng.
ĐÁP ÁN
Câu 1. Đáp án D.
Năng lượng toàn phần trong phản ứng hạt nhân luôn được bảo toàn.
Câu 2. Đáp án C.
Trạng thái N
Câu 3. Đáp án D.
Quang điện trở là một điện trở mà giá trị của nó không thay đổi khi được chiếu sáng.
Câu 4. Đáp án B.
Câu 5. Đáp án B.
Câu 6. Đáp án C.
Câu 7. Đáp án B.
Câu 8. Đáp án B.
Số khối A = 210
Số Proton: Z = 84
Số Notron: N = A - Z = 126
Câu 9. Đáp án C.
Sóng điện từ luôn là sóng ngang và lan truyền được cả trường chất lẫn trong chân không.
Câu 10. Đáp án D.
Sóng điện từ là sóng ngang. Trong quá trình lan truyền sóng điện từ thì điện trường biến thiên và từ trường biến thiên dao động cùng phương và cùng vuông góc với phương truyền sóng.
...
---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
3. ĐỀ SỐ 3
Câu 1. Dao động trong máy phát dao động điều hòa dùng tranzito là:
A. Dao động tự do.
B. Dao động tắt dần.
C. Dao động cưỡng bức.
D. Sự tự dao động.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây về máy quang phổ lăng kính là không đúng?
A. Buồng ảnh nằm ở phía sau lăng kính.
B. Ống chuẩn trực có tác dụng tạo ra chùm tia sáng song song.
C. Lăng kính có tác dụng phân tích chùm ánh sáng phức tạp song song thành các chùm sáng đơn sắc song song.
D. Quang phổ của một chùm sáng thu được trong buồng ảnh của máy luôn là một dải sáng có màu cầu vồng.
Câu 3. Góc chiết quang của lăng kính bằng 6o, chiếu một tia sáng trắng vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn quan sát sau lăng kính, song song với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang của lăng kính và cách mặt này 2m. Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nd = 1,5 và đối với tia tím là nt = 1,58. Độ rộng của quang phổ liên tục trên màn quan sát bằng:
A. 16,76 mm
B. 12,75 mm
C. 18,30 mm
D. 15,42 mm
Câu 4. Phản ứng tỏa ra một năng lượng Q = 4,80MeV. Giả sử động năng của các hạt ban đầu (n và Li) không đáng kể. Động năng của hạt α (hạt nhân He) có giá trị:
A. 2,74 MeV
B. 1,68 MeV
C. 3,12 MeV
D. 2,06 MeV
Câu 5. Ánh sáng có tần số lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, lam, chàm, tím là ánh sáng
A. chàm.
B. lam.
C. đỏ.
D. tím.
Câu 6. Đồng vị có thể phân hạch khi hấp thụ một nơtron chậm là:
Câu 7. Nguyên tắc hoạt động của quang điện trở dựa vào:
A. Hiện tượng nhiệt điện.
B. Hiện tượng quang điện ngoài.
C. Hiện tượng quang điện trong.
D. Sự phụ thuộc của điện trở vào nhiệt độ.
Câu 8. Sau thời gian 280 ngày, số hạt nhân nguyên tử của một chất phóng xạ còn lại bằng 1/3 số hạt nhân nguyên tử đã phân rã trong khoảng thời gian đó. Chu kì bán rã của chất phóng xạ đó là:
A. 160 ngày
B. 140 ngày
C. 70 ngày;
D. 280 ngày
Câu 9. Một dao động (lí tưởng) gồm tụ điện có điện dung C = 0,1μF và một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 5mH. Biết giá trị cực đại của hiệu điện thế giữa hai bản tụ là U0 = 12V. Tại thời điểm hiệu điện thế giữa hai bản tụ là U = 8V thì dòng điện chạy qua cuộn dây là:
A. 0,04 A.
B. 0,05 A.
C. 0,4 A.
D. 0,5 A.
Câu 10. Chọn câu trả lời đúng
Trong thí nghiệm Iâng, nếu xét trên một vân sáng cùng bậc thì ánh sáng bị lệch nhiều nhất là:
A. Ánh sáng đỏ
B. Ánh sáng xanh
C. Ánh sáng tím
D. Tuỳ thuộc vào khoảng cách giữa hai khe
ĐÁP ÁN
Câu 1. Đáp án D.
Sự tự dao động.
Câu 2. Đáp án D.
Quang phổ của một chùm sáng thu được trong buồng ảnh của máy luôn là một dải sáng có màu cầu vồng.
Câu 3. Đáp án A.
Câu 4. Đáp án D.
Câu 5. Đáp án D.
Ánh sáng có tần số lớn nhất trong số các ánh sáng đơn sắc: đỏ, lam, chàm, tím là ánh sáng tím.
Câu 6. Đáp án C.
Câu 7. Đáp án C.
Hiện tượng quang điện trong
Câu 8. Đáp án B.
Câu 9. Đáp án A.
Câu 10. Đáp án A.
Trong thí nghiệm Iâng, nếu xét trên một vân sáng cùng bậc thì ánh sáng bị lệch nhiều nhất là ánh sáng đỏ.
...
---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1. Thực hiện giao thoa ánh sáng với hai khe Y-âng cách nhau a = 1,2 mm. Màn quan sát cách hai khe một khoảng D = 1,5m. Chiếu sáng hai khe bằng ánh sáng trắng có 0,40μm ≤ λ ≤ 0,76μm. Số tia đơn sắc cho vân tối tại điểm M cách vân trắng chính giữa 4,5 mm là:
A. 4 tia
B. 3 tia
C. 2 tia
D. 5 tia
Câu 2. Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến có điện dung C thay đổi trong phạm vi từ 10 pF đến 640 pF. Khi điều chỉnh điện dung C đến giá trị 40 pF thì máy thu được sóng có bước sóng 20 m. Dải sóng mà máy thu thu được có bước sóng:
A. từ 10 m đến 160 m
B. từ 10 m đến 80 m.
C. từ 5 m đến 320 m
D. từ 5 m đến 80 m.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây về đặc điểm của tia Rơnghen là không đúng? Tia Rơnghen
A. có khả năng đâm xuyên mạnh.
B. tác dụng mạnh lên kính ảnh.
C. có thể đi qua lớp chì dày vài xentimet (cm).
D. có khả năng làm ion hóa không khí và làm phát quang một số chất.
Câu 4. Trong mạch dao động LC có dao động điện từ tự do với chu kì riêng là T thì
A. khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp năng lượng điện trường đạt cực đại là T.
B. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì T/2.
C. khi năng lượng điện trường có giá trị cực đại thì năng lượng từ trường có giá trị khác không.
D. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp năng lượng điện trường bằng năng lượng từ trường là T/2.
Câu 5. Kết luận nào về bản chất của tia phóng xạ dưới đây là không đúng?
A. Tia α, β, γ đều có chung bản chất sóng điện từ.
B. Tia α là dòng các hạt nhân nguyên tử.
C. Tia β là dòng các hạt mang điện.
D. Tia γ là sóng điện từ.
Câu 6. Trong một mạch dao động LC, điện tích trên một bản tụ biến thiên theo phương trình: q = q0 cos(ωt - π/2). Như vậy
A. tại thời điểm T/4 và 3T/4, dòng điện trong mạch có độ lớn cực đại, chiều như nhau.
B. tại thời điểm T/4 và 3T/4, dòng điện trong mạch có độ lớn cực đại, chiều ngược nhau.
C. tại thời điểm T/2 và T, dòng điện trong mạch có độ lớn cực đại, chiều như nhau.
D. tại thời điểm T/2 và T, dòng điện trong mạch có độ lớn cực đại, chiều ngược nhau.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Vật có nhiệt độ trên 3000oC phát ra tia tử ngoại rất mạnh.
B. Tia tử ngoại là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng tím.
C. Tia tử ngoại không bị thủy tinh hấp thụ.
D. Tia tử ngoại có tác dụng nhiệt.
Câu 8. Gọi λ1, λ2 lần lượt là bước sóng trong chân không của ánh sáng đơn sắc (1) và (2). Nếu λ1 > λ2 thì
A. ánh sáng (1) có tần số lớn hơn.
B. chiết suất của nước đối với ánh sáng (1) lớn hơn.
C. phôtôn của ánh sáng (1) có năng lượng lớn hơn.
D. trong nước, ánh sáng (1) có vận tốc lan truyền lớn hơn.
Câu 9. Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng đơn sắc màu chàm thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng đơn sắc màu
A. lam
B. lục
C. vàng
D. tím
Câu 10. Trong nguyên tử hiđro, bán kính quỹ đạo bohr thứ ba (quỹ đạo M) là 4,77 Ao. Bán kính bằng 19,08 Ao là bán kính quỳ đạo Bohr thứ
A. 4 B. 5
C. 6 D. 7
ĐÁP ÁN
Câu 1. Đáp án A.
Câu 2. Đáp án B.
Câu 3. Đáp án C.
Câu này không đúng vì tia Rơnghen không thể đi qua lớp chì dày vài xentimet (cm).
Câu 4. Đáp án B.
Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì T/2.
Câu 5. Đáp án A.
Tia α, β, γ đều có chung bản chất sóng điện từ.
Câu 6. Đáp án D.
Câu 7. Đáp án C.
Tia tử ngoại không bị thủy tinh hấp thụ.
Câu 8. Đáp án D.
Câu 9. Đáp án D.
Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng đơn sắc màu chàm thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng đơn sắc màu tím.
Câu 10. Đáp án C.
...
---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
5. ĐỀ SỐ 5
Câu 1. Gọi N0 là số hạt nhân của một chất phóng xạ ở thời điểm t = 0 và λ là hằng số phóng xạ của nó. Theo định luật phóng xạ, công thức tính số hạt nhân chưa phân rã của chất phóng xạ ở thời điểm t là
Câu 2. Giả sử ban đầu có Z prôtôn và N nơtron đứng yên, chưa liên kết với nhau, có khối lượng tổng cộng là m0, khi chúng kết hợp lại với nhau thì tạo thành một hạt nhân có khối lượng m. Gọi c là vận tốc ánh sáng trong chân không. Năng lượng liên kết của hạt nhân này được xác định bởi biểu thức
A. ΔE = (m0 - m).c2.
B. ΔE = m0.c2.
C. ΔE = m.c2.
D. ΔE = (m0 - m).c.
Câu 3. Phản ứng hạt nhân nào sau đây là phản ứng thu năng lượng?
A. Phản ứng nhiệt hạch
B. Phản ứng mà trong đó tổng độ hụt khối của các hạt nhân sinh ra lớn hơn tổng độ hụt khối của các hạt nhân tham gia phản ứng
C. Phản ứng mà trong đó tổng độ hụt khối của các hạt nhân sinh ra bé hơn tổng độ hụt khối của các hạt nhân tham gia phản ứng
D. Phản ứng mà trong đó tổng độ hụt khối của các hạt nhân sinh ra bằng tổng độ hụt khối của các hạt nhân tham gia phản ứng
Câu 4. Trong các phân rã α, β và γ thì hạt nhân bị phân rã mất nhiều năng lượng nhất xảy ra trong phân rã:
A. γ
B. Cả 3 phân rã α, β và γ hạt nhân mất năng lượng như nhau
C. α
D. β
Câu 5. Quá trình biến đổi phóng xạ của một chất phóng xạ:
A. Phụ thuộc vào nhiệt độ cao hay thấp
B. Xảy ra như nhau trong mọi điều kiện
C. Phụ thuộc vào chất đó ở trạng thái đơn chất hay thành phần của một hợp chất
D. Phụ thuộc vào chất đó thể rắn hay thể khí
Câu 6. Hạt nhân 22688Ra biến đổi thành hạt nhân 22286Rn do phóng xạ
A. β+.
B. α và β-.
C. α.
D. β-
Câu 7. Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết
A. tính riêng cho hạt nhân ấy.
B. của một cặp prôtôn-prôtôn.
C. tính cho một nuclôn.
D. của một cặp prôtôn-nơtron.
Câu 8. Hạt nhân Uranium có 92 proton và tổng cộng 143 notron, kí hiệu nhân là:
Câu 9. Trong phóng xạ α thì hạt nhân con:
A. Lùi 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn
B. Tiến 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn
C. Lùi 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn
D. Tiến 1 ô trong bảng phân loại tuần hoàn
Câu 10. Một chất phóng xạ sau 10 ngày đêm giảm đi 3/4 khối lượng ban đầu. Chu kì bán rã là:
A. 20 ngày
B. 5 ngày
C. 24 ngày
D. 15 ngày
ĐÁP ÁN
Câu 1. Đáp án A
Theo định luật phóng xạ, công thức tính số hạt nhân chưa phân rã của chất phóng xạ ở thời điểm t là: N = N0.e-λt
Câu 2. Đáp án A
Năng lượng liên kết của hạt nhân này được xác định bởi biểu thức: ΔE = (m0 - m).c2.
Câu 3. Đáp án C
Phản ứng hạt nhân mà trong đó tổng độ hụt khối của các hạt nhân sinh ra bé hơn tổng độ hụt khối của các hạt nhân tham gia phản ứng là phản ứng thu năng lượng.
Câu 4. Đáp án C
Trong các phân rã α, β và γ thì hạt nhân bị phân rã mất nhiều năng lượng nhất xảy ra trong phân rã α.
Câu 5. Đáp án B
Quá trình biến đổi phóng xạ của một chất phóng xạ xảy ra như nhau trong mọi điều kiện
Câu 6. Đáp án C
Câu 7. Đáp án C
Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết tính cho một nuclôn.
Câu 8. Đáp án B
Số khối: A = Z + N = 92 + 143 = 235
Câu 9. Đáp án A
Trong phóng xạ α thì hạt nhân con lùi 2 ô trong bảng phân loại tuần hoàn
Câu 10. Đáp án B
...
---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyễn Trường Tộ. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!