YOMEDIA

Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Trần Quang Diệu

Tải về
 
NONE

Dưới đây là tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Trần Quang Diệu được HOC247 biên soạn và tổng hợp với cấu trúc đề và đáp án chi tiết, nhằm giúp các em dễ dàng đối chiếu kết quả và có kế hoạch ôn tập hợp lí. Chúc các em đạt được điểm cao trong kì thi giữa HK1 sắp tới!

ATNETWORK

TRƯỜNG THCS TRẦN QUANG DIỆU

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2023-2024

MÔN: NGỮ VĂN 9

(Thời gian làm bài: 90 phút)

1. Đề thi số 1

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:

- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. (…) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.

(Trích Ngữ văn 9, tập một - NXB Giáo dục, 2012)

Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1đ)

Câu 2: Nhà vua nói “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép hai câu trong một bài thơ đã học trong chương trình Ngữ văn THCS có nội dung tương tự và ghi rõ tên tác giả, tác phẩm. (2đ)

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 đ)

Câu 1: (2 điểm) Dựa vào nội dung câu “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” của phần I, em hãy trình bày suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc bằng một bài văn ngắn (khoảng nửa trang giấy).

Câu 2: (2 điểm) Nhận xét về kết thúc tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ có ý kiến cho rằng đây là một kết thúc có hậu. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng đó là kết thúc không có hậu. Vì sao?

Câu 3: (3 điểm) Chép lại và phân tích 4 câu thơ đầu trong đoạn trích Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) gợi lên vẻ đẹp của mùa xuân như thế nào?

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 1

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Câu 1:

- Đoạn văn trong tác phẩm Hoàng Lê Nhất thống chí.

- Tác giả: nhóm Ngô Gia văn phái - Dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai - Hà Nộị. Hai tác giả chính: Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du.

Câu 2:

- Nhà vua nói như vậy để khẳng định độc lập chủ quyền của dân tộc ta.

- Hai câu thơ có nội dung tương tự trong bài Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt):

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

(Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành đã định tại sách trời)

II. Làm văn (7đ):

Câu 1: Dựa vào nội dung câu “Đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” của phần I, em hãy trình bày suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc bằng một bài văn ngắn (khoảng nửa trang giấy)

* Về nội dung: Học sinh trình bày suy nghĩ của mình, cơ bản đạt được các nội dung sau:

- Câu hỏi yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về hình ảnh người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng Tổ quốc. Thí sinh có thể triển khai bài viết theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là một số gợi ý để tham khảo:

+ Việt Nam là một quốc gia nằm ven biển. Lãnh thổ bao gồm đất liền và rất nhiều hải đảo. Bên cạnh những người chiến sĩ bảo vệ chủ quyền của đất nước trên đất liền, trên không, chúng ta không thể không nghĩ tới những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc.

+ Các anh là những người sống trong một khung cảnh có nhiều khó khăn gian khổ: sống giữa biển khơi, đầy nắng gió, thường xuyên gặp phải bão tố,…

+ Cuộc sống của các anh thiếu thốn phương tiện so với người dân ở đất liền: thiếu nước ngọt, thiếu sách báo,…

+ Xa gia đình, xa người thân nên nhiều khi phải trải qua những nỗi buồn da diết vì nhớ nhà,…

+ Tuy đầy gian khổ và khó khăn nhưng những điều này không làm mềm đi ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân, nhất là những ngư dân trên biển cả.

+ Đất nước được toàn vẹn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, hàng ngày các em được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả,… nhờ có một phần không nhỏ công sức và sự hy sinh thầm lặng của các anh.

* Về hình thức: Đoạn văn có độ dài như yêu cầu, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, dễ hiểu.

Câu 2:

- Về nội dung: Học sinh trình bày suy nghĩ của mình, cơ bản đạt được các nội dung sau:

+ Lí giải đó là một kết thúc có hậu thể hiện ước mơ của nhân dân, hoàn thiện nét đẹp của Vũ Nương…

+ Kết thúc không có hậu: Đó là bi kịch của hạnh phúc gia đình tan vỡ, cuối cùng Vũ Nương sống một mình ở thủy cung, không thể trở về nhân gian được nữa. Trương Sinh mãi mất vợ, sống trong ân hận, bé Đản mồ côi mẹ… Tính bi kịch tiềm ẩn trong cái lung linh kì ảo. Hạnh phúc đã tan vỡ thì không thể hàn gắn được nữa.

- Về hình thức: Đoạn văn có độ dài như yêu cầu, lập luận chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, dễ hiểu.

Câu 3:

- Chép lại chính xác 4 câu thơ.

- Hai câu đầu nói về thời gian vừa gợi không gian. Ngày xuân trôi qua tiết trời bước sang tháng ba. Lúc này những cánh én rộn ràng bay lượn như thoi đưa trên bầu trời trong sáng thông qua nghệ thuật so sánh, ẩn dụ. Hai câu tiếp theo là bức họa tuyệt đẹp trải rộng tới tận chân trời làm gam màu nền cho bức tranh xuân trên nền xanh non ấy điểm xuyết vài bông hoa lê trắng. Tất cả gợi lên vẻ đẹp mới mẻ tinh khôi đầy sức sống.

2. Đề thi số 2

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm )

Đọc đoạn trích sau rồi thực hiện các yêu cầu của đề:

“Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ đã qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành:

- Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi.

Đứa con ngây thơ nói:

- Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít.

Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói:

- Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được.

Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:

- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.”

(Ngữ văn 9/ tập 1)

Câu 1. (1.0 đ) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?

Câu 2. (1.0 đ)

a. Hành động của Trương Sinh (ở câu in đậm) đã không tuân thủ phương châm hội thoại nào?

b. Theo suy nghĩ của bé Đản, câu nói: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.” đã tuân thủ phương châm hội thoại nào?

Câu 3. (1.0 đ)

a. Tìm trong đoạn trích từ đồng nghĩa với từ “qua đời”?

b. Từ “bế” trong đoạn trích được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

Câu 4. (1.0 đ) Trình bày ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên?

Câu 5. (1.0 đ) Em có đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh trong đoạn trích không? Vì sao?

PHẦN II. LÀM VĂN (5.0 điểm)

Viết bài văn thuyết minh về con vật nuôi em thích. (có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả). 

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 2

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 đ)

Câu 1. (1.0 đ)

- Tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương.

- Tác giả: Nguyễn Dữ.

Câu 2 (1.0 đ)

a. Không tuân thủ phương châmlịch sự.

b. Tuân thủ phương châm về chất.

Câu 3 (1.0 đ)

a. Từ đồng nghĩa với từ qua đời: mất.

b. Từ bế dùng với nghĩagốc.

Câu 4 (1.0 đ)

- Trương Sinh nghe lời con trẻ, nghi Vũ Nương không chung thủy, la mắng nàng.

- Vũ Nương phân trần để cởi mối nghi oan.

Câu 5 (1.0 đ)

- Đồng ý hoặc không đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh và có cách giải thích hợp lý, thuyết phục.

- Đồng ý hoặc không đồng ý với cách ứng xử của Trương Sinh và có cách giải thích tương đối hợp lý.

- Không trả lời hoặc trả lời hoàn toàn sai.

* Giáo viên cần trân trọng suy nghĩ riêng của học sinh; linh hoạt cho điểm tùy theo mức độ cảm hiểu, lí giải của các em.

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 2 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

3. Đề thi số 3

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“ ... Vua Quang Trung lại nói:

- Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”

(Trích Hồi thứ mười bốn “Hoàng Lê nhất thống chí” - Ngô gia văn phái)

Câu 1: Những lời trên là lời của vua Quang Trung nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Giải thích nghĩa của từ Phương lược.

Câu 3: Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn trực tiếp hay cách dẫn gián tiếp? Vì sao?

PHẦN II: LÀM VĂN (7đ)

Câu 1: (2,0 điểm)

Từ đoạn trích trong phần Đọc - Hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (Khoảng 5-7 câu) nêu lên cảm nhận của em về vẻ đẹp của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ.

Câu 2: (5,0 điểm)

Dựa vào văn bản “Cảnh ngày xuân” (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du), hãy đóng vai Thúy Kiều kể về buổi đi chơi cùng các em nhân tiết Thanh minh.

-----------------HẾT-----------------

ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 3

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm )

Câu 1: (1.0 điểm)

- Đây là lời vua Quang Trung nói với các tướng lĩnh: Sở, Lân và Ngô Thì Nhậm. (0,5 điểm)

- Hoàn cảnh: Vua Quang Trung kéo quân từ Phú Xuân ra đến Tam Điệp gặp hai vị tướng võ (Sở, Lân) và Ngô Thì Nhậm. (0,5 điểm)

Câu 2: (1.0 điểm)

Phương lược: Phương hướng chiến lược

Câu 3: (1.0 điểm)

- Lời nói của vua Quang Trung trong đoạn trích trên được dẫn theo cách dẫn trực tiếp. (0,5 điểm)

- Dấu hiệu nhận biết: Nằm sau dấu hai chấm, có sử dụng dấu gạch ngang ở đầu lời dẫn. (0,5 điểm)

---(Để xem tiếp nội dung và đáp án của đề thi số 3 các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập vào HỌC247 để tải về máy)---

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2023-2024 có đáp án trường THCS Trần Quang Diệu. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON