Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Đồng Đậu có đáp án đầy đủ được HỌC247 tổng hợp và biên soạn dựa trên các kiến thức ôn tập. Các đề thi trong tài liệu bao gồm cả những câu hỏi cơ bản và nâng cao, hỗ trợ các em lớp 12 trong quá trình ôn tập chuẩn bị cho các kỳ thi sắp tới.
TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU |
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN ĐỊA LÍ 12 Thời gian làm bài : 45 phút (Không kể thời gian phát đề) |
1. ĐỀ SỐ 1
Câu 1. Trung bình mỗi năm, dân số nước ta tăng thêm khoảng
A. 80 vạn người.
B. 90 vạn người.
C. 70 vạn người.
D. 1 triệu người.
Chọn D.
Câu 2. Về dân số, so với các quốc gia trên thế giới, nước ta là nước
A. Đông dân (đứng thứ 13 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ).
B. Khá đông dân (đứng thứ 30 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ).
C. Trung bình (đứng thứ 90 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ).
D. Ít dân (đứng thứ 130 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ).
Chọn A.
Câu 3. Người Việt Nam ở nước ngoài tập trung nhiều nhất ở các quốc gia và khu vực là
A. Bắc Mĩ, châu Âu, Ô-xtrây-li-a.
B. Bắc Mĩ, châu Âu, Nam Á.
C. Bắc Mĩ, Ô-xtrây-li-a, Đông Á.
D. châu Âu, Ô-xtrây-li-a, Trung Á.
Chọn A.
Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm lao động nước ta?
A. Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh.
B. Đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu nhiều.
C. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên.
D. Lực lượng lao động có trình độ cao đông đảo.
Chọn D.
Câu 5. Lao động nước ta hiện nay chủ yếu tập trung vào các ngành nào sau đây?
A. Nông, lâm, ngư nghiệp.
B. Công nghiệp.
C. Xây dựng.
D. Dịch vụ.
Chọn A.
Câu 6. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta đang chuyển dịch theo hướng
A. tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước, giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
B. tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giảm tỉ trọng khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước.
C. giảm tỉ trọng khu vực nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
D. giảm tỉ trọng khu vực ngoài nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước.
Chọn C.
Câu 7. Thế mạnh của nguồn lao động nước ta hiện nay là
A. cần cù, sáng tạo.
B. tác phong công nghiệp.
C. trình độ chuyên môn cao.
D. số lượng lao động đông.
Chọn A.
Câu 8. Từ Cách mạng tháng Tăm năm 1945 - 1954, quá trình đô thị hóa
A. diễn ra nhanh, các đô thị thay đổi nhiều
B. các đô thị thay đổi chậm, nhiều đô thị mở rộng.
C. diễn ra chậm, các đô thị không có sự thay đổi nhiều.
D. diễn ra nhanh, các đô thị lớn xuất hiện nhiều.
Chọn C.
Câu 9. Các đô thị thời Pháp thuộc có chức năng chủ yếu là
A. thương mại, du lịch.
B. hành chính, quân sự.
C. du lịch, công nghiệp.
D. công nghiệp, thương mại.
Chọn B.
Câu 10. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị ở nước ta trong những năm qua có đặc điểm nào sau đây?
A. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều tăng.
B. Số dân thành thi tăng nhưng tỉ lệ dân thành thị giảm.
C. Số dân thành thi giảm nhưng tỉ lệ dân thành thị vẫn tăng.
D. Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị đều giảm.
Chọn A.
Câu 11. Vùng có số dân đô thị nhiều nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đông Nam Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Chọn B.
Câu 12. Năm đô thị trực thuộc Trung ương của nước ta là
A. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Hải Phòng, Đà nẵng.
B. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Cần Thơ.
C. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.
D. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Bình Dương.
Chọn C.
Câu 13. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh do
A. nước ta gia nhập WTO.
B. nước ta đổi mới quản lí.
C. các tập thể, doanh nghiệp quản lí.
D. người nước ngoài quản lí.
Chọn A.
Câu 14. Trong những năm gần đây ngành nào có đóng góp ít nhất trong cơ cấu GDP của nước ta?
A. Công nghiệp.
B. Dịch vụ.
C. Lâm nghiêp.
D. Nông nghiệp.
Chọn C.
Câu 15. Xu hướng chuyển dịch trong khu vực II ở nước ta là
A. giảm tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến.
B. tăng tỉ trọng ngành công nghiệp khai thác.
C. tăng tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến.
D. tăng tỉ trọng công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
Chọn C.
Câu 16. Đặc điểm của khu vực kinh tế Nhà nước là
A. chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP.
B. giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
C. quản lí các hoạt động vui chơi giải trí.
D. tỉ trọng trong cơ cấu GDP ngày càng tăng.
Chọn B.
Câu 17. Từ Đổi mới đến nay, có nhiều loại hình dịch vụ mới nào sau đây đã ra đời?
A. Viễn thông, tư vấn đầu tư, thương mại.
B. Viễn thông, ngân hàng, chuyển giao công nghệ.
C. Viễn thông, tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ.
D. Viễn thông, tư vấn đầu tư, giao thông vận tải.
Chọn C.
Câu 18. Phát triển cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn là thế mạnh của vùng
A. trung du và đồng bằng.
B. đồng bằng ven biển.
C. miền núi và đồng bằng.
D. trung du và miền núi.
Chọn D.
Câu 19. Các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nề nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có các sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới là
A. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên.
D. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
Chọn A.
Câu 20. Nhận định nào sau đây không phải là đặc trưng của nền nông nghiệp cổ truyền ở nước ta?
A. Sản xuất nhỏ.
B. Công cụ thủ công.
C. Sử dụng nhiều máy móc.
D. Sử dụng nhiều sức người.
Chọn C.
Câu 21. Một hạn chế lớn của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta là
A. có tính bấp bênh trong sản xuất do đặc điểm thời tiết và khí hậu gây ra.
B. sản lượng của những sản phầm nông nghiệp chủ lực còn thấp.
C. chất lượng các sản phẩm nông nghiệp kém, không có khả ăng cạnh tranh.
D. chi phí sản xuấ lớn, hiệu quả kinh tế thấp do phải đầu tư lớn.
Chọn A.
Câu 22. Thiên tai và các loại dịch bệnh là khó khăn trong ngành
A. sản xuất công nghiệp.
B. các hoạt động dịch vụ.
C. sản xuất nông nghiệp.
D. du lịch và thương mại.
Chọn C.
Câu 23. Do áp dụng rộng rãi các biện pháp thâm canh trong nông nghiệp nên
A. diện tích lúa tăng nhanh.
B. sản lượng lúa giảm mạnh.
C. năng suất lúa tăng nhanh.
D. sản lượng và năng suất không tăng.
Chọn C.
Câu 24. Trong ngành trồng trọt hai nhóm cây trồng nào sau đây có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất cao nhất?
A. Cây công nghiệp, cây rau đậu.
B. Cây lương thực, cây công nghiệp.
C. Cây rau đậu, cây ăn quả.
D. Cây lương thực, cây ăn quả.
Chọn A.
Câu 25. Các cây công ngiệp hàng năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là
A. cà phê, cao su, mía.
B. lạc, bông, chè.
C. mía, lạc, đậu tương.
D. lạc, chè, thuốc.
Chọn C.
Câu 26. Để tăng sản lượng lương thực ở nước ta, biện pháp nào sau đây quan trọng nhất?
A. Đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất.
B. Mở rộng diện tích đất trồng cây lương thực.
C. Đẩy mạnh khai hoang, phục hóa ở miền núi.
D. Kêu gọi đầu tư nước ngoài vào sản xuất nông nghiệp.
Chọn A.
Câu 27. Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất ở nước ta là
A. Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
B. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
C. Tây Nguyên và Đồng bằng sông Hồng.
D. Đông bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng.
Chọn B.
Câu 28. Trong trồng trọt, ngành sản xuất nào chiếm tỷ trọng nhỏ nhất?
A. Cây ăn quả.
B. Cây rau đậu.
C. Cây khác.
D. Cây ăn quả.
Chọn C.
Câu 29. Trong các địa phương dưới đây, tỉnh nào có tỉ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh cao nhất?
A. Hưng Yên.
B. Bình Dương.
C. Kon Tum.
D. Vĩnh Phúc.
Chọn C.
Câu 30. Các tỉnh nuôi tôm lớn nhất ở nước ta là
A. Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng.
B. Bến Tre, Trà Vinh, Ninh Thuận.
C. Ninh Thuận, Khánh Hòa, Cà Mau.
D. Bà Rịa, Khánh Hòa, Ninh Thuận.
Chọn A.
2. ĐỀ SỐ 2
ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU- ĐỀ 02
Câu 1. Biểu hiện nào sau đây không nói lên sự giàu có của tài nguyên du lịch về mặt sinh vật của nước ta?
A. Hơn 30 vườn quốc gia.
B. Nhiều loài động vật hoang dã, thủy hải sản.
C. Nhiều nguồn nước khoáng, nước nóng.
D. Có nhiều hệ sinh thái khác nhau.
Chọn C.
Câu 2. Trung du và miền núi Bắc Bộ tiếp giáp với vùng kinh tế nào?
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Chọn A.
Câu 3. Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới là do
A. tài nguyên đất phong phú và đa dạng.
B. khí hậu có mùa đông lạnh và phân hóa theo độ cao.
C. mạng lưới sông ngòi dày đặc.
D. địa hình phân hóa đa dạng nhưng núi thấp chiếm ưu thế.
Chọn B.
Câu 4. Trung du và miền núi Bắc Bộ phát triển mạnh ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoàng sản là do vùng
A. giàu tài nguyên khoáng sản bậc nhất nước ta.
B. có số dân đông, lao động dồi dào.
C. có trình độ khoa học và công nghệ cao.
D. có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn.
Chọn A.
Câu 5. Nhận định nào sau đây không đúng với vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Diện tích rộng nhất so với các vùng khác.
B. Có sự phân hóa thành hai tiểu vùng.
C. Dân số đông nhất so với các vùng khác.
D. Tiếp giáp với cả Trung Quốc và Lào.
Chọn C.
Câu 6. Hạn chế nào sau đây không phải là của vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Sức ép lớn của dân số.
B. Thiên tai còn nhiều.
C. Tài nguyên thiên nhiên đang bị suy thoái.
D. Cơ sở hạ tầng thấp nhất cả nước.
Chọn D.
Câu 7. Biểu hiện rõ nhất của sức ép dân số lên tài nguyên ở vùng Đồng bằng sông Hồng là
A. bình quân đất canh tác trên đầu người giảm.
B. độ màu mỡ của đất giảm.
C. khí hậu ngày càng khắc nghiệt.
D. chất lượng nguồn nước giảm.
Chọn A.
Câu 8. Năng suất lúa của vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước là do
A. diện tích ngày càng được mở rộng.
B. người lao động có nhiều kinh nghiệm.
C. đẩy mạnh sản xuất theo hướng thâm canh.
D. tăng cường công tác tăng vụ.
Chọn C.
Câu 9. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ Đồng bằng sông Hồng là nơi đất chật, người đông?
A. Tất cả các tỉnh đều có số dân rất lớn.
B. Có nhiều đô thị lớn với mật độ dân số cao.
C. Dân số đông nhất trong 7 vùng kinh tế.
D. Mật độ dân số của vùng lên khoảng 1.000 người/km2.
Chọn D.
Câu 10. Loại đất chiếm đến 70% diện tích ở đồng bằng sông Hồng là loại đất nào sau đây?
A. Đất phù sa.
B. Đất cát biển.
C. Đất mặn.
D. Đất xám phù sa cổ.
Chọn A.
---{Để xem nội dung đề từ câu 11-30 đề số 2, các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để xem online hoặc tải về}---
3. ĐỀ SỐ 3
ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU- ĐỀ 03
Câu 1. Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?
Câu 2. Tại sao nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành?
Câu 3. Trình bày những đặc điểm chính của vùng công nghiệp?
ĐÁP ÁN
Câu 1. Phân tích tác động của đặc điểm dân số nước ta đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường?
a) Tích cực
- Dân số đông:
+ Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với những ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước nước ngoài.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn, giúp thúc đẩy sản xuất và phát triển.
- Dân số trẻ:
+ Năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kĩ thuật.
+ Tỉ lệ người phụ thuộc ít hơn, giúp cải thiện nâng cao chất lượng đời sống.
- Thành phần dân tộc đa dạng:
+ Các dân tộc đoàn kết với nhau, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
+ Tuyệt đại bộ phận người Việt ở nước ngoài đều hướng về Tổ quốc và đang đóng góp công sức cho xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội ở quê hương.
b) Tiêu cực
Dân đông và tăng nhanh gây nên sức ép lớn về vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường.
- Về kinh tế:
+ Gia tăng dân số nhanh, chưa phù hợp với tăng trưởng kinh tế, kĩm hãm sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và lãnh thổ.
+ Vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm trở nên gay gắt.
+ Dân cư phân bố không hợp lí nên việc sử dụng và khai thác tài nguyên không hợp lí, hiệu quả.
- Về xã hội:
+ Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, GDP bình quân đầu người thấp vẫn còn thấp.
+ Các dịch vụ y tế, giáo dục, văn hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở những vùng miền núi.
- Về môi trường: Dân số đông, mật độ dân số cao gây sức ép lên tài nguyên và môi trường
+ Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
+ Ô nhiễm môi trường.
Câu 2. Tại sao nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành?
Nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành vì:
- Đây là xu hướng chuyển dịch tích cực, nhằm thích nghi và hội nhập với thị trường khu vực và thế giới.
- Nhà nước đã đề ra đường lối phát triển công nghiệp, đặc biệt là đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn hiện nay.
- Chịu sự tác động của thị trường - nhân tố điều tiết sản xuất, những thay đổi của nhu cầu thị trường ảnh hưởng nhiều đến sản xuất từ đó làm thay đổi cơ cấu ngành và sản phẩm.
- Chịu tác động của các nguồn lực, bao gồm cả nguồn lực tự nhiên và kinh tế - xã hội: nhằm phát huy thế mạnh về nguồn nguyên liệu cũng như lao động ở những khu vực kém phát triển, tăng thu nhập cũng như thúc đẩy kinh tế - xã hội ở các vùng này.
---{Còn tiếp}---
4. ĐỀ SỐ 4
ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU- ĐỀ 04
Câu 1. Nêu vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong sự phát triển kinh tế - xã hội?
Câu 2. Chứng minh rằng hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây?
Câu 3. Hãy nêu những đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và ngành viễn thông ở nước ta?
ĐÁP ÁN
Câu 1. Nêu vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc trong sự phát triển kinh tế - xã hội?
* Giao thông vận tải:
- Là ngành sản xuất đặc biệt, vừa mang tính chất sản xuất vừa mang tính chất dịch vụ và có nhiều tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội.
- Tham gia vào hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất, nối liền sản xuất - sản xuất, sản xuất - tiêu dùng, phục vụ đắc lực cho nhu cầu đi lại của người dân.
- Tạo mối liên hệ kinh tế - xã hội giữa các vùng, các địa phương trong nước và quốc tế.
- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội ở những vùng khó khăn miền núi xa xôi.
- Những tiến bộ của giao thông vận tải có tác động to lớn làm thay đổi sự phân bố sản xuất và phân bố dân cư trên thế giới.
- Đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ tổ quốc.
* Thông tin liên lạc:
- Đảm nhận việc vận chuyển tin tức một cách hợp lí, góp phần thực hiện các mối giao lưu xã hội giữa các địa phương trong nước và quốc tế.
- Góp phần phục vụ nhân dân, làm thay đổi cuộc sống của từng cá nhân, xã hội.
- Đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Trong xu thế hội nhập hiện nay, thông tin liên lạc có vai trò quan trọng, có thể quyết định đến sự thành đạt trong sản xuất kinh doanh cũng như phát triển kinh tế.
- Thúc đẩy quá tình toàn cầu hóa, làm thay đổi mạnh mẽ đời sống của con người.
Câu 2. Chứng minh rằng hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây?
* Xuất khẩu:
- Giai đoạn 1990 - 2005, giá trị xuất khẩu tăng nhanh và liên tục từ 2,4 tỉ USD (1990) lên 32,4 tỉ USD (2005), gấp 13,5 lần.
- Các mặt hàng xuất khẩu gồm: hàng nông lâm thủy sản, công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
- Xu hướng chuyển dịch: giảm tỉ trọng hàng nông - lâm - thủy sản, tăng tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, đặc biệt là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
* Nhập khẩu:
- Kim ngạch nhập khẩu nước ta tăng nhanh và liên tục trong cả giai đoạn 1990 - 2005, từ 2,8 tỉ USD lên 36,8 tỉ USD, tăng gấp 13 lần.
- Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là tư liệu sản xuất (máy mọc thiết bị, nguyên nhiên liệu) và một phần hàng tiêu dùng. Xu hướng tăn tỉ trọng hàng nhập khẩu nhóm tư liệu sản xuất và giảm nhóm hàng tiêu dùng, cho thấy nền sản xuất trong nước ngày càng phát triển mạnh mẽ.
* Cán cân XNK: Nước ta chủ yếu nhập siêu (trừ năm 1993), tuy nhiên bản chất có sự thay đổi so với thời kì trước (trước nhập siêu do nền kinh tế còn yếu kém, hiện nay chủ yếu nhập khẩu máy móc thiết bị cho công cuộc hiện đại hóa).
* Thị trường XNK: Thị trường buôn bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và hiện có quan hệ buôn bán với phần lớn các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
---{Còn tiếp}---
5. ĐỀ SỐ 5
ĐỀ THI HK2 MÔN ĐỊA LÍ 12 NĂM 2021-2022- TRƯỜNG THPT ĐỒNG ĐẬU- ĐỀ 05
Câu 1. Chứng minh rằng tài nguyên du lịch nước ta tương đối phong phú và đa dạng?
Câu 2. Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của Trung du miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc?
Câu 3. Hãy phân tích khả năng và hiện trạng phát triển cây công nghiệp và cây đặc sản trong vùng?
ĐÁP ÁN
Câu 1. Chứng minh rằng tài nguyên du lịch nước ta tương đối phong phú và đa dạng?
Tài nguyên du lịch nước ta phong phú và đa dạng, gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn:
* Tài nguyên du lịch tự nhiên:
- Địa hình:
+ Nước ta có đường bờ biển dài với 125 bãi biển đẹp có thể khai thác xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng: Nha Trang (Khánh Hòa), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cô (Huế), Mỹ Khê (Đà Nẵng),...
+ Địa hình đa dạng tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo hấp dẫn khách du lịch: hang động cacxto, cả nước có khoảng 200 hang động, với 2 di sản thiên nhên thế giới (vịnh Hạ Long và động Phong Nha - Kẻ Bàng); các đảo ven bờ với phong cảnh kì thú (Phú Quốc, Cát Bà, Lý Sơn,...).
- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa và có sự phân hóa đa dạng (nhiệt đới cận nhiệt, ôn đới trên núi), có thể phát triển du lịch quanh năm với nhiều loại hình du lịch (biển - mùa hè; vùng ôn đới núi cao vào mùa đông - Sapa).
- Nước: phong phú, gồm nước sông hồ, nước khoáng nóng.
+ Nước sông, hồ: ở miền Nam thuận lợi cho du lịch sông nước, miệt vườn; các hồ tự nhiên và nhân tạo: hồ Ba Bể, Dầu Tiếng, Thác Bà,...
+ Nước khoáng: nổi tiếng ở Quang Hanh (Quảng Ninh), Hội Vân (Bình Định),...
- Sinh vật: hơn 30 vườn quốc gia, động vật hoang dã, thủy hải sản (đảo Cát Bà, rừng ngập mặn, rừng tràm U Minh, Cúc Phương,…) giúp phát triển các hoạt động nghiên cứu, khám phá.
* Tài nguyên nhân văn:
- Di tích: 4 vạn di tích (hơn 2,6 nghĩn được xếp hạng), 5 di dản văn hóa vật thể (Hoàng thành Thăng Long, cố đô Huế, phố cổ Hội An,...) và 14 di sản văn hóa phi vật thể thế giới (ca trù, hát xoan, nhã nhạc cung đình Huế,...).
- Lễ hội: diễn ra quanh năm, tập trung vào mùa xuân.
- Tài nguyên khác như làng nghề, văn nghệ dân gian, ẩm thực,…
Câu 2. Tại sao nói việc phát huy các thế mạnh của Trung du miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc?
Việc phát huy các thế mạnh của trung du miền núi Bắc Bộ có ý nghĩa kinh tế lớn và ý nghĩa chính trị, xã hội sâu sắc vì:
- Về kinh tế: TDMNBB có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng mới chỉ được khai thác một phần. Việc phát huy thế mạnh của vùng sẽ góp phần khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp nâng cao vị thế của vùng trong nền kinh tế cả nước.
- Về chính trị - xã hội: Là nơi cư trú của hầu hết đồng bào dân tộc ít người nên phát huy thế mạnh kinh tế sẽ góp phần cải thiện đời sống người dân, củng cố an ninh quốc phòng của vùng.
---{Còn tiếp}---
Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Đồng Đậu có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục sau:
- Đề cương ôn tập HK2 môn Địa Lí 10 năm 2021-2022
- Bộ 5 đề thi HK2 môn Địa Lí 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Nguyễn Du có đáp án
Chúc các em học tốt!