YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Thanh Đa có đáp án

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu Bộ 3 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Thanh Đa có đáp án đến các em nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức đã học. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE

TRƯỜNG THPT THANH ĐA

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT

MÔN: SINH HỌC

Năm học: 2020-2021

Thời gian làm bài: 50 phút( Không kể thời gian phát đề)

1. ĐỀ 1

Câu 1: Phân tử nào sau đây có uraxin? 

      A. ADN                                B. Prôtêin                              C. Lipit                                  D. ARN

Câu 2: Khi nói về hệ tuần hoàn, phát biểu nào sau đây đúng? 

      A. Bò sát có hệ tuần hoàn hở.                                             B. Hệ tuần hoàn kín chỉ có ở lớp thú.

      C. Cá có hệ tuần hoàn đơn.                                                D. Côn trùng có hệ tuần hoàn kép.

Câu 3: Trường hợp nào sau đây là do đột biến gen? 

      A. Hội chứng Đao.                                                             B. Hội chứng Claiphentơ.

      C. Hội chứng Tơcnơ.                                                          D. Bệnh hồng cầu hình liềm.

Câu 4: Ở lúa nước có 2n = 24 thì số nhóm gen liên kết của loài là 

      A. 12                                    B. 6                                      C. 48                                    D. 24

Câu 5: Enzim phiên mã là 

      A. ARN polimeraza.              B. ADN polimeraza.              C. Ligaza.                              D. Restrictaza.

Câu 6: Một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n. Thể một thuộc loại này có bộ NST là. 

      A. 2n-1                                 B. n+1                                  C. n-1                                   D. 2n+1

Câu 7: Trong vùng mã hóa của phân tử mARN, đột biến làm xuất hiện côđon nào sau đây sẽ kết thúc sớm quá trình dịch mã? 

      A. 5'UAG3'.                          B. 5’UUA3'.                         C. 5’UGG3’.                         D. 3’UAA5'.

Câu 8: Theo lí thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp tử về cả 2 cặp gen? 

      A. aaBB.                               B. AaBb.                              C. AaBB.                              D. AABB.

Câu 9: Chất nào sau đây là sản phẩm của chu trình Canvin? 

      A. O2.                                   B. Glucôzơ.                           C. NADPH.                          D. ATP.

Câu 10: Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số riboxom cùng hoạt động. Các riboxom này được gọi là 

      A. polinucleoxom.                  B. polinucleotit.                     C. polipeptit.                         D. poliriboxom. 

Câu 11: Khi nói về sự hút nước và ion khoáng ở cây, phát biểu sau đây không đúng? 

      A. Quá trình hút nước và khoáng của cây có liên quan đến quá trình quang hợp và hô hấp của cây.

      B. Các ion khoáng có thể được rễ hút vào theo cơ chế thụ động hoặc chủ động. 

      C. Lực do thoát hơi nước đóng vai trò rất quan trọng để vận chuyển nước từ rễ lên lá.

      D. Nước có thể được vận chuyển từ rễ lên ngọn hoặc từ ngọn xuống rễ.

Câu 12: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cơ quan tiêu hóa của thú ăn thịt 

      A. Da dày đơn.                                                                   B. Răng nanh phát triển.

      C. Ruột ngắn.                                                                     D. Manh tràng phát triển.

Câu 13: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gen đồng hợp tử trội? 

      A. AA  AA.                       B. AA  Aa.                        C. Aa  aa.                          D. Aa  Aa.

Câu 14: Theo lý thuyết, cơ thể có kiểu gen Aabb giảm phân tạo ra loại giao tử Ab chiếm tỉ lệ bao nhiêu? 

      A. 25%                                 B. 75%                                 C. 100%                               D. 50%

Câu 15: Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây đúng? 

      A. Mất một đoạn NST có độ dài giống nhau ở các NST khác nhau đều biểu hiện kiểu hình giống nhau.

      B. Mất một đoạn NST có độ dài khác nhau ở cùng một vị trí trên một NST biểu hiện kiểu hình giống nhau.

      C. Mất một đoạn NST ở các vị trí khác nhau trên cùng một NST đều biểu hiện kiểu hình giống nhau. 

      D. Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau.

Câu 16: Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng alen của 1 gen trong tế bào nhưng không làm xuất hiện alen mới? 

      A. Đột biến gen.                                                                 B. Đột biến tự đa bội.

      C. Đột biến chuyển đoạn trong 1 NST.                               D. Đột biến đảo đoạn NST.

Câu 17: Một gen có chiều dài 4080  và có 3075 liên kết hidro. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi một liên kết hidro. Khi gen đột biến này nhân đôi 4 lần thì số nuleotit mỗi loại môi trường nội bào phải cung cấp là 

      A. A = T = 8416; G = X = 10784.                                     B. A = T = 10110; G = X = 7890.

      C. A = T = 7890; G = X = 10110.                                     D. A = T = 10784; G = X = 8416.

Câu 18: Biết rằng mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và alen trội là trội hoàn toàn. Ở phép lai AaBbDd  AaBbDd, thu được F1 có kiểu gen AABBDd chiếm tỷ lệ bao nhiêu? 

      A. 3/16                                 B. 1/32                                 C. 1/8                                   D. 1/16

Câu 19: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do hai cặp gen (Aa và Bb) quy định. Trong đó, nếu có cả hai gen trội A và B hoa sẽ biểu hiện màu đỏ, nếu chỉ có 1 trong 2 alen trội hoặc không có alen trội nào thì cây hoa có màu trắng. Cho cặp bố mẹ có kiểu gen AaBb Aabb, tỉ lệ kiểu hình xuất hiện ở F1 là 

      A. 3/4 hoa đỏ : 1/4 hoa trắng.                                             B. 3/8 hoa đỏ : 5/8 hoa trắng.

      C. 5/8 hoa đỏ : 3/8 hoa trắng.                                             D. 1/4 hoa đỏ: 3/4 hoa trắng.

Câu 20: Khi lai 2 thứ bí tròn thuần chủng khác nhau thu được F1 100% bí dẹt, cho các cây bí F1 tự thụ phấn, F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 9 dẹt: 6 tròn: 1 dài. Kiểu gen của thế hệ P là 

      A. AaBb  AaBb.                B. AABB  aabb.                C. AABB  aaBB.               D. aaBB  AAbb.

ĐÁP ÁN

1-D

2-C

3-D

4-A

5-A

6-A

7-A

8-B

9-B

10-D

11-D

12-D

13-A

14-C

15-D

16-B

17-C

18-B

19-B

20-D

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 đề số 1 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

2. ĐỀ 2

Câu 1. Nguyên tố khoáng nào dưới đây là nguyên tố vi lượng?

   A. C.                                  B. H.                                  C. P.                                  D. Zn.

Câu 2. Ở người, cơ quan đóng vai trò tiết hormone điều hòa hàm lượng đường trong máu là

   A. Gan.                              B. Dạ dày.                         C. Tuyến tụy.                      D. Ruột non.

Câu 3. Đơn vị cấu trúc gồm sợi ADN liên kết với protein histon nằm dọc trên nhiễm sắc thể gọi là

   A. Sợi nhiễm sắc.                B. Nucleosome.                 C. Sợi cơ bản.                    D. Hạt nhiễm sắc.

Câu 4. Dạng đột biến cấu trúc NST làm tăng số lượng alen của cùng một gen trên cùng một nhiễm sắc thể là

   A. Mất đoạn.                      B. Đảo đoạn.                     C. Lặp đoạn.                      D. Chuyển đoạn.

Câu 5. Các gen nằm ngoài nhân có trong các tế bào của cơ thể con có nguồn gốc từ

   A. Mẹ.                               B. Bố.                                C. Cả mẹ lẫn bố.                D. Hoặc mẹ, hoặc bố.

Câu 6. Mỗi cặp gen chi phối một cặp tính trạng trội - lặn hoàn toàn, các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, phép lai nào sau đây cho đời con phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1?

   A. AaBb ´ aabb.                B. AaBb ´ AaBb.              C. AaBb ´ Aabb.               D. AaBb ´ aaBb.

Câu 7. Cơ thể có kiểu gen  giảm phân bình thường tạo thành giao tử, số loại giao tử tối đa mà cơ thể này có thể tạo ra là

   A. 8.                                  B. 4.                                  C. 2.                                  D. 16.

Câu 8. Nhân tố tiến hóa quyết định tốc độ và chiều hướng của quá trình tiến hóa là

   A. Đột biến gen.                                                           B. Chọn lọc tự nhiên.

   C. Các yếu tố ngẫu nhiên.                                             D. Di nhập gen.

Câu 9. Sự hình thành các phần tử ARN đầu tiên trong tự nhiên xuất hiện ở giai đoạn nào của quá trình phát sinh sự sống trên Trái đất?          

   A. Tiến hóa tiền sinh học.                                              B. Tiến hóa hóa học.

   C. Tiến hóa sinh học.                                                    D. Chọn lọc tự nhiên.

Câu 10. Đơn vị sống nào sau đây được coi là hệ sinh thái lớn nhất trên Trái đất?

   A. Rừng mưa nhiệt đới.                                                 B. Đại dương.                   

   C. Sinh quyển.                                                              D. Rừng ngập mặn.

Câu 11. Trong các loại mạch máu của người, vận tốc của máu chậm nhất ở

   A. Động mạch chủ.                                                       B. Tĩnh mạch.                    

   C. Động mạch chủ dưới.                                               D. Mao mạch.

Câu 12. Tại sao mã di truyền được coi là một bằng chứng tiến hóa quan trọng?

   A. Vì mã di truyền có tính đặc hiệu, mỗi mã di truyền chỉ mã hóa cho một axit amin.

   B. Vì mã di truyền có tính thoái hóa, một axit amin có thể được mã hóa bởi nhiều mã di truyền khác nhau.

   C. Vì mã di truyền có tính phổ biến, bộ mã này dùng chung cho mọi loài sinh vật cho thấy tính thống nhất của sinh giới.

   D. Vì mã di truyền tuân theo nguyên tắc mã bộ ba nên số lượng các bộ mã di truyền đủ mã hóa cho tất cả các axit amin có mặt trong protein.

Câu 13. Cho các yếu tố dưới đây:

I. Enzyme tạo mồi                     II. Enzyme cắt giới hạn              III. ADN polymerase

IV. Nucleotide                          V. Ribonucleotide                     VI. ADN khuôn

Các yếu tố tham gia vào quá trình tự sao bao gồm:

   A. Chỉ III; IV; VI.                                                        B. I; III; IV.

   C. Tất cả các yếu tố trên.                                              D. I; III; IV; V; VI.

Câu 14. Loại đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi khung đọc dịch mã trong quá trình dịch mã của mARN?

   A. Đột biến mất một cặp nucleotide A-T tại vùng mã hóa của gen.

   B. Đột biến thay đổi một cặp A-T thành một cặp G-X tại vùng mã hóa của gen.

   C. Đột biến mất một cặp nucleotide G-X tại vùng mã hóa của gen.

   D. Đột biến thêm một cặp A-T và một cặp G-X tại vùng mã hóa của gen.

Câu 15. Nhận xét nào dưới đây là không chính xác về mô hình operon của Jacob và Mono?

   A. Vùng vận hành nằm ngay phía trước vùng mã hóa, phía sau trình tự khởi động và là vị trí tương tác của các protein ức chế bám vào.

   B. Operon Lac có cấu tạo gồm 3 thành phần: vùng vận hành, vùng khởi động và vùng cấu trúc chứa các gen cấu trúc liên quan nhau về chức năng và nằm kề nhau.

   C. Sự có mặt của chất cảm ứng làm thay đổi cấu trúc không gian của protein ức chế, nó không còn bám được vào vùng vận hành và quá trình phiên mã của các gen cấu trúc được thực hiện.

   D. Trong cấu trúc của operon Lac có một gen điều hòa nằm trước vùng mã hóa của operon, gen này tạo sản phẩm là protein điều hòa gắn vào trước vùng mã hóa để đóng gen khi môi trường không có lactose.

Câu 16. Sự biến đổi của kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau của các cơ thể có kiểu gen giống nhau gọi là sự mềm dẻo kiểu hình hay gọi là thường biến, phát biểu nào sau đây về hiện tượng trên không chính xác?

   A. Thường biến là các biến đổi đồng loạt trước tác động của môi trường và có thể dự đoán.

   B. Sự biến đổi của kiểu hình trước các điều kiện môi trường khác nhau không di truyền được cho đời sau. 

   C. Kiểu hình có thể biến đổi khi sống trong các điều kiện môi trường khác nhau nhưng có giới hạn biến đổi.

   D. Sự biến đổi kiểu hình thích nghi với các môi trường khác nhau có thể có lợi hoặc có hại tùy trường hợp.

Câu 17. Ở một loài thực vật, alen A chi phối quả to trội hoàn toàn so với alen a chi phối quả nhỏ; alen B chi phối quả ngọt trội hoàn toàn so với alen b chi phối quả chua. Một học sinh mua được 2 cây giống quả to, vị chua và cây quả nhỏ, vị ngọt. Cần tối thiểu bao nhiêu phép lai để học sinh trên xác định được 2 cặp gen chi phối 2 cặp tính trạng kể trên di truyền liên kết hay phân li độc lập với nhau?

   A. 1.                                  B. 2.                                  C. 3.                                  D. 4.

Câu 18. Ở một loài thực vật tự thụ phấn bắt buộc, nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng do một cặp alen chi phối người ta nhận thấy cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ  là 0,55AA : 0,lAa : 0,35aa. Cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ xuất phát là

   A. 0,2AA : 0,8Aa.              B. 0,2AA : 0,6Aa : 0,2aa.  C. 0,2aa : 0,8Aa.                D. 0,8Aa : 0,2aa.

Câu 19. Nghiên cứu sự di truyền ở một quần thể thực vật tự thụ phấn bắt buộc, thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyền dạng 0,2AA (quả dài) : 0,3Aa (quả bầu) : 0,5aa (quả tròn). Quần thể này trải qua một số thế hệ, các cá thể có đời sống ngắn và chết sau khi tạo hạt đời con. Khi một học sinh khảo sát 1 quần thể đời sau đếm được 1280 cây trong đó có 48 cây quả bầu. Về mặt lí thuyết, số cây quả dài và số cây quả tròn tương ứng là

   A. 424 quả dài và 808 quả tròn.                                   B. 424 quả dài và 964 quả tròn.

   C. 768 quả dài và 448 quả tròn.                                   D. 808 quả dài và 424 quả tròn.

Câu 20. Để sản xuất insulin trên quy mô lớn bằng công nghệ plasmid tái tổ hợp, các bước chỉ ra dưới đây là một phần không thể thiếu của quy trình hoàn thiện.

I. Tách plasmid từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hoá insulin từ tế bào người.

II. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp mang gen mã hoá insulin của người.

III. Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hoá insulin của người vào tế bào vi khuẩn.

IV. Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hoá insulin của người.

Trình tự đúng của các bước để sản xuất insulin trên quy mô lớn là

   A. (I) → (II) → (III) → (IV).                                       B. (II) → (IV) → (III) → (I).

   C. (II) → (I) → (III) → (IV).                                       D. (I) → (IV) → (III) → (II).

ĐÁP ÁN

1-D

2-C

3-B

4-C

5-A

6-A

7-A

8-B

9-B

10-C

11-D

12-C

13-D

14-B

15-D

16-D

17-B

18-A

19-A

20-D

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 21-40 đề số 2 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

3. ĐỀ 3

Câu 81: Ở sinh vật nhân thực, mARN trưởng thành là loại mARN

A. được tạo ra sau khi cắt bỏ các đoạn intron khỏi mARN sơ khai.

B. được tạo ra trực tiếp từ mạch khuôn của phân từ ADN mẹ.

C. sau khi được tổng hợp thì nó cuộn xoắn để thực hiện chức năng sinh học.

D. được tạo ra sau khi cắt bỏ các đoạn êxôn khỏi mARN sơ khai.

Câu 82: Ở động vật có ống tiêu hoá, quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào sau đây?

 A. Thực quản.                          B. Dạ dày.                          C. Ruột non.                      D. Ruột già.

Câu 83: Một quần thể có thành phần kiểu gen là: 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa. Tần số alen A của quần thể này là bao nhiêu?

   A. 0,7.                               B. 0,3.                               C. 0,4.                               D. 0,5.

Câu 84: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, kết luận sau đây không đúng?

   A. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc các yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.

   B. Ngay cả khi không bị đột biến, không có chọn lọc tự nhiên, không có di nhập gen thì thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể cũng có thể bị biến đổi bởi các yếu tố ngẫu nhiên.

   C. Với quần thể có kích thước càng nhỏ thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.

   D. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên dẫn đến làm nghèo vốn gen của quần thể giảm sự đa dạng di truyền làm suy thoái quần thể và luôn dẫn tới diệt vong quần thể.

Câu 85: Cho các đặc trưng sau đây, đặc trưng nào không phải là đặc trưng của quần xã?

     A. Độ đa dạng. B. Độ thường gặp.        C. Loài ưu thế. D. Tỉ lệ giới tính.

Câu 86: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1 : 2 : 1?

     A. AA × aa.                             B. Aa × Aa.                        C. Aa × aa.                       D. AA × Aa.

Câu 87: Ba tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBbDD giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, số loại giao tử tối đa được tạo ra từ quá trình giảm phân của ba tế bào trên là

     A. 8.                                        B. 2.                                   C. 4.                                 D. 6.

Câu 88: Biết rằng  mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, hai cặp gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể thường, liên kết gen hoàn toàn. Có bao nhiêu phép lai dưới đây cho đời con có tỉ lệ kiểu gen giống với tỉ lệ kiểu hình?

 (1) \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{AB}}}} \,\,\\ {\rm{ ab}} \end{array}\)x \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{AB}}}} \,\,\\ {\rm{ ab}} \end{array}\).                          (2) \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{AB}}}} \,\,\\ {\rm{ ab}} \end{array}\)x \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{Ab}}}} \,\,\\ {\rm{aB}} \end{array}\).                        (3) \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{Ab}}}} \,\,\\ {\rm{aB}} \end{array}\)x \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{Ab}}}} \,\,\\ {\rm{aB}} \end{array}\).

(4) \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{AB}}}} \,\,\\ {\rm{ ab}} \end{array}\)x \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{AB}}}} \,\,\\ {\rm{Ab}} \end{array}\).                            (5) \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{AB}}}} \,\,\\ {\rm{ ab}} \end{array}\)x \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{Ab}}}} \,\,\\ {\rm{aB}} \end{array}\).                       (6) \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{AB}}}} \,\,\\ {\rm{ ab}} \end{array}\)x \(\begin{array}{l} \underline{\underline {{\rm{ab}}}} \,\,\\ {\rm{ab}} \end{array}\).

A. 3.                                        B. 4.                                   C. 2.                                 D. 5.

Câu 89: Trường hợp nào dưới đây là cơ quan tương đồng?

A. Mang của cá và mang của tôm.

B. Chân của loài chuột chũi và chân của loài dế trũi.

C. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.

D. Gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan.

Câu 90: Ở một loài bí, sản phẩm của gen A và B có sự tương tác qua lại với nhau cùng quy định quả dẹt; mỗi gen riêng lẻ quy định quả tròn; và các alen lặn a, b quy định quả dài. Cho 2 cây bí quả tròn thuần chủng lai với nhau thu được F1 100% bí quả dẹt. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 phân li theo tỷ lệ kiểu hình như thế nào?

  A. 9 bí quả dẹt : 7 bí quả tròn.                                    B. 9 bí quả dẹt : 6 bí quả tròn : 1 bí quả dài.

  C. 12 bí quả dẹt : 3 bí quả tròn : 1 bí quả dài.               D. 9 bí quả dẹt : 3 bí quả tròn : 4 bí quả dài.

Câu 91: Phát biểu sau đây là đúng khi nói về công nghệ gen?

  A. Thể truyền và đoạn gen cần chuyển phải được xử lý bằng hai loại enzim cắt giới hạn khác nhau.

  B. Thể truyền có thể là plasmit, virut hoặc là một số NST nhân tạo.

  C. Thể truyền chỉ tồn tại trong tế bào chất của tế bào nhận và nhân đôi độc lập với nhân đôi của tế bào.

  D. Các gen đánh dấu được gắn sẵn vào thể truyền để tạo ra được nhiều sản phẩm hơn trong tế bào nhận.

Câu 92: Lai dòng cây hoa đỏ thuần chủng với dòng cây hoa vàng thuần chủng, F1 thu được toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F1 tự thụ phấn, ở F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ: 301 cây hoa đỏ : 76 cây hoa vàng : 25 cây hoa trắng. Cho biết không có đột biến xảy ra, theo lí thuyết, trong tổng số cây hoa đỏ F2, cây mang một cặp gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ?

     A. 3/8.                                       B. 1/3.                                  C. 1/2.                               D. 1/3.

Câu 93: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?

     A. Nhiệt độ môi trường.                                               B. Quan hệ cộng sinh.

    C. Sinh vật này ăn sinh vật khác.                                  D. Sinh vật kí sinh - sinh vật chủ.

Câu 94: Thực vật có hoa xuất hiện ở đại nào sau đây?

     A. Trung sinh.                           B. Cổ sinh.                          C. Tân sinh.                       D. Nguyên sinh.

Câu 95: Hình vẽ sau mô tả 2 cặp NST thường đã nhân đôi trong giảm phân. Các alen của 3 gen A, B và C được kí hiệu bên dưới.

Khi kết thúc giảm phân, loại giao tử nào trong các loại giao tử sau chiếm tỉ lệ nhỏ nhất nhất?

     A. A1 B2 C1.                          B. A2 B1 C1.                    C. A1 B2 C2.                   D. A1 B1 C2.

Câu 96: Ở một loài động vật, cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, trong quá trình giảm phân đã xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới tính với tần số như nhau. Xét phép lai (P): ♀  XDXd × ♂ XDY, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình lặn về 3 tính trạng trên chiếm tỉ lệ 4%. Biết không xảy ra đột biến, sự biểu hiện của kiểu gen không phụ thuộc môi trường. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể cái F1, các cá thể có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ?

     A. 8,5%.                                  B. 41,25%.                         C. 13,5%.                         D. 17%.

Câu 97: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi tỉ lệ (A+T)/(G+X) của gen.
  2. Đột biến điểm có thể không gây hại cho thể đột biến.
  3. Đột biến gen có thể làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô của gen.
  4. Những cơ thể mang alen đột biến đều là thể đột biến.

Câu 98: Sự trao đổi chất giữa máu và các tế bào của cơ thể xảy ra chủ yếu ở

     A. mao mạch.                           B. động mạch chủ.           C. tiểu động mạch.                 D. tĩnh mạch chủ.

Câu 99: Phát biểu nào sau đây về độ đa dạng của quần xã là không đúng?

  1. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì lưới thức ăn của quần xã càng phức tạp.
  2. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, quần xã xuất hiện sau thường có độ đa dạng cao hơn quần xã xuất hiện trước.
  3. Độ đa dạng trong quần xã càng cao thì sự phân hóa ổ sinh thái trong quần xã càng mạnh.
  4. Độ đa dạng của quần xã càng cao thì số lượng cá thể của quần xã càng giảm.

Câu 100: Khi nói về hệ tuần hoàn của người và các khía cạnh liên quan, có bao nhiêu phát biểu đây là không đúng?

  1. Huyết áp tại các vị trí khác nhau của động mạch có giá trị tương đương nhau và giá trị này lớn hơn huyết áp của tĩnh mạch.
  2. Trong vòng tuần hoàn lớn, mao mạch có đường kính nhỏ nhất và tổng tiết diện của mao mạch nhỏ hơn động mạch và tĩnh mạch.
  3. Trong pha thất co, thể tích của tâm thất là nhỏ nhất gây ra một áp lực đẩy máu vào động mạch từ đó tạo ra huyết áp tối đa.
  4. Bắt đầu từ mao mạch, trên con đường máu về tim giá trị huyết áp tăng dần từ mao mạch, tiểu tĩnh mạch và tĩnh mạch chủ.

     A. 1.                              B. 2.                              C. 3.                              D. 4.

ĐÁP ÁN

81.A

82.C

83.C

84.D

85.D

86.B

87.C

88.C

89.D

90.B

91.B

92.C

93.A

94.A

95.D

96.D

97.D

98.A

99.D

100.C

{-- Còn tiếp--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Sinh - Trường THPT Thanh Đa có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Ngoài ra, các em có thể thử sức với các đề online tại đây:

​Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF