YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Thanh Đa lần 2

Tải về
 
NONE

Ban biên tập HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Thanh Đa lần 2 nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức đã học để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT THANH ĐA

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT QG NĂM 2021

Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Môn thi thành phần: SINH HỌC

Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

 

1. ĐỀ 1

Câu 81: Cây xanh hấp thụ canxi ở dạng nào sau đây?

     A. CaSO4.                          B. Ca(OH)2.                       C. Ca2+.                             D. Ca.

Câu 82: Nhóm động vật nào có hiệu quả trao đổi khí cao nhất trong các số loài động vật sống trên cạn?

     A. Chim.                            B. Lưỡng cư.                     C. Bò sát.                          D. Thú.

Câu 83: Sau 2 lần nhân đôi liên tiếp, một phân tử ADN tạo được số phân tử ADN là

     A.  4.                                  B. 5.                                   C. 8.                                   D. 16.

Câu 84: Một đột biến xảy ra trên nhiễm sắc thể làm tâm động chuyển sang vị trí khác thường nhưng kích thước nhiễm sắc thể không thay đổi. Đột biến thuộc loại

     A. Đảo đoạn không mang tâm động.                           B. Lặp đoạn.

    C. Đảo đoạn mang tâm động                                      D. Mất đoạn.

Câu 85: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Khi xét nghiệm tế bào của một cây, người ta thấy số nhiễm sắc thể là 18 trong đó cặp nhiễm sắc thể số 5 và số 6 đều chỉ có một nhiễm sắc thể. Đây là đột biến lệch bội dạng

A. thể một kép.                  B. thể không.                     C. thể ba.                          D. thể bốn.

Câu 86: Yếu tố nào giúp enzim ARN pôlimeraza có thể nhận biết mạch nào là mạch mang mã gốc để tổng hợp mARN và bắt đầu phiên mã?

     A. Promoter.                    B. Operator.                      C. Trình tự mã hóa.           D. Bộ ba mở đầu.

Câu 87: Bằng chứng trực tiếp chứng minh quá trình tiến hóa của sinh vật là

     A. bằng chứng giải phẫu so sánh.                             B. bằng chứng tế bào học.

     C. bằng chứng sinh học phân tử.                              D. bằng chứng hóa thạch.

Câu 88: Xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định hoa đỏ, alen a quy định hoa trắng, alen B quy định quả tròn, alen b quy định quả dài. Cho biết sự biểu hiện của gen không phụ thuộc vào môi trường, cây hoa đỏ, quả dài thuần chủng có kiểu gen nào sau đây? 

     A. Aabb.                            B. AAbb.                           C. aaBB.                            D. aaBb.

Câu 89: Trong một quần xã sinh vật hồ nước, nếu hai loài cá có ổ sinh thái trùng nhau thì giữa chúng thường xảy ra mối quan hệ

     A. cộng sinh                                                              B. cạnh tranh.                   

     C. sinh vật này ăn sinh vật khác                               D. kí sinh.          

Câu 90: Loài động vật nào sau đây, ở giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XO và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY?

     A. Cừu.                              B. Châu chấu.                    C. Chuột.                           D. Hổ.

Câu 91: Trong tương tác cộng gộp, tính trạng càng phụ thuộc vào nhiều cặp gen thì

     A. càng có sự khác biệt lớn giữa các tổ hợp gen khác nhau.

     B. sự khác biệt về kiểu hình giữa các kiểu gen càng nhỏ.

     C. làm xuất hiện các tính trạng khác không có ở bố mẹ.

     D. tạo ra một dãy tính trạng với nhiều tính trạng tương ứng.

Câu 92: Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn?

     A. Gà.                                B. Cá thu.                          C. Sư tử.                            D. Hổ.

Câu 93: Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng phương pháp nào sau đây?

     A. Lai khác dòng.                                               B. Công nghệ gen.

     C. Lai tế bào xôma khác loài.                             D. Nuôi cây hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa.

Câu 94: Quần thể sinh vật có đặc trưng nào sau đây? 

      A. Tỉ lệ giới tính.              B. Thành phần loài.           C. Loài đặc trưng.             D. Loài ưu thế.

Câu 95: Cho chuỗi thức ăn: Lúa  Châu chấu  Nhái  Rắn  Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 2 là

     A. lúa.                                B. châu chấu.                     C. nhái.                              D. rắn.

Câu 96: Tính chất của thường biến là gì?

     A. Định hướng, di truyền.                                           B. Đột ngột, không di truyền.      

     C. Đồng loạt, định hướng, không di truyền.               D. Đồng loạt, không di truyền.

Câu 97: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào làm giảm đa dạng di truyền trong quần thể?

A.  Đột biến.                                                                B. Các yếu tố ngẫu nhiên.

C. Giao phối không ngẫu nhiên.                                  D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 98: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, thì quần thể sẽ suy thoái và dễ bị diệt vong vì nguyên nhân chính là

     A. mất hiệu quả nhóm.      B. không kiếm đủ ăn.        C. gen lặc có hại biểu hiện. D. sức sinh sản giảm.

Câu 99: Khi nói về nhân tố di - nhập gen, phát biểu nào sau đây đúng?

   A. Di - nhập gen luôn làm tăng tần số alen trội của quần thể.                             

   B. Sự phát tán hạt phấn ở thực vật chính là một hình thức di - nhập gen.          

   C. Di - nhập gen luôn mang đến cho quần thể những alen có lợi.                       

D. Di - nhập gen có thể làm thay đổi tần số alen nhưng không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Câu 100: Một trong những điều kiện để trong phép lai hai cặp tính trạng, để cho F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình tuân theo quy luật phân li độc lập của Menđen là

   A. các cặp gen phải nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể tương đồng.             

   B. các cặp gen phải nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau.      

   C. các gen phải nằm ở vị trí khác xa nhau trên cùng một nhiễm sắc thể.            

   D. các gen phải cùng tác động để hình thành nên nhiều tính trạng.

BẢNG ĐÁP ÁN ĐỀ

81.C

82.A

83.A

84.C

85.A

86.A

87.D

88.B

89.B

90.B

91.B

92.B

93.D

94.A

95.C

96.C

97.B

98.B

99.D

100.B

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 101-120 đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

2. ĐỀ 2

Câu 81: Tất cả các ion khoáng đi vào cơ thể thực vật luôn phải đi qua màng sinh chất của

     A. tế bào nội bì.                 B. tế bào mạch rây.            C. tế bào khí khổng.          D. tế bào biểu bì lá.

Câu 82: Hệ tuần hoàn của loài động vật nào sau đây không có chức năng vận chuyển khí O2 và CO2?

     A. Chim đại bàng.             B. Châu chấu.                    C. Trăn.                             D. Ngựa.

Câu 83: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử

     A. ADN và ARN.             B. prôtêin                           C. ARN.                            D. ADN.

Câu 84: Loại đột biến có thể làm thay đổi gen giữa các nhóm gen liên kết là đột biến

     A. mất đoạn.                      B. lặp đoạn.                       C. đảo đoạn.                      D. chuyển đoạn.

Câu 85: Hội chứng Đao là biểu hiện ở người mà trong tế bào dinh dưỡng             

     A. thiếu 1 NST số 23.        B. thừa 1 NST số 23.         C. thiếu 1 NST số 21.        D. thừa 1 NST số 21.

Câu 86: Ở sinh vật nhân sơ, quá trình điều hòa biểu hiện gen chủ yếu ở mức độ

     A. phiên mã.                      B. đóng xoắn NST.            C. dịch mã.                        D. hoàn thiện mARN.

Câu 87: Các vụ cháy rừng, bão lũ, dịch bệnh là các ví dụ về loại nhân tố tiến hoá

     A. giao phối không ngẫu nhiên.                                   B. các yếu tố ngẫu nhiên.

     C. giao phối ngẫu nhiên.                                              D. chọn lọc tự nhiên.

Câu 88: Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Tính trạng di truyền theo quy luật

     A. tương tác cộng gộp.     B. trội hoàn toàn             C. tương tác bổ sung.          D. gen đa hiệu.

Câu 89: Thành phần nào sau đây thuộc thành phấn cấu trúc của hệ sinh thái mà không thuộc thành phần cấu trúc của quần xã?

   A. Các loài thực vật.           B. Xác chết sinh vật.      C. Các loài động vật.           D. Các loài vi sinh vật.

Câu 90: Sơ đồ dưới đây mô tả một kỹ thuật trong công nghệ tế bào thực vật được sử dụng để sản xuất cà rốt:

Quá trình nào quyết định những tính trạng có trong “cụm tế bào”?

     A. Giảm phân.                   B. Nguyên phân.               C. Thụ tinh.                       D. Phân hóa.

Câu 91: Đặc điểm mà phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen không có là

A. cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ để thu được những dòng thuần trước khi tiến hành lai.

B. lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau bởi một hoặc hai cặp tính trạng rồi phân tích kết quả ở đời con.

C. cùng một lúc theo dõi sự di truyền của tất cả các cặp tính trạng của cơ thể bố mẹ.

D. sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.

Câu 92: Loài động vật nào sau đây không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 với máu giàu CO2 ở tâm thất?

     A. Cá ngừ.                         B. Sư tử.                            C. Cá sấu.                          D. Thằn lằn.

Câu 93: Từ một giống cây trồng ban đầu có thể tạo ra được nhiều giống cây trồng mới có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen nhờ áp dụng phương pháp nào sau đây?

     A. Nuôi cấy hạt phấn.                                                  B. Dung hợp tế bào trần.

     C. Cho tự thụ phấn liên tục nhiều đời.                        D. Chọn dòng tế bào xôma có biến dị.

Câu 94: Khi nghiên cứu một quần thể cá, người ta ghi nhận được 54% số cá thể đang ở giai đoạn trước sinh sản; 28% số cá thể đang ở giai đoạn sinh sản và 18% số cá thể đang ở giai đoạn sau sinh sản. Đây là một ví dụ về đặc trưng nào của quần thể?

     A. Tỷ lệ đực/cái.              B. Thành phần nhóm tuổi.                                          C. Sự phân bố cá thể.                D. Mật độ cá thể.

Câu 95: Giả sử một chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật được mô tả bằng sơ đồ sau: Cỏ → Sâu → Gà → Cáo → Hổ. Trong chuỗi thức ăn này, sinh vật tiêu thụ bậc 4 là

   A. cáo.                               B. sâu.                               C. thỏ.                               D. hổ.

Câu 96: Ở một loài màu sắc hoa do 2 cặp gen (Aa và Bb) không cùng locus tương tác bổ sung hình thành nên. Trong đó, nếu có cả hai gen trội A và B hoa sẽ có biểu hiện màu đỏ, nếu chỉ có 1 trong 2 alen hoặc không có alen trội nào thì cây có màu trắng. phép lai nào sau đây sẽ cho toàn hoa đỏ:

     A. AAbb × Aabb.              B. AaBB × aaBb.              C. Aabb × aaBb.               D. AABb × AaBB.

Câu 97: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào là nguồn phát sinh các biến dị di truyền của quần thể?

     A.  Đột biến.                      B. Phiêu bạt di truyền.      C. Chọn lọc tự nhiên.        D. Di-nhập gen.

Câu 98: Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây sai?

     A. Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiệu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi.

     B. Khi điều kiện thuận lợi, mật độ trung bình, tốc độ tăng trưởng của quần thể có thể đạt cực đại.

     C. Quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng và cấu trúc tuổi của quần thể luôn ổn định theo thời gian.

     D. Phân bố đồng đều thường gặp tđiều kiện sống phân bố đều và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Câu 99: Khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?

     A. Trong một quần thể, sự chọn lọc tự nhiên làm giảm tính đa dạng của quần thể sinh vật.

     B. Cạnh tranh cũng là một trong những nhân tố gây ra chọn lọc tư nhiên.

     C. Chọn lọc tự nhiên tác động chống lại kiểu hình trung gian thì không làm thay đổi tần số alen.

     D. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa của sinh giới.

Câu 100: Nội dung nào dưới đây không đúng trong trường hợp liên kết gen?

A. Do gen nhiều hơn NST nên trên một NST phải mang nhiều gen

B. Các gen trên cùng một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào tạo thành nhóm gen liên kết.

C. Đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng và hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp

D. Giúp xác định vị trí từng gen không alen trên NST qua đó lập bản đồ gen

BẢNG ĐÁP ÁN ĐỀ

81.A

82.B

83.C

84.D

85.D

86.A

87.D

88.C

89.B

90.B

91.C

92.A

93.A

94.B.

95.D

96.D

97.A

98.C

99.C

100.D

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 101-120 đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

3. ĐỀ 3

Câu 81: Trong cơ thể thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là thành phần của prôtêin? 

     A. Đồng.                            B. Nitơ.                             C. Kali                               D. Kẽm.

Câu 82: Loài động vật nào sau đây có hình thức hô hấp bằng mang?

     A. Cá quả.                         B. Chuột.                           C. Bò.                                D. Châu chấu.

Câu 83: Khi phân tích một axit nucleic, người ta thu được thành phần của nó có 20%A, 20%G, 40%X, 20%T. Axit nucleic này có nhiều khả năng nhất là

     A. ADN có cấu trúc dạng sợi đơn                               B. ADN có cấu trúc dạng sợi kép.

     C. ARN có cấu trúc dạng sợi đơn.                              D. ARN có cấu trúc dạng sợi kép.

Câu 84: Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống?

     A. Mất đoạn                       B. Lặp đoạn                       C. Chuyển đoạn nhỏ          D. Đảo đoạn

Câu 85: Tế bào sinh dưỡng của một cơ thể bị đột biến có số lượng nhiễm sắc thể là 2n - 1. Tên gọi của thể đột biến này là

A. thể 3 nhiễm.                  B. thể tam bội.                   C. thể 1 nhiễm.                  D. thể khuyết nhiễm.

Câu 86: Ở Opêron Lac, nếu đột biến xảy ra ở vùng nào sẽ làm cho tất cả các gen cấu trúc không hoạt động tổng hợp prôtêin?

    A. Vùng khởi động P.       B. Vùng vận hành O.        C. Gen điều hòa R.            D. Gen cấu trúc Z.

Câu 87: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên

   A. kiểu gen của cơ thể.                                                  B. các alen của kiểu gen.  

   C. các alen có hại trong quần thể.                                 D. kiểu hình của cơ thể.

Câu 88: Trong số các kiểu gen được cho dưới đây, kiểu gen nào là kiểu gen đồng hợp?

     A. AaBB.                          B. AABB.                         C. AABb.                          D. AaBb.

Câu 89: Kiểu phân bố nào sau đây chỉ có trong quần xã sinh vật?

   A. Phân bố đều.                                                             B. Phân bố theo nhóm.

   C. Phân bố theo chiều thẳng đứng.                               D. Phân bố ngẫu nhiên.

Câu 90: Loài động vật nào sau đây, ở giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX?

     A. Thằn lằn.                       B. Châu chấu.                    C. Báo.                              D. Bướm.

Câu 91: Đặc điểm nào không phải của sự di truyền ngoài nhân?

     A. Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ, nghĩa là di truyền theo dòng mẹ.

     B. Tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác.

     C. Nếu kết quả của phép lai thuận và nghịch khác nhau, con lai luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định tính trạng nghiên cứu nằm ở ngoài nhân.

     D. Sự phân li kiểu hình ở đời con đối với các tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy định rất đơn giản.

Câu 92: Hệ tuần hòa của loài động vật nào sau đây có mao mạch?

     A. Trai.                              B. Cá chép.                        C. Ruồi giấm.                    D. Ốc sên.

Câu 93: Người ta tiến hành nuôi các hạt phấn của cây có kiểu gen AabbDDEeGg thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa để tạo ra các dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, quá trình này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần có kiểu gen khác nhau

     A. 32.                                 B. 5.                                   C. 8.                                   D. 16.

Câu 94: Quan sát số lượng cây ở trong một thể thực vật, người ta đếm được 1000 cây/m2. Số liệu trên cho ta biết được đặc trưng nào của quần thể?

     A. Tỷ lệ đực/cái.                B. Thành phần nhóm tuổi.    C. Sự phân bố cá thể.     D. Mật độ cá thể.

Câu 95: Cho chuỗi thức ăn: Lúa  Châu chấu  Nhái  Rắn  Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, bậc dinh dưỡng bậc 3 là

     A. lúa.                                B. châu chấu.                     C. nhái.                              D. rắn.

Câu 96: Ở lúa, gen A quy định thân cao, a quy định thân thấp, B quy định hạt tròn, b quy định hạt dài. Phép lai cho đồng loạt thân cao, hạt tròn là

     A. AaBB × aabb.               B. AABb × aabb.              C. AAbb × aaBB.             D. AABb × Aabb.

Câu 97: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào có thể làm phong phú vốn gen của quần thể?

     A.  Chọn lọc tự nhiên.       B. Tự phối.                        C. Di-nhập gen.                 D. Các yếu tố ngẫu nhiên.

Câu 98: Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

     A. Các quần thể của cùng một loài thường có kích thước giống nhau.

     B. Tỉ lệ nhóm tuổi thường xuyên ổn định, không thay đổi theo điều kiện môi trường.

     C. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của môi trường sống.

     D. Mật độ cá thể của quần thể thường được duy trì ổn định, không thay đổi theo điều kiện của môi trường.

Câu 99: Hình vẽ dưới đây mô tả quá trình săn mồi của một con diều dâu trong 3 tháng ở một quần thể chuột. Sự thay đổi trong quần thể chuột có thể được giải thích hợp lý bằng

  

     A. phiêu bạt di truyền.                                                 B. đột biến gen.                

     C. chọn lọc tự nhiên.                                                   D. giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 100: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng?

A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma.

B. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường.

C. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.

D. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái.

BẢNG ĐÁP ÁN

81.B

82.A

83.A

84.A

85.C

86.A

87.D

88.B

89.C

90.C

91.D

92.B

93.C

94.D

95.C

96.C

97.C

98.C

99.C

100.B

{-- Còn tiếp--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Thanh Đa lần 2. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Ngoài ra, các em có thể thử sức với các đề online tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF