YOMEDIA

Đề cương ôn tập HK2 môn Địa Lí 10 năm 2021-2022

Tải về
 
NONE

Cùng HỌC247 tham khảo nội dung tài liệu Đề cương ôn tập HK2 môn Địa Lí 10 năm 2021-2022 do ban biên tập HỌC247 tổng hợp và biên soạn nhằm giúp các em sẽ hình dung được các kiến thức trọng tâm để có thể ôn tập thật tốt. Mời các em cùng tham khảo!

ATNETWORK

1. Lý thuyết

1.1. Địa lí công nghiệp

a. Nhận biết:

- Trình bày được được vai trò và đặc điểm chung của sản xuất công nghiệp.

- Trình bày được vai trò, đặc điểm và sự phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu trên

+ Công nghiệp năng lượng.

+ Công nghiệp cơ khí.

+ Công nghiệp điện tử - tin học.

+ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.

+ Công nghiệp thực phẩm

b. Thông hiểu:

- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp:

+ Vị trí địa lí

+ Tự nhiên ( khoáng sản, khí hậu – nguồn nước, đất, rừng, biển).

+ Kinh tế - xã hội ( dân cư – ho động, tiến bộ khoa học – kĩ thuật, ...)

- Phân biệt được một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp:

+ Điểm công nghiệp.

+ Khu công nghiệp.

+ Trung tâm công nghiệp.

+ Vùng công nghiệp.

c. Vận dụng:

- Giải thích được sự phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu trên thế giới.

d. Vận dụng cao:

- Liên hệ với các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở Việt Nam.

1.2. Địa lí dịch vụ

a. Nhận biết:

- Trình bày được vai trò, cơ cấu các ngành dịch vụ.

- Trình bày được vai trò, đặc điểm của ngành giao thông vận tải.

- Trình bày được đặc điểm của ngành giao thông vận tải.

- Trình bày được vai trò, đặc điểm phân bố của địa lí các ngành giao thông vận tải cụ thể.

- Trình bày được vai trò của ngành thương mại.

- Trình bày được một số khái niệm (thị trường, cán cân xuất nhập khẩu).

b. Thông hiểu:

- Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ.

- Phân tích các được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành giao thông vận tải

+ Điều kiện tự nhiên

+ Điều kiện kinh tế - xã hội

- Trình bày được đặc điểm của thị trường thế giới.

1.3. Môi trường và sự phát triển bền vững

a. Nhận biết:

- Trình bày được khái niệm về môi trường.

- Trình bày được khái niệm tài nguyên thiên nhiên.

- Trình bày được khái niệm phát triển bền vững.

- Trình bày được một số vấn đề về môi trường trên phạm vi toàn cầu:

+ Thủng tầng ôdôn.

+ Hiệu ứng nhà kính.

+ Ô nhiễm không khí.

b. Thông hiểu:

- Tìm hiểu được một số vấn đề môi trường trên phạm vi toàn cầu

2. Phần kĩ năng

- Sử dụng bản đồ để trình bày và giải thích được tình hình phát triển, phân bố một số ngành công nghiệp trên thế giới

- Vẽ biểu đồ, nhận xét biểu đồ, phân tích số liệu thống kể về một số ngành công nghiệp, giao thông vận tải, thuương mại trên thế giới.

3. Luyện tập

Câu 1. Tiêu chuẩn để phân loại công nghiệp thành hai ngành công nghiệp cơ bản và công nghiệp chế biến là

A. mức độ tập trung trong sản xuất.

B. sản xuất bằng máy móc.

C. có hai giai đoạn sản xuất.

D. nhiều ngành có sự phối hợp chặt chẽ. 

Chọn C.

Câu 2. Nhân tố tác động đến việc lựa chọn nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ cấu ngành công nghiệp là

A. tự nhiên.

B. vị trí địa lí.

C. kinh tế - xã hội.

D. con người.

Chọn B.

Câu 3. Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế là vai trò của ngành nào sau đây?

A. Nông nghiệp.     

B. Xây dựng.

C. Công nghiệp.     

D. Dịch vụ.

Chọn C.

Câu 4. Công nghiệp được chia thành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến dựa trên cơ sở

A. công dụng kinh tế của sản phẩm.

B. các công đoạn tạo ra sản phẩm.

C. thị trường tiêu thụ sản phẩm.

D. tính chất tác động đến đối tượng lao động.

Chọn D.

Câu 5. Những quốc gia nào sau đây sản xuất nhiều than đá nhất? 

A. Trung Quốc, Hoa Kì, Nga.

B. Pháp, Anh, Đức.

C. Ba Lan, Ấn Độ, Ô-xtrây-li-a.

D. Hoa Kì, Nga, Anh.

Chọn A.

Câu 6. Trong cơ cấu sản lượng điện của thế giới hiện nay, ngành nào chiếm tỷ trọng cao nhất?

A. Nhiệt điện.

B. Thủy điện.

C. Điện nguyên tử.

D. Năng lượng mới.

Chọn A.

Câu 7. Ngành công nghiệp nào sau đây không thuộc ngành năng lượng?

A. Khai thác than.

B. Khai thác dầu khí.

C. Điện lực.

D. Lọc dầu.

Chọn D.

Câu 8. Ngành công nghiệp nào sau đây được coi là thước đo trình độ phát triển kinh tế - kĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới?

A. Cơ khí.

B. Năng lượng.

C. Điện tử - tin học.

D. Sản xuất hàng tiêu dùng.

Chọn C.

Câu 9. Quốc gia và khu vực nào sau đây đứng đầu thế giới về lĩnh vực công nghiệp điện tử - tin học?

A. ASEAN, Ca-na-da, Ấn Độ.

B. Hoa Kì, Nhật Bản, EU.

C. Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po.

D. Hoa Kì, Trung Quốc, Nam Phi.

Chọn B.

Câu 10. Ô tô, máy may là sản phẩm của ngành nào sau đây?

A. Cơ khí thiết bị toàn bộ.

B. Cơ khí máy công cụ.

C. Cơ khí hàng tiêu dùng.

D. Cơ khí chính xác.

Chọn B.

Câu 11. Khu công nghiệp tập trung có đặc điểm nào sau đây?

A. Gắn với đô thị vừa và lớn.

B. Có ranh giới địa lí xác định.

C. Gồm 1 đến 2 xí nghiệp.

D. Có ngành công nghiệp chủ đạo.

Chọn B.

Câu 12. Trung tâm công nghiệp thường là

A. các thành phố vừa và lớn.

B. các vùng lãnh thổ rộng lớn.

C. các thành phố nhỏ.

D. tổ chức ở trình độ thấp.

Chọn A.

Câu 13. Gồm 1 - 2 xí nghiệp riêng lẻ, phân bố gần vùng nguyên nhiên liệu và đồng nhất với một điểm dân cư là đặc điểm nổi bật của hình thức sản xuất công nghiệp nào sau đây?

A. Vùng công nghiệp.

B. Điểm công nghiệp.

C. Trung tâm công nghiệp.

D. Khu công nghiệp tập trung. 

Chọn B.

Câu 14. Các dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể,... thuộc nhóm ngành dịch vụ?

A. Kinh doanh.

B. Tiêu dùng.

C. Dịch vụ công.

D. Bảo hiểm.

Chọn C.

Câu 15. Vai trò nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ?

A. Thúc đẩy các ngành sản xuất vật chất phát triển mạnh.

C. Cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

D. Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.

Chọn B.

Câu 16. Nhận định nào sau đây đúng với ngành dịch vụ?

A. Phụ thuộc cho các yêu cầu trong sản xuất và sinh hoạt.

B. Trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất.

C. Tham gia vào khâu cuối cùng của các ngành sản xuất.

D. Ít tác động đến tài nguyên môi trường.

Chọn A.

Câu 17. Ngành dịch vụ nào sau đây không thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh?

A. Giao thông vận tải.

B. Tài chính.

C. Bảo hiểm.

D. Các hoạt động đoàn thể.

Chọn D.

Câu 18. Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng sâu sắc tới sự vận tải hành khách, đặc biệt là bằng đường bộ?

A. Quy mô, cơ cấu dân số.

B. Phân bố dân cư, đô thị.

C. Trình độ phát triển kinh tế.

D. Truyền thống, phong tục tập quán.

Chọn B.

Câu 19. Tiêu chí nào không để đánh giá khối lượng dịch vụ của hoạt động vận tải?

A. Cước phí vận tải thu được.

B. Khối lượng vận chuyển.

C. Khối lượng luân chuyển.

D. Cự li vận chuyển trung bình.

Chọn A.

Câu 20. Cảng biển lớn nhất thế giới trước đây gắn liền với việc ra đời của ngành bảo hiểm là

A. NewYork.

B. Rotterdam.

C. London.

D. Kôbê.

Chọn C.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Đề cương ôn tập HK2 môn Địa Lí 10 năm 2021-2022. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON