YOMEDIA

Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân có đáp án

Tải về
 
NONE

Mời các em cùng HỌC247 tham khảo nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân có đáp án bao gồm 5 đề thi do ban biên tập HỌC247 tổng hợp và biên soạn từ các trường trên toàn quốc sẽ giúp các em sẽ hình dung được các kiến thức trọng tâm để có thể ôn tập thật tốt chuẩn bị cho kỳ thi học kỳ sắp tới.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN

ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022

MÔN ĐỊA LÍ 12

Thời gian làm bài : 45 phút

(Không kể thời gian phát đề)

1. ĐỀ SỐ 1

Câu 1: Cho bảng số liệu về sản lượng ngành khai thác than và sản xuất điện của nước ta: 

Năm

1990

2000

2005

2007

Điện (tỉ kWh)

8,8

26,7

52,1

64,1

Than (triệu tấn)

4,6

11,6

34,1

42,5

a. Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện tình hình phát triển ngành khai thác than và sản xuất điện của nước ta trong thời gian trên.

b. Nhận xét và giải thích ngắn gọn tình hình phát triển ngành khai thác than của nước ta trong thời gian trên.

Câu 2: Dựa vào Atlat và kiến thức đã học hãy:

a. Nêu và giải thích sự giống nhau về cơ cấu cây công nghiệp lâu năm giữa Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ?

b. Trình bày các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế của Đồng bằng sông Hồng?

c. Trình bày ý nghĩa của việc phát triển giao thông vận tải vùng Bắc Trung Bộ?

d. Đánh giá về quy mô, cơ cấu, vai trò của trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh?

e. Trình bày sự phân bố và thuận lợi của các nhóm đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Câu 3: Dựa vào biểu đồ cột ở Atlat (trang 26)

-Tính giá trị GDP của vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc bộ năm 2007.

-Từ số liệu đã tính, tính GDP bình quân đầu người của hai vùng trên, từ đó rút ra so sánh ngắn gọn về GDP bình quân đầu người của Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc bộ.

(Cho biết dân số năm 2007 của Đồng bằng sông Hồng là 18,5 triệu người, của Trung du và miền núi Bắc bộ là 12,2 triệu người)

ĐÁP ÁN

Câu 1:

a. Biểu đồ hình cột đôi: đúng, đẹp, đủ (tên, chú thích, khoảng cách năm, 2 trục tung)

b. Nhận xét và giải thích:

- Nhận xét: Sản lượng than luôn tăng, tăng 9,2 lần ( )

- Giải thích: Do nước ta có nhiều điều kiện để phát triển ngành khai thác than (trữ lượng 3 tỉ tấn), nhà nước chú trong đầu tư vốn và kĩ thuật.

Câu 2:

a. Nêu và giải thích sự giống nhau về cơ cấu cây công nghiệp lâu năm giữa Tây Nguyên và Trung du miền núi Bắc Bộ:

- Giống: cả hai vùng trồng chè với quy mô lớn.

- Giải thích:

+ Đất: cả 2 vùng có đất ferelit với diện tích lớn.

+ Khí hậu: TDMNBB có mùa Đông lạnh, núi cao.

          Tây Nguyên có các cao nguyên cao trên 1000 m, mát mẻ

b. Các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế của Đồng bằng sông Hồng:

- Đất phù sa do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên khá màu mỡ.

- Nước phong phú của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình...

- Biển có giả trị về thuỷ hải sản, du lịch và xây dựng các hải cảng.

- Khoáng sản (không nhiều) có than nâu, khí tự nhiên, đá vôi, đất sét...

 c. Ý nghĩa của việc phát triển giao thông vận tải vùng Bắc Trung Bộ

- Đường Hồ Chí Minh: Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các huyện phía tây,

+ Phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới.

- Các tuyến đường ngang: Tăng cường giao lưu kinh tế với Lào, Thái Lan.

- Quốc lộ 1: Làm tăng khả năng vận chuyển Bắc-Nam...

- Các cảng biển nước sâu: Gắn liền với sự hình thành các khu kinh tế biển

- Các sân bay: Giúp phát triển kinh tế, văn hoá, du lịch...

d. Đánh giá về quy mô, cơ cấu, vai trò của trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh:

- Quy mô: Rất lớn.

- Cơ cấu: Rất đa dạng, đa dạng nhất cả nước...

- Vai trò:

+ Là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước.

+ Là đầu tàu thúc đẩy kinh tế của Đông Nam Bộ, và của cả nước phát triển.

e. Sự phân bố và thuận lợi của các nhóm đất chính ở Đồng bằng sông Cửu Long:

- Đất phù sa ngọt:

+ Phân bố: Thành dải ven dọc sông Tiền, sông Hậu.

+ Thuận lợi: Là loại đất tốt nhất, chuyên canh cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả...

- Đất phèn:

+ Phân bố: Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, Cà Mau.

+ Thuận lợi: Chuyên canh lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, trồng tràm...

- Đât mặn:

+ Phân bố: Ven Biển Đông và vịnh Thái Lan

+ Thuận lợi: Nuôi trồng thuỷ sản, rừng ngập mặn...

Câu 3:

Dựa vào biểu đồ cột ở Atlat (trang 26)

- GDP của ĐBSH và TDMNBB (Đơn vị: tỉ đồng)

+ ĐBSH: 263 054,45

+ TDMNBB: 92 643,831

- GDP bình quân đầu người của ĐBSH và TDMNBB (Đơn vị: triệu đồng)

+ ĐBSH: 14,2

+ TDMNBB: 7,59

- So sánh: GDP bình quân đầu người của ĐBSH cao hơn TDMNBB, gần gấp đôi TDMNBB.

2. ĐỀ SỐ 2

ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN- ĐỀ 02

Câu 1: Thuận lợi của đất đỏ badan ở Tây Nguyên đối với việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm không phải là:

A. Giàu chất dinh dưỡng.

B. Có tầng phong hóa sâu.

C. Tập trung với những mặt bằng rộng lớn.

D. Chỉ phân bố ở các cao nguyên 400-500m.

Câu 2: Công trình thủy lợi Dầu Tiếng ở vùng Đông Nam Bộ thuộc tỉnh:

A. Tây Ninh.

B. Bình Dương.

C. Bình Phước.

D. Bà Rịa – Vũng Tàu.

Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 17, cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây nằm trên đường biên giới Việt Nam – Lào:

A. Lao Bảo.

B. Bờ Y.

C. Đồng Đăng.

D. Tà Lùng.

Câu 4: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 27; 28 hãy cho biết đâu là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất và có cơ cấu ngành đa dạng nhất của Duyên hải miền Trung?

A. Thanh Hoá.

B. Vinh.

C. Đà Nẵng.

D. Nha Trang.

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết cây chè phân bố ở các tỉnh nào sau đây?

A. Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La, Điện Biên, Lâm Đồng.

B. Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lâm Đồng.

C. Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ, Thái Nguyên, Lâm Đồng.

D. Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Lâm Đồng.

Câu 6: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 15 hãy cho biết đâu là nhóm các đô thị loại 2 của nước ta:

A. Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Hải Dương, Hội An.

B. Vinh, Buôn Ma Thuật, Nha Trang, Đà Lạt, Nam Định.

C. Biên Hoà, Mĩ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên, Đà Lạt.

D. Vũng Tàu, Plây-cu, Buôn Ma Thuột, Đồng Hới, Thái Bình.

Câu 7: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, tỉnh có ngành thuỷ sản phát triển toàn diện cả khai thác lẫn nuôi trồng là:

A. An Giang.

B. Đồng Tháp.

C. Bà Rịa - Vũng Tàu.

D. Cà Mau.

Câu 8: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 23 hãy cho biết đây là các cảng biển nước sâu của nước ta kể theo thứ tự từ Nam ra Bắc:

A. Dung Quất, Chân Mây, Vũng Áng, Cửa Lò, Cái Lân.

B. Cái Lân, Vũng Áng, Cửa Lò, Dung Quất, Chân Mây.

C. Cửa Lò, Cái Lân, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất.

D. Cái Lân, Cửa Lò, Vũng Áng, Chân Mây, Dung Quất.

Câu 9: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, trang 21 hãy cho biết đây là tỉnh không nằm trong vùng công nghiệp số 3 theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp:

A. Hà Tĩnh.

B. Thừa Thiên - Huế.

C. Đà Nẵng.

D. Bình Thuận.

Câu 10: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết các tỉnh nào sau đây có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh trên 60%?

A. Hà Giang, Quảng Ninh, Kon Tum, Đắk Lắk.

B. Tuyên Quang, Quảng Bình, Kon Tum, Lâm Đồng.

C. Tuyên Quang, Quảng Bình, Kon Tum, Gia Lai.

D. Yên Bái, Nghệ An, Lâm Đồng, Tây Ninh.

ĐÁP ÁN

1D

2A

3A

4C

5C

6B

7D

8A

9D

10B

11A

12C

13B

14D

15D

16B

17A

18C

19D

20A

21D

22B

23C

24B

25D

26A

27B

28C

29B

30C

31C

32A

33A

34D

35B

36A

37B

38C

39D

40C

---{Để xem nội dung đề từ câu 11-40 đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---

3. ĐỀ SỐ 3

ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN- ĐỀ 03

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22, cho biết nơi nào sau đây ở nước ta khai thác khí đốt?

A. Hồng Ngọc.

B. Lan Tây.

C. Rạng Đông.

D. Bạch Hổ.

Câu 2: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết trung tâm nào sau đây ở Đông Nam Bộ có giá trị sản xuất công nghiệp không phải từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?

A. Thủ Dầu Một.

B. Biên Hoà.

C. TP. Hồ Chí Minh.

D. Vũng Tàu.

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, hãy cho biết ở Duyên hải Nam Trung Bộ, các khu kinh tế ven biển nào sau đây được xếp theo thứ tự từ nam ra bắc?

A. Vân Phong, Nhơn Hội, Chu Lai, Dung Quất, Nam Phú Yên.

B. Dung Quất, Nhơn Hội, Chu Lai, Nam Phú Yên, Vân Phong.

C. Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong.

D. Vân Phong, Nam Phú Yên, Nhơn Hội, Dung Quất, Chu Lai.

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết trung tâm nào sau đây ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?

A. Hải Phòng.

B. Hà Nội.

C. Vĩnh Phúc.

D. Bắc Ninh.

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 22 kết hợp với trang 10, hãy cho biết công trình thuỷ điện nào sau đây nằm trên sông Đà?

A. Hòa Bình.

B. Thác Bà.

C. Ninh Bình.

D. Buôn Tua Srah.

Câu 6: Nhận định nào không đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên?

A. Liền kề vùng Đông Nam Bộ.

B. Giáp miền Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.

C. Nằm sát vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

D. Giáp với Biển Đông.

Câu 7: Điều kiện thuận lợi hàng đầu giúp Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn là:

A. Có đất badan tập trung thành vùng lớn.

B. Có hai mùa mưa khô rõ rệt.

C. Có nguồn nước ngầm phong phú.

D. Có độ ẩm quanh năm cao.

Câu 8: Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển nhất cả nước không phải là do:

A. vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên thuận lợi.

B. chính sách phát triển phù hợp, thu hút đầu tư.

C. dựa hoàn toàn vào vốn đầu tư nước ngoài.

D. lao động lành nghề, cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại.

Câu 9: Cây công nghiệp có vị trí quan trọng nhất đối với vùng Đông Nam Bộ:

A. Cà phê.    B. Cao su.

C. Hồ tiêu.    D. Chè.

Câu 10: Tài nguyên nổi trội hàng đầu của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là:

A. dầu khí.    B. lâm sản.

C. nước.       D. đất.

ĐÁP ÁN

1B

2C

3D

4A

5A

6D

7A

8C

9B

10A

11C

12D

13B

14A

15A

16D

17C

18A

19B

20B

21C

22D

23A

24B

25B

26B

27D

28B

29A

30A

31A

32D

33B

34D

35D

36D

37B

38A

39D

40A

---{Còn tiếp}---

4. ĐỀ SỐ 4

ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN- ĐỀ 04

Câu 1. Đặc điểm tự nhiên tạo cơ sở cho việc hình thành vùng chuyên canh chè ở TD và MN Bắc Bộ là

A. chế độ nhiệt, ẩm cao.

B. đất pheralit giàu dinh dưỡng.

C. địa hình chủ yếu là đồi núi.

D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh và địa hình đồi núi.

Câu 2. Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác một số khoáng sản ở TD và MN Bắc Bộ là

A. thiếu lao động có kĩ thuật.

B. đòi hỏi các phương tiện hiện đại.

C. khu vực có khoáng sản là địa bàn cư trú của đồng bào dân tộc ít người.

D. các mỏ phân bố phân tán, nhìn chung các mỏ khoáng sản trữ lượng không lớn.

Câu 3. TD và MN Bắc Bộ có nguồn thủy năng lớn là do

A. nhiều sông ngòi, mưa nhiều.

B. đồi núi cao, mặt bằng rộng, mưa nhiều.

C. địa hình dốc, lắm thác ghềnh.

D. địa hình dốc và sông có lưu lượng nước lớn.

Câu 4. Tây Nguyên là vùng đứng đầu cả nước về

A. diện tích cây ăn quả.                                  B. sản lượng cây cao su.

C. trữ năng thủy điện.                                    D. diện tích cây cà phê. 

Câu 5. Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất  ở Tây Nguyên là

A. Crôm.                   B.Mangan.                C. Sắt.                  D. Bôxit.

Câu 6. Điều kiện tự nhiên thuận lợi để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp là

A. đất bazan có tầng phong hóa sâu, địa hình cao nguyên xếp tầng.

B. khí hậu cận xích đạo, khô nóng quanh năm.

C. đất bazan giàu dinh dưỡng, khí hậu mang tính chất cận xích đạo.

D. đất feralit phân bố trên các cao nguyên xếp tầng.

Câu 7. Tỉnh trọng điểm nghề cá ở Bắc Trung Bộ hiện nay là

A. Nghệ An.                 B. Thanh Hóa.            C. Hà Tĩnh.                 D. Quảng Bình.

Câu 8. Vai trò chính của rừng ven biển của vùng Bắc Trung Bộ là

A. chắn gió, bão, cát bay, cát chảy.    B. điều hòa dòng chảy của sông ngòi.

C. ngăn chặn sự xâm nhập mặn.                     D. để lấy gỗ nguyên liệu.

Câu 9. Ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ là

A. phát triển cơ sở năng lượng.                      B. khai thác khoáng sản.

C. xây dựng hệ thống cảng biển.                    D. phát triển công nghiệp chế biến N-L-TS.

Câu 10. Thế mạnh tự nhiên thuận lợi nhất trong việc phát triển ngành đánh bắt thủy sản ở DHNTB là

A. bờ biển dài, nhiều loài tôm cá và các hải sản khác.

B. ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa đông bắc.

C. bờ biển có nhiều khả năng xây dựng cảng cá.

D. ngoài khơi có nhiều loài cá, tôm có giá trị kinh tế cao.

---{Còn tiếp}---

5. ĐỀ SỐ 5

ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN- ĐỀ 05

Câu 1: Cao nguyên nào sau đây không thuộc vùng Tây Nguyên?

A. Đăk Lăk.    B. Mơ Nông.

C. Lâm Viên.    D. Mộc Châu.

Câu 2: Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH VÀ ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1943 – 2014

 

Tổng diện tích có rừng (Triệu ha)

Độ che phủ (%)

1943

14,3

43,0

1983

7,2

22,0

2005

12,7

38,0

2014

13,8

41,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, NXB Thống kê, 2016)

Để thể hiện diện tích và độ che phủ rừng của nước ta trong thời gian trên, biểu đồ nào sau đây thích hợp nhất?

A. Biểu đồ miền.     B. Biểu đồ cột.

C. Biểu đồ đường.    D. Biểu đồ kết hợp.

Câu 3: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 14, hãy cho biết tên các cao nguyên từ dãy Bạch Mã trở vào Nam xếp theo thứ tự là:

A. Di Linh, Mơ Nông, Đắk Lắk, PleiKu, Kon Tum.

B. Kon Tum, PleiKu, Mơ Nông, Di Linh, Đắk Lắk.

C. Kon Tum, PleiKu, Đắk Lắk, Di Linh, Mộc Châu.

D. Kon Tum, PleiKu, Đắk Lắk, Mơ Nông, Di Linh.

Câu 4: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 - 7 và kiến thức đã học, sắp xếp tên các đỉnh núi lần lượt tương ứng theo thứ tự của 4 vùng núi: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam là:

A. Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Chư Yang Sin, Pu xen lai leng.

B. Chư Yang Sin, Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Pu xen lai leng.

C. Phăng xi păng, Tây Côn Lĩnh, Pu xen lai leng, Chư Yang Sin.

D. Phăng xi păng, Pu xen lai leng, Tây Côn Lĩnh, Chư Yang Sin.

Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, hãy cho biết tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Lào?

A. Kon Tum.    B. Gia Lai.    C. Sơn La.     D. Điện Biên.

Câu 6: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông nào sau đây thuộc hệ thống sông Hồng?

A. Sông Chảy.     B. Sông Thương.

C. Sông Mã.    D. Sông Cầu.

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, hãy cho biết vùng nào sau đây tập trung nhiều đất phèn nhất?

A. Duyên hải Nam Trung Bộ.     B. Đồng bằng sông Hồng.

C. Đồng bằng sông Cửu Long.    D. Bắc Trung Bộ.

Câu 8: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, hãy cho biết vùng khí hậu Tây Nguyên nằm trong miền khí hậu nào sau đây:

A. Miền khí hậu phía Nam.

B. Miền khí hậu phía Bắc

C. Miền khí hậu Nam Bộ

D. Miền khí hậu Nam Trung Bộ

Câu 9: Tây Nguyên là địa bàn phân bố chính của các dân tộc:

A. Chăm, Hoa.    B. Tày, Nùng.

C. Thái, Mông.    D. Bana, Êđê.

Câu 10: Ý nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ?

A. Diện tích vào loại nhỏ so với các vùng khác.

B. Số dân vào loại trung bình.

C. Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp.

D. Giá trị hàng xuất khẩu đứng thứ hai ở nước ta.

ĐÁP ÁN

1D

2D

3D

4C

5B

6A

7C

8A

9D

10D

11B

12D

13D

14D

15B

16B

17A

18C

19A

20D

21B

22A

23C

24D

25D

26D

27A

28B

29D

30C

31A

32B

33B

34B

35A

36C

37C

38C

39C

40C


---{Còn tiếp}---

 

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Viết Xuân có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON