Chuyên đề Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyễn Hữu Huân dưới đây tổng hợp lại những kiến thức quan trọng đã học, qua đó giúp các em có thể tự luyện tập và tham khảo thêm. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập tốt kiến thức, chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho kì thi sắp tới của mình. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU HUÂN |
KIỂM TRA HỌC KỲ II MÔN: VẬT LÝ 12 Năm học: 2020-2021 Thời gian: 45p |
1. ĐỀ SỐ 1
Phần I: Trắc nghiệm (7.0 điểm)
Câu 1: Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây?
A. Phản xạ.
B. Truyền được trong chân không.
C. Mang năng lượng.
D. Khúc xạ.
Câu 2: Trong mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do thì
A. năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm.
B. năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn không đổi.
C. năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện.
D. năng lượng điện từ của mạch được bảo toàn.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
B. Ánh sáng trắng là hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím.
C. Chỉ có ánh sáng trắng mới bị tán sắc khi truyền qua lăng kính.
D. Tổng hợp các ánh sáng đơn sắc sẽ luôn được ánh sáng trắng.
Câu 4: Tia tử ngoại
A. có khả năng đâm xuyên mạnh hơn tia gamma
B. có tần số tăng khi truyền từ không khí vào nước
C. không truyền được trong chân không.
D. được ứng dụng để khử trùng, diệt khuẩn.
Câu 5: Hiện tượng quang điện ngoài là hiện tượng êlectron bị bứt ra khỏi tấm kim loại khi
A. chiếu vào tấm kim loại này một chùm hạt nhân heli.
B. chiếu vào tấm kim loại này một bức xạ điện từ có bước sóng thích hợp.
C. cho dòng điện chạy qua tấm kim loại này.
D. tấm kim loại này bị nung nóng bởi một nguồn nhiệt.
Câu 6: Có bốn bức xạ: ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia X và tia γ . Các bức xạ này được sắp xếp theo thức tự bước sóng tăng dần là :
A. tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia γ, tia hồng ngoại.
B. tia γ,tia X, tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy.
C. tia γ, tia X, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại
D. tia γ, ánh sáng nhìn thấy, tia X, tia hồng ngoại.
Câu 7: Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi hạt nhân của chúng có
A. cùng khối lượng
B. cùng số nơtrôn
C. cùng số nuclôn
D. cùng số prôtôn
Câu 8: Cho phản ứng hạt nhân: α + A1327 → X + n. Hạt nhân X là
A. Ne1020 B. Mg1224 C. Na1123 D. P1530
Câu 9: Hạt nhân 22688Ra biến đổi thành hạt nhân 22286Rn do phóng xạ
A. a và b-. B. b-. C. a. D. b+
Câu 10: Trong hạt nhân nguyên tử 21084Po có
A. 84 prôtôn và 210 nơtron.
B. 126 prôtôn và 84 nơtron.
C. 210 prôtôn và 84 nơtron.
D. 84 prôtôn và 126 nơtron.
ĐÁP ÁN
Phần I: Trắc nghiệm
0.25 điểm/ đáp án đúng
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
B |
D |
B |
D |
B |
C |
D |
D |
C |
D |
...
---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
2. ĐỀ SỐ 2
Lưu ý: Những câu có dấu sao ở đầu câu học sinh trình bày tự luận ra giấy thi riêng
Câu 1: Chọn câu đúng, về tia tử ngoại
A. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn 0,76 µm.Bị lệch trong điện trường, từ trường
B. Tia tử ngoại là sóng điện từ mà mắt thường không nhìn thấy được.
C. Tia tử ngoại có năng lượng nhỏ hơn tia hồng ngoại
D. Tia tử ngoại không tác dụng lên kính ảnh.
Câu 2: *Một chất phóng xạ có chu kì bán ra T. Sau thời gian t = 3T kể từ thời điểm ban đầu, tỉ số giữa số hạt nhân bị phân rã thành hạt nhân của nguyên tố khác với số hạt nhân của chất phóng xạ còn lại
A. 3 B. 7 C. 1/3 D. 1/7
Câu 3: So với hạt nhân \({}_{14}^{29}Si\), hạt nhân \({}_{20}^{40}Ca\) có nhiều hơn
A. 6 nơtrôn và 5 prôtôn.
B. 11 nơtrôn và 6 prôtôn.
C. 5 nơtrôn và 12 prôtôn.
D. 5 nơtrôn và 6 prôtôn.
Câu 4: Các nguyên tử được gọi là đồng vị khi hạt nhân của chúng có
A. cùng số nơtron.
B. cùng khối lượng.
C. cùng số prôtôn.
D. cùng số nuclôn
Câu 5: Theo thuyết lượng từ ánh sáng thì năng lượng của
A. một phôtôn bằng năng lượng nghỉ của một êlectrôn (êlectron).
B. một phôtôn phụ thuộc vào khoảng cách từ phôtôn đó tới nguồn phát ra nó.
C. các phôtôn trong chùm sáng đơn sắc bằng nhau
D. một phôtôn tỉ lệ thuận với bước sóng ánh sáng tương ứng với phôtôn đó.
Câu 6: Xác định giới hạn quang điện của kim loại. Biết khi chiếu bức xạ l = 0,330(mm) vào bề mặt kim loại thì U hãm có giá trị 1,38(V):
A. 0,52.10–6(m)
B. 3,015.10–7(m)
C. 0,49.10–6(m)
D. 2,10.10–7(m)
Câu 7: * Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng 0,452 µm và 0,243 µm vào catôt của một tế bào quang điện. Kim loại làm catôt có giới hạn quang điện là 0,5 µm. Vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện bằng
A. 2,29.104 m/s.
B. 9,24.103 m/s
C. 9,61.105 m/s
D. 1,34.106 m/s
Câu 8: *Cho phản ứng hạt nhân: 31T + 21D 42He + X +17,6MeV . Tính năng lượng toả ra từ phản ứng trên khi tổng hợp được 2g Hêli.
A. 52,976.1023 MeV
B. 5,2976.1023 MeV
C. 2,012.1023 MeV
D. 2,012.1024 MeV
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ánh sáng đơn sắc :
A. Bước sóng ánh sáng đơn sắc không phụ thuộc vào bản chất của môi trường ánh sáng truyền qua.
B. Chiết suất của môi trường trong suốt phụ thuộc vào tần số của sóng ánh sáng đơn sắc.
C. Chiết suất của môi trường trong suốt đối với ánh sáng vàng nhỏ hơn đối với ánh sáng đỏ.
D. Các sóng ánh sáng đơn sắc có phương dao động trùng với phương với phương truyền ánh.
Câu 10: Thực hiện thí nghiệm giao thoa I-âng bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5μm. Khoảng cách giữa hai khe bằng 0,5 mm và khoảng cách từ hai khe đến màn quan sát E bằng 200 cm. Tại vị trí M trên màn E có toạ độ 7mm là vị trí
A. vân tối thứ 7.
B. vân sáng bậc 7.
C. vân sáng bậc 4.
D. vân tối thứ 4
ĐÁP ÁN
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
|
|
|
|
|
x |
|
x |
|
|
B |
x |
x |
|
|
|
|
|
|
x |
|
C |
|
|
|
x |
x |
|
x |
|
|
|
D |
|
|
x |
|
|
|
|
|
|
x |
...
---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
3. ĐỀ SỐ 3
Lưu ý: Những câu có dấu sao ở đầu câu học sinh trình bày tự luận
Câu 1: Giới hạn quang điện của kim loại Natri là λ0 = 0,50μm. Tính công thoát electron của Natri ra đơn vị eV?
A. 1,48 eV. B. 2,48eV C. 3,48eV D. 4,48eV
Câu 2: * Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng 0,452 µm và 0,243 µm vào catôt của một tế bào quang điện. Kim loại làm catôt có giới hạn quang điện là 0,5 µm. Vận tốc ban đầu cực đại của các êlectron quang điện bằng
A. 9,61.105 m/s
B. 9,24.103 m/s
C. 2,29.104 m/s.
D. 1,34.106 m/s
Câu 3: *Hạt nhân \({}_4^{10}Be\) có khối lượng 10,0135u. Khối lượng của nơtrôn (nơtron) mn = 1,0087u, khối lượng của prôtôn (prôton) mP = 1,0073u, 1u = 931 MeV/c2. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân là
A. 63,215MeV.
B. 632,153 MeV.
C. 0,632 MeV.
D. 6,3215 MeV.
Câu 4: Điều nào sau đây sai khi nói về cấu tạo và hoạt động của máy quang phổ lăng kính?
A. Buồng ảnh là nơi thu ảnh quang phổ.
B. Bộ phận tán sắc ánh sáng là một hay một hệ thấu kính hội tụ.
C. Máy quang phổ lăng kính hoạt động dựa trên hiện tượng tán sắc ánh sáng qua lăng kính.
D. Ống chuẩn trực để tạo ra chùm sáng song song.
Câu 5: Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng
A. giải phóng electron khỏi kim loại khi bị đốt nóng.
B. electron thoát khỏi bề mặt kim loại khi bị chiếu sáng thích hợp.
C. giải phóng electron thoát khỏi mối liên kết trong chất bán dẫn khi được chiếu sáng thích hợp.
D. giải phóng electron khỏi một chất bằng cách dùng ion bắn phá.
Câu 6: Trong các thí nghiệm sau đây, thí nghiệm nào có thể sử dụng để thực hiện việc do bước sóng ánh sáng?
A. Thí nghiệm tổng hợp ánh sáng trắng.
B. Thí nghiệm về ánh sáng đơn sắc.
C. Thí nghiệm giao thoa với khe Young.
D. Thí nghiệm tán sắc ánh sáng của Newton.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ánh sáng đơn sắc :
A. Chiết suất của môi trường trong suốt phụ thuộc vào tần số của sóng ánh sáng đơn sắc.
B. Các sóng ánh sáng đơn sắc có phương dao động trùng với phương với phương truyền ánh.
C. Bước sóng ánh sáng đơn sắc không phụ thuộc vào bản chất của môi trường ánh sáng truyền qua.
D. Chiết suất của môi trường trong suốt đối với ánh sáng vàng nhỏ hơn đối với ánh sáng đỏ.
Câu 8: Xác định giới hạn quang điện của kim loại. Biết khi chiếu bức xạ l = 0,330(mm) vào bề mặt kim loại thì U hãm có giá trị 1,38(V):
A. 0,49.10–6(m) B. 0,52.10–6(m)
C. 2,10.10–7(m) D. 3,015.10–7(m)
Câu 9: Giao thoa ánh sáng đơn sắc của Young có l = 0,6 mm; a = 1 mm; D = 2 m. Khoảng vân i là
A. 0,3 mm. B. 12 mm.
C. 1,2 mm. D. 3.10-6 m .
Câu 10: Chọn nhận định đúng:
A. Hiện tượng quang dẫn được giải thích bằng hiện tượng quang điện trong
B. Pin quang điện là dụng cụ biến điện năng thành quang năng
C. Quang trở là dụng cụ cản trở sự truyền của ánh sáng
D. Bước sóng giới hạn của hiện tượng quang điện trong thường lớn hơn hiện tượng quang điện ngoài
ĐÁP ÁN
|
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
|
x |
|
|
|
|
x |
|
|
x |
B |
x |
|
|
x |
|
|
|
x |
|
|
C |
|
|
|
|
x |
x |
|
|
x |
|
D |
|
|
x |
|
|
|
|
|
|
|
...
---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
4. ĐỀ SỐ 4
Câu 1: Pôlôni \({}_{84}^{210}Po\) phóng xạ theo phương trình \({}_{84}^{210}Po \to {}_Z^AX + {}_{82}^{206}Pb\). Hạt X là:
\(\begin{array}{l}
A.{}_{ - 1}^0e\\
B.{}_1^0e\\
C.{}_2^4He\\
D.{}_2^3He
\end{array}\)
Câu 2: Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khoảng cách 2 khe là 2mm, khoảng cách từ 2 khe đến màn giao thoa là 2m. Bước sóng của ánh sáng đơn sắc trong thí nghiệm là 400nm. Khoảng cách từ vân sáng thứ 3 đến vân tối thứ 4 (nằm ở 2 bên vân sáng trung tâm) là:
A. 3,0mm. B. 3,2mm. C. 2,6mm. D. 2,8mm.
Câu 3: Số prôton và số nơtrôn trong nhân nguyên tử lần lượt là:
A. 30 và 37.
B. 67 và 30.
C. 37 và 30.
D. 30 và 67.
Câu 4: Trong thí nghiệm Young, 2 khe cách nhau 2mm, màn quan sát cách 2 khe 1m. Người ta đo được khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân sáng bậc 3 (nằm 2 bên vân sáng trung tâm) bằng 2,8mm. Bước sóng ánh sáng có giá trị là:
A. 0,70µm. B. 0,4µm. C. 0,64µm. D. 0,38µm.
Câu 5: Trong chân không, ánh sáng tím có bước sóng 0,4µm. Mỗi phôtôn của ánh sáng này mang năng lượng xấp xỉ bằng:
A. 4,97.10-19J.
B. 4,97.10-31J.
C. 2,49.10-31J.
D. 2,49.10-19J.
Câu 6: Trong thí nghiệm Young về giao thoa với a = 1mm, D = 2m. Chiếu bức xạ λ = 0,5µm vào 2 khe. Bề rộng vùng giao thoa là 15mm. Số vân sáng quan sát được trên màn là:
A. 16. B. 13. C. 15. D. 14.
Câu 7: Trong nguyên tử Hyđrô với r0 là bán kính Bo thì bán kính quỹ đạo dừng của êlectrôn không thể là:
A. 12r0. B. 16r0. C. 9r0. D. 25r0.
Câu 8: Tính chất chung của ánh sáng khả kiến, tia tử ngoại, tia X là:
A. Có tác dụng sinh lý, hủy diệt tế bào.
B. Có khả năng ion hóa chất khí.
C. Có tác dụng làm phát quang 1 số chất.
D. Có khả năng tác dụng lên phim ảnh.
Câu 9: Thí nghiệm Young F1F2=2mm, D=1,2m. Nguồn điểm phát ra đồng thời 2 bức xạ đơn sắc =660nm và =550nm. Khoảng cách từ vân sáng trung tâm tới vân sáng đầu tiên cùng màu vân sáng trung tâm là:
A. 2,376mm
B. 1,98µm
C. 2,376µm
D. 1,98mm
Câu 10: Điều nào sau đây là đúng với quang phổ liên tục:
A. Do các chất khí hay hơi ở áp suất thấp bị kích thích phát ra.
B. Căn cứ vào quang phổ liên tục không thể biết bản chất của vật.
C. Có tính đặc trưng cho mỗi nguyên tố.
D. Không phụ thuộc nhiệt độ của vật phát sáng.
ĐÁP ÁN
Câu hỏi |
Chọn |
1 |
C |
2 |
C |
3 |
A |
4 |
A |
5 |
A |
6 |
C |
7 |
A |
8 |
D |
9 |
D |
10 |
B |
...
---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
5. ĐỀ SỐ 5
PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 6 ĐIỂM)
Câu 1: Cho khối lượng của prôtôn; nơtron; hạt nhân 168O lần lượt là,10073u; 1,0087u; 15,9904u. Lấy 1uc = 931,5MeV. Năng lượng liên kết bằng
A. 18,76MeV B. 190,81MeV
C. 128,17MeV D. 14,25MeV
Câu 2: Trong quang phổ của nguyên tử hidrô, các vạch quang phổ của dãy Ban me nằm trong vùng ánh sáng
A. nhìn thấy
B. nhìn thấy và tia tử ngoại
C. nhìn thấy và tia hồng ngoại
D. tia hồng ngoại và tia tử ngoại
Câu 3: Tính chất nổi bật và quan trọng nhất của tia Rơn-ghen là
A. tác dụng lên kính ảnh
B. làm ion hóa chất khí
C. làm phát quang nhiều chất
D. khả năng đâm xuyên mạnh
Câu 4: Trạng thái dừng là trạng thái
A. ổn định của hệ thống nguyên tử
B. hạt nhân không dao động
C. đứng yên của nguyên tử
D. các electron không chuyển động quanh hạt nhân
Câu 5: Một mạch dao động điện từ LC có điện trở thuần không đáng kể.Mạch gồm L=4/пmH và 1 tụ C=1/10п μF. Mạch có tần số riêng bằng X. 104 Hz. Tìm X?
A. 6 B. 2,5 C. 5 D. 3,5
Câu 6: Một mạch dao động điện từ tự do lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Tần số góc của dao động điện từ trong mạch dao động này là
\(\begin{array}{l}
A.\omega = \frac{{2\pi }}{{\sqrt {LC} }}\\
B.\omega = \frac{1}{{\sqrt {2\pi LC} }}\\
C.\omega = \frac{1}{{\pi \sqrt {LC} }}\\
D.\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}
\end{array}\)
Câu 7: Trong 4 ánh sáng đơn sắc đỏ, vàng, lam và tím thì chiết suất của 1 môi trường trong suốt có giá trị nhỏ nhất đối với ánh sáng đơn sắc
A. đỏ B. vàng C. lam D. tím
Câu 8: Quang phổ liên tục
A. gồm toàn vạch sáng
B. là dãy màu từ đỏ đến tím nhưng không liên tục
C. là dãy màu từ đỏ đến tím nối liền nhau 1 cách liên tục
D. gồm các vạch sáng và vạch tối
Câu 9: Sự phát sáng của vật nào dưới đây là sự phát quang ?
A. Bóng đèn ống.
B. Hồ quang điện
C. Tia lửa điện
D. Bóng đèn dây tóc
Câu 10: Tia hồng ngoại
A. do các vật có nhiệt độ thấp phát ra
B. là sóng điện từ có bước sóng nhỏ hơn 0,38μm
C. là bức xạ đơn sắc có màu hồng
D. bị lệch trong điện trường và từ trường
ĐÁP ÁN
1 |
C |
2 |
B |
3 |
D |
4 |
A |
5 |
B |
6 |
D |
7 |
A |
8 |
C |
9 |
A |
10 |
A |
...
---(Nội dung đề và đáp án các câu tiếp theo, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021 có đáp án Trường THPT Nguyễn Hữu Huân. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tốt!