YOMEDIA

Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Xuân Giang có đáp án

Tải về
 
NONE

Cùng HOC247 ôn tập và củng cố các kiến thức Sinh học đã học để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới thông qua nội dung tài liệu Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Xuân Giang có đáp án. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT XUÂN GIANG

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2021

MÔN: SINH HỌC

Thời gian: 50 phút

1. ĐỀ 1

Câu 1. Phân tử nào sau đây chỉ tồn tại dưới dạng mạch đơn?

   A. ADN.                           B. tARN.                          C. rARN.                          D. mARN.

Câu 2. Mã di truyền nào sau đây mã hóa cho một axit amin sử dụng trong quá trình dịch mã?

   A. 5’UAA3’.                     B. 3’UAU5’.                     C. 3’GAU5’.                     D. 5’UGA3’.

Câu 3. Cơ sở tế bào của hiện tượng hoán vị gen là:

A. Nhân đôi ADN ở kỳ trung gian.

B. Nhân đôi nhiễm sắc thể ở kỳ trung gian.

C. Tiếp hợp trao đổi chéo ở kỳ đầu giảm phân I.

D. Phân li nhiễm sắc thể ở kỳ sau phân bào.

Câu 4. Ở người, bệnh mù màu do một alen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y, alen trội quy định người bình thường. Người nam giới bị mù màu có kiểu gen là:

   A. Xa.                                B. XaXa.                            C. XAY.                            D. XaY.

Câu 5. Ở ruồi giấm, màu mắt do một cặp alen A chi phối mắt đỏ; a chi phối mắt trắng. Cặp alen này nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y. Nếu không có đột biến, về mặt lí thuyết cặp bố mẹ nào sau đây không sinh ra được ruồi con mắt trắng?

   A. \({X^A}{X^a} \times {X^A}Y\)             B. \({X^a}{X^a} \times {X^A}Y\)

C. \({X^A}{X^a} \times {X^a}Y\)                 D. \({X^A}{X^A} \times {X^A}Y\)

Câu 6. Nhân tố nào sau đây có tính sáng tạo ra các alen mới thích nghi trong quần thể từ đó làm nguyên liệu cho quá trình hình thành quần thể thích nghi?

   A. Đột biến gen.                B. Giao phối.                     C. Biến dị tổ hợp.             D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 7. Trong lịch sử phát triển sự sống qua các đại địa chất, quá trình lên cạn của thực vật dẫn đến sự lên cạn của động vật xảy ra ở:

A. Kỷ Cambri của đại Cổ sinh.                                    B. Kỷ Carbon của đại Cổ sinh.

C. Kỷ Tam điệp của đại Tân sinh.                               D. Kỷ Silua của đại Cổ sinh.

Câu 8. Tỉ lệ giới tính trong quần thể có giá trị xấp xỉ 1 : 1 ở quần thể:

   A. Ngỗng.                         B. Muỗi.                            C. Hươu, nai.                    D. Người.

Câu 9. Đối tượng sinh vật nào sau đây có thể chuyển hóa amon (NH ) thành axit amin?

   A. Nấm.                            B. Động vật.                      C. Thực vật.                      D. Dây tơ hồng.

Câu 10. Ở người, cơ quan nào sau đây hỗ trợ cho hoạt động tiêu hóa lipid có mặt trong thức ăn?

A. Tuyến nước bọt.                                                      B. Thực quản.

C. Dạ dày.                                                                    D. Túi mật.

Câu 11. Máu đi vào động mạch chủ dưới tác động lực co cơ của:

   A. Tâm thất trái.                B. Tâm thất phải.              C. Động mạch chủ.           D. Tâm nhĩ trái.

Câu 12. Ở sinh vật nhân sơ, trong quá trình tổng hợp protein từ một phân tử mARN có thể hình thành cấu trúc gọi là polyribosome. Nhận định chính xác nhất khi nói về vai trò của polyribosome:

A. Làm tăng năng suất tổng hợp các protein cùng loại trong một đơn vị thời gian.

B. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục từ thế hệ tế bào này sang thế hệ tế bào khác.

C. Tăng số lượng các protein khác loại trong một đơn vị thời gian mà các ribosome có thể tổng hợp.

D. Tăng năng suất tổng hợp các loại protein khác nhau phục vụ cho các hoạt động sống của tế bào.

Câu 13. Trong quá trình điều hòa hoạt động của operon Lac ở E.coli, sản phẩm hình thành sau quá trình phiên mã của operon là:

A. 1 loại protein tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 1 loại enzyme phân giải lactose.

B. 3 loại protein tương ứng của 3 gen Z, Y, A hình thành 3 loại enzyme phân hủy lactose, vận chuyển lactose và hoạt hóa lactose.

C. 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A sau đó chúng được dịch mã để tạo ra những sản phẩm cuối cùng tham dự vào quá trình vận chuyển và phân giải lactose.

D. 1 chuỗi polyribonucleotide mang thông tin của 3 phân tử mARN tương ứng với 3 gen Z, Y, A.

Câu 14. Trong số các phát biểu chỉ ra dưới đây, phát biểu chính xác về đột biến gen là:

A. Đột biến gen luôn gây hại cho thể đột biến vì phá vỡ trạng thái đã được chọn lọc qua một thời gian dài.

B. Đột biến gen là các đột biến điểm làm thay đổi trình tự một cặp nucleotide với các trường hợp: mất, đảo, lặp, chuyển một cặp nucleotide.

C. Đột biến gen có khả năng tạo ra các alen mới làm tăng sự đa dạng vốn gen của quần thể sinh vật.

D. Đột biến gen xuất hiện ngoài quá trình giảm phân hình thành giao tử đều không có khả năng di truyền cho thế hệ sau.

Câu 15. Các nghiên cứu trên một loài động vật cho thấy, NST số 1 của chúng bị ngắn hơn so với NST dạng gốc ban đầu. Kiểu đột biến cấu trúc gây ra hiện tượng này chỉ có thể là do:

A. Mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST khác nhau trong tế bào.

B. Mất đoạn NST hoặc do hiện tượng đảo đoạn NST ở vùng chứa tâm động.

C. Chuyển đoạn trên cùng một cặp NST hoặc do hiện tượng mất đoạn NST.

D. Đảo đoạn NST ở vùng không chứa tâm động hoặc do hiện tượng chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 NST khác nhau.

Câu 16. Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do một cặp alen chi phối trong đó alen A chi phối hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a chi phối hoa trắng. Lấy một cây hoa đỏ giao phấn với một cây hoa trắng và thu được một số hạt lai, về mặt lí thuyết khi đem gieo 3 trong số các hạt lai này không thể có được:

A. Cả 3 cây đều cho hoa đỏ.

B. Cả 3 cây đều cho hoa trắng.

C. Trong 3 cây có cả cây hoa đỏ, có cả cây hoa trắng.

D. Mỗi cây đều có cả hoa đỏ lẫn hoa trắng.

Câu 17. Trong phép lai ba tính trạng, trong đó A là trội không hoàn toàn so với a, B trội hoàn toàn so với b, C trội hoàn toàn so với c. Các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, không có đột biến xảy ra. Cặp bố mẹ đem lai phải có kiểu gen như thế nào để đời sau thu được tỉ lệ kiểu gen 9 : 9 : 3 : 3 : 3 : 3 : 1 : 1?

   A. AaBbCc x aaBbCc     

B. AaBbCc x aaBbCc hoặc AABbCc x AaBbCc.  

C. AaBbCc x AABbCc hoặc AaBbCc x aabbCc.   

D. AaBbCc x aaBbCc hoặc AaBbCc x aaBbcc.

Câu 18. Ở người, bệnh bạch tạng do một alen lặn (a) nằm trên NST thường chi phối, alen trội (A) quy định kiểu hình bình thường. Trong một thành phố có sự cân bằng di truyền về tính trạng bệnh bạch tạng, khảo sát tại một bệnh viện phụ sản cho thấy cứ 10000 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ bị bệnh bạch tạng. Tần số alen A của quần thể người trong thành phố là:

   A. 0,99.                             B. 0,01.                             C. 0,0001.                         D. 0,9999.

Câu 19. Ở một quần thể thực vật lưỡng bội, giao phấn cân bằng di truyền về tính trạng màu sắc hoa. Alen A chi phối hoa đỏ, alen a chi phối hoa trắng, trội lặn hoàn toàn và tỉ lệ cây hoa đỏ trong quần thể là 64%. Chỉ tính riêng các cây hoa đỏ này, tỉ lệ cây không thuần chủng về tính trạng màu hoa là:

   A. 36%.                             B. 64%.                             C. 75%.                             D. 25%.

Câu 20. Trong kỹ thuật lai tạo, để giải thích sự xuất hiện ưu thế lai ở đời con, giải thích nào sau đây là chính xác?

A. Nguyên nhân hình thành ưu thế lai là do phép lai giữa hai dòng thuần chủng với nhau.

B. Sự hình thành ưu thế lai do lai tạo các dòng thuần khác nhau về khu vực địa lí.

C. Ưu thế lai là do tổ hợp lai, tạo kiểu gen dị hợp, sự tương tác vật chất di truyền của bố và mẹ ở đời con.

D. Ưu thế lai xuất hiện và biểu hiện cao nhất ở F1 và sau đó giảm dần qua mỗi thế hệ giao phối gần.

ĐÁP ÁN

1-D

2-B

3-C

4-D

5-D

6-A

7-D

8-D

9-C

10-D

11-A

12-A

13-D

14-C

15-A

16-D

17-B

18-A

19-C

20-C

 

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

2. ĐỀ 2

Câu 81. Biểu đồ bên mô tả tốc độ thoát hơi nước ở cây bị ảnh hưởng bởi yếu tố X. Yếu tố X ở đây là gì?

A. Độ ẩm không khí.   B. Cường độ ánh sáng.

C. Độ ẩm của đất.        D. Nhiệt độ.

Câu 82. Hình sau mô tả một ống thận và một số mạch máu liên quan. Chất nào được tái hấp thu hoàn toàn từ chất lỏng ở R trở về máu ở P?

A. Glucô         B. Muối                                  

C. Urê             D. Nước

Câu 83. Loại axit nuclêic nào sau đây là thành phần cấu tạo của ribôxôm?

   A. tARN.                          B. rARN.                          C. ADN.                           D. mARN.

Câu 84. Loài nào sau đây vừa là loài ưu thế vừa là loài đặc trưng?

   A. Cao su trong quần xã rừng cao su.                         B. Cá tra trong quần xã ao cá.

   C. Cây tràm trong quần xã rừng U Minh.                  D. Cây lúa trong quần xã đồng ruộng.

Câu 85. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội  Trong tế bào sinh dưỡng của cây đột biến dạng tam bội được phát sinh từ loài này chứa bao nhiêu NST?

   A. 25.                                B. 48.                                C. 12.                                D. 36.

Câu 86. Một nuclêôxôm có cấu trúc gồm

   A. lõi 8 phân tử histôn được một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit quấn quanh  vòng.

   B. phân tử histôn được quấn bởi một đoạn ADN dài 156 cặp nuclêôtit.

   C. lõi là một đoạn ADN chứa 146 cặp nuclêôtit được bọc ngoài bởi 8 phân tử prôtêin histôn.

   D. 9 phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN chứa 140 cặp nuclêôtit.

Câu 87. Cho biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai Aa  aa cho đời con có tỉ lệ kiểu gen là:

   A. 1 : 1.                             B. 1 : 2 : 1.                        C. 3 : 1.                             D. 9 : 3 : 3 : 1.

Câu 88. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe  aaBBDdee cho đời con có

   A. 24 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.                      B. 4 loại kiểu gen và 6 loại kiểu hình.

   C. 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình.                      D. 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình.

Câu 89. Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Khoảng cách giữa hai gen A và B là 40 cM. Cho phép lai P:  ♂\(\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}} \times \)\(\frac{{\underline {Ab} }}{{aB}}\) thu được F1. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả 2 giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, tỉ lệ cây thân cao, hoa trắng F1 chiếm tỉ lệ là:

   A. 4%.                               B. 21%.                             C. 20%.                             D. 54%.

Câu 90. Ở một loài thực vật, khi trong kiểu gen có cả gen A và gen B thì hoa có màu đỏ. Nếu trong kiểu gen chỉ có A hoặc chỉ có B thì hoa có màu vàng. Nếu không có gen A và B thì hoa có màu trắng. Hai cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp NST khác nhau. Cho cây dị hợp về 2 cặp gen nói trên tự thụ phấn được F1. Theo lí thuyết, trong số các cây hoa màu đỏ ở F1, tỉ lệ kiểu gen là

   A. 1 : 2 : 2 : 2.                   B. 2 : 2 : 2 : 4.                   C. 1 : 2 : 1 : 2.                   D. 1 : 2 : 2 : 4.

Câu 91. Một quần thể tự phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa. Ở thế hệ F3, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

   A. 0,1.                               B. 0,05.                             C. 0,2.                               D. 0,15.

Câu 92. Phép lai nào sau đây được sử dụng để tạo ra ưu thế lai?

   A. Lai khác dòng.             B. Lai phân tích.               C. Lai thuận nghịch.         D. Lai tế bào.

Câu 93. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc các giao tử giữa các quần thể cùng loài được gọi là

   A. giao phối không ngẫu nhiên.                                  B. chọn lọc tự nhiên.

   C. di - nhập gen.                                                         D. đột biến.

Câu 94. Từ thí nghiệm của Milơ và Urây (năm 1953) cho phép rút ra phát biểu nào sau đây?

   A. Có thể tổng hợp chất hữu cơ từ các các chất hữu cơ bằng con đường hóa học.

   B. Có thể tổng hợp chất vô cơ từ các chất hữu cơ bằng con đường hóa học.

   C. Có thể tổng hợp chất vô cơ từ các chất vô cơ bằng con đường hóa học.

   D. Có thể tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ bằng con đường hóa học.

Câu 95. Trong quần thể, sự phân bố đồng đều có ý nghĩa:

   A. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

   B. Tăng khả năng hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể.

   C. Giảm cạnh tranh giữa các cá thể.

   D. Giúp bảo vệ lãnh thổ cư trú.

Câu 96. Nhóm sinh vật nào sau đây luôn được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1?

   A. Thực vật.                                                                B. Động vật đơn bào.

   C. Động vật không xương sống.                                 D. Động vật có xương sống.

Câu 97. Nhóm thực vật nào sau đây có giai đoạn cố định CO2 vào ban đêm?

   A. Thực vật C4.                B. Thực vật CAM.            C. Thực vật C3.                D. Thực vật bậc thấp.

Câu 98. Ở người bình thường, mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây. Giả sử mỗi lần tâm thất co bóp đã tống vào động mạch chủ 70ml máu và nồng độ ôxi trong máu động mạch của người này là 21 ml/100 ml máu. Có bao nhiêu ml ôxi được vận chuyển vào động mạch chủ trong một phút?

   A. 1102,5 ml.                    B. 5250 ml.                       C. 110250 ml.                   D. 7500 ml.

Câu 99. Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra?

   A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.

   B. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.

   C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.

   D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.

Câu 100. Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?

I. Một mã di truyền luôn mã hoá cho một loại axit amin.

II. Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtit là A, U, G, X.

III. Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiônin.

IV. Ở trong một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất.

   A. 2.                                  B. 4.                                  C. 3.                                  D. 1.

ĐÁP ÁN

81. A

82. A

83. B

84. C

85. D

86. A

87. A

88. A

89. B

90. D

91. B

92. A

93. C

94. D

95. C

96. A

97. B

98. A

99. B

100. C

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 101-120 đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

3. ĐỀ 3

Câu 1 (NB): Các NST trong nhân tế bào không bị dính vào nhau là nhờ có:

   A. Tâm động.                                                              B. Protein histon.

   C. Đầu mút.                                                                D. Các trình tự khởi đầu nhân đôi ADN.

Câu 2 (NB): Quy luật di truyền làm hạn chế biến dị tổ hợp là:

   A. Hoán vị gen.                 B. Tương tác gen.             C. Phân li độc lập.            D. Liên kết gen.

Câu 3 (NB): Hệ tuần hòa của loài động vật nào sau đây có máu trao đổi với các tế bào qua thành mao mạch?

   A. Trai.                              B. Cá chép.                        C. Ruồi giấm.                    D. Ốc sên.

Câu 4 (NB): Người ta tiến hành nuôi các hạt phấn của cây có kiểu gen AaBbDDEeGg thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa lên tạo ra các dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, quá trình này sẽ tạo tối đa bao nhiêu dòng thuần có kiểu gen khác nhau?

A. 16.                              B. 5.                                  C. 8.                                  D. 32.

Câu 5 (NB): Hiện tượng thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là:

   A. Tự tỉa thưa ở thực vật.                                           B. Cùng nhau chống đỡ kẻ thù.

   C. Cùng nhau đối phó với điều kiện bất lợi.              D. Một số loài sống kí sinh trên cơ thể loài khác.

Câu 6 (NB): Thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua:

   A. Lông hút của rễ.                                                     B. Chóp rễ.

   C. Khí khổng.                                                             D. Toàn bộ bề mặt cơ thể.

Câu 7 (NB): Loài động vật nào sau đây có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể?

   A. Chuột.                          B. Giun đất.                      C. Thằn lằn.                      D. Cá hồi.

Câu 8 (NB): Liên kết peptit là loại liên kết có mặt trong phân tử nào sau đây?

   A. ADN.                           B. ARN.                            C. Protein.                         D. Lipit.

Câu 9 (NB): Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống

   A. Chuyển đoạn nhỏ.        B. Mất đoạn.                     C. Đảo đoạn.                     D. Lặp đoạn.

Câu 10 (NB): Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. số thể ba kép tối đa có thể phát sinh ở loài này là

   A. 14 .                               B. 21.                                C. 7.                                  D. 28.

Câu 11 (NB): Thành phần nào sau đây không thuộc opêron Lac?

   A. Các gen cấu trúc (Z, Y, A).                                    B. Vùng vận hành (O).

   C. Gen điều hoà (R).                                                   D. Vùng khởi động (P).

Câu 12 (NB): Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật phát sinh ở kỉ nào?

   A. Cambri.                        B. Đêvôn.                          C. Cacbon.                        D. Ocđôvic.

Câu 13 (NB): Kiểu gen nào sau đây là kiểu gen không thuần chủng?

   A. AAbbEE.                     B. AABBee.                     C. AABbEE.                    D. aaBBEE.

Câu 14 (NB): Đặc trưng nào sau đây chỉ có ở quần xã mà không có ở quần thể:

A. Mật độ.

B. Tỉ lệ đực cái.

C. Thành phân các nhóm tuổi.

D. Độ đa dạng và sự phân bố các loài trong không gian.

Câu 15 (NB): Cho chuỗi thức ăn: Lúa → Châu chấu → Nhái  Rắn → Diều hâu. Trong chuỗi thức ăn này, bậc dinh dưỡng bậc 3 là:

   A. lúa.                               B. châu chấu.                    C. nhái.                             D. rắn.

Câu 16 (NB): Thường biến là:

   A. những biến đổi đồng loạt về kiểu gen.

   B. những biến đổi về kiểu hình liên quan đến biến đổi kiểu gen.

   C. những biến đổi đồng loạt về kiểu hình của cùng kiểu gen.

   D. những biến đổi đồng loạt về kiểu gen tạo ra cùng kiểu hình.

Câu 17 (NB): Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào có thể không làm nghèo nàn vốn gen của quần thể?

   A.  Giao phối không ngẫu nhiên.                                B. Di-nhập gen.

   C. Các yếu tố ngẫu nhiên.                                           D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 18 (NB): Yếu tố trực tiếp chi phối số lượng cá thể của quần thể  làm kích thước quần thể trong tự nhiên thường bị biến động là:

   A.  mức xuất cư và mức nhập cư.

B.  mức sinh sản và mức tử vong.

C.  kiểu tăng trưởng và kiểu phân bố của quần thể.

D. nguồn sống và không gian sống.

Câu 19 (NB): Khi nói về quá trình hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

   A. Quá trình hình thành loài diễn ra trong một thời gian rất dài, trải qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.                                     

   B. Loài mới luôn có bộ nhiễm sắc thể với số lượng lớn hơn bộ nhiễm sắc thể của loài gốc.        

   C. Loài mới được hình thành khác khu vực địa lí với loài gốc.                          

   D. Xảy ra chủ yếu ở những loài động vật có tập tính giao phối phức tạp.

Câu 20 (NB): Thường biến là những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời cá thể dưới ảnh hưởng của môi trường, không do sự biến đổi trong kiểu gen(không liên quan đến cơ sở di truyền).

Điều khẳng định nào sau đây là đúng?

   A. Đa số động vật bậc cao, giới tính thường quy định bởi các gen nằm trên NST X và Y.

   B. Ở hầu hết loài giao phối, giới tính được hình thành trong quá trình phát triển cá thể.

   C. Môi trường không có vai trò trong việc hình thành giới tính của sinh vật.

   D. Gà mái có kiểu NST giới tính XX.

ĐÁP ÁN

1-C

   2-D

3-B

4-A

5-A

6-A

7-B

8-C

9-B

10-C

11-C

12-D

13-C

14-D

15-C

16-C

17-B

18-B

19-B

20-A

{-- Còn tiếp--}

4. ĐỀ 4

Câu 1. Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ, enzyme ARN polymerase có chức năng

   A. nhận biết vị trí khởi đầu của đoạn ADN cần nhân đôi.

   B. tổng hợp đoạn ARN mồi có nhóm 3’ - OH tự do.

   C. nối các đoạn Okazaki với nhau.

   D. tháo xoắn phân tử ADN.

Câu 2. Đột biến xảy ra trong cấu trúc của gen

   A. biểu hiện chỉ khi ở trạng thái đồng hợp tử.

   B. được biểu hiện ngay ra kiểu hình.

   C. cần 1 số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình.

   D. biểu hiện ngay ở cơ thể mang đột biến.

Câu 3. Một gen khi bị biến đổi mà làm thay đổi một loạt các tính trạng trên cơ thể sinh vật thì gen đó là

   A. gen trội.                        B. gen lặn.                         C. gen đa alen.                  D. gen đa hiệu.

Câu 4. Dự đoán kết quả về kiểu hình của phép lai P: AaBb (vàng, trơn) × aabb (xanh, nhăn):

   A. 9 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 3 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

   B. 1 vàng, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

   C. 3 vàng, trơn: 3 xanh, trơn: 1 vàng, nhăn: 1 xanh, nhăn.

   D. 3 vàng, trơn: 3 vàng, nhăn: 1 xanh, trơn: 1 xanh, nhăn.

Câu 5: Trong trường hợp liên kết hoàn toàn, cơ thể có kiểu gen AB//ab cho giao tử ab với tỉ lệ:

   A. 0%                                B. 100%                            C. 25%                              D. 50%

Câu 6. Kết quả của tiến hóa sinh học?

   A. các cơ thể nhân sơ.                                                B. các sinh vật nhân thực

   C. các tế bào nguyên thủy.                                        D. toàn bộ sinh giới

Câu 7. Dựa vào những biến đổi về địa chất, khí hậu, sinh vật. Người ta chia lịch sử Trái đất thành các đại theo thời gian từ trước đến nay là

   A. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh.

   B. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Nguyên sinh, đại Tân sinh

   C. đại Cổ sinh, đại Nguyên sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Tân sinh.

   D. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Cổ sinh, đại Tân sinh.

Câu 8. Khi nói về những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế nguyên sinh thì ý nào sau đây không đúng?

   A. Tính đa dạng về loài tăng

   B. Ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng.

   C. Tổng sản lượng sinh vật được tăng lên.

   D. Lưới thức ăn ngày càng phức tạp.

Câu 9. Rễ cây hấp thụ muối khoáng được ở những dạng nào?

   A. Dạng không tan.                                                    B. Cả dạng tan và không tan.

   C. Không hấp thụ dạng nào.                                      D. Chỉ hấp thụ dạng tan.

Câu 10. Bộ phận tiêu hóa nào không phải ở người?

   A. Ruột non.                     B. Ruột già.                       C. Mề.                               D. Dạ dày.

Câu 11. Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở trùng biến hình xảy ra qua:

   A. Bề mặt cơ thể.                                                       B. Hệ thống ống khí.

   C. Hệ thống tấm mang.                                              D. Hệ thống phổi và ống khí.

Câu 12. Một nhà hoá sinh học đã phân lập và tinh sạch được các phân tử cần thiết cho quá trình sao chép ADN. Khi cô ta bổ sung thêm ADN, sự sao chép diễn ra, nhưng mỗi phân tử ADN bao gồm một mạch bình thường kết cặp với nhiều phân đoạn ADN có chiều dài gồm vài trăm nucleotide. Nhiều khả năng là cô ta đã quên bổ sung vào hỗn hợp thành phần gì?

   A. Các nucleotide                                                       B. ADN ligase.

   C. Primase                                                                   D. ADN polymerase.

Câu 13. Khi nói về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, có các phát biểu sau:

1. Tất cả các gen trên NST đểu được phiên mã nhưng với số lần không bằng nhau.

2. Sự phiên mã này chỉ xảy ra ở trong nhân tế bào.

3. Không phải tất cả quá trình phiên mã đều trải qua giai đoạn hoàn thiện mARN bằng cách cắt bỏ intron, nối exon.

4. Quá trình phiên mã thường tạo ra nhiều loại mARN trưởng thành khác nhau từ một gen duy nhất.

Số phát biểu có nội dung đúng là

   A. 1                                   B. 3                                   C. 2                                   D. 0       

Câu 14. Trong số các khẳng định sau đây về operon Lac và hoạt động của nó, khẳng định nào chính xác?

   A. Nếu đột biến điểm xảy ra tại vùng mã hóa của operon Lac, operon sẽ không thể tạo ra sản phẩm cuối cùng.

   B. Nếu trong môi trường không có mặt lactose, enzyme ARN polymerase vẫn có thể tương tác với vùng vận hành O để tiến hành quá trình phiên mã.

   C. Trong điều kiện môi trường không có lactose, gen điều hòa tạo ra sản phẩm là protein điều hòa bám vào enzyme ARN polymerase dẫn đến ức chế phiên mã.

   D. Sản phẩm sau quá trình phiên mã của operon Lactose là một chuỗi mARN hoàn chỉnh có thể tham gia vào quá trình dịch mã

Câu 15. Cho các đặc điểm sau về thể đa bội:

(1) . Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh.

(2) . Thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật.

(3). Trong thể đa bội, bộ NST của tế bào sinh dưỡng là một bội số của một bộ NST đơn bội, lớn hơn 2n.

(4). Được chia làm hai dạng: thể ba nhiễm và thể đa nhiễm.

(5). Ở động vật giao phối ít gặp thể đa bội do gây chết rất sớm, cơ chế xác định giới tính bị rối loạn ảnh hưởng tới quá trình sinh sản.

6. Cây đa bội lẻ bị bất thụ tạo nên giống không hạt.

Số nhận định không chính xác về thể đa bội là:

A. 1.                                     B. 3.                                  C. 2.                                  D. 0.

Câu 16. Ở người, gen D quy định tính trạng da bình thường, alen d quy định tính trạng bạch tạng, cặp gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen M quy định tính trạng mắt nhìn màu bình thường, alen m quy định tính trạng mù màu, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Mẹ bình thường về cả hai tính trạng trên, bố có mắt nhìn màu bình thường và da bạch tạng, con trai vừa bạch tạng vừa mù màu. Trong trường hợp không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của mẹ, bố là

   A. DdXMXm × ddXMY.                                             B. DdXMXM × DdXMY.

   C. DdXMXm × DdXMY.                                             D. ddXMXm × DdXMY.

Câu 17. Người ta cho lai giữa P đều thuần chủng khác nhau hai cặp gen, thu được F1 đồng loạt xuất hiện một kiểu hình. Cho F1 giao phối với một cây khác, thu được ở F2: 997 cây chín sớm, hạt phấn dài: 998 cây chín muộn, hạt phấn tròn: 2004 cây chín sớm, hạt phấn tròn. Biết 2 cặp alen Aa, Bb chi phối 2 cặp tính trạng. Kiểu gen của F1 là:

A. AB/ab × AB/ab hoặc Ab/aB × Ab/aB

B. Ab/aB × Ab/aB.

C. Ab/aB × Ab/aB hoặc Ab/aB × AB/ab.

D. AaBb × AaBb.

Câu 18. Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là AA : Aa : aa = 1 : 6 : 9. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?

   A. A = 0,25; a = 0,75.                                                B. A = 0,75; a = 0,25.

   C. A = 0,4375; a = 0,5625.                                        D. A = 0,5625; a = 0,4375.

Câu 19. Quần thể có 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa. Cấu trúc di truyền của quần thể trên qua 3 thế hệ tự phối là

   A. 0,57AA : 0,06Aa : 0,37aa.                                    B. 0,7AA : 0,2Aa : 0,laa.

   C. 0,36AA : 0,24Aa : 0,40aa.                                    D. 0,36AA : 0,48Aa : 0,16aa.

Câu 20. Bằng kĩ thuật chia cắt phôi động vật, từ một phôi bò ban đầu được chia cắt thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con bò mẹ khác nhau để phôi phát triển bình thường, sinh ra các bò con. Các bò con này

   A. có kiểu gen nhân giống nhau.

   B. không thể sinh sản hữu tính.

   C. khi lớn lên có thể giao phối với nhau sinh ra đời con.

   D. có kiểu hình giống hệt nhau cho dù được nuôi trong các môi trường khác nhau.

ĐÁP ÁN

1-B

2-C

3-D

4-B

5-D

6-D

7-A

8-B

9-D

10-C

11-A

12-B

13-C

14-D

15-A

16-A

17-C

18-A

19-A

20-A

{-- Còn tiếp--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Xuân Giang có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Ngoài ra, các em có thể thử sức với các đề online tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF