YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Giáp Hải có đáp án

Tải về
 
NONE

Ban biên tập HOC247 xin giới thiệu đến các em nội dung Bộ 3 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Giáp Hải có đáp án nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức đã học. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT GIÁP HẢI

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT

MÔN: SINH HỌC

Năm học: 2020-2021

Thời gian làm bài: 50 phút( Không kể thời gian phát đề)

1. ĐỀ 1

Câu 1. Ở thực vật, sản phẩm của quá trình hô hấp là:

   A.                                                                  B.  và năng lượng.     

   C. năng lượng.                                                D.  và năng lượng.

Câu 2. Người bị bệnh huyết áp cao khi:

   A. huyết áp cực đại lớn quá 140 mmHg và kéo dài.

   B. huyết áp cực đại thường xuống dưới 80 mmHg và kéo dài.                                

   C. huyết áp cực đại trong khoảng từ 80 đến 110 mmHg và kéo dài.                       

   D. huyết áp cực đại trong khoảng từ 110 đến 150 mmHg và kéo dài.

Câu 3. Một nuclêôxôm được cấu tạo từ các thành phần cơ bản là:

   A. 8 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 146 cặp nuclêôtit.                             

   B. 9 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 140 cặp nuclêôtit.              

   C. 9 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 146 cặp nuclêôtit.              

   D. 8 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 140 cặp nuclêôtit.

Câu 4. Theo trình tự từ đầu 3’ đến 5’ của mạch bổ sung, một gen cấu trúc gồm các vùng trình tự nuclêôtit

   A. vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc.              

   B. vùng kết thúc, vùng điều hòa, vùng mã hóa.              

   C. vùng mã hóa, vùng điều hòa, vùng kết thúc.              

   D. vùng kết thúc, vùng mã hóa, vùng điều hòa.

Câu 5. Đột biến phát sinh do kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN bởi guanin dạng hiếm (G*) và đột biến gây nên bởi tác nhân 5 - brôm uraxin (5BU) đều làm:

   A. thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.   

   B. thêm một cặp nuclêôtit. 

   C. thay thế cặp nuclêôtit G – X  bằng A – T.                

   D. mất một cặp nuclêôtit.

Câu 6. Cho các bước quan sát các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể trên tiêu bản cố định:

I. Đặt tiêu bản lên kính hiển vi.

II. Quan sát tiêu bản dưới vật kính 40x.

III. Quan sát tiêu bản dưới vật kính l0x.

Thứ tự đúng của các bước trên là:

   A. \(I \to II \to III\)                  B. \(I \to III \to II\)                  C. \(II \to I \to III\)                 D. \(II \to III \to I\)

Câu 7. Xét phép lai \(AaBbDd \times aaBbdd\), theo lý thuyết thì đời con có bao nhiêu % số cá thể thuần chủng:

   A. 6,25%.                          B. 12,5%.                          C. 18,75%.                        D. 0%.

Câu 8. Ở các loài sinh vật lưỡng bội sinh sản hữu tính, mỗi alen trong cặp gen phân li đồng đều về các giao tử khi:

   A. bố mẹ phải thuần chủng.

   B. số lượng cá thể con lai phải lớn.                               

   C. alen trội phải trội hoàn toàn.                                    

   D. quá trình giảm phân của các tế bào sinh dục chín xảy ra bình thường.

Câu 9. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn nằm trên NST X.

   A. Có hiện tượng di truyền chéo từ mẹ cho con trai.

   B. Tỉ lệ phân li kiểu hình không giống nhau ở hai giới.    

   C. Kết quả phép lai thuận khác với kết quả phép lai nghịch.                                    

   D. Kiểu hình lặn có xu hướng biểu hiện ở cơ thể mang cặp nhiễm sắc thể XX.

Câu 10. Lai các cây hoa đỏ với hoa trắng thu được  100% hoa đỏ. Cho  tự thụ phấn thu được  có tỉ lệ là 3 đỏ : 1 trắng. Lấy ngẫu nhiên 3 cây  hoa đỏ tự thụ. Xác suất cả 3 cây cho đời con toàn hoa đỏ là:

   A. 0,296                            B. 0,037                            C. 0,6525                          D. 0,075

Câu 11. Ở một loài thực vật, biết tính trạng màu do một gen có 2 alen quy định. Cây có kiểu gen AA cho hoa đỏ, cây có kiểu gen Aa cho hoa hồng, cây có kiểu gen aa cho hoa trắng. Khảo sát 6 quần thể của loài này cho kết quả như sau:

Quần thể

I

II

III

IV

V

VII

Tỉ lệ

kiểu hình

Cây hoa đỏ

100%

0%

0%

50%

75%

16%

Cây hoa hồng

0%

100%

0%

0%

0%

48%

Cây hoa trắng

0%

0%

100%

50%

25%

36%

Trong 6 quần thể nói trên, có bao nhiêu quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền?

   A. 5.                                  B. 3.                                  C. 4.                                  D. 2.

Câu 12. Ứng dụng nào sau đây không dựa trên cơ sở của kỹ thuật di truyền?

(1) Tạo chủng vi khuẩn mang gen có khả năng phân hủy dầu mỏ để phân hủy các vết dầu loang trên biển.

(2) Sử dụng vi khuẩn E. coli để sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người.

(3) Tạo chủng nấm Penicilium có hoạt tính penixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu.

(4) Tạo bông mang gen có khả năng tự sản xuất ra thuốc trừ sâu.

(5) Tạo ra giống đậu tương có khả năng kháng thuốc diệt cỏ.

(6) Tạo ra nấm men có khả năng sinh trưởng mạnh để sản xuất sinh khối.

Số phương án đúng là:

   A. 1.                                  B. 2.                                  C. 3.                                  D. 4.

Câu 13. Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố tiến hóa nào sau đây có vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa?

   A. Các yếu tố ngẫu nhiên.                                             B. Đột biến.                      

   C. Giao phối không ngẫu nhiên.                                     D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 14. Các bằng chứng cổ sinh vật học cho thấy: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật có hoa xuất hiện ở:

   A. kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh.                    

   B. kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.                  

   C. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.              

   D. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.

Câu 15. Tập hợp những quần thể nào sau đây là quần thể sinh vật?

   A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì.                  

   B. Những con cá sống trong Hồ Tây.                           

   C. Những con báo gấm sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên.                                 

   D. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương.

Câu 16. Hình ảnh dưới đây phản ánh mối quan hệ nào trong quần xã?

   A. Vật chủ - vật kí sinh.     

   B. Con mồi - vật ăn thịt.    

   C. Ức chế - cảm nhiễm.     

   D. Hợp tác.

Câu 17. Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây?

(1) Tạo lực hút đầu dưới.

(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.

(3) Khí khổng mở cho  khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.

(4) Giải phóng  giúp điều hòa không khí.

Phương pháp trả lời đúng

   A. (2), (3) và (4).               B. (1), (2) và (4).               C. (1), (3) và (4).               D. (1), (2) và (3).

Câu 18. Ở người bình thường, mỗi chu kì tim kéo dài 0,8 giây. Giả sử mỗi lần tâm thất co bóp đã tống vào động mạch chủ 70ml máu và nồng độ oxi trong máu động mạch của người này là 21ml/100ml máu. Có bao nhiêu ml oxi được vận chuyển vào động mạch chủ trong một phút?

   A. 1102,5                          B. 5250                             C. 110250                         D. 7500

Câu 19. Theo dõi quá trình phân bào ở một cơ thể sinh vật lưỡng bội bình thường, người ta vẽ được sơ đồ minh họa sau đây:

Cho biết quá trình phân bào bình thường, không xảy ra đột biến. Hình này mô tả:

   A. Kì sau của giảm phân II.

   B. Kì sau của nguyên phân.

   C. Kì sau của giảm phân I. 

   D. Kì giữa của nguyên phân.

Câu 20. Khi nói về opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Gen điều hòa (R) không nằm trong thành phần của opêron Lac.

II. Vùng khởi động (P) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.

III. Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) vẫn có thể phiên mã.

IV. Khi gen cấu trúc A phiên mã 5 lần thì gen cấu trúc Z phiên mã 2 lần.

   A. 2.                                  B. 3.                                  C. 1.                                  D. 4.

ĐÁP ÁN

1 – D

2 – A

3 – A

4 – D

5 – A

6 – B

7 – B

8 – D

9 – D

10 – B

11 – B

12 – A

13 – B

14 – C

15 – C

16 – D

17 – A

18 – A

19 – C

20 – A

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

2. ĐỀ 2

Câu 1. Dưới tác dụng của vi khuẩn phản nitrat hoá, nitrat sẽ bị chuyển hoá trực tiếp thành 

   A. amôni.                           B. nitrit.                              C. sunfat.                            D. nitơ khí quyển.

Câu 2: Ở động vật, có bao nhiêu hình thức hô hấp chủ yếu? 

   A. 1.                                  B. 3.                                  C. 4.                                  D. 2.

Câu 3: Với 4 loại nuclêôtit A, U, G, X. Số mã di truyền mã hoá các axitamin là 

   A. 18.                                B. 61.                                C. 27.                                D. 64.

Câu 4: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu không đúng là 

   A. phân tử mARN, tARN và rARN đều có cấu trúc mạch đơn.

   B. ở sinh vật nhân chuẩn, axitamin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là metionin.

   C. một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axitamin. 

   D. trong phân tử ADN có chứa gốc đường C5H10O4 và các bazơ nitric A, T, G, X.

Câu 5: Các mức xoắn trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực được kí hiệu là 1, 2, 3 trong hình 1. Các số 1, 2, 3 lần lượt là

   A. sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn), sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản.

   B. sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn).

   C. sợi cơ bản, sợi chất nhiễm sắc, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn).

   D. sợi cơ bản, sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn), sợi chất nhiễm sắc. 

Câu 6: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có cả cây thân cao và cây thân thấp? 

   A. Aa X Aa. 

   B. Aa X AA. 

   C. AA X aa. 

   D. aa X aa.

Câu 7: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập tự thụ phấn, tỉ lệ phân li kiểu gen được xác định theo công thức nào? 

   A. \({\left( {1 + 3 + 1} \right)^n}.\)                   B. \({\left( {1 + 4 + 1} \right)^n}.\)                   C. \({\left( {1 + 2 + 1} \right)^n}.\)                  D. \({\left( {1 + 5 + 1} \right)^n}.\)

Câu 8: Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số loại giao tử là 

   A. 7                                   B. 8                                   C. 9                                   D. 12

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen? 

   A. Hiện tượng liên kết gen làm gia tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp.

   B. Tần số hoán vị gen đạt giá trị tối thiểu là 50% và tối đa là 100%.

   C. Hiện tượng liên kết gen phổ biến hơn hiện tượng hoán vị gen. 

   D. Hiện tượng hoán vị gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.

Câu 10: Trong các phép lai dòng dưới đây, ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở đời con của phép lai nào? 

   A. AAbbddee x AAbbDDEE.                                      B. AAbbDDee x aaBBddEE.

   C. AAbbDDEE x aaBBDDee.                                      D. AABBDDee x Aabbddee.

Câu 11: Cho hình ảnh sau: 

Một số nhận xét về hình ảnh trên được đưa ra, các em hãy cho biết trong số những nhận xét này có bao nhiêu nhận xét đúng?

1. Hình ảnh trên diễn tả hiện tượng thoái hóa giống khi cho ngô tự thụ phấn qua các thế hệ.

2. Việc tự thụ phấn qua các thế hệ không làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể mà chỉ làm thay đổi tần số alen của quần thể.

3. Tự thụ phấn luôn làm quần thể bị thoái hóa.

4. Kết quả của việc tự thụ phấn dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.

5. Tự thụ phấn làm thay đổi thành phần kiểu gen theo hướng tăng dần tần số kiểu gen đồng hợp và giảm dần tần số kiểu gen dị hợp tử.

6. Lai giữa các dòng khác nhau là một trong những cách khắc phục hiện tượng thoái hóa giống.

   A. 2                                   B. 3                                   C. 4                                   D.

Câu 12: Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của tạo giống bằng công nghệ tế bào? 

   A. Tạo ra giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β - carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt.

   B. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen.

   C. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa. 

   D. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt.

Câu 13: Theo Đác-Uyn, động lực thúc đẩy chọn lọc tự nhiên là: 

   A. đấu tranh sinh tồn.

   B. đột biến là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tính đa hình về kiểu gen trong quần thể.

   C. đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể. 

   D. đột biến là nguyên liệu quan trọng cho chọn lọc tự nhiên.

Câu 14: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, thực vật bắt đầu di cư lên cạn ở kỉ nào sau đây? 

   A. Kỉ Đệ tam.                                                               B. Kỉ Triat (Tam Điệp).

   C. Kỉ Silua.                                                                  D. Kỉ Jura.

Câu 15: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai

   A. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết.

   B. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.

   C. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật bị ức chế. 

   D. Giới hạn sinh thái ở tất cả các loài đều giống nhau.

Câu 16: Hình ảnh dưới đây minh họa cho loại diễn thế sinh thái nào? 

  A. Diễn thế nguyên sinh.                                                B. Diễn thế thứ sinh.

   C. Diễn thế phân huỷ.                                                   D. Ngoại diễn thế.

Câu 17: Những ý nào dưới đây nói về ý nghĩa của quang hợp đối với đời sống của các sinh vật trên Trái Đất? 

1. Tạo ra chất hữu cơ.           3. Giữ trong sạch bầu khí quyển.

2. Tích lũy năng lượng.           4. Quang hợp quyết định năng suất cây trồng. 

   A. 1                                   B. 2                                   C. 4                                   D.

Câu 18: Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng? 

   A. Hô hấp là quá trình cơ thể hấp thu O2 và CO2 từ môi trường sống để giải phóng năng lượng.

   B. Hô hấp là quá trình cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài để oxi hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài môi trường.

   C. Hô hấp là quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2, CO2 để tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống.

   D. Hô hấp là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ oxi và CO2 cung cấp cho các quá trình oxi hoá các chất trong tế bào.

Câu 19: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết, đây là hậu quả của dạng đột biến nào?

   A. Tự đa bội chẵn

   B. Tự đa bội lẻ

   C. Lệch bội

   D. Song nhị bội

Câu 20: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng khi nói về quá trình dịch mã?

(1) Quá trình dịch mã chỉ kết thúc khi tARN mang một axitamin đặc biệt gắn vào với bộ ba kết thúc trên mARN.

(2) Quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit chỉ thực sự được bắt đầu khi tARN có bộ ba đối

mã là 5’UAX3’ liên kết được với bộ ba khởi đầu trên mARN.

(3) Chuỗi pôlipeptit được giải phóng khỏi ribôxôm sau khi tARN mang axitamin đặc hiệu gắn vào bộ ba mã kết thúc.

(4) Mỗi tiểu phần bé ribôxôm nhận biết và bám tại những trình tự nuclêôtit khác nhau trên cùng một phân tử mARN trong quá trình tổng hợp chuỗi pôlipeptit.

(5) Các ribôxôm khác nhau cùng trượt trên một phân tử mARN sẽ tổng hợp nên các chuỗi pôlipeptit khác nhau.

(6) Liên kết peptit giữa các axitamin được hình thành trước khi ribôxôm tiếp tục dịch chuyển thêm một bộ ba trên mARN theo chiều từ 5’ đến 3’.

(7) Trên một phân tử mARN có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã, nhưng ribôxôm này dịch mã xong thì ribôxôm tiếp theo mới được dịch mã.

   A. 5.                                  B. 6.                                  C. 3.                                  D. 4.

ĐÁP ÁN

1-D

2-C

3-B

4-C

5-C

6-A

7-C

8-A

9-C

10-B

11-C

12-B

13-A

14-C

15-D

16-B

17-C

18-B

19-B

20-B

 

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

3. ĐỀ 3

Câu 1: Khi được chiếu sáng, cây xanh giải phóng ra khí O2. Các phân tử O2 đó được bắt nguồn từ 

      A. quang hô hấp.                   B. sự khử CO2.                    

      C. quang phân li nước.           D. phân giải đường.

Câu 2: Khi nói về tuần hoàn máu ở thú, phát biểu nào sau đây đúng? 

      A. Tim được xem là máy bơm hút và đẩy máu trong mạch máu.

      B. Máu chảy trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch.

      C. Huyết áp trong tĩnh mạch cao hơn huyết áp trong mao mạch. 

      D. Động mạch dẫn máu từ mao mạch đổ về tim.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn? 

      A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.

      B. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.

      C. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời. 

D. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng.

Câu 4: Nhân tố nào sau đây có thể làm giảm kích thước quần thể một cách đáng kể và làm cho vốn gen của quần thể khác biệt hẳn với vốn gen ban đầu? 

      A. Các yếu tố ngẫu nhiên.                                                   B. Giao phối ngẫu nhiên.

      C. Đột biến.                                                                       D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 5: Triplet 3’TAX5’ có côđon tương ứng là 

      A. 5’TAX3’.                         B. 5’UAX3'.                         C. 5’AUG3'.                         D. 3’AUG5'.

Câu 6: Cho biết alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích? 

      A. Aa  aa.                          B. Aa  Aa.                         C. AA  Aa.                        D. aa  aa. 

Câu 7: Xét 2 cặp gen phân li độc lập, A quy định hoa đỏ, a quy định hoa trắng; B quy định thân cao, b quy định thân thấp. Cây hoa trắng, thân cao thuần chủng có kiểu gen là 

      A. aaBb.                               B. AABB.                             C. AAbb.                              D. aaBB.

Câu 8: Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân sơ không có sự tham gia của loại cấu trúc nào sau đây? 

      A. Enzim ARN polimeraza.    B. Nuclêôtit loại U.

      C. Enzim ligaza.                   D. Gen.

Câu 9: Morgan (1866-1945) đã phát hiện ra quy luật di truyền liên kết, hoán vị gen khi nghiên cứu đối tượng nào sau đây? 

      A. Ruồi giấm.                        B. Đậu Hà Lan.                     C. Cây hoa phấn.                  D. Chuột bạch.

Câu 10: Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào? 

      A. Đột biến tam bội.                                                           B. Đột biến tứ bội.

      C. Đột biến thể một.                                                           D. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.

Câu 11: Ví dụ nào sau đây thuộc bằng chứng sinh học phân tử? 

      A. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.

      B. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin.

      C. Xương tay của người tương đồng với chi trước của mèo. 

      D. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.

Câu 12: Khi nói về di truyền liên kết gen, phát biểu nào sau đây là đúng? 

      A. Sự liên kết gen hoàn toàn làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp.

      B. Các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau thì di truyền liên kết với nhau.

      C. Các cặp gen càng nằm ở vị trí xa nhau thì liên kết càng bền vững. 

      D. Số lượng gen nhiều hơn số lượng nhiễm sắc thể nên liên kết gen là phổ biến

Câu 13: Bằng phương pháp gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra được các chủng 

      A. nấm men, vi khuẩn có khả năng sinh sản nhanh tạo sinh khối lớn.

      B. Penicillium có hoạt tính penicilin tăng gấp 200 lần chủng gốc.

      C. vi khuẩn E.coli mang gen sản xuất insulin của người. 

      D. vi sinh vật không gây bệnh đóng vai trò làm kháng nguyên.

Câu 14: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của operon Lac ở vi khuẩn E.coli, sự kiện nào sau đây thường xuyên diễn ra? 

      A. Prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành và ngăn cản phiên mã.

      B. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.

      C. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế. 

      D. Nhóm gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra mARN.

Câu 15: Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n =24. Số nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của thể một thuộc loài này là 

      A. 12.                                   B. 25.                                   C. 36.                                   D. 23. 

Câu 16: Trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính là 

      A. 30nm.                               B. 700nm.                             C. 11nm.                               D. 300nm.

Câu 17: Quần thể có cấu trúc di truyền nào sau đây có tần số alen A là 0,4? 

      A. 0,2AA: 0,6Aa: 0,2aa.                                                    B. 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aa.

      C. 100% AA.                                                                     D. 100% aa.

Câu 18: Loài động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí? 

      A. Châu chấu.                       B. Cá xương.                        C. Giun đất.                           D. Ếch.

Câu 19: Trong giờ thực hành, một nhóm học sinh đã tiến hành đo các chỉ tiêu sinh lý của mình ở 2 thời điểm như sau:

- Thời điểm 1: Trước khi chạy tại chỗ 10 phút.

- Thời điểm 2: Ngay sau khi chạy tại chỗ 10 phút.

Theo lí thuyết, chỉ số sinh lí nào sau đây của các bạn học sinh ở thời điểm 2 thấp hơn so với thời điểm 1? 

      A. Thân nhiệt.                                                                     B. Thời gian của 1 chu kì tim.

      C. Nhịp tim.                                                                       D. Huyết áp tối đa.

Câu 20: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về hậu quả của việc bón phân hóa học với liều lượng cao quá mức cần thiết? 

      A. Làm đất đai phì nhiêu nhưng cây không hấp thụ được hết.

      B. Gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường.

      C. Gây độc hại đối với cây. 

      D. Dư lượng phân bón sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi.

ĐÁP ÁN

1-C

2-A

3-C

4-A

5-C

6-A

7-D

8-C

9-A

10-D

11-B

12-D

13-C

14-C

15-D

16-C

17-B

18-A

19-B

20-A

{-- Còn tiếp--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Giáp Hải có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Ngoài ra, các em có thể thử sức với các đề online tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF