YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn GDCD 9 năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Xuân Diệu

Tải về
 
NONE

Nhằm giúp các em có thêm nhiều nguồn tài liệu để ôn tập thật tốt cho kỳ thi giữa học kì 1 sắp tới, ban biên tập HOC247 xin giới thiệu tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn GDCD 9 năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Xuân Diệu dưới đây. Mời các em tham khảo. Chúc các em ôn tập kiến thức thật tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS XUÂN DIỆU

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: GDCD 9

(Thời gian làm bài: 45 phút)

1. Đề thi số 1

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Khi giải quyết công việc, người chí công vô tư luôn tôn trọng điều gì?

A. Lẽ phải và sự công bằng.

B. Nhường nhịn người khác.

C. Thiên vị bạn bè, người thân.

D. Giúp đỡ người khác.

Câu 2. Biểu hiện nào sau đây thể hiện phẩm chất chí công vô tư?

A. Khi giải quyết công việc luôn ưu tiên cho người thân quen.

B. Kiên quyết không hi sinh lợi ích của cá nhân cho lợi ích của tập thể.

C. Chỉ làm những việc nếu thấy có lợi cho bản thân.

D. Kiên quyết phản đối những hành vi đi ngược lại lợi ích của tập thể.

Câu 3. Để trở thành người có phẩm chất chí công vô tư, mỗi chúng ta cần làm gì?

A. Kiên quyết không hi sinh lợi ích của cá nhân vì lợi ích tập thể.

B. Phê phán những hành động thiếu công bằng trong giải quyết công việc.

C. Ủng hộ những việc làm có lợi cho bản thân.

D. Nói “chí công vô tư” và luôn hành động vì lợi ích của bản thân.

Câu 4. Chí công vô tư mang lại cho cá nhân và tập thể lợi ích nào dưới đây?

A. Giúp cá nhân nhanh chóng giàu có, còn tập thể nghèo đi.

B. Góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, cá nhân được kính trọng.

C. Cá nhân sẽ nhận được sự giúp đỡ về vật chất của những người xung quanh.

D. Góp phần làm cho xã hội phát triển, nhưng mỗi cá nhân sẽ nghèo đi.

Câu 5. Sau khi ông Hải lên làm giám đốc một công ty, ông đã đưa người thân vào làm việc trong công ty dù họ không có đủ năng lực. Hằng ngày, ông luôn nhắc nhở các nhân viên của mình phải chí công vô tư, đặt lợi ích của công ti lên trên hết. Em có nhận xét gì về hành động của ông Hải?

A. Chí công vô tư vì ông luôn nhắc nhân viên đặt lợi ích công ti lên trên hết.

B. Không chí công vô tư, vì ông đã thiên vị, nhận con cháu không đủ năng lực làm việc.

C. Chí công vô tư vì việc ông làm vẫn thúc đẩy công ti phát triển.

D. Chí công vô tư vì vi việc ông làm xuất phát từ lợi ích của gia đình ông trước.

Câu 6. Trong buổi sinh hoạt lớp, bạn Trung đưa ra ý kiến. Em biết ý kiến của Trung là đúng, nhưng lại bị đa số các bạn trong lớp phản đối. Trước tình huống đó em sẽ ứng xử như thế nào?

A. Nghe theo số đông vì số đông sẽ quyết định được.

B. Không có ý kiến gì vì sợ mất lòng các bạn.

C. Đợi lúc tan học sẽ nói ủng hộ ý kiến củaTrung.

D. Tỏ thái độ đồng ý với ý kiến của Trung và phân tích cho các bạn hiểu.

Câu 7. Phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân là?

A. Liêm khiết.

B. Tự chủ.

C. Chí công vô tư.

D. Trung thực.

Câu 8. “Mọi người được biết, tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc của tập thể và xã hội” thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Kỉ luật.

B. Tự chủ.

C. Hợp tác.

D. Dân chủ.

Câu 9. Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra điều gì?

A. Sự thống nhất trong hành động.

B. Sự đối lập giữa các cá nhân.

C. Sự mâu thuẫn giữa các cá nhân.

D. Sự tách biệt giữa các hành vi.

Câu 10. “Mọi người được làm chủ công việc của cộng đồng, xã hội có liên quan đến mình” thể hiện khái niệm nào sau đây?

A. Kỉ luật.

B. Tự chủ.

C. Nội quy.

D. Dân chủ.

Câu 11. Đối với mỗi cá nhân, cần thực hiện kỉ luật như thế nào?

A. Cưỡng chế.

B. Ép buộc.

C. Tự giác.

D. Tự tin.

Câu 12. Trong buổi sinh hoạt lớp của lớp 9A1, các bạn học sinh sôi nổi đưa ra ý kiến cá nhân trong việc xây dựng nội quy lớp học là thực hiện nội dung nào sau đây?

A. Dân chủ.

B. Tự chủ.

C. Kỉ luật.

D. Tự lập.

Câu 13. Kỉ luật được áp được với đối tượng nào sau đây?

A. Mọi đối tượng.

B. Tất cả mọi người.

C. Mọi công dân.

D. Người thuộc cơ quan, tổ chức đó.

Câu 14. “Tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia - dân tộc, giữa con người với con người” là nội dung thể hiện khái niệm nào sau đây?

A. Hòa bình.

B. Bảo vệ hòa bình.

C. Chí công vô tư.

D. Hợp tác.

Câu 15. Hòa bình là?

A. Cơ sở của mọi mâu thuẫn.

B. Điều kiện để dẫn đến chiến tranh.

C. Môi trường của sự đối đầu.

D. Khát vọng của toàn nhân loại.

Câu 16. Ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình là trách nhiệm của?

A. Riêng các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Riêng quốc gia chưa phát triển.

C. Tất cả các quốc gia.

D. Chỉ những nước đang có chiến tranh.

Câu 17. Dùng thương lượng đàm phán để giải quyết mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và quốc gia” là nội dung thể hiện khái niệm gì?

A. Hòa bình.

B. Bảo vệ hòa bình.

C. Chí công vô tư.

D. Hợp tác.

Câu 18. Ý thức bảo vệ hòa bình, lòng yêu hòa bình cần được thể hiện như thế nào?

A. Mọi lúc, mọi nơi.

B. Chỉ khi có chiến tranh.

C. Chỉ khi có xung đột vũ trang.

D. Khi có mâu thuẫn xảy ra mà thôi.

Câu 19. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?

A. Dùng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn.

B. Phân biệt đối xử giữa các dân tộc.

C. Dùng thương lượng để giải quyết mâu thuẫn.

D. Ban hành chính sách cấm vận khi xảy ra mâu thuẫn.

Câu 20. Nhận định nào dưới đây không thể hiện ý thức bảo vệ hòa bình?

A. Cần xây dựng mối quan hệ tôn trọng, bình đẳng.

B. Thiết lập mối quan hệ hữu nghị.

C. Ủng hộ thử nghiệm vũ khí hạt nhân.

D. Đoàn kết, hợp tác cùng phát triển.

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

a. Có ý kiến cho rằng: “Hợp tác phải có điều kiện: bình đẳng, đôi bên cùng có lợi, không xâm phạm vào nội bộ của nhau”. Em nhận định ý kiến này như thế nào?

b. Là học sinh em phải làm gì để thể hiện hợp tác cùng phát triển trong học tập?

Câu 2. (3 điểm)

Tan học, Đạt rủ Tùng đi chơi điện tử ăn tiền. Thấy Tùng có vẻ lưỡng lự, Đạt thuyết phục bạn rằng chơi điện tử ăn tiền rất thú vị và Đạt sẽ trả tiền cho Tùng khi chơi điện tử ăn tiền, nếu chơi thắng thì Tùng lấy tiền, còn thua thì thì Đạt trả tiền. Tùng đồng ý và đi chơi điện tử với Đạt.

a. Việc làm của Tùng có thể hiện tính tự chủ không ? Vì sao?

b. Nếu là Tùng, em sẽ làm gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

D

B

B

B

D

C

D

A

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

A

D

A

D

C

B

A

C

C

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1:

a. Em đồng ý với ý kiến trên vì: khi hợp tác phải tôn trọng và bình đẳng với nhau, cùng nhau có lợi và không xâm phạm vào nội bộ của nhau.

VD: khi trong nhóm của em có bài tâp khó thì cả nhóm sẽ cùng giải quyết, người giỏi sẽ hổ trợ cho bạn khá, giải thích cho những khúc mắc mà bạn chưa hiểu để tất cả các bạn trong nhóm sẽ hiểu và làm bài thật tốt.

b. Là học sinh em sẽ:

- Cùng các bạn giải bài tập khó.

- Chăm chú lắng nghe thầy cô trên lớp hoặc hỏi thầy cô về những bài khó của bài tập về nhà.

- Hợp tác với các bạn trong lớp hoàn thành công việc của thầy cô giao.

Câu 2:

a. Tùng không tự chủ.

Vì Tùng đã không làm chủ bản thân nghe theo lời dụ dỗ của Đạt để đi chơi điện tử ăn tiền, không về nhà…

b. Em sẽ không đi theo Đạt và khuyên Đạt nên về nhà không nên đi chơi điện tử ăn tiền vì như thế là vi phạm pháp luật, không tốt cho bản thân, đây là tệ nạn xã hội. Nếu làm như thế cha mẹ biết sẽ buồn và lo lắng…

2. Đề thi số 2

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Ai cần phải rèn luyện để có được phẩm chất chí công vô tư?

A. Học sinh, sinh viên.

B. Tất cả mọi người.

C. Các nhà lãnh đạo, quản lí.

D. Người lao động.

Câu 2. Biểu hiện nào sau đây trái với chí công vô tư?

A. Không ưu tiên cho người thân quen khi giải quyết công việc.

B. Không hi sinh lợi ích tập thể vì quyền lợi của cá nhân.

C. Luôn tính toán thiệt hơn khi tham gia hoạt động tập thể.

D. Tòa án xét xử đúng người, đúng tội.

Câu 3. Trong đợt bình xét thi đua cuối năm, bạn K lớp trưởng và bạn V bí thư đưa đúng danh sách các bạn có thành tích tốt để bình xét thi đua vào đội tuyển nhưng lại bị D và X chê bai là dại, không biết đưa nhiều danh sách để lấy thành tích cho lớp. Thấy vậy, S đã giải thích cho D và X hiểu thì bị X rủ M xúc phạm và tung tin xấu lên mạng xã hội. Những ai trong tình huống trên không thực hiện đúng phẩm chất đạo đức chí công vô tư?

A. Bạn K, bạn V.

B. Bạn D, bạn X.

C. Bạn D, bạn X, bạn M.

D. Bạn K, bạn V, bạn M.

Câu 4. Câu nói của Bác Hồ: “Phải để việc công, việc nước lên trên, lên trước việc tư, việc nhà” là nói về nội dung nào dưới đây?

A. Tôn trọng lẽ phải.

B. Pháp luật và kỉ luật.

C. Tôn trọng người khác.

D. Chí công vô tư.

Câu 5: Em biết ông Thắng làm nhiều việc sai trái nhưng ông Thắng lại là ân nhân của gia đình em. Trong trường hợp đó, em sẽ làm gì?

A. Im lặng.

B. Khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền về việc làm của ông Ba.

C. Lờ đi, coi như không biết.

D. Khuyên ông Thắng dừng những việc làm sai trái đó nếu ông Thắng không nghe thì tố cáo với cơ quan có thẩm quyền.

Câu 6. Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vị, luôn giải quyết công việc theo điều gì?

A. Lẽ phải.

B. Niềm tin.

C. Lợi ích cá nhân.

D. Ý muốn chủ quan.

Câu 7. Người chí công vô tư luôn xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích?

A. Tập thể.

B. Cơ quan.

C. Tổ chức.

D. Cá nhân.

Câu 8. Dân chủ và kỉ luật có vai trò quan trọng đối với con người và hai nội dung này như thế nào với nhau?

A. Mâu thuẫn với nhau.

B. Có mối quan hệ với nhau.

C. Xung đột nhau.

D. Không có mối quan hệ với nhau.

Câu 9. Bạn S thực hiện nghiêm túc tất cả các buổi sinh hoạt chi đội là đã tuân thủ đúng nội dung nào sau đây?

A. Kỉ luật.

B. Pháp luật.

C. Dân chủ.

D. Tự chủ.

Câu 10. Tạo ra sự thống nhất trong hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc là nội dung thể hiện vai trò của?

A. Dân chủ.

B. Tự chủ.

C. Kỉ luật.

D. Tự lập.

Câu 11. Anh Đ đưa ra quan điểm của mình là chỉ tham gia vào hoạt động nào khi hoạt động đó mang lại sự tự do tuyệt đối cho cá nhân mình là thực hiện sai nội dung nào sau đây?

A. Kỉ luật.

B. Dân chủ.

C. Tự lập.

D. Tự chủ.

Câu 12. Ông Quang - tổ trưởng tổ dân phố tự ý quyết định mỗi gia đình nộp 5 triệu đồng để làm quỹ thăm hỏi gia đình khó khăn là vi phạm nội dung nào sau đây?

A. Dân chủ.

B. Pháp luật.

C. Kỉ luật.

D. Đoàn kết.

Câu 13. Nhà trường cho học sinh học tập nội quy của nhà trường, học sinh được thảo luận và thống nhất thực hiện nội quy đó thể hiện nội dung nào sau đây?

A. Dân chủ.

B. Kỉ luật.

C. Tự chủ.

D. Hợp tác.

Câu 14. Nội dung nào dưới đây thể hiện biện pháp giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình?

A. Thương lượng, đàm phán.

B. Gây xung đột vũ trang.

C. Sử dụng bạo lực chính trị.

D. Thương lượng sử dụng vũ trang.

Câu 15. Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột?

A. Kinh tế.

B. Văn hóa.

C. Giáo dục.

D. Vũ trang.

Câu 16. Một trong những biện pháp để bảo vệ hòa bình là?

A. Xây dựng mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau.

B. Chuyển giao nhiều vũ khí quân sự.

C. Thuê thêm lực lượng quốc phòng.

D. Đầu tư cho vũ khí hạt nhân.

Câu 17. Quan điểm nào dưới đây thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình?

A. Chỉ thể hiện lòng yêu hòa bình khi cần thiết.

B. Khi có chiến tranh mới cần thể hiện long yêu hòa bình.

C. Nên ủng hộ chính sách đối đầu quân sự để thể hiện sức mạnh.

D. Tham gia các hoạt động giao lưu với bạn bè quốc tế là cần thiết.

Câu 18. Thiết lập quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới là biểu hiện của?

A. Biện pháp để bảo vệ hòa bình.

B. Điều kiện can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

C. Cơ sở nảy sinh những mâu thẫn.

D. Môi trường xảy ra những xung đột tôn giáo.

Câu 19. Gìn giữ cuộc sống xã hội bình yên là một trong những biểu hiện của quốc gia có biện pháp để?

A. Có chính sách đóng cửa với quốc gia khác.

B. Bảo vệ hòa bình.

C. Điều hòa những mâu thuẫn.

D. Triển khai những vũ khí quân sự.

Câu 20. Học sinh, sinh viên xếp hình Tổ quốc, thể hiện tinh thần dân tộc là hành động biểu hiện điều gì?

A. Đề cao thái quá tình yêu dân tộc.

B. Thách thức với các quốc gia khác.

C. Thể hiện tình yêu hòa bình.

D. Chứng minh lòng yêu hòa bình hơn các quốc gia khác.

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Mai là học sinh giỏi của lớp. Trong các giờ thảo luận nhóm, Mai thường im lặng và lơ đãng với ý kiến mọi người, không thảo luận cùng các bạn. Có bạn hỏi tại sao Mai làm như vậy, Mai trả lời rằng, vì các ý kiến của các bạn không hay, nên không muốn nghe và thảo luận nhóm cùng các bạn

a. Nhận xét việc làm của Mai có thể hiện sự hợp tác với bạn bè không? Vì sao?

b. Theo em, người giỏi có cần hợp tác với người khác không ? Vì sao ?

Câu 2. (3 điểm)

N là con út, gia đình khá giả, học khá, chăm ngoan. Nhưng sau đó, N bị bạn bè xấu rủ rê theo chúng tập hút thuốc lá, uống bia, đua xe… N trốn học liên miên, cuối năm lớp 9, N trượt tốt nghiệp. Đúng lúc đó, đứa bạn cũ rủ N hút cần sa, cứ như vậy, N đã bị nghiện. Để có tiền hút chích, N tham gia vào nhóm trộm cắp và bị bắt khi đi ăn trộm.

a. N từ chỗ một học sinh ngoan đi đến chỗ nghiện ngập và trộm cắp như thế nào?

b. Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

C

C

D

D

A

D

B

A

C

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

A

A

A

D

A

D

A

B

C

---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

3. Đề thi số 3

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1. Hành vi nào sau đây không thể hiện phẩm chất chí công vô tư?

A. Quan tâm đến bản thân.

B. Luôn coi trọng lợi ích cá nhân.

C. Quan tâm đến hoạt động tập thể.

D. Không coi trọng lợi ích của tập thể.

Câu 2. Nội dung nào dưới đây thể hiện biện pháp để rèn luyện phẩm chất đạo đức chí công vô tư?

A. Phê phán những hành vi vụ lợi.

B. Làm việc luôn xuất phát từ lợi ích cá nhân.

C. Tán thành việc dùng vũ lực trong cuộc sống.

D. Ủng hộ dùng bạo lực trong giải quyết mâu thuẫn

Câu 3. Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người thể hiện ở điều gì?

A. Công bằng.

B. Vụ lợi.

C. Thực dụng.

D. Thiên vị.

Câu 4. Người mà luôn giải quyết công việc theo lẽ phải là thể hiện đúng khái niệm nào dưới đây?

A. Đoàn kết.

B. Tự lập.

C. Chí công vô tư.

D. Dân chủ.

Câu 5. Quan điểm nào dưới đây thể hiện đúng phẩm chất đạo đức chí công vô tư?

A. Chỉ những người có chức có quyền mới cần chí công vô tư.

B. Chí công vô tư phải thể hiện ở cả lời nói và việc làm.

C. Đang là học sinh thì không cần thể hiện chí công vô tư.

D. Người chí công vô tư chỉ thiệt cho mình.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của phẩm chất đạo đức chí công vô tư?

A. Giúp con người giải quyết công việc theo lẽ phải.

B. Luôn mang lại lợi ích cho cá nhân.

C. Làm cho con người không còn quan tâm đến bản thân.

D. Khiến cho cá nhân phụ thuộc vào tập thể.

Câu 7. Người có phẩm chất chí công vô tư sẽ được mọi người đối xử như thế nào?

A. Tin cậy nhưng không trọng dụng.

B. Tin cậy và kính trọng.

C. Tôn trọng nhưng chê dại dột.

D. Tôn trọng nhưng cô lập.

Câu 8. Trong buổi sinh hoạt chi đội, các bạn tranh luận một cách tự do, không tuân theo sự chỉ đạo của chi đội trưởng là thực hiện chưa đúng nội dung nào sau đây?

A. Tự chủ.

B. Đoàn kết.

C. Pháp luật.

D. Dân chủ.

Câu 9. Bạn H nhiều lần đến muộn trong các buổi sinh hoạt chi đội là không tuân thủ đúng nội dung nào sau đây?

A. Kỉ luật.

B. Pháp luật.

C. Dân chủ.

D. Tự chủ.

Câu 10. Hành vi nào dưới đây thể hiện chưa đúng quyền dân chủ?

A. Tham gia các hoạt động tập thể.

B. Đóng góp ý kiến về xây dựng bộ máy nhà nước.

C. Tham gia giám sát hoạt động của tổ chức mình tham gia.

D. Tự ý quyết định việc đóng quỹ cho tất cả mọi người trong tổ chức.

Câu 11. Quan điểm nào dưới đây phù hợp với nội dung của kỉ luật?

A. Có kỉ luật sẽ không có dân chủ.

B. Kỉ luật và dân chủ không có mối quan hệ với nhau.

C. Kỉ luật có tính bắt buộc và tạo ra sự thống nhất.

D. Có kỉ luật sẽ kiềm chế sự phát triển của con người.

Câu 12. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của kỉ luật?

A. Tạo ra sự tự do tuyệt đối của con người.

B. Tạo ra sự thống nhất chung.

C. Có tính bắt buộc, cưỡng chế.

D. Yêu cầu mọi người phải tuân theo.

Câu 13. Nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền dân chủ của con người?

A. Mọi người phải được biết thông tin về công việc chung.

B. Được quyền kiểm tra, giám sát công việc chung.

C. Được đưa ra quyết định đối với các hoạt động chung.

D. Mọi người được làm những gì mình muốn liên quan đến tập thể.

Câu 14. Bạn Trang thường xuyên tham gia giao lưu các hoạt động giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Yêu chuộng hòa bình.

B. Dân chủ và kỉ luật.

C. Hiếu thuận.

D. Liêm khiết.

Câu 15. Vân 14 tuổi nhưng thường xuyên rủ các bạn cùng lớp lên diễn đàn bày tỏ ý kiến, quan điểm tiêu cực của mình về chiến tranh và hòa bình là?

A. Vi phạm đạo đức.

B. Vi phạm nội quy trường học.

C. Thể hiện hành động bảo vệ hòa bình.

D. Thể hiện hành động không phù hợp với độ tuổi.

Câu 16. Theo em, hoạt động nào dưới đây của bạn Bình thể hiện bảo vệ hòa bình?

A. Học thêm các môn năng khiếu.

B. Bắt nạt bạn bè học kém trong lớp.

C. Giao lưu với bạn bè các nước.

D. Học nội quy lớp, trường học.

Câu 17. Anh Khánh cho rằng muốn bảo vệ hòa bình thì cần đầu tư thật nhiều ngân sách quốc gia cho vũ khí quân sự là?

A. Hiểu đúng về chính sách bảo vệ hòa bình.

B. Có quan điểm đúng đắn về hòa bình.

C. Đưa ra được ý kiến hay về bảo vệ hòa bình.

D. Không hiểu đúng về biện pháp bảo vệ hòa bình.

Câu 18. Các bạn trong lớp 9A hào hứng với buổi giao lưu với học sinh của một trường nước ngoài sang Việt Nam vào tuần tới. Trong buổi giao lưu, bạn X và Y chỉ giao lưu với bạn nào mình có tình cảm. Thấy vậy, bạn K và D góp ý cho bạn X và Y nhưng hai bạn không đồng ý vì cho rằng việc đó là quyền riêng của mình. Những ai trong tình huống trên không thể hiện đúng lòng yêu hòa bình?

A. Bạn X, bạn Y.

B. Bạn K, bạn D.

C. Bạn X, bạn K.

D. Bạn D, bạn Y.

Câu 19. Trong tiết học ngoại khóa về chủ đề “Giá trị và biện pháp bảo vệ hòa bình”, bạn M cho rằng chỉ cần thể hiện tình yêu hòa bình khi đất nước có chiến tranh và quan điểm này bị bạn N và L phản đối kịch liệt nhưng lại được bạn G, bạn S và bạn T nhiệt tình ủng hộ và bảo vệ. Những ai trong tình huống trên thể hiện đúng nội dung bảo vệ hòa bình?

A. Bạn L, bạn M, bạn T.

B. Bạn T, bạn M.

C. Bạn G, bạn S, bạn T.

D. Bạn N, bạn L.

Câu 20. Hà Nội được công nhận là thành phố vì hòa bình vào năm nào?

A. Năm 1999

B. Năm 1998

C. Năm 1997

D. Năm 1996

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm)

Bạn B là một học sinh lười biếng: thường xuyên không chịu học bài, làm bài tập, không chép bài đầy đủ. Giáo viên chủ nhiệm và các thầy Cô bộ môn đã nhắc nhở nhiều lần mà bạn B vẫn không thay đổi. Kết quả cuối năm bạn B không được xét tốt nghiệp Lớp 9.

a. Em hãy nhận xét hành vi của bạn B? Bạn B có tinh thần hợp tác chưa? Vì sao?

b. Nếu em là B thì em sẽ cư xử như thế nào? Vì sao?

Câu 2. (3 điểm)

a. Có ý kiến cho rằng: “Tự chủ là suy nghĩ phải đi trước hành động” em nhận định ý kiến này như thế nào? Vì sao?

b. Là học sinh em phải làm gì để thể hiện đức tính tự chủ trong học tập?

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

C

A

A

C

B

A

B

D

A

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

A

D

A

D

C

D

A

D

A

---(Để xem đầy đủ nội dung và đáp án của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập vào Học247 để tải về máy)---

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn GDCD 9 năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Xuân Diệu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON