YOMEDIA

Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Tân Phước Khánh có đáp án

Tải về
 
NONE

Qua nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi HK2 môn Sinh Học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Tân Phước Khánh có đáp án giúp các em học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn tập rèn luyện kĩ năng làm đề chuẩn bị cho kì thiHK2 sắp tới được HOC247 biên soạn và tổng hợp đầy đủ. Hi vọng tài liệu sẽ có ích với các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT

TÂN PHƯỚC KHÁNH

ĐỀ THI HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021-2022

MÔN SINH HỌC 12

Thời gian: 45 phút

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?

(1)   Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.

(2)   Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.

(3)   Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

    (4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.

       A. 2                                    B. 4                                C. 3     D. 1

 Câu 2. Để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan, năm 1953 Milơ đã tạo ra môi trường nhân tạo có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy của Trái Đất. Môi trường nhân tạo đó gồm:

       A.CH4, NH3, H2 và hơi nước.        B. CH4, CO, H2 và hơi nước

       C. CH4, CO2, H2 và hơi nước.       D. N2, NH3, H2 và hơi nước

 Câu 3. Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất có thể chia thành những giai đoạn

       A. tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa lí học và tiến hóa sinh học.

       B. tiến hóa hóa học, tiến hóa lí học và tiến hóa sinh học.

       C. tiến hóa hóa học, tiến hóa lí học và tiến hóa tiền sinh học.

       D.tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học.

 Câu 4. Cơ quan tương tự là kết quả của:

       A. Sự tiến hoá phân ly                        B. Môi trường khác nhau.

       C.Sự tiến hoá đồng quy.                     D. Mối quan hệ họ hàng.

 Câu 5. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thề giao phối?

       A.Độ đa dạng về loài.                        B.Tỉ lệ các nhóm tuổi.

       C. Mật độ cá thể.                               D. Tỉ lệ giới tính.

 Câu 6. Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hóa, phát biểu nào sau đây không đúng?

       A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.

       B.Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư.

       C.Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.

       D.Tiến hóa sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.

 Câu 7. Mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

       A. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.

       B. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi.

       C. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.

       D. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.

 Câu 8. Thực chất của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là

A. qui định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

B. phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.

C. phân hóa khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau.

D. qui định nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể.

 Câu 9. Khi nói về tháp sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Trong tháp năng lượng, năng lượng vật làm mồi bao giờ cũng đủ đến dư thừa để nuôi vật tiêu thụ mình.

B. Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, đáy lớn, đỉnh nhỏ.

C. Tháp số lượng và tháp sinh khối có thể bị biến dạng, tháp trở nên mất cân đối

D.Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước thường mất cân đối do sinh khối của sinh vật tiêu thụ nhỏ hơn sinh khối của sinh vật sản xuất

 Câu 10. Một " không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là

       A. sinh cảnh.                     B. nơi ở.

       C. ổ sinh thái.                    D. giới hạn sinh thái.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 01

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

D

C

A

A

C

B

D

C

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 01, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT TÂN PHƯỚC KHÁNH ĐỀ - 02

Câu 1. Thời gian để hoàn thành một chu kì sống của một loài động vật biến nhiệt ở 180C là 17 ngày đêm còn ở 250C là 10 ngày đêm. Theo lí thuyết, nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển của loài động vật trên là:

       A. 80C.                   B. 100C.         C. 40C.             D.60C.

Câu 2. Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào:

       A. Cạnh tranh cùng loài                     B. Cân bằng sinh học 

       C. Cân bằng quần thể                       D.Khống chế sinh học

Câu 3.  Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ

       A. sự tiến hoá không ngừng của sinh giới.

       B.quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới (tiến hoá hội tụ).

       C. nguồn gốc thống nhất của các loài.

       D.vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá.

Câu 4. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thề giao phối?

       A.Tỉ lệ các nhóm tuổi.                          B.Độ đa dạng về loài.

       C. Tỉ lệ giới tính.                                  D. Mật độ cá thể.

sCâu 5. Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:

(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.

(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiển gen của quần thể

(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.

Số thông tin nói về vai trò của đột biến gen là :

       A. 1               B. 3          C.             D. 4

 Câu 6. Cho lưới thức ăn sau:

Khi phân tích mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong lưới thức ăn trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?

(1) Khi số lượng chim gõ kiến giảm thì số lượng xén tóc tăng vọt.

(2) Khi chim gõ kiến mất hẳn khỏi hệ sinh thái thì loài mất tiếp theo là trăn.

      (3) Khi số lượng trăn suy giảm thì số lượng thằn lằn tăng mạnh hơn chim gõ kiến.

          (4) Khi sóc mất khỏi hệ sinh thái thì sự cạnh tranh giữa trăn và diều hâu trở nên mạnh hơn.

       A. 1               B. 3          C. 4                 D. 2.

 Câu 7. Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?

       A.Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

       B. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ.

       C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

       D.Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn

sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

 Câu 8. Cho một số khu sinh học :

       (1) Đồng rêu (Tundra).                                             (2) Rừng lá rộng rụng theo mùa.

       (3) Rừng lá kim phương bắc (Taiga).                      (4) Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới.

       Có thể sắp xếp các khu sinh học nói trên theo mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn theo trình tự đúng là:

       A.  (1) → (2) → (3) → (4)                                       B. (2) → (3) → (1) → (4).

       C. (2) → (3) → (4) → (1).                                       D. (1) → (3) → (2) → (4).

 Câu 9. Một " không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là

       A. giới hạn sinh thái.         B. nơi ở.         C. ổ sinh thái. D. sinh cảnh.

 Câu 10. Cơ quan tương tự là kết quả của:

       A.Sự tiến hoá đồng quy.           B. Mối quan hệ họ hàng.

       C. Sự tiến hoá phân ly              D. Môi trường khác nhau.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 02

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

C

B

C

D

C

D

C

A

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 02, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT TÂN PHƯỚC KHÁNH ĐỀ - 03

Câu 1. Mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?

       A. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.

       B. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.

       C. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi.

       D. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.

 Câu 2. Khi nói về tháp sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?

       A. Tháp số lượng và tháp sinh khối có thể bị biến dạng, tháp trở nên mất cân đối

       B. Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, đáy lớn, đỉnh nhỏ.

       C. Trong tháp năng lượng, năng lượng vật làm mồi bao giờ cũng đủ đến dư thừa để nuôi vật tiêu thụ mình.

       D.Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước thường mất cân đối do sinh khối của sinh vật tiêu thụ nhỏ hơn sinh khối của sinh vật sản xuất

 Câu 3. Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất có thể chia thành những giai đoạn

       A.tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học.

       B. tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa lí học và tiến hóa sinh học.

       C. tiến hóa hóa học, tiến hóa lí học và tiến hóa tiền sinh học.

       D. tiến hóa hóa học, tiến hóa lí học và tiến hóa sinh học.

 Câu 4. Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hóa, phát biểu nào sau đây không đúng?

       A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa.

       B.Tiến hóa sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.

       C.Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.

       D.Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư.

 Câu 5. Cho các nhân tố sau:

(1) Biến động di truyền.                                     (2) Đột biến.

 (3) Giao phối không ngẫu nhiên.                      (4) Giao phối ngẫu nhiên

Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:

       A. (1), (2).                         B. (1), (3).                      C. (2), (4).  D. (1), (4).

 Câu 6. Ở một vùng biển, năng lượng bức xạ chiếu xuống mặt nước đạt 2.106 kcal/m2/ngày. Một loài tảo ở biển chỉ đồng hóa được 0,2% tổng năng lượng bức xạ đó. Các quần thể giáp xác khai thác được 20% năng lượng tích luỹ ở tảo, cá ăn giáp xác khai thác được 0,1% năng lượng tích luỹ trong giáp xác. Cho biết diện tích của vùng biển là 104m2. Tổng năng lượng được tích lũy ở cá là:

       A. 0,02%                           B. 8000 kcal                   C. 8 kcal D. 800 kcal

 Câu 7. Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

       A.Chọn lọc tự nhiên tạo thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường.

       B. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể.

       C. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường.

       D. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể.

 Câu 8.  Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình hình thành loài mới?

       A. Sự cách li địa lí tất yếu dẫn đến sự hình thành loài mới.

       B. Quá trình hình thành quần thể thích nghi luôn dẫn đến hình thành loài mới.

       C. Sự hình thành loài mới không liên quan đến quá trình phát sinh các đột biến.

       D.Quá trình hình thành quần thể thích nghi không nhất thiết dẫn đến hình thành loài mới.

 Câu 9. Thực chất của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là

       A. qui định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

       B. phân hóa khả năng sống sót của các cá thể có giá trị thích nghi khác nhau.

       C. qui định nhịp điệu biến đổi vốn gen của quần thể.

       D. phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể.

 Câu 10. Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là

       A. rắn hổ mang và chim chích                                 B. rắn hổ mang.

            C. chim chích và ếch xanh.                                  D. châu chấu và sâu

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 03

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

D

D

A

A

B

B

A

D

D

C

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 03, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT TÂN PHƯỚC KHÁNH ĐỀ - 04

Câu 1. Cho các nhân tố sau:

 (1) Biến động di truyền.

(2) Đột biến.

 (3) Giao phối không ngẫu nhiên.

(4) Giao phối ngẫu nhiên

Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:

       A. (2), (4).                         B. (1), (3).                      C. (1), (4). D. (1), (2).

 Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng về sự tăng trưởng của quần thể sinh vật?

       A. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể là tối đa, mức tử vong là tối thiểu.

       B.Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn tối đa, mức tử vong luôn tối thiểu

       C. Khi môi trường không bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn nhỏ hơn mức tử vong.

       D. Khi môi trường bị giới hạn, mức sinh sản của quần thể luôn lớn hơn mức tử vong

 Câu 3. Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng lúa. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào:

       A. Cân bằng quần thể                      B.Khống chế sinh học

       C. Cạnh tranh cùng loài                   D. Cân bằng sinh học

 Câu 4. Thời gian để hoàn thành một chu kì sống của một loài động vật biến nhiệt ở 180C là 17 ngày đêm còn ở 250C là 10 ngày đêm. Theo lí thuyết, nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển của loài động vật trên là:

       A. 40C.                 B. 100C.        C. 80C.         D.60C.

 Câu 5. Cho lưới thức ăn sau:

Khi phân tích mối quan hệ sinh thái giữa các loài trong lưới thức ăn trên, có bao nhiêu nhận xét đúng?

(1) Khi số lượng chim gõ kiến giảm thì số lượng xén tóc tăng vọt.

(2) Khi chim gõ kiến mất hẳn khỏi hệ sinh thái thì loài mất tiếp theo là trăn.

      (3) Khi số lượng trăn suy giảm thì số lượng thằn lằn tăng mạnh hơn chim gõ kiến.

          (4) Khi sóc mất khỏi hệ sinh thái thì sự cạnh tranh giữa trăn và diều hâu trở nên mạnh hơn.

       A. 1                   B. 3             C. 2.    D. 4

 Câu 6. Giới hạn sinh thái là gì?

       A. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật vẫn tồn tại được.

       B. Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhiều nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

       C.Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.

       D.Là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một số nhân tố sinh thái của môi trường. Nằm ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật không thể tồn tại được.

 Câu 7. Một quần xã có các sinh vật sau:   

       (1) Tảo lục đơn bào            (2) Cá rô                        (3) Bèo hoa dâu         (4) Tôm       

       (5) Bèo Nhật Bản              (6) Cá mè trắng              (7) Rau muống          (8) Cá trắm cỏ

Trong các sinh vật trên, số loài sinh vật thuộc bậc dinh dưỡng cấp 1 là:

       A. 5                                    B. 3                                C. 4     D. 2

 Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng về vai trò ngẫu phối?

       A. Ngẫu phối làm hình thành vô số các biến dị tổ hợp.

       B. Ngẫu phối gây áp lực chủ yếu đối với sự thay đổi tần số các alen.

       C. Ngẫu phối tạo ra sự đa hình về kiểu gen và kiểu hình trong quần thể.

       D. Ngẫu phối làm cho các đột biến phát tán trong quần thể.

 Câu 9. Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì

       A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.

       B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.

       C. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.

       D. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên

 Câu 10. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thề giao phối?

       A. Mật độ cá thể.               B.Độ đa dạng về loài.   

       C. Tỉ lệ giới tính.               D.Tỉ lệ các nhóm tuổi.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 04

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

B

C

C

C

C

B

B

B

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 04, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HK2 MÔN SINH HỌC 12 - TRƯỜNG THPT TÂN PHƯỚC KHÁNH ĐỀ - 05

Câu 1. Cho các thông tin về vai trò của các nhân tố tiến hóa như sau:

(1) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định.

(2) Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn biến dị sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

(3) Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể cho dù alen đó là có lợi.

(4) Không làm thay đổi tần số alen nhưng làm thay đổi thành phần kiển gen của quần thể

(5) Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất chậm.

Số thông tin nói về vai trò của đột biến gen là :

       A. 3                                    B. 1                                C. 2     D. 4

 Câu 2. Tuổi sinh lí là:

       A. Tuổi bình quân của quần thể.

       B. Thời điểm có thể sinh sản.

       C. Thời gian sống thực tế của cá thể.

       D. Thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.

 Câu 3. Cho các nhân tố sau:

(1) Biến động di truyền.                (2) Đột biến.

 (3) Giao phối không ngẫu nhiên.

(4) Giao phối ngẫu nhiên

Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là:

       A. (1), (3).                         B. (2), (4).                      C. (1), (4).  D. (1), (2).

 Câu 4. Dạng cách li nào không thuộc cách li trước hợp tử?

       A. cách li địa lí                                                         B. Cách li tập tính

       C. Cách li mùa vụ                                                    D. Cách li cơ học

 Câu 5. Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào?

       A. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ.

       B.Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

       C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

       D.Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn

sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ.

 Câu 6. Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thề giao phối?

       A. Tỉ lệ giới tính.                                                      B. Mật độ cá thể.

       C.Tỉ lệ các nhóm tuổi.                                             D.Độ đa dạng về loài.

 Câu 7. Khi nói về tháp sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?

       A. Trong tháp năng lượng, năng lượng vật làm mồi bao giờ cũng đủ đến dư thừa để nuôi vật tiêu thụ mình.

       B.Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước thường mất cân đối do sinh khối của sinh vật tiêu thụ nhỏ hơn sinh khối của sinh vật sản xuất

       C. Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, đáy lớn, đỉnh nhỏ.

       D. Tháp số lượng và tháp sinh khối có thể bị biến dạng, tháp trở nên mất cân đối

 Câu 8. Xét các đặc điểm sau:

(1) Bắt đầu từ môi trường trống trơn (chưa có sinh vật).

(2) Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.

(3) Quá trình diễn thế làm giảm đa dạng sinh học.

(4) Kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực.

Diễn thế nguyên sinh có bao nhiêu đặc điểm?

       A.  4.                                  B. 2.                               C. 3.    D.  1.

 Câu 9.  Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ

A. sự tiến hoá không ngừng của sinh giới.

B.vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá.

C.quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới (tiến hoá hội tụ).

D. nguồn gốc thống nhất của các loài.

 Câu 10. Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường.

B. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.

C. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi

D. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng chỉ gặp ở thực vật mà không gặp ở động vật.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 05

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

D

A

A

C

D

B

C

D

D

----

 -(Để xem nội dung phần còn lại và đáp án của Đề thi số 05, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập HOC247.NET tải về máy)-

Trên đây là 1 phần trích đoạn nội dung tài liệu Bộ 5 Đề thi HKII môn Sinh Học 12 năm 2021-2022 Trường THPT Tân Phước Khánh có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập. 

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF