Với mong muốn giúp các em dễ dàng hơn trong việc ôn tập, hệ thống kiến thức quan trọng cũng như thử sức mình trước các dạng bài tập Lịch Sử 9 trước kỳ thi giữa Học kì 1 sắp đến, HOC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 10 nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 9 năm 2023-2024. Chúc các em ôn tập tốt và đạt được kết quả cao nhé!
1. Kiến thức cần nhớ
1.1. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX.
1.1.1. Liên Xô
a. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945-1950)
- Hoàn cảnh:
+ Sau chiến tranh thế giới thứ 2: Liên Xô phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề: 27 triệu người chết, 32.000 xí nghiệp bị tàn phá, 1.710 thành phố và 70.000 làng mạc bị phá hủy, kinh tế phát triển chậm lại sau 10 năm.
+ Hoàn thành trước thời hạn kế hoạch năm năm lần thứ tư (1946-1950)
- Kết quả:
+ Vượt mức trước thời hạn 9 tháng
+ Công nghiệp: Năm 1950 sản xuất công nghiệp tăng 73% so với 1939
+ Những năm 1950 và 1960 sản lượng công nghiệp chiếm 20 % sản lượng công nghiệp thế giới
+ Nông nghiệp: Nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh, đời sống nhân dân cải thiện; năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử, phá vỡ thế độc quyền bom nguyên tử của Mỹ
+ Khoa học kĩ thuật: Năm 1949 chế tạo thành công bom nguyên tử.
b. Tiếp tục công cuộc xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 - đầu những năm 70 thế kỷ XX)
- Hoàn cảnh: bị các nước đế quốc bao vây kinh tế, cô lập chính trị, chạy đua vũ trang, chuẩn bị cuộc chiến tranh tổng lực nhằm tiêu diệt Liên Xô và các nước chủ nghĩa xã hội.
- Phương hướng: Phát triển công nghiệp nặng, đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ thuật, tăng cường sức mạnh quốc phòng.
- Thành quả:
+ Kinh tế: Là cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mỹ)
+ Khoa học kĩ thuật: Đạt nhiều thành tựu rực rỡ, đặc biệt là khoa học vũ trụ
- Năm 1957 phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ.
- Năm 1961 phóng tàu “Phương Đông” đưa con người lần đầu tiên bay vòng quanh trái đất.
+ Ngoại giao:
- Duy trì hòa bình thế giới, đi đầu và đấu tranh cho nền hòa bình và an ninh thế giới
- Giúp đỡ, ủng hộ các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng thế giới
- Ý nghĩa về thành tựu:
+ Thể hiện tính ưu việt của Chủ nghĩa Xã hội, xây dựng và phát triển kinh tế, quốc phòng, nâng cao đời sống của nhân dân.
+ Làm đảo lộn chiến lược tòan cầu của Mỹ và đồng minh của Mỹ, thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới phát triển .
+ Vị trí quốc tế được đề cao, trở thành chỗ dựa cho hòa bình thế giới, Liên Xô là nước XHCN hùng mạnh nhất, trở thành một cực trong trật tự thế giới 2 cực Ianta.
1.1.2. Các nước Đông Âu
a. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu
- Hoàn cảnh lịch sử:
+ Cuối 1944 – 1945 khi Hồng Quân Liên Xô truy kích quân Đức, nhân dân Đông Âu nổi dậy giành chính quyền và thành lập chính quyền dân chủ nhân dân trong hoàn cảnh đấu tranh giai cấp quyết liệt, đập tan mọi mưu đồ của các thế lực phản động.
+ Thắng lợi: Ba Lan (07/1944), Ru – ma – ni (8/1944)…
+ Riêng nước Đức bị chia cắt: phía Tây là Cộng Hòa Liên Bang Đức (09/1949), phía Đông là Cộng hòa dân chủ Đức (10/1949)
- Nhiệm vụ:
+ Chống phá thế lực thù địch trong và ngoài nước
+ Xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân
+ Cải cách ruộng đất
+ Quốc hữu hóa xí nghiệp lớn của tư bản
+ Thực hiện quyền tự do dân chủ
+ Cải thiện đời sống nhân dân
- Ý nghĩa: chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới, lịch sử các nước Đông Âu đã sang trang mới.
b. Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội (Từ năm 1950 đến đầu những năm 70 thế kỷ XX)
- Các nước Đông Âu xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong điều kiện khó khăn và phức tạp như: Cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, các nước đế quốc bao vây kinh tế và chống phá về chính trị; bọn phản động trong nước phá hoại cách mạng
- Nhiệm vụ xây dựng Chủ nghĩa xã hội: Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản, tập thể hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của Chủ nghĩa xã hội
- Thành tựu: là các nước công- nông nghiệp.
+ An-ba-ni: trước chiến tranh là nước nghèo nhất, tới năm 1970 công nghiệp được xây dựng, điiện khí hóa.
+ Bung-ga-ri: tổng sản phẩm công nghiệp tăng 55 lần.
+ Tiệp Khắc: công nghiệp phát thiển, chiếm 1,7% sản lượng công nghiệp thế giới
+ Cộng hòa dân chủ Đức: sản xuất tăng 5 lần, thu nhập quốc dân tăng 4 lần.
1.1.3. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời có điểm chung:
+ Đều có Đảng Cộng Sản và công nhân lãnh đạo.
+ Lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin làm nền tảng.
+ Cùng có mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- SEV: Hội đồng tương trợ kinh tế 8-1-1949: đẩy mạnh sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa, tạo nên sứ c mạnh để cạnh tranh với Tây Âu. Chấm dứt hoạt động ngày 28-6-1991.
- Hạn chế: “Khép kín” không hòa nhập vào nền kinh tế thế giới; nặng về trao đổi hàng hóa, mang tính bao cấp; sự hợp tác gặp trở ngại bởi cơ chế quan liêu, bao cấp, sự phân công chuyên ngành chưa hợp lý.
- Tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va: 5-1955 để bảo vệ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, duy trì hòa bình, an ninh của Châu Âu và thế giới. Chấm dứt hoạt động ngày 1-7-1991.
1.2. Quá trình phát triển của phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa.
1.2.1. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên Bang Xô Viết
a. Hoàn cảnh:
- Năm 1973 khủng hoảng dầu mỏ thế giới dẫn đến cuộc khủng hỏang chung của thế giới. Thế giới yêu cầu đổi mới, thích nghi về kinh tế, chính trị, xã hội trước sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và xu hướng quốc tế hóa cao.
- Trong khi đó những nhà lãnh đạo Xô Viết chủ quan cho rằng quan hệ sản xuất Xã hội Chủ nghĩa không chịu tác động chung. Mô hình cơ chế cũ của Chủ nghĩa Xã hội ở Liên Xô không còn phù hợp, vì đã không tiến hành cải cách nên đã cản trở sự phát tiển về mọi mặt dẫn dến tình trạng trì trệ.
b. Tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của Liên xô giữa những năm 1970 đến đầu những năm 1990
- Kinh tế khủng hỏang, công nông nghiệp trì trệ, lương thực và thực phẩm ngày càng khan hiếm, đời sống nhân dân khó khăn.
- Chính trị xã hội mất ổn định.
- Tháng 3-1985 Goóc ba chóp đề ra đường lối cải tổ.
- Mục đích: khắc phục những sai lầm, thiếu sót, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng và xây dựng một chủ nghĩa xã hội theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn.
- Nội dung: lập chế độ Tổng thống, thực hiện đa đảng, chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị trường.
- Do thiếu chuẩn bị đầy đủ và các điều kiện cần thiết, thiếu một đường lối chiên lược đúng đắn nên công cuộc cải tổ nhanh chóng lâm vào tình trạng khó khăn lúng túng.
- Đất nước lún sâu vào khủng hoảng và rối loạn: bãi công, nhiêu nước Cộng hòa đòi li khai, tệ nạn xã hội gia tăng
+ 23/8/1991, người dân Litva biểu tình đòi li khai tách ra khỏi Liên Xô
+ 6/9/1991, LitVa tách khỏi Liên Xô
c. Diễn biến của sự tan rã ở Liên Xô
- 19.8.1991 cuộc đảo chính Gooc-ba-chốp thất bại dẫn đến Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.
- 21.12.1991, 11 nước công hòa li khai thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
- 25.12.1991, Liên bang Xô Viết tan rã, chế độ XHCN ở Liên Xô sụp đổ sau 74 năm tồn tại.
- Kết quả công cuộc cải tổ: kinh tế suy sụp, chính trị rối loạn, tệ nạn xã hội phát triển, xung đột giữa các dân tộc và sắc tộc.
- Thực chất của cải tổ là từ bỏ và phá vỡ Chủ nghĩa Xã hội, xa rời chủ nghĩa Mác- Lê nin, nên kinh tế lún sâu vào khủng hoảng.
d. Những sự kiện về sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết
- 19-8-1991: đảo chánh lật đổ Goóc ba chóp bị thất bại; Đảng Cộng Sản Liên Xô ngừng hoạt động; chính phủ Xô Viết bị giải thể, 11 nước Cộng hòa tuyên bố độc lập thành lập cộng đồng các quốc gia độc lập SNG.(21-12-1991)
- 25-12-1992 chấm dứt chế độ XHCN ở Liên Xô tồn tại 74 năm
- Nguyên nhân
+ Nguyên nhân sụp đổ:
+ Không tiến hành cải cách, không khắc phục những khuyết điểm làm trở ngại cho sự phát triển của đất nước.
+ Chỉ tập trung cải tổ chính trị xã hội mà không cải tổ kinh tế để đưa đất nước thoát khỏi khó khăn, khủng hoảng.
1.2.2. Cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu
a. Tình hình các nước Đông Âu cuối những năm 70 đầu những năm 80
- Kinh tế khủng hỏang gay gắt; chính trị mất ổn định
b. Diễn biến sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu
- Cuối năm 1988 khủng hoảng khởi đầu từ Ba Lan lan nhanh sang Hunggari, Tiệp Khắc, Cộng hòa Dân chủ Đức, Bungari, Nam Tư, Anbani: mít tinh, biểu tình.
- Được sự hỗ trợ của các thế lực phương Tây, Đông Âu phải cải cách kinh tế, thực hiện đa nguyên về chính trị… tiến hành tổng tuyển cử tự do
c. Kết quả
- Các đảng cộng sản bị thất bại, cuối 1989 chế độ Xã hội Chủ nghĩa bị sụp đổ ở Đông Âu
d. Hậu quả
- Hệ thống Xã hội Chủ nghĩa thế giới bị sụp đổ.
- 28-6-1991: SEV ngừng hoạt động
- 1-7-1991 Vácsava giải thể
e. Nguyên nhân sự sụp đổ
- Kinh tế khủng hỏang.
- Rập khuôn mô hình ở Liên Xô
- Sai lầm và tha hóa về đạo đức của một bộ phận lãnh đạo.
- Chậm sửa đổi.
- Sự chống phá của các thế lực trong và ngoài nước.
- Nhân dân bất bình với các nhà lãnh đạo, đòi phải thay đổi.
1.3. Các nước Đông Nam Á
1.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX
- Phong trào đấu tranh lật đổ ách thống trị của phát xít, thành lập chính quyền cách mạng khởi đầu từ Đông Nam Á:
+ In-đô-nê-xi-a (17/8/1945)
+ Việt Nam (2/9/1945)
+ Lào (12/10/1945).
- Tại Nam Á: Ấn Độ (1946-1950)
- Phong trào lan sang Nam Á, Bắc Phi: An Độ, Ai Cập, An-giê-ri…
- 1960, 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập → Gọi là năm châu Phi.
- Tại Mĩ La Tinh: 1/1/1959, Cu-ba độc lập.
→ Hệ thống thuộc địa tan rã từ giữa những năm 60 của thế kỷ XX
1.3.2. Giai đoạn giữa những năm 60 đến những năm 70 của thế kỉ XX
- Ba nước tiến hành đấu tranh giành độc lập:
+ Ghi nê Bít xao: 9.1974
+ Mô Dăm Bích: 6.1975
+ Ănggola: 11.1975
→ Sự tan rã của thuộc địa Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi
1.3.3. Giai đoạn giữa những năm 70 đến những năm 90 của thế kỉ XX
- Nội dung: đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Châu Phi
- Người da đen đã giành được thắng lợi thông qua cuộc bầu cử và thành lập chính quyền
+ Dimbabuê: 1980
+ Nammibia: 1990
+ Nam Phi: 1993
- Xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc
- Củng cố độc lập, xây dựng và phát triển đất nước
1.4. Các nước châu Á
1.4.1. Tình hình chung
- Sau chiến tranh, cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra.
- Cuối những năm 50, phần lớn các nước đã giành được độc lập.
- Nửa cuối thế kỷ XX: Không ổn định
- Chiến tranh xâm lược xảy ra ở Đông Nam Á và Trung Đông
- Một số vụ tranh chấp biên giới và li khai diễn ra
- Một số nước đạt được thành tựu to lớn về kinh tế: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xingapo, Ấn Độ…
- Ấn Độ: để phát triển kinh tế xã hội Ấn Độ thực hiện kế hoạch dài hạn, đạt nhiều thành tựu
+ Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã tự túc được lương thực
+ Các sản phẩm công nghiệp là dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông
+ Công nghệ thông tin, viễn thông phát triển mạnh.
+ Ấn Độ đang cố gắng vươn lên thành cường quốc công nghệ phần mềm và vũ trụ
1.4.2. Trung Quốc
a. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
- 01.10.1949 nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời.
- Ý nghĩa: Là sự kiện có ý nghĩa to lớn với Trung Quốc và thế giới.
b. Công cuộc cải cách – mở cửa (từ năm 1978 đến nay)
- 12/1978, Đảng Cộng Sản đề ra đường lối đổi mới. Chủ trương lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, cải cách và mở cửa nhằm xây dựng Trung Quốc giàu mạnh và văn minh.
- Thành tựu: vô cùng to lớn.
+ Kinh tế: GDP bình quân 9.6%, giá trị xuất nhập khẩu tăng 15 lần. Đời sống nhân dân tăng cao.
+ Đối ngoại: địa vị quốc tế ngày càng cao. Thu hồi chủ quyền với Hồng Công (1997), Ma Cao (1999).
- Ý nghĩa:
+ Kết thúc sự nô dịch của đế quốc và phong kiến.
+ Đưa Trung Quốc bước vào kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
+ Chủ nghĩa xã hội được nối liền từ Au sang Á.
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc thế giới.
c. Mười năm đầu xây dựng chế độ mới 1949-1959
- Nhiệm vụ: đưa đất nước thoát nghèo, công nghiệp hóa và phát triển đất nước.
+ Năm 1950, Trung Quốc khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp
+ Cải taọ công thương ghiệp tư bản tư doanh và tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa
+ Tiến hành cách mạng văn hóa tư tưởng
- 1949-1952 hòan thành khôi phục kinh tế.
- 1953-1957 thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất với những thành tựu đáng kể.
- Chính sách đối ngoại tích cực. Địa vị quốc tế của Trung Quốc được nâng lên một bước
- Đối ngoại: 1949-1950
+ Ký Hiệp ước hữu nghị Liên minh và tương trợ Xô-Trung 1950.
+ Giúp nhân dân Triều Tiên chống Mỹ.
+ Ủng hộ Việt Nam, các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
d. Đất nước trong thời kỳ biến động –1959-1978
- Kinh tế: 1958 “Ba ngọn cờ hồng”, phong trào “Đại nhảy vọt” phát động toàn dân làm gang thép để đưa sản lượng gang thép lên cao.
- Đường lối Ba ngọn cờ hồng: nhiều, nhanh, tốt, rẻ.
- Đại nhảy vọt.
- Thành lập công xã nhân dân
- Hậu quả: hàng chục người chết đói, nhà máy đóng cửa, đời sống nhân dân điêu đứng.
- Chính trị: “Đại cách mạng văn hóa vô sản” (5-1966-1968) để lại nhiều hậu quả đau thương, hỗn lọan, tàn phá kinh tế.
e. Công cuộc cải cách mở cửa từ 1978 đến nay
- 12-1978 Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung quốc, lấy phát triển kinh tế làm trung tâm; thực hiện cải cách và mở cửa nhăm hiện đại hóa đất nước
- Đạt nhiều thành tựu to lớn nhất là về kinh tế: tổng sản phẩm tăng bình quân hàng năm 9,6 %; tổng giá trị nhập khẩu năm 1997 tăng 15 lần so với năm 1978, đời sống ngày càng nâng cao.
- Ý nghĩa: kinh tế phát triển nhanh; chính trị xã hội ổn định; địa vị được nâng cao trên trường quốc tế ; tạo điều kiện cho sự hội nhập của Trung Quốc.
- Đối ngoại: củng cố địa vị quốc tế; bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam và In đô nê xia...; thu hồi chủ quyền ở Hồng Kông ( 7-1997) và Ma Cao (1999).
2. Trắc nghiệm ôn tập
Câu 1. Tổn thất nào của Liên Xô là nặng nề nhất do hậu quả của chiến tranh?
a. Hơn 32.000 xí nghiệp bị tàn phá.
b. Hơn 70.000 làng mạc bị tiêu hủy.
c. Hơn 1710 thành phố bị đổ nát.
d. Hơn 27 triệu người chết.
Câu 2. Liên Xô dựa vào thuận lợi nào là chủ yếu để xây dựng lại đất nước?
a. Những thành tựu từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trước chiến tranh.
b. Sự ủng hộ của phong trào cách mạng thế giới.
c. Tính ưu việt của CNXH và nhiệt tình của nhân dân sau ngày chiến thắng.
d. Lãnh thổ lớn và tài nguyên phong phú.
Câu 3. Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh?
a. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
b. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.
c. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
d. Đến thập kỉ 60 (thế kỉ XX), Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ).
Câu 4. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên từ vào năm nào?
a. 1945
b. 1947.
c. 1949.
d. 1951.
Câu 5. Liên Xô quyết định sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích gì?
a. Mở rộng lãnh thổ.
b. Duy trì nền hòa bình thế giới.
c. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới
d. Khống chế các nước khác.
Câu 6. Trong quá trình xây dựng CNXH ờ Liên Xô (từ 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX), số liệu nào sau đây có ý nghĩa nhất?
a. Nếu năm 1950, Liên Xô sản xuất được 27,3 triệu tấn thép thì đến năm 1970 sản xuất được 115,9 triệu tấn.
b. Năm 1950, tổng sản lượng công nghiệp của Liên Xô tăng 73% so với trước chiến tranh.
c. Từ năm 1951 đến 1975, mức tăng trường của Liên Xô hàng năm đạt 9,6%.
d. Từ giữa thập niên 70, sản xuất công nghiệp của Liên Xô đạt khoảng 20% sản lượng công nghiệp của toàn thế giới.
Câu 7. Nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới được xây dựng tại đâu?
a. Mĩ
b. Đức.
c. Liên Xô.
d. Trung Quốc.
Câu 8. Liên bang Cộng hòa XHCN Xô Viết được tồn tại trong khoảng thời gian nào?
a. 1917-1991
b. 1918-1991
c. 1920-1991
d. 1922-1991
Câu 9. Chế độ XHCN ở Liên Xô tồn tại bao nhiêu năm?
a. 71 năm
b. 72 năm
c. 73 năm
d. 74 năm
Câu 10. Đâu là trở ngại chủ quan ảnh hưởng đến thắng lợi của XHCN & Đông Âu?
a. Sự phá hoại của các thế lực phản động.
b. Rập khuôn, giáo điều theo mô hình xây dựng XHCN ở Liên Xô.
c. Chưa đảm bảo đầy đủ sự công bằng xã hội và quyền dân chủ của nhân dân.d. Sự trì trệ,
thiếu năng động trước những biến động của tình hình thế giới.
Câu 11. Nguyên nhân cơ bản nào làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?
a. Các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước chống phá.
b. Chậm sửa chữa những sai lầm.c. Nhà nước nhân dân Xô viết, nhận thấy CNXH không tiến
bộ nên muốn thay đổi chế độ.
d. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp.
Câu 12. Nguyên nhân nào mang tính chất giáo điều đưa đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?
a. Xây dựng một mô hình về CNXH không phù hợp với sự biến đổi của thế giới và thực tế khách quan.
b. Sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức của nhiều người lãnh đạo.
c. Rời bỏ những nguyên lý đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lênin.
d. Sự chống phá của các thế lực thù địch với CNXH.
Câu 13. Nước xóa bỏ thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Đông Âu là:
a. Ba Lan
b. Hung-ga-ri
c. Tiệp Khắc
d. Cộng hòa Dân chủ Đức
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Lịch sử 9 năm 2023 – 2024. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Mời các em tham khảo tài liệu có liên quan:
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Toán 9 năm 2023-2024
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Ngữ văn 9 năm 2023-2024
- Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Sinh học 9 năm 2023-2024
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.