YOMEDIA

Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Trấn Biên

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập môn Hóa đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập Hóa chưa từng gặp, hãy tham khảo Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Trấn Biên với nội dung xoay quanh các kiến thức đã được học ở giữa HK1. Chúc các bạn ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT TRẤN BIÊN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN HÓA HỌC 12

NĂM HỌC 2021-2022

 

Đề số 1

Câu 1: Cho 5,1 gam Y (C, H, O) tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 4,8 gam muối và 1 ancol. Công thức cấu tạo của Y là :

A. C3H7COOC2H5.     B. CH3COOCH3.        C. HCOOCH3.           D. C2H5COOC2H5.

Câu 2: Cho 7,4 gam este E thuỷ phân trong dung dịch NaOH thì thu được 8,2 gam muối natriaxetat. Công thức của este E là :

A. (CH3COO)2C2H4.                                       B. (CH3COO)3C3H5

C. CH3(CH2)2COOCH3.                                 D. CH3COOCH3

Câu 3: Hợp chất X có công thức phân tử C4H8O3. Cho 10,4 gam X tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ) thu được 9,8 gam muối. công thức cấu tạo đúng của X là

A. CH3COOCH2CH2OH                               B. HOCH2COOC2H5.

C. HCOOCH2CH2CHO                                 D. CH3CH(OH)COOCH3.

Câu 4: Cho X là hợp chất thơm, a mol X phản ứng vừa hết với 2a lít dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu cho a mol X phản ứng với Na (dư) thì sau phản ứng thu được 11,2a lít khí H2 (ở đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là :

A. HOC6H4COOCH3.                                    B. CH3C6H3(OH)2.

C. HOCH2C6H4OH.                                       D. HOC6H4COOH.

Câu 5: Một este no, đơn chức A có khối lượng phân tử là 88. Cho 17,6 gam A tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 23,2 gam chất rắn (Các phản ứng xảy ra hoàn toàn). CTCT của A là :

A. HCOOCH2CH2CH3.                                 B. HCOOCH(CH3)2

C. CH3CH2COOCH3.                                   D. CH3COOC2H5.

Câu 6: Este X có công thức đơn giản nhất là C2H4O. Đun sôi 4,4 gam X với 200 gam dung dịch NaOH 3% đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Từ dung dịch sau phản ứng thu được 8,1 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là :

A. CH3CH2COOCH3.                                    B. CH3COOCH2CH3.

C. HCOO(CH2)2CH3.                                     D. HCOOCH(CH3)2.

Câu 7: Este đơn chức X có tỉ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M (đun nóng). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là

A. CH2=CHCH2COOCH3.                            B. CH2=CHCOOCH2CH3.

C. CH3COOCH=CHCH3.                              D. CH3CH2COOCH=CH2.

Câu 8: Cho 0,1 mol este A vào 50 gam dung dịch NaOH 10% đun nóng đến khi este phản ứng hoàn toàn (Các chất bay hơi không đáng kể) dung dịch thu được có khối lượng 58,6 gam. Chưng khô dung dịch thu được 10,4 gam chất rắn khan. Công thức của A là :

A. HCOOCH2CH=CH2.                                 B. C2H5COOCH3.       

C. CH2=CHCOOCH3.                                     D. CH3COOCH=CH2.

Câu 9: Khi cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. Số đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn các tính chất trên là :

A. 4.                            B. 5.                            C. 6.                            D. 2.

Câu 10*: X là este đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH 11,666%. Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thì phần hơi chỉ có H2O với khối lượng 86,6 gam, còn lại chất rắn Z có khối lượng là 23 gam. Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của X thoả mãn tính chất trên ?

A. 1.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 11: Cho 0,15 mol este đơn chức X (C5H8O2) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu 21 gam muối khan. Công thức cấu tạo của X là

A. CH2=CH-COO-C2H5.                              B. CH2-CH2-C=O.

C. CH3COO-CH2-CH=CH3.                         D. CH2=CH(CH3)-COO-C2H5.

Câu 12: Xà phòng hoá một este no, đơn chức E bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH chỉ thu được một sản phẩm X duy nhất. Nung X với vôi tôi xút thu được ancol Y và muối vô cơ Z. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được CO2 và H2O có tỉ lệ thể tích 3 : 4. Biết oxi hoá X bằng CuO đun nóng được sản phẩm có phản ứng tráng gương. Công thức cấu tạo của E thỏa mãn tính chất trên là :

A. 1.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 13: Đốt cháy 1,60 gam một este E đơn chức được 3,52 gam CO2 và 1,152 gam H2O. Cho 10 gam E tác dụng với lượng NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 14,00 gam muối khan G. Cho G tác dụng với axit vô cơ loãng thu được G1 không phân nhánh. Số lượng CTCT thoả mãn tính chất đã nêu của E là :

A. 4.                            B. 6.                            C. 2.                            D. 8.

Câu 14: Hai este đơn chức X và Y là đồng phân của nhau. Khi hoá hơi 1,85 gam X, thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,7 gam N2 (đo ở cùng điều kiện). Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là :

A. HCOOC2H5 và CH3COOCH3.                  B. C2H3COOC2H5 và C2H5COOC2H3.

C. C2H5COOCH3 và HCOOCH(CH3)2.        D. HCOOCH2CH2CH3 và CH3COOC2H5.

Câu 15: Để xà phòng hoá hoàn toàn 2,22 gam hỗn hợp hai este là đồng phân X và Y, cần dùng 30 ml dung dịch NaOH 1M. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai este đó thì thu được khí CO2 và hơi nước với tỉ lệ thể tích . Tên gọi của hai este là :

A. metyl axetat; etyl fomiat.                           B. propyl fomiat; isopropyl fomiat.

C. etyl axetat; metyl propionat.                      D.  metyl acrylat; vinyl axetat.

Câu 16: Xà phòng hoá hoàn toàn 1,99 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH thu được 2,05 gam muối của một axit cacboxylic và 0,94 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của hai este đó là :

A. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5.             

B. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5.

C. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7.                       

D. HCOOCH3 và HCOOC2H5.

Câu 17: Thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm hai este đơn chức X, Y là đồng phân cấu tạo của nhau cần 100 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 7,85 gam hỗn hợp hai muối của 2 axit là đồng đẳng kế tiếp và 4,95 gam  hai ancol bậc I. CTCT và phần trăm khối lượng của 2 este là :

A. HCOOC2H5 : 55% và CH3COOCH3 : 45%.         

B. HCOOC2H5 : 45% và CH3COOCH3 : 55%.

C. HCOOCH2CH2CH3 : 25% và CH3COOC2H5 : 75%.

D. HCOOCH2CH2CH3 : 75% và CH3COOC2H5 : 25%.

Câu 18: Xà phòng hoá 22,2 gam hỗn hợp gồm 2 este đồng phân, cần dùng 12 gam NaOH, thu 20,492 gam muối khan (hao hụt 6%). Trong X chắc chắn có một este với công thức và số mol tương ứng là :

A. HCOOC2H5 ; 0,2 mol.                               B. CH3COOCH3 ; 0,2 mol.

C. HCOOC2H5 ; 0,15 mol                              D. CH3COOC2H3 ; 0,15 mol.

Câu 19: Đun nóng 3,21 gam hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ Y và Z cùng nhóm chức với dung dịch NaOH dư, thu được hỗn hợp muối natri của hai axit ankanoic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một chất lỏng T (tỉ khối hơi ). Chất T phản ứng với CuO đun nóng cho sản phẩm có phản ứng tráng gương. Cho lượng chất T phản ứng với Na được 0,015 mol H2. Nhận định nào sau đây là sai ?

A. Nung một trong hai muối thu được với NaOH trong vôi tôi xút sẽ tạo thành metan.

B. Tên gọi của T là ancol anlylic.

C. Trong hỗn hợp X, hai chất Y và Z có số mol bằng nhau.

D. Đốt cháy hỗn hợp X sẽ thu được .

Câu 20: Để xà phòng hoá hoàn toàn 19,4 gam hỗn hợp 2 este đơn chức X, Y (MX < MY) cần 200 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp 2 ancol đồng đẳng kế tiếp nhau và m gam một muối khan duy nhất Z. CTCT, thành phần phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu và giá trị m là :

A. HCOOCH3 ; 61,86% ; 20,4 gam.              B. HCOOC2H5 ; 61,86% ; 18,6 gam.

C. CH3COOCH3 ; 19,20% ; 18,6 gam.          D. CH3CH2COOCH3 ; 61,86% ; 19,0 gam.

Câu 21: Đun nóng hỗn hợp hai chất đồng phân (X, Y) với dung dịch H2SO4 loãng, thu được hai axit ankanoic kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và hai ankanol. Hoà tan 1 gam hỗn hợp axit trên vào 50 ml NaOH 0,3M, để trung hoà NaOH dư phải dùng 10 ml HCl 0,5M. Khi cho 3,9 gam hỗn hợp ancol trên tác dụng hết với Na thu được 0,05 mol khí. Biết rằng các gốc hiđrocacbon đều có độ phân nhánh cao nhất. CTCT của X, Y là :

A. (CH3)2CHCOOC2H5 và (CH3)3CCOOCH3.

B. HCOOC(CH3)3 và CH3COOCH(CH3)2.

C. CH3COOC(CH3)3 và CH3CH2COOCH(CH3)2.

D. (CH3)2CHCOOC2H5 và (CH3)2CHCH2COOCH3.

Câu 22: Thuỷ phân hoàn toàn 11,44 gam hỗn hợp 2 este đơn chức là đồng phân của nhau bằng dung dịch NaOH thu được 11,08 gam hỗn hợp muối và 5,56 gam hỗn hợp rượu. Công thức cấu tạo của 2 este là :

A. HCOOCH3 và C2H5COOCH3.                  B. C2H5COOCH3 và CH3COOC2H5.

C. HCOOC3H7 và C2H5COOCH3.                D. Cả B, C đều đúng.

Câu 23: Một hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức. Cho X phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch KOH 1M. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm hai muối của hai axit cacboxylic và một rượu (ancol). Cho toàn bộ lượng rượu thu được ở trên tác dụng với Na (dư), sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Hỗn hợp X gồm

A. một axit và một este.                                  B. một este và một rượu.

C. hai este.                                                      D. một axit và một rượu.

Câu 24: Đun a gam hỗn hợp hai chất X và Y là đồng phân cấu tạo của nhau với 200 ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 15 gam hỗn hợp 2 muối của 2 axit no, đơn chức, là đồng đẳng kế tiếp nhau và một ancol. Giá trị của a và CTCT của X, Y lần lượt là :

A. 12,0 ; CH3COOH và HCOOCH3.                        

B. 14,8 ; HCOOC2H5 và CH3COOCH3.

C. 14,8 ; CH3COOCH3 và CH3CH2COOH. 

D. 9,0 ; CH3COOH và HCOOCH3.

Câu 25: Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức, số mol X gấp hai lần số mol Y) và este Z được tạo ra từ X và Y. Cho một lượng M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, tạo ra 16,4 gam muối và 8,05 gam ancol. Công thức của X và Y là :

A. HCOOH và CH3OH.                                 B. CH3COOH và CH3OH.

C. HCOOH và C3H7OH.                               D. CH3COOH và C2H5OH.

Câu 26: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C6H10O4. Thủy phân X tạo ra hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon trong phân tử gấp đôi nhau. Công thức của X là :

A. CH3OCOCH2COOC2H5.                      B. C2H5OCOCOOCH3.

C. CH3OCOCOOC3H7.                               D. CH3OCOCH2CH2COOC2H5.

Câu 27: Hợp chất hữu cơ X chỉ chứa một nhóm chức, có CTPT C6H10O4. khi X tác dụng với NaOH được một muối và một ancol. Lấy muối thu được đem đốt cháy thì sản phẩm không có nước. CTCT của X là :

A. CH3COOCH2CH2COOCH3.                          

B. C2H5OOCCOOC2H5.

C. HOOC(C2H4)4COOH.                              

D. CH3OOCCOOC3H7.

Câu 28: Chất hữu cơ X chứa một loại nhóm chức, có công thức phân tử là C8H14O4. Khi thuỷ phân X trong NaOH thu được một muối và 2 ancol Y, Z. Số nguyên tử cacbon trong phân tử rượu Y gấp đôi số nguyên tử cacbon trong phân tử rượu Z. Khi đun nóng với H2SO4 đặc, Y cho ba olefin đồng phân còn Z chỉ cho một olêfin duy nhất. Công thức cấu tạo phù hợp của X là :

A. CH3OOCCH2COOCH2CH2CH2CH3.      

B. CH3CH2OOCCOOCH2CH2CH2CH3.

C. CH3CH2OOCCOOCH(CH3)CH2CH3.      

D. CH3CH2COOCOOCH(CH3)CH2CH3.

Câu 29: Xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Công thức của ba muối đó là :

A. CH2=CHCOONa, CH3CH2COONa và HCOONa.

B. HCOONa, CH≡CCOONa và CH3CH2COONa.

C. CH2=CHCOONa, HCOONa và CH≡CCOONa.

D. CH3COONa, HCOONa và CH3CH=CHCOONa.

Câu 30: X và Y là hai hợp chất hữu cơ đồng phân của nhau cùng có công thức phân tử C5H6O4Cl2. Thủy phân hoàn toàn X trong NaOH dư thu được hỗn hợp các sản phẩm trong đó có 2 muối hữu cơ và 1 ancol. Thủy phân hoàn toàn Y trong KOH dư thu được hỗn hợp các sản phẩm trong đó có 1 muối hữu cơ và 1 anđehit X và Y lần lượt có công thức cấu tạo là :

A. HCOOCH2COOCH2CHCl2 và CH3COOCH2COOCHCl2.           

B. CH3COOCCl2COOCH3 và CH2ClCOOCH2COOCH2Cl.

C. HCOOCH2COOCCl2CH3 và CH3COOCH2COOCHCl2.               

D. CH3COOCH2COOCHCl2 và CH2ClCOOCHClCOOCH3.

Đề số 2

Câu 1: Từ dầu thực vật làm thế nào để có được bơ ?

A. Hiđro hoá  axit béo.                                   B. Đehiđro hoá chất béo lỏng.

C. Hiđro hoá chất béo lỏng.                            D. Xà phòng hoá chất béo lỏng.

Câu 2: Chọn phát biểu đúng ?

A. Chất béo là trieste của glixerol với axit.   

B. Chất béo là trieste của glixerol với axit vô cơ.      

C. Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.         

D. Chất béo là trieste của ancol với axit béo.

Câu 3: Trong các công thức sau đây, công thức nào là của chất béo ?

A. C3H5(OCOC4H9)3.                                     B. C3H5(COOC15H31)3.          

C. C3H5(OOCC17H33)3.                                   D. C3H5(COOC17H33)3.

Câu 4: Có thể chuyển hóa trực tiếp từ chất béo lỏng sang chất béo rắn bằng phản ứng

A. tách nước.              B. hiđro hóa.               C. đề hiđro hóa.          D. xà phòng hóa.

Câu 5: Chỉ số axit là :

A. số mg NaOH dùng để trung hoà axit tự do có trong 1 gam chất béo.

B. số mg OH- dùng để trung hoà axit tự do có trong 1 gam chất béo.

C. số gam KOH dùng để trung hoà axit tự do có trong 100 gam chất béo.

D. số mg KOH dùng để trung hoà axit tự do có trong 1 gam chất béo.

Câu 6: Chỉ số xà phòng hoá là :

A. số mg KOH để trung hoà hết lượng axit tự do và xà phòng hoá hết lượng este trong 1 gam chất béo.

B. số gam KOH để trung hoà hết lượng axit tự do và xà phòng hoá hết lượng este trong 100 gam chất béo.

C. số mg KOH để trung hoà hết lượng axit tự do và xà phòng hoá hết lượng este trong 1 gam lipit.

D. số mg NaOH để trung hoà hết lượng axit tự do và xà phòng hoá hết lượng este trong 1 gam chất béo.

Câu 7: Cho các phát biểu sau :

 (1) Số miligam KOH cần để trung hoà lượng axit béo tự do có trong 1 gam chất béo được gọi là chỉ số axit của chất béo

 (2) Số miligam KOH dùng để xà phòng hoá hết lượng triglixerit có trong 1 gam chất béo được gọi là chỉ số este của loại chất béo đó

 (3) Số miligam KOH dùng để xà phòng hoá hết lượng triglixerit  và trung hoà lượng axit béo tự do có trong 1 gam chất béo được gọi là chỉ số xà phòng hoá của chất béo

 (4) Số gam iot có thể cộng vào liên kết bội trong mạch cacbon của 100 gam chất béo gọi là chỉ số iot của chất béo

Những phát biểu  đúng là :

A. (1) ; (2) ; (3).           B. (2) ; (3) ; (4).           C. (1) ; (3) ; (4).           D. (1) ; (2) ; (3) ; (4).

Câu 8: Hãy chọn khái niệm đúng

A. Chất giặt rửa là chất có tác dụng giống như xà phòng nhưng được tổng hợp từ dầu mỏ.

B. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên bề mặt các vật rắn.

C. Chất giặt rửa là những chất khi dùng cùng với nước thì có tác dụng làm sạch các vết bẩn bám trên các vật rắn mà không gây ra phản ứng hoá học với các chất đó.

D. Chất giặt rửa là những chất có tác dụng làm sạch các vết bẩn trên bề mặt vật rắn.

Câu 9: Xà phòng và chất giặt rửa có điểm chung là :

A. chứa muối natri có khả năng làm giảm sức căng bề mặt của các chất bẩn.

B. các muối được lấy từ phản ứng xà phòng hoá chất béo

C. sản phẩm của công nghệ hoá dầu

D. có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật

Câu 10: Hãy chọn câu đúng nhất

A. Xà phòng là muối canxi của axit béo.       

B. Xà phòng là muối natri, kali của axit béo.

C. Xà phòng là muối của axit hữu cơ.           

D. Xà phòng là muối natri hoặc kali của axit axetic.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 3

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 10 gam este đơn chức X được 22 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Nếu xà phòng hóa hoàn toàn 5 gam X bằng NaOH được 4,7 gam muối khan. X là :

A. etyl propionat.        B. etyl acrylat.             C. vinyl propionat.      D. propyl axetat.

Câu 2: Trong một bình kín chứa hơi este no đơn chức hở A và một lượng O2 gấp đôi lượng O2 cần thiết để đốt cháy hết A ở nhiệt độ 140oC và áp suất 0,8 atm. Đốt cháy hoàn toàn A rồi đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất trong bình lúc này là 0,95 atm. A có công thức phân tử là :

A. C2H4O2.                  B. C3H6O2.                  C. C4H8O2.                  D. C5H10O2.

Câu 3: Hợp chất hữu cơ X tác dụng được với dung dịch NaOH đun nóng và với dung dịch AgNO3 trong NH3. Thể tích của 3,7 gam hơi chất X bằng thể tích của 1,6 gam khí O2 (cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất). Khi đốt cháy hoàn toàn 1 gam X thì thể tích khí CO2 thu được vượt quá 0,7 lít (ở đktc). Công thức cấu tạo của X là :

A. HCOOC2H5.          B. CH3COOCH3.        C. HOOCCHO.          D. O=CHCH2CH2OH.

Câu 4: Đốt cháy a gam một este sau phản ứng thu được 9,408 lít CO2 và 7,56 gam H2O, thể tích oxi cần dùng là 11,76 lít (thể tích các khí đo ở đktc). Biết este này do một axit đơn chức và ancol đơn chức tạo nên. CTPT của este là :

A. C5H10O2.                B. C4H8O2.                 C. C2H4O2.                  D. C3H6O2

Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 2,28 gam X cần 3,36 lít oxi (đktc) thu hỗn hợp CO2 và H2O có tỉ lệ thể tích tương ứng 6 : 5. Nếu đun X trong dung dịch H2SO4 loãng thu được axit Y có tỉ khối hơi so với H2 là 36 và ancol đơn chức Z. Công thức của X là :

A. C2H5COOC2H5.                                         B. CH3COOCH3.

C. C2H3COOC2H5.                                                      D. C2H3COOC3H7.

Câu 6: Đun hợp chất X với H2O (xúc tác H+) được axit hữu cơ Y và ancol Z. Cho hơi Z qua ống bột đựng CuO đun nóng thì sinh ra chất T có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Để đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam X thì cần 3,92 lít O2 (đktc) và thu được. Biết Z là ancol đơn chức. Tên gọi của Y, Z lần lượt là :

A. axit acrylic ; ancol anlylic.                          B. axit acrylic ; ancol benzylic.

C. axit valeric ; ancol etanol.                          D. axit metacrylic ; ancol isopropylic.

Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn một este đơn chức, mạch hở X (phân tử có số liên kết  nhỏ hơn 3), thu được thể tích khí CO2 bằng 6/7 thể tích khí O2 đã phản ứng (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện). Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 0,7M thu được 12,88 gam chất rắn khan. Giá trị của m là :

A. 7,20.                       B. 6,66.                       C. 8,88.                       D. 10,56.

Câu 8: X là hỗn hợp 2 este đơn chức (tạo bởi cùng một ancol với 2 axit liên tiếp trong dãy đồng đẳng). Đốt cháy hoàn toàn 28,6 gam X được 1,4 mol CO2 và 1,1 mol H2O. Công thức phân tử 2 este là :

A. C4H6O2 và C5H8O2.                                   C. C4H4O2 và C5H6O2.

B. C4H8O2 và C5H10O2.                                 D. C5H8O2 và C6H10O2.

Câu 9: X là hỗn hợp 2 este đơn chức (tạo bởi cùng một axit với 2 ancol liên tiếp trong dãy đồng đẳng). Đốt cháy hoàn toàn 21,4 gam X được 1,1 mol CO2 và 0,9 mol H2O. Công thức phân tử 2 este là :

A. C4H6O2 và C5H8O2.                                   C. C5H8O2 và C6H10O2.

B. C5H6O2 và C6H8O2.                                    D. C5H4O2 và C6H6O2.

Câu 10: Hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X cần dùng vừa đủ 3,976 lít khí O2 (ở đktc), thu được 6,38 gam CO2. Mặt khác, X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được một muối và hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Công thức phân tử của hai este trong X là :

A. C2H4O2 và C5H10O2.                                  B. C2H4O2 và C3H6O2.

C. C3H4O2 và C4H6O2.                                   D. C3H6O2 và C4H8O2.  

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 4

Câu 1: Để thuỷ phân 0,01 mol este của một ancol đa chức với một axit cacboxylic đơn chức cần dùng 1,2 gam NaOH. Mặc khác để thuỷ phân 6,35 gam este đó cần 3 gam NaOH và thu được 7,05 gam muối. CTCT của este là

A. (CH2=C(CH3)–COO)3C3H5.                      B. (CH2=CH–COO)3C3H5.                

C. (CH3COO)2C2H4.                                      D. (H–COO)3C3H5.

Câu 2: Cho 21,8 gam chất hữu cơ X chỉ chứa một loại nhóm chức tác dụng với 1 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được 24,6 gam muối và 0,1 mol một ancol Y. Lượng NaOH dư được trung hoà hết bởi 0,2 mol HCl. Công thức cấu tạo thu gọn của X là 

A. CH3–C(COOCH3)3.                                   B. (C2H5COO)3C2H5.

C. (HCOO)3C3H5.                                                        D. (CH3COO)3C3H5.

Câu 3: Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol este E (chứa một loại nhóm chức) cần dùng vừa đủ 100 gam dung dịch NaOH 12%, thu được 20,4 gam muối của axit hữu cơ X và 9,2 gam ancol Y. Xác định công thức phân tử và gọi tên X, Y. Biết rằng một trong 2 chất (X hoặc Y) tạo thành este là đơn chức.

A. X: C3H6O2, axit propionic; Y: C3H8O3, glixerol.

B. X: CH2O2, axit fomic; Y: C3H8O3, glixerol.

C. X: C2H4O2, axit axetic; Y: C3H8O3, glixerol.

D. X: C2H4O2, axit axetic; Y: C3H8O, ancol propylic.

Câu 4: Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este E (mạch hở và chỉ chứa một loại nhóm chức) cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch NaOH 3M, thu được 24,6 gam muối của một axit hữu cơ và 9,2 gam một ancol. Vậy công thức của E là :

A. C3H5(COOC2H5)3.                                     B.  (HCOO)3C3H5.     

C. (CH3COO)3C3H5.                                      D. (CH3COO)2C2H4.

Câu 5: E là este của glixerol với một số axit monocacboxylic no, mạch hở. Đun 7,9 gam E với dung dịch NaOH cho tới phản ứng hoàn toàn, thu được 8,6 gam hỗn hợp muối. Cho hỗn hợp muối đó tác dụng dung dịch H2SO4 dư được hỗn hợp 3 axit X, Y, Z; trong đó X và Y là đồng phân của nhau; Z là đồng đẳng kế tiếp của Y và có mạch cacbon không phân nhánh. Số CTCT của E và CTCT của các axit X, Y, Z lần lượt là :

A. 3; (CH3)2CHCOOH; CH3CH2CH2COOH; CH3(CH2)3COOH.                                       

B. 2; (CH3)3CCOOH; CH3CH2CH2CH2COOH; (CH3)2CHCOOH.

C. 2; (CH3)2CHCOOH; CH3CH2CH2COOH; CH3(CH2)3COOH.                                                    D. 3; (CH3)3CCOOH; CH3CH2CH2CH2COOH; (CH3)2CHCOOH.         

Câu 6: Đun nóng 0,1 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu 13,4 gam muối của axit đa chức và 9,2 gam ancol đơn chức, có thể tích 8,32 lít (ở 127oC, 600 mmHg). X có công thức là :

A. CH(COOCH3)3.                                         B. C2H4(COOC2H5)2.

C. (COOC2H5)2.                                             D. (COOC3H5)2.

Câu 7: Cho 0,01 mol một este của axit hữu cơ phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,2M, sản phẩm tạo thành chỉ gồm 1 ancol và 1 muối có số mol bằng nhau. Mặt khác khi xà phòng hoá hoàn toàn m gam este đó bằng lượng vừa đủ 60 ml dung dịch KOH 0,25M. Sau khi kết thúc phản ứng, đem cô cạn dung dịch thu được 1,665 gam muối khan. Este có công thức phân tử là :

Câu 8: Cho 0,01 mol một este X phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 0,2M, sản phẩm tạo ra chỉ gồm một muối và một ancol đều có số mol bằng số  mol este, đều có cấu tạo mạch cacbon không phân nhánh. Mặt khác xà phòng hoá hoàn toàn một l­ượng este X bằng dung dịch KOH vừa đủ, thì vừa hết 200 ml KOH 0,15M và thu được 2,49 gam muối. Tên của X là :

A. Etylen glicol oxalat.                                   B. Etylen glicol ađipat.

C. Đietyl oxalat.                                             D. Đimetyl ađipat.

Câu 9: Hợp chất hữu cơ no, đa chức X có công thức phân tử C7H12O4. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 100 gam dung dịch NaOH 8% thu được chất hữu cơ Y và 17,8 gam hỗn hợp muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. CH3OOC(CH2)2COOC2H5.                       B. CH3COO(CH2)2COOC2H5.

C. CH3COO(CH2)2OOCC2H5.                       D. CH3OOCCH2COOC3H7.

Câu 10: Este A no, mạch hở có công thức thực nghiệm (C3H5O2)n. Khi cho 14,6 gam A tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 16,4 gam muối khan. Công thức cấu tạo của A là :

A. CH3COOCH2COOCH3.                                    B. HCOOC2H4OOCC2H5.

C. CH3COOC2H2COOCH3.                      D. CH3OOCCH2COOC2H5.

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 4 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Đề số 5

Câu 1: Thuỷ phân hoàn toàn chất béo E bằng dung dịch NaOH thu được 1,84 gam glixerol và 18,24 gam muối của axit béo duy nhất. Chất béo đó là

A. (C17H33COO)3C3H5.                                   B. (C17H35COO)3C3H5.

C. (C15H31COO)3C3H5.                                   D. (C15H29COO)3C3H5.

Câu 2: Xà phòng hoá hoàn toàn 0,01 mol este E cần dùng vừa đủ lượng NaOH có trong 300 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được một ancol và 9,18 gam muối của một axit hữu cơ đơn chức, mạch hở, có mạch cacbon không phân nhánh. Công thức của E là :

A. C3H5(OOCC17H35)3.                                   B. C3H5(OOCC17H33)3.

C. C3H5(OOCC17H31)3.                                   D. C3H5(OOCC15H31)3.

Câu 3: Để xà phòng hoá 100 kg dầu ăn thuộc loại trioleoyl glixerol (triolein) có chỉ số axit bằng 7 cần 14,10 kg natri hiđroxit. Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối natri thu được là :

A. 108,6 kg.                B. 103,45 kg.              C. 118,25 kg.              D. 117,89 kg.

Câu 4: Trong chất béo luôn có một lượng axit béo tự do. Khi thuỷ phân hoàn toàn 2,145 kg chất béo, cần dùng 0,3 kg NaOH, thu 0,092 kg glixerol, và m gam hỗn hợp muối Na. Khối lượng xà phòng 60% (về khối lượng) thu được là :

A. 7,84 kg.                  B. 3,92 kg.                  C.  2,61 kg.                 D. 3,787 kg.

Câu 5: Xà phòng hóa hoàn toàn 100 gam chất béo có chỉ số axit bằng 7 cần a gam dung dịch NaOH 25%, thu được 9,43 gam glixerol và b gam muối natri. Giá trị của a, b lần lượt là :

A. 49,2 và 103,37.                                          B. 51,2 và 103,145.    

C. 51,2 và 103,37.                                          D. 49,2 và 103,145.

Câu 6: Xà phòng hóa 265,2 kg chất béo có chỉ số axit bằng 7 cần 56,84 kg dung dịch NaOH 15%. Khối lượng glixerol thu được là (giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn và chỉ số axit là số mg KOH dùng để trung hòa hết lượng axit tự do có trong 1 gam chất béo) :

A. 5,98 kg.                  B. 4,62 kg.                  C. 5,52 kg.                  D. 4,6 kg.

Câu 7: Để phản ứng với 100 gam chất béo có chỉ số axit bằng 7 phải dùng 17,92 gam KOH. Tính lượng muối thu được ?

A. 98,25gam.              B. 109,813 gam.          C. 108,265 gam.         D. Kết quả khác.

Câu 8: Cho 200 gam một loại chất béo có chỉ số axit bằng 7 tác dụng vừa đủ với một lượng NaOH, thu được 207,55 gam hỗn hợp muối khan. Khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng là :

A. 31 gam.                  B. 32,36 gam.              C. 30 gam.                  D. 31,45 gam.

Câu 9: Một loại mỡ chứa 50% triolein, 30% tripanmitin và 20% tristearin. Tính khối lượng xà phòng 72% điều chế được từ 100 kg loại mỡ trên :

A. 143,41 kg.              B. 73,34 kg.                C. 103,26 kg.              D. 146,68 kg.

Câu 10: Khối lượng xà phòng thu được từ 1 tấn mỡ động vật  (chứa 50% trioleoyl glixerol (olein), 30% tripanmitoyl glixerol (panmitin) và 20% tristearoyl glixerol (stearin) về khối lượng) khi xà phòng hoá bằng natri hiđroxit, giả sử hiệu suất quá trình đạt 90% là :

A. 988 kg.                   B. 889,2 kg.                C.  929,3 kg.               D.  917 kg. 

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 11 đến câu 30 của đề thi số 5 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

Trên đây là một phần trích dẫn nội dung Bộ 5 đề thi giữa HK1 môn Hóa học 12 có đáp án năm 2021-2022 Trường THPT Trấn Biên. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tư liệu cùng chuyên mục tại đây:

Chúc các em học tốt!

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON