Cùng HỌC247 tham khảo nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển có đáp án do ban biên tập HỌC247 tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các em sẽ hình dung được các kiến thức trọng tâm để có thể ôn tập thật tốt. Mời các em cùng tham khảo!
TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN ĐỊA LÍ 12 Thời gian làm bài : 45 phút (Không kể thời gian phát đề) |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Trình bày những thuận lợi và khó khăn của nền nông nghiệp nhiệt đới nước ta?
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy xác định hai trung tâm công nghiệp lớn nhất và cơ cấu ngành của mỗi trung tâm?
Câu 3: Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta
(Đơn vị : % )
Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng và nêu nhận xét.
Câu 4:
Dựa vào kiến thức đã học :
1. Nêu thực trạng và những định hướng chính của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.
2. Giải thích mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở đồng bằng này?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
*Thuận lợi :
- Sản phẩm nông nghiệp đa dạng (nhiệt đới ,cận nhiệt ,ôn đới )
- Khả năng xen canh ,tăng vụ lớn
- Giữa các vùng có thế mạnh khác nhau
* Khó khăn :
- Tính mùa vụ khắt khe.
- Tính chất bấp bênh của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa...
- Dịch bệnh , sâu bệnh…
Câu 2:
- Hai trung tâm công nghiệp lớn là : Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trung tâm CN Hà Nội : luyện kim đen, cơ khí, sản xuất ô tô, điện tử, hóa chất- phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến nông sản, sản xuất giấy –xenlulo…
- Trung tâm CN TPhố HCM:LK đen,LK màu,cơ khí,sx ô tô,điện tử,hóa chất, phân bón, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may,chế biến nông sản, sản xuất giấy, đóng tàu, nhiệt điện.
Câu 3:
- Vẽ biểu đồ miền:
+ Kẻ khung hình chữ nhật cân đối ghi tỉ lệ % trên trục đứng và năm trên trục ngang;
+Vẽ lần lượt ranh giới các miền theo số liệu,có kí hiệu phân biệt,lập bảng chú giải và ghi tên biểu đồ
- Nhận xét :
+ Trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa năm 2005, đứng đầu là công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, tiếp đến là công nghiệp nặng và khoáng sản, sau cùng là nhóm nông – lâm –thủy sản;
+Từ 1995- 2005 : (so sánh sự tăng giảm giữa các nhóm hàng )
Câu 4:
1.*Thực trạng :
+ Tỉ trọng giá trị sx nông-lâm-ngư nghiệp giảm ,công nghiệp- xây dựng
tăng, dịch vụ có nhiều chuyển biến (có tỉ lệ %)
+ Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực tuy nhiên còn chậm
*Các định hướng chính :
+ Xu hướng chung giảm KV I , tăng KV II và KV III
+ Việc chuyển dịch trong nội bộ ngành cũng có sự khác nhau: (nêu sự chuyển dịch trong nội bộ từng ngành)
2. Mối quan hệ giữa dân số với việc sản xuất lương thực ở Đồng bằng
+ Do việc thâm canh cây lương thực nên diện tích cây lương thực có giảm nhưng sản lượng lương thực trên thực tế vẫn tăng
+ Tuy nhiên do sức ép về vấn đề về dân số (dân số đông , tăng nhanh ) nên bình quân lương thực theo đầu người so với cả nước vẫn giảm
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN- ĐỀ 02
Câu 1: Căn cứ Atlat trang 23, xác định điểm bắt đầu và kết thúc của quốc lộ 1A thuộc địa phân các tỉnh thành nào?
A. Hà Giang và Cà Mau.
B. Cao Bằng và Cà Mau.
C. Lạng Sơn và Cà Mau.
D. Lào Cai và Cà Mau.
Câu 2: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 18, xác định chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở vùng nào của nước ta?
A. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
B. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
C. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long và duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 3: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 23, xác định tuyến đường bộ nào có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh tế khu vực phía Tây đất nước?
A. Đường Hồ Chí Minh.
B. Quốc lộ 1A.
C. Đường số 24.
D. Đường số 20.
Câu 4: Vấn đề năng lượng của vùng Đông Nam Bộ sẽ được giải quyết theo hướng?
A. Sử dụng nguồn địa nhiệt.
B. Nhập điện từ nước ngoài.
C. Sử dụng điện nguyên tử.
D. Phát triển nguồn điện và mạng lưới điện.
Câu 5: Cho bảng số liệu:
Sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản
Đơn vị: %
Nhóm tuổi |
1950 |
1970 |
1997 |
2005 |
Dưới 15 tuổi |
35,4 |
23,9 |
15,3 |
13,9 |
Từ 15 – 64 tuổi |
59,6 |
69,0 |
69,0 |
66,9 |
65 tuổi trở lên |
5,0 |
7,1 |
15,7 |
19,2 |
Nhận định nào sau đây không đúng với sự biến động về cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản?
A. Tỉ lệ nhóm từ 15 – 64 tuổi có xu hướng tăng.
B. Cơ cấu dân số Nhật Bản đang biến động theo hướng già hóa.
C. Tỉ lệ nhóm 65 tuổi trở lên tăng 14,2% trong giai đoạn 1950 – 2005.
D. Tỉ lệ nhóm dưới 15 tuổi giảm 5,2 lần trong giai đoạn 1950 – 2005.
Câu 6: Để khai thác tổng hợp các thế mạnh trong nông nghiệp, vùng Bắc Trung Bộ cần phải làm gì?
A. Đẩy mạnh khai thác rừng đặc dụng.
B. Trồng rừng ven biển.
C. Hình thành các vùng chuyên canh kết hợp với công nghiệp chế biến
D. Khai thác thế mạnh của trung du, đồng bằng và biển.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 23, tuyến đường biển quan trọng nhất của nước ta là?
A. Hải Phòng – Cửa Lò.
B. Hải Phòng – Đà Nẵng.
C. TP Hồ Chí Minh – Quy Nhơn
D. TP Hồ Chí Minh – Hải Phòng.
Câu 8: Biểu hiện rõ rệt về sức ép của gia tăng dân số nhanh đến chất lượng cuộc sống là:
A. ô nhiễm môi trường.
B. giảm tốc độ phát triển kinh tế.
C. giảm GDP bình quân đầu người.
D. cạn kiệt tài nguyên.
Câu 9: Căn cứ Atlat địa lí Việt Nam trang 24, xác định các thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta những năm gần đây là
A. Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản
B. Thái Lan, Hoa Kì, Hàn Quốc
C. Hoa Kì, Nhật Bản, Trung Quốc
D. Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc
Câu 10: Năm 2005, dân số hoạt động kinh tế của nước ta chiếm tỉ trọng bao nhiêu trong tổng dân số?
A. 50,2%.
B. 51,2%.
C. 52,2%.
D. 53,2%.
ĐÁP ÁN
1. A |
2. A |
3. A |
4. D |
5. D |
6. D |
7. D |
8. C |
9. C |
10. B |
11. A |
12. C |
13. D |
14. D |
15. A |
16. B |
17. B |
18. D |
19. A |
20. A |
21. B |
22. B |
23. A |
24. D |
25. C |
26. C |
27. C |
28. D |
29. A |
30. B |
31. D |
32. A |
33. B |
34. C |
35. C |
36. B |
37. C |
38. B |
39. D |
40. D |
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN- ĐỀ 03
Câu 1. Diện tích tự nhiên của Nhật Bản là
A. 338 nghìn km2.
B. 378 nghìn km2.
C. 387 nghìn km2.
D. 738 nghìn km2.
Câu 2. Bốn đảo lớn của Nhật Bản xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ về diện tích là
A. Hô-cai-đô, Hônsu, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
B. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.
C. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư.
D. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
Câu 3. Bốn đảo lớn nhất của Nhật Bản theo thứ tự từ bắc xuống nam là
A. Hô-cai-đô, Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
B. Hôn-su, Hô-cai-đô, Kiu-xiu, Xi-cô-cư.
C. Kiu-xiu, Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư.
D. Hôn-su, Hô-cai-đô, Xi-cô-cư, Kiu-xiu.
Câu 4. Khí hậu của Nhật Bản chủ yếu là
A. Hàn đới và ôn đới lục địa.
B. Hàn đới và ôn đới đại dương.
C. Ôn đới và cận nhiệt đới.
D. Ôn đới đại dương và nhiệt đới.
Câu 5. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu
A. Gió mùa.
B. Lục địa.
C. Chí tuyến.
D. Hải dương.
Câu 6. Nhận xét không đúng về một số đặc điểm tự nhiên của Nhật Bản là
A. Vùng biển Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau.
B. Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, ít mưa.
C. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt.
D. Có nhiều thiên tai như: động đất, núi lửa, sóng thần, bão.
Câu 7. Vùng biển Nhật Bản có nhiều ngư trường lớn là do
A. Nước Nhật là một quần đảo.
B. Vùng biển Nhật Bản có cả dòng biển nóng và dòng biển lạnh.
C. Dòng biển nóng và dòng biển lạnh gặp nhau ở vùng biển Nhật Bản.
D. Các ý trên.
Câu 8. Nhận xét không chính xác vền đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Nhật Bản là
A. Địa hình chủ yếu là đồi núi.
B. Đồng bằng nhỏ, hẹp nằm ven biển.
C. Sông ngòi ngắn và dốc.
D. Nghèo khoáng sản nhưng than đá có trữ lượng lớn.
Câu 9. Dân số Nhật Bản năm 2005 khoảng
A. Gần 127 triệu người.
B. Trên 127 triệu người.
C. Gần 172 triệu người.
D. Trên 172 triệu người.
Câu 10. Nhận xét không đúng về tình hình đân số của Nhật Bản là
A. Đông dân và tập trung chủ yếu ở các thành phố ven biển.
B. Tốc độ gia tăng dân số thấp nhưng đang tăng dần.
C. Tỉ lệ người già trong dân cư ngày càng lớn.
D. Tỉ lệ trẻ em đang giảm dần.
---{Còn tiếp}---
4. ĐỀ SỐ 4
ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN- ĐỀ 04
Câu 1: Thuận lợi lớn nhất trong việc xây dựng các cảng biển ở vùng Bắc Trung Bộ hiện nay là
A. tất cả các tỉnh đều giáp biển.
B. có các vụng, vịnh nước sâu.
C. có vùng biển rất rộng lớn.
D. ít chịu ảnh hưởng của bão.
Câu 2: Tài nguyên nào sau đây của Trung du và miền núi Bắc Bộ giàu có nhất nước ta?
A. Biển. B. Đất badan. C. Rừng. D. Khoáng sản.
Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 19, cho biết tỉnh nào sau đây có diện tích trồng lúa lớn nhất?
A. Sóc Trăng. B. Cà Mau. C. Bạc Liêu. D. Trà Vinh.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết bãi biển Mũi Né thuộc thành phố nào sau đây?
A. Vũng Tàu. B. Tuy Hòa.
C. Phan Thiết. D. Nha Trang.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây phản ảnh đúng đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa ở nước ta?
A. Phân bố đồng đều trên phạm vi cả nước.
B. Sản xuất nhiều nông sản trên diện tích nhỏ.
C. Không phát triển được ở các thành phố lớn.
D. Sản xuất nông sản thường gắn với thị trường.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết tỉnh nào sau đây có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm từ 0,1- 0,5% cả nước?
A. Phú Yên. B. Khánh Hòa. C. Quảng Nam. D. Bình Định.
Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, cho biết tỉnh nào sau đây có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn hơn sản lượng thủy sản khai thác?
A. Bình Thuận. B. Ninh Thuận.
C. Bến Tre. D. Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu 8: Điều kiện tự nhiên nào sau đây tạo thuận lợi để nước ta nuôi trồng thủy sản nước ngọt?
A. Dọc bờ biển có nhiều vụng, vịnh sâu.
B. Biển nhiệt đới với các ngư trường lớn.
C. Sông suối, kênh rạch, ao hồ dày đặc.
D. Đường bờ biển dài, có nhiều cửa sông.
Câu 9: Giải pháp thích hợp nhất để Đồng bằng sông Hồng khai thác có hiệu quả các thế mạnh của vùng là
A. mở rộng diện tích trồng các cây vụ đông.
B. đẩy mạnh công nghiệp dệt may, da giày.
C. đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm.
D. tận dụng mặt nước để nuôi trồng thủy sản.
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không phải là hạn chế của nguồn lao động nước ta hiện nay?
A. Lao động có trình độ phân bố không đều.
B. Lao động có trình độ chuyên môn tăng.
C. Lao động tập chủ yếu ở nông thôn.
D. Lao động trong khu vực I còn cao.
ĐÁP ÁN
1 |
B |
6 |
A |
11 |
B |
16 |
D |
21 |
C |
26 |
D |
2 |
D |
7 |
C |
12 |
C |
17 |
A |
22 |
D |
27 |
C |
3 |
A |
8 |
C |
13 |
B |
18 |
D |
23 |
A |
28 |
D |
4 |
C |
9 |
C |
14 |
C |
19 |
C |
24 |
C |
29 |
D |
5 |
D |
10 |
B |
15 |
A |
20 |
C |
25 |
A |
30 |
B |
5. ĐỀ SỐ 5
ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN- ĐỀ 05
Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết tuyến đường biển nào sau đây dài nhất?
A. Đà Nẵng - Quy Nhơn. B. Đà Nẵng - Cửa Lò.
C. Đà Nẵng - Hải Phòng. D. Đà Nẵng - Hoàng Sa.
Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, cho biết trung tâm công nghiệp Vinh có ngành nào sau đây?
A. Đóng tàu. B. Cơ khí. C. Điện tử. D. Dệt, may.
Câu 3: Yếu tố nào sau đây của Trung du và miền núi Bắc Bộ không thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi lợn?
A. Nguồn lương thực đảm bảo. B. Diện tích cây hoa màu lớn.
C. Giống vật nuôi năng suất thấp. D. Lao động có kinh nghiệm.
Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, cho biết vườn quốc gia nào sau đây của nước ta nằm trên đảo?
A. Phú Quốc. B. U Minh Hạ. C. U Minh Thượng. D. Tràm Chim.
Câu 5: Nhân tố tự nhiên nào sau đây tạo thuận lợi để nước ta nuôi trồng thủy sản nước lợ? A. Nhiều bãi triều, đầm phá, cửa sông. B. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
C. Mạng lưới sông ngòi dày đặc. D. Biển nhiệt đới có nhiều ngư trường.
Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 23, cho biết đường số 9 nối Lao Bảo với
A. Đồng Hới. B. Huế. C. Đông Hà. D. Hà Tĩnh.
Câu 7: Nhân tố nào sau đây của Đồng bằng sông Hồng có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế?
A. Có nhiều khu công nghiệp. B. Cơ sở hạ tầng rất hiện đại.
C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn. D. Nguồn nhân lực trình độ cao.
Câu 8: Đường quốc lộ số 8 thuận lợi nhất cho giao lưu giữa vùng Bắc Trung Bộ với
A. Lào. B. Tây Nguyên. C. Trung Quốc. D. Nam Trung Bộ.
Câu 9: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, khu kinh tế ven biển Định An thuộc vùng
A. Bắc Trung bộ. B. Đông Nam Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ. D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 10: Tỉnh nào sau đây của Trung du và miền núi Bắc Bộ có điều kiện phát triển kinh tế biển?
A. Quảng Ninh. B. Hà Giang.
C. Bắc Kạn. D. Cao Bằng.
ĐÁP ÁN
1 |
C |
6 |
C |
11 |
D |
16 |
A |
21 |
A |
26 |
B |
2 |
B |
7 |
D |
12 |
C |
17 |
A |
22 |
A |
27 |
C |
3 |
C |
8 |
A |
13 |
B |
18 |
D |
23 |
B |
28 |
A |
4 |
A |
9 |
D |
14 |
C |
19 |
A |
24 |
C |
29 |
C |
5 |
A |
10 |
A |
15 |
B |
20 |
D |
25 |
C |
30 |
A |
---{Còn tiếp}---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:
- Đề cương ôn tập HK2 môn Địa Lí 10 năm 2021-2022
- Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Du có đáp án
Chúc các em học tốt!