YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Võ Nguyên Giáp

Tải về
 
NONE

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Võ Nguyên Giáp giúp các em ôn tập và củng cố lại kiến thức Hóa học đã được học, tăng cường khả năng phân tích các dạng bài tập nhằm chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra giữa kì 1 môn Hóa 12. Mời các em cùng tham khảo chi tiết. 

ADSENSE

TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Câu 1: Metyl axetat có công thức là:

A. CH3COOCH3                B. C2H5COOCH3          C. HCOOC2H5              D. CH3COOCH=CH2

Câu 2: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là:

A. Triolein                          B. Tristearin                   C. Tripanmitin                D. stearic

Câu 3: Cho các chất hữu cơ: (1) CH3COOH, (2) CH3CH2OH, (3) CH3CH2COOH, (4) HCOOCH3. Thứ tự giảm dần nhiệt độ sôi là:

A. 3, 1, 4, 2                         B. 1, 3, 2, 4                    C. 4, 2, 1, 3                    D. 3, 1, 2, 4

Câu 4: Cho 3 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và ancol no đơn chức phản ứng vừa hết với 50 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó là:

A. Etyl axetat.                    B. Propyl fomat.            C. Metyl axetat.             D. Metyl fomat.

Câu 5: Để trung hòa lượng axit tự do có trong 28 gam một mẫu chất béo cần 60 ml dung dịch KOH 0,05M. Chỉ số axit của mẫu chất béo trên là:

A. 4                                     B. 6                                C. 5                                D. 7

Câu 6: Hỗn hợp A gồm 2 este (đơn chức no, mạch hở) của cùng 1 axit và 2 ancol liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. A thủy phân vừa đủ bởi dung dịch chứa 12 gam NaOH tạo thành 24,6 gam muối và m gam ancol. Đem đốt cháy hoàn toàn ancol thì thu được 15,68 lít CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của 2 este là:

A. HCOOCH3 và HCOOC2H5                                 B. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7

C. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5                         D. C2H5COOC2H5 và C2H5COOC3H7

Câu 7: Hai chất đồng phân của nhau là:

A. Glucozơ và mantozơ.                                           B. Fructozơ và glucozơ.

C. Fructozơ và mantozơ.                                          D. Saccarozơ và glucozơ.

Câu 8: Công thức cấu tạo của xenlulozơ là:

A. [C6H5O2(OH)3]n             B. [C6H7O2(OH)3]n        C. [C6H7O3(OH)3]n        D. [C6H8O2(OH)3]n

Câu 9: Khi thủy phân saccarozơ trong môi trường axit vô cơ, đun nóng thì thu được

A. Ancol etylic.                                                         B. Glucozơ và fructozơ.

C. Glucozơ.                                                               D. Fructozơ.

Câu 10: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là:

A. 3                                     B. 4                                C. 2                                D. 1

Câu 11: Thuốc thử để phân biệt glucozơ và fructozơ là:

A. Cu(OH)2                                                               B. Dung dịch brom.

C. Dung dịch AgNO3 trong NH3                             D. Quỳ tím

Câu 12: Cho m gam glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 (đun nóng), thu được 64,8 gam Ag. Giá trị của m là:

A. 54                                   B. 36                              C. 108                            D. 216

Câu 13: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 90%. Toàn bộ lượng khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư thu được 50 gam kết tủa. Giá trị của m là:

A. 45 gam                           B. 55 gam                      C. 36,45 gam                 D. 90 gam

Câu 14: Để sản xuất 29,7 gam xenlulozơ trinitrat (H = 75%) bằng phản ứng giữa dung dịch HNO3 60% với xenlulozơ thì khối lượng dung dịch HNO3 cần dùng là:

A. 42 kg                              B. 25,2 kg                      C. 31,5 kg                      D. 23,3 kg

Câu 15: Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh là:

A. H2N-CH2-COOH          B. CH3NH2                    C. C6H5NH2                   D. CH3COOH

Câu 16: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào phù hợp với chất CH3–CH(CH3)–NH2?

A. Metyletylamin.              B. Etylmetylamin.          C. Isopropanamin.         D. Isopropylamin.

Câu 17: Số đồng phân amin có công thức phân tử C3H9N là:

A. 4.                                    B. 3.                               C. 2.                               D. 5.

Câu 18: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ tăng dần từ trái sang phải là:

A. CH3NH2, NH3, C6H5NH2                                    B. C6H5NH2, CH3NH2, NH3

C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2                                    D. NH3, C6H5NH2, CH3NH2

Câu 19: Cho 37,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch HCl. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là:

A. 55,75 gam.                     B. 45,45 gam.                C. 35,65 gam.                D. 75,15 gam.

Câu 20: Cho 2,67 gam alanin phản ứng hết với dung dịch NaOH. Khối lượng muối thu được là:

A. 4,44 gam.                       B. 3,33 gam.                  C. 11,1gam.                   D. 2,88 gam.

Câu 21: Cho  10 gam hỗn hợp 3 amin đơn chức, no đồng đẳng liên tiếp (theo tỉ lệ mol 1 : 10 : 5 theo phân tử khối tăng dần) tác dụng vừa đủ với HCl thu được 15,84 gam muối. Công thức phân tử của 3 amin lần lượt là:

A. CH5N, C2H7N, C3H9N                                         B. C2H7N, C3H9N, C4H11N

C. C3H7N, C4H9N, C5H11N                                      D. C3H9N, C4H11N, C5H13N

Câu 22: Hỗn hợp X gồm 2 đồng phân, công thức C2H7NO2 tác dụng đủ với dung dịch NaOH/to, thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) hỗn hợp Z chứa hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm, tỉ khối hơi so với hiđro là 13,75). Khối lượng muối trong dung dịch Y là:

A. 8,9 gam                          B. 14,3 gam                   C. 16,5 gam                   D. 15,7 gam

Câu 23: Cho dãy các chất: CH2=CHCl, C2H4, CH3-CH3, CH2=CH-CH=CH2, H2NCH2COOH, CH2 =CHCN . Số chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:

A. 5                                     B. 3                                C. 4                                D. 2

Câu 24: Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp

A. CH2=CHCOOCH3.                                              B. CH2=C(CH3)COOCH3.

C. C6H5CH=CH2.                                                     D. CH3COOCH=CH2.

Câu 25: Tơ nilon - 6 thuộc loại

A. Tơ nhân tạo.                  B. Tơ bán tổng hợp.      C. Tơ thiên nhiên.          D. Tơ tổng hợp.

Câu 26: Cho sơ đồ chuyển hoá: Glucozơ → X → Y → Cao su Buna. Hai chất X, Y lần lượt là:

A. CH3CH2OH và CH3CHO                                    B. CH3OH và CH2=CH2

C. CH3CH2OH và CH3-CH=CH2                            D. CH3CH2OH và CH2=CH-CH=CH2

Câu 27: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp.

B. Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.

C. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit).

D. Thành phần chính của cao su thiên nhiên là polibuta-1,3-đien

Câu 28: Trùng ngưng axit e - aminocaproic thu được m (kg) polime và 12,6 kg H2O với hiệu suất phản ứng 90%. Giá trị của m là:

A. 71,19                              B. 79,1                           C. 87,9                           D. 91,7

Câu 29: Phân tử khối trung bình của PVC và nilon – 6,6 lần lượt là 7062,5 đvC và 29832 đvC. Hệ số polime hoá của PVC và nilon – 6,6 lần lượt là:

A. 113 và 132                     B. 114 và 129                C. 114 và 133                D. 113 và 130

Câu 30: Để sản xuất 950 kg  poli(vinyl clorua) từ khí thiên nhiên (chứa 95% CH4). Biết hiệu suất quá trình điều chế là 40%. Thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần dùng là:

A. 1344 lít                          B. 1702,4 lít                   C. 1792 lít                      D. 896 lít

Câu 31: Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần về khả năng dẫn điện là:

A. Fe, Al, Au, Ag, Cu        B. Al, Fe, Cu, Au, Ag   C. Fe, Al, Au, Cu, Ag   D. Ag, Cu, Au, Al, Fe

Câu 32: Kim loại nào sau đây có cấu trúc mạng tinh thể  lập phương tâm diện

A. Mg                                 B. Zn                              C. Na                             D. Cu

Câu 33: Kim loại  có độ cứng lớn nhất  trong các kim loại là:

A. Vonfam.                        B. Crom                         C. Sắt                             D. Đồng

Câu 34: Kim loại Cu không phản ứng được với dung dịch

A. Fe(NO3)3                        B. AgNO3                      C. HNO3                        D. Pb(NO3)2

Câu 35: Dãy gồm các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là:

A. Al, Mg, Fe                     B. Fe, Al, Mg                 C. Fe, Mg, Al                 D. Mg, Fe, Al

Câu 36: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại K là:

A. Điện phân dung dịch KCl.                                   B. Điện phân KCl nóng chảy.

C. Nhiệt phân KCl.                                                   D. Nhiệt phân KCl nóng chảy.

Câu 37: Cho 24,3 gam hỗn hợp bột kim loại Mg, Fe và Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 14,56 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 70,45 gam                      B. 47,375 gam               C. 35,8375 gam             D. 40,545 gam

Câu 38: Để khử hoàn toàn 19,36 gam hỗn hợp CuO, FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng 7,392 lít khí CO (ở đktc). Khối lượng chất rắn sau phản ứng là:

A. 14,08 gam.                     B. 15,08 gam.                C. 10,05 gam.                D. 10,45 gam.

Câu 39: Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm Zn, Fe, Cu vào dung dịch chứa 256 gam dung dịch CuSO4 20%. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và còn lại chất rắn chứa

A. Cu                                  B. Cu, Fe                       C. Cu, Zn, Fe                 D. Zn, Cu

Câu 40: Cho m gam Mg vào 1 lít dung dịch Cu(NO3)2 0,1M và Fe(NO3)2 0,1M. Sau phản ứng thu được 9,2 gam chất rắn và dung dịch B. Giá trị m là:

A. 3,36 gam                        B. 3,6 gam                     C. 2,88gam                    D. 4,8 gam

Đề số 2

Câu 1: Metyl acrylat có công thức cấu tạo thu gọn là

A. CH2=CHCOOCH3                                                  B. CH3COOCH3

C. CH2=CH COOC2H5                                                D. CH2=C(CH3) COOCH3

Câu 2: Đun một lượng dư axít axetit với 13,80 gam ancol etylic (có axit H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng dừng lại thu được 11,00 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là

A. 75,0 %                             B. 41,67 %                       C. 60,0 %                        D. 62,5 %

Câu 3: Khi thủy phân vinyl axetat trong môi trường axit thu được

A. axit axetic và axetilen                                              B. axit axetic và anđehit axetic

C. axit axetic và ancol etylic                                        D. axit axetic và ancol vinylic.

Câu 4: Ứng với công thức phân tử C4H8O2 có bao nhiêu este đồng phân của nhau?

A. 2.                                     B. 3.                                 C. 5.                                 D. 4.

Câu 5: Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ yếu nhất?

A. Anilin                              B. Metylamin                   C. Amoniac                     D. Đimetylamin

Câu 6: Phát biểu nào sau đây là không đúng

A. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.

B. Chất béo là este của glixerol và axit cacboxylic mạch cacbon dài, không phân  nhánh.

C. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

D. Chất béo không tan trong nước.

Câu 7: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là :

A. propen.                            B. isopren.                       C. toluen                          D. stiren

Câu 8: Polipeptit [-NH-CH(CH3)-CO-]n là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng

A. valin                                 B. glixin                           C. alanin                          D. anilin

Câu 9: Để sản xuất 0,5 tấn xenlulozơ trinitrat  thì khối lượng xenlulozơ cần dùng là: (biết hiệu suất phản ứng đạt 88%)

A. 309,9kg                           B. 390,9kg                       C. 408kg                          D. 619,8kg

Câu 10: Khi thuỷ phân lipit trong môi trường kiềm thì thu được muối của axit béo và

A. ancol đơn chức.               B. glixerol.                       C. phenol.                        D. este đơn

---(Ni dung đy đ, chi tiết t câu 11 đến câu 40 ca đ thi s 2 vui lòng xem ti online hoc đăng nhp đ ti v máy)---

Đề số 3

Câu 1. Cho anilin vào các dung dịch: HCl, Br2, H2SO4, C2H5OH, NaOH, CH3COOH. Số trường hợp có phản ứng là

A. 4.                                   B. 5.                            C. 3.                            D. 2.

Câu 2: Hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có công thức phân tử là C3H12O3N2 và CH6O3N2. Cho 13,68 gam X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch NaOH, thu được V lít (đktc) khí A và dung dịch B. Nếu cho dung dịch HCl dư vào dung dịch B thì có 1,792 lít (đktc) khí thoát ra. Nếu hấp thụ hoàn toàn V lít khí A vào dung dịch HCl dư thì khối lượng muối thu được là

A. 16,2 gam.               B. 13,5 gam.                C. 8,1 gam.                      D. 15,0 gam.         

Câu 3: Thứ tự lực bazơ giảm dần từ trái sang phải là:

A. (CH3)2NH, C2H5NH2, NH3, C6H5NH2.          B. C2H5NH2, (CH3)2NH, NH3, C6H5NH2.

C. C6H5NH2, NH3, C2H5NH2, (CH3)2NH.          D. (CH3)2NH, C6H5NH2, NH3, C2H5NH2.

Câu 4: Thủy phân este nào sau đây trong môi trường axit không phải là phản ứng thuận nghịch?

A. Phenyl axetat.             B. Benzyl axetat.                    C. Etyl axetat.             D. Propylfomat.

Câu 5: Số đồng phân amin bậc 2 của C4H11N là

A. 3.                                        B. 4.                            C. 1.                            D. 2.

Câu 6: Cho dãy các chất: phenyl axetat, benzyl fomat, vinyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, tristearin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dd NaOH (dư), đun nóng sinh ra ancol là

A .5.                                        B. 2.                            C. 4.                            D. 3.

Câu 7: Các dung dịch đều có thể hòa tan Cu(OH)2 là:

A. Glucozơ, axit axetic, saccarozơ, fructozơ.            B. Glucozơ, glixerol, saccarozơ, etanol.

C. Saccarozơ, etanol, axit axetic, glixerol.                 D. Glucozơ, xenlulozơ, tinh bột, saccarozơ.

Câu 8: Chỉ dùng quỳ tím có thể nhận biết được nhóm nào sau đây?

A. Alanin, axit glutamic, glyxin.                                 B. Glyxin, alanin, metyl amin.

C. Metyl amin, axit axetic, glyxin.                             D. Anilin, metyl amin, axit aminoaxetic.

Câu 9: Cho các phát biểu sau:

(1) Amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước;

(2) Xenlulozơ là đồng phân của tinh bột vì có cùng công thức (C6H10O5)n;

(3) Hòa tan tripanmitin thu được glixerol và axit panmitic.

(4) Xenlulozơ tan trong nước Svayde;           

(5) Phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc;

(6) Do ảnh hưởng của vòng benzen nên anilin phản ứng với dung dịch brom.

Số phát biểu đúng là

A. 3.                            B. 4.                            C. 2.                           D. 5.

Câu 10: Dãy có nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là:

A. CH3COOCH3, CH3COOH, C2H5OH.           B. C2H5OH, CH3COOH, CH3COOCH3.

C. CH3COOCH3, C2H5OH, CH3COOH.           D. CH3COOH, C2H5OH, CH3COOCH3.

---(Ni dung đy đ, chi tiết t câu 11 đến câu 40 ca đ thi s 3 vui lòng xem ti online hoc đăng nhp đ ti v máy)---

Đề số 4

Câu 1: Chất X có công thức: C3H9O2N. Cho X tác dụng với NaOH (t0c) thu được chất rắn B, khí C làm xanh quỳ ẩm. Đun B với NaOH (rắn) được CH4. Công thức cấu tạo của X là

A. C2H5COONH4.                B. CH3COONH3CH3.      C. H2NCH2COOCH3.      D. HCOONH3C2H5.

Câu 2: Khi clo hoá PVC thu được một polime chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình một phân tử clo phản ứng với k mắt xích PVC. Giá trị của k là

A. 1.                                       B. 2.                                  C. 3.                                  D. 4.

Câu 3: Dãy các chất được sắp xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần là

A. CH3COOC2H5, CH3CH2CH2OH, CH3COOH.         B. CH3COOH,CH3CH2CH2OH,CH3COOC2H5.

C. CH3CH2CH2OH, CH3COOH, CH3COOC2H5.         D. CH3COOH,CH3COOC2H5,CH3CH2CH2OH.

Câu 4: Để biến các chất béo có chứa gốc axit béo không no thành chất béo chứa gốc axit béo no, người ta thực hiện quá trình

A. cô cạn ở nhiệt độ cao.   B. làm lạnh.                C. xà phòng hóa.                D. hiđro hóa (xt Ni, t0c).

Câu 5: Cho 4,65g anilin phản ứng hoàn toàn với dung dịch brôm dư thu được m g kết tủa. Giá trị của m là

A. 19,8.  B. 13,2.                   C. 16,5.                             D. 18,15.

Câu 6: Cho 7,0 g Fe tác dụng với oxi thu được 9,4 g hỗn hợp chất rắn X. Cho hỗn hợp chất rắn X tác dụng với dung dịch HNO3(loãng, dư) thu được V lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là

A. 0,672.                                                                          B. 0,56.                             C. 1,12. D. 0,448.

Câu 7: Nhúng 1 thanh Fe vào 400ml dung dịch Cu(NO3)2 cho đến khi dung dịch hết màu xanh, lấy thanh Fe ra, rửa sạch, sấy khô thì thấy khối lượng thanh Fe tăng lên 0,4 gam. Vậy nồng độ mol/l dung dịch Cu(NO3)2 ban đầu là

A. 0, 1M.                               B. 0,125M.                        C. 1,0M.                            D. 1,5M.

Câu 8: Cho hỗn hợp Fe và Zn tác dụng với dung dịch hỗn hợp chứa 0,035 mol HCl và 0,055 mol H2SO4 loãng. Sau phản ứng thu được chất rắn X, dung dịch Y và khí Z. Cho khí Z đi qua CuO dư, đun nóng thu được m g Cu (các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là

A. 4,64.  B. 2,56.                   C. 3,52.                             D. 2,88.

Câu 9: Cho 14,75g amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 23,875 g muối khan. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?

A. 3.                                       B. 5.                                  C. 4.                                  D. 2.

Câu 10: Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic có thể dùng dãy chất nào sau đây làm thuốc thử?

A. Cu(OH)2 và AgNO3/NH3.                                                B. HNO3 và AgNO3/NH3.      

C. Nước brom và NaOH.                                                     D. AgNO3/NH3 và NaOH.

---(Ni dung đy đ, chi tiết t câu 11 đến câu 40 ca đ thi s 4 vui lòng xem ti online hoc đăng nhp đ ti v máy)---

Đề số 5

Câu 1: Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hoá 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hoà hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là

A. 20%.                       B. 80                           C. 10%.                       D. 90%.

Câu 2: Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, mantozơ đều có khả năng tham gia phản ứng

A. hoà tan Cu(OH)2.   B. trùng ngưng.           C. tráng gương.          D. thủy phân.

Câu 3: Cho các polime sau: tơ nilon-6,6; poli(vinyl clorua); thủy tinh plexiglas; teflon; nhựa novolac; tơ visco, tơ nitron, cao su buna. Trong đó, số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là 

A. 5                             B. 4                             C. 6                             D. 7

Câu 4: Phản ứng trùng ngưng là phản ứng:

A. Kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử rất lớn (polime).

B. Cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn và tách loại H2O.

C. Kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn(polime) và tách loại phân tử nhỏ khác ( như H2O..)

D. Cộng hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau thành nhiều phân tử lớn (polime).

Câu 5: Cho 0,01 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,10M. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 10 gam dung dịch NaOH 8% thu được 2,80 gam muối khan.Công thức của X là

A. H2NC3H6COOH             B. (H2N)2C3H5COOH     C. H2NC3H5(COOH)2    D. (H2N)2C2H3COOH

Câu 6: Cho các este: vinyl axetat, etyl benzoat, benzyl fomat, etyl axetat, isoamyl axetat, phenyl axetat, anlyl axetat. Số este có thể điều chế trực tiếp bằng phản ứng của axit và ancol tương ứng (có H2SO4  đặc làm xúc tác) là: 

A. 3.                                        B. 2.                            C. 4.                                  D. 5.

Câu 7: Cho sơ đồ sau:  Tinh bột    →    glucozơ    →   ancol etylic   →   axit axetic.

Để điều chế 300 gam dung dịch CH3COOH 25% thì phải cần bao nhiêu gam gạo (chứa 80% tinh bột). Biết hiệu suất của mỗi phản ứng đạt 75%.

A. 240g.                                B. 150g.                             C. 135g.                       D. 300g

Câu 8: Tiến hành các thí nghiệm sau:

- TN 1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng.

- TN 2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

- TN 3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

- TN 4: Để thanh thép (hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm.

- TN 5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hoá học là:

A. 3.                                    B. 4.                               C. 1.                               D. 2.

Câu 9: Dãy nào sau đây chỉ gồm các polime có cấu trúc không phân nhánh?

A. polibutadien, caosu lưu hoá, amilozơ, xenlulozơ.

B. PVC, poli isopren, amilozơ, xenlulozơ, poli stiren.

C. PVC,polibutadien,xenlulozơ, nhựa bakelit.

D. polibutadien, poliisopren, amilopectin, xelulozơ

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 24,9 gam hỗn hợp X gồm Zn và Sn bằng dung dịch HCl (dư) thu được 6,72 lít khí H2 ở (đktc). Thể tích O2 ( đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với hỗn hợp X trên là

A. 4,48 lít                             B. 3,92 lít                         C. 2,08 lít.                       D. 3,36 lít

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 40 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Võ Nguyên Giáp. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF