Với mong muốn giúp các em học sinh dễ dàng ôn tập và nắm bắt kiến thức chương trình Vật lý 12 hiệu quả, HỌC247 xin giới thiệu đến các em Chuyên đề Bài tập trắc nghiệm tính các giá trị cực đại trong mạch Dao động điện từ năm 2020. Tài liệu được biên tập đầy đủ, chi tiết kèm đáp án hướng dẫn. Mời các em cùng tham khảo và rèn luyện thêm. Chúc các em học tốt
TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁC GIÁ TRỊ CỰC ĐẠI TRONG MẠCH DAO ĐỘNG ĐIỆN TỪ NĂM 2020
Câu 1: Mạch dao động LC lí tưởng có L = 1 mH. Cđdđ cực đại trong mạch là 1 mA, hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là10 V. Điện dung C của tụ có giá trị là
A. 10 pF. B. 10 µF.
C. 0,1 µF. D. 0,1 pF.
Câu 2: Trong mạch dao động LC, điện trở thuần của mạch không đáng kể, đang có một dao động điện từ tự do. Điện tích cực đại của tụ điện là 1µC và dòng điện cực đại qua cuộn dây là 10A. Tần số dao động riêng của mạch
A. 1,6 MHz. B. 16 MHz.
C. 16 kHz . D. 1,6 kHz .
Câu 3: Một mạch dao động LC đang thực hiện dao động điện từ tự do với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 20 V. Biết mạch có điện dung10-3 F và độ tự cảm 0,05 H. Khi dòng điện trong mạch là 2 A thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện bằng
A. 10\(\sqrt[]{2}\) V B. 5 \(\sqrt[]{2}\)V
C.10 V. D. 15 V.
Câu 4: Một mạch dao động điện từ gồm một tụ điện có điện dung 0,125 μF và một cuộn cảm có độ tự cảm 50 μH. Điện trở thuần của mạch không đáng kể. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 3 V. Cđdđ cực đại trong mạch là
A. 7,52 A. B. 7,52 mA.
C. 15 mA. D. 0,15 A.
Câu 5: Trong mạch dao động LC có dao động điện từ tự do (dao động riêng) với tần số góc104 rad/s. Điện tích cực đại trên tụ điện là10−9 C. Khi Cđdđ trong mạch bằng 6.10−6 A thì điện tích trên tụ điện là
A. 6.10−10C B. 8.10−10C
C. 2.10−10C D. 4.10−10C
Câu 6: Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại của một bản tụ điện có độ lớn là10-8 C và Cđdđ cực đại qua cuộn cảm thuần là 62,8 mA. Tần số dao động điện từ tự do của mạch là
A. 2,5.103 kHz. B. 3.103 kHz.
C. 2.103 kHz. D.103 kHz.
Câu 7: Mạch dao động điện từ điều hòa LC gồm tụ điện C = 30 nF và cuộn cảm L = 25 mH. Nạp điện cho tụ điện đến hiệu điện thế 4,8 V rồi cho tụ phóng điện qua cuộn cảm, Cđdđ hiệu dụng trong mạch là
A. I = 3,72 mA. B. I = 4,28 mA.
C. I = 5,20 mA. D. I = 6,34 mA.
Câu 8: Một tụ điện có điện dung C = 8 (nF) được nạp điện tới điện áp U0 = 6 V rồi mắc với một cuộn cảm có L = 2 mH. Cđdđ cực đại qua cuộn cảm là
A. I0 = 0,12 A. B. I0 = 1,2 mA.
C. I0 = 1,2 A. D. I0 = 12 mA.
Câu 9: Một mạch dao động điện từ lí tưởng, đang có dao động điện từ tự do. Biểu thức Cđdđ trong mạch là i = 0,04cos(2.107t) (A). Điện tích cực đại của tụ điện là
A. 4.10-9 C. B. 2.10-9 C
C. 8.10-9 C D. 10-9 C
Câu 10: Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm một tụ điện có điện dung 0,125 μF và một cuộn cảm có độ tự cảm 50 μH. Cđdđ cực đại trong mạch là 0,15 A. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là ?
A. 10 V. B. 6 V.
C. 5 V. D. 3 V.
Câu 11: Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại của một bản tụ điện có độ lớn là 0,16.10–11 C và Cđdđ cực đại qua cuộn cảm thuần là 1 mA. Tần số góc của mạch dao động LC này là
A. 0,4.105 rad/s. B. 625.106 rad/s.
C. 16.108 rad/s. D. 16.106 rad/s.
Câu 12: Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với chu kì T. Biết điện tích cực đại của một bản tụ điện có độ lớn là10–8 C và Cđdđ cực đại qua cuộn cảm là 62,8 mA. Giá trị của T là
A. 2 μs. B. 1 μs.
C. 3 μs. D. 4 μs.
Câu 13: Một mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang thực hiện dao động điện từ tự do. Điện tích cực đại trên một bản tụ là 2.10-6C, Cđdđ cực đại trong mạch là 0,1πA. Chu kì dao động điện từ tự do trong mạch bằng
A. 10-6/3 s. B. 10-3/3 s.
C. 4.10-7 s. D. 4.10-5 s.
Câu 14: Mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang hoạt động, biểu thức điện tích của một bản tụ điện là q =
2.10−9cos(2.107t+π/4) (C). Cđdđ cực đại trong mạch là
A. 40 mA B. 10 mA
C. 0,04 mA D. 1 mA
Câu 15: Trong một mạch dao động lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại trên một bản tụ điện là 4.10−8 C và Cđdđ cực đại trong mạch là10mA. Tần số dao động điện từ trong mạch là
A. 79,6 kHz. B. 100,2 kHz.
C. 50,1 kHz. D. 39,8 kHz.
Câu 16: Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung C = 25 µF và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L. Hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ là U0 = 5 V. Biết cường độ dòng điện cực đại trong mạch là 1 A, tần số dao động của mạch là
A. 4 kHz. B. 4/π kHz.
C. 1/π kHz. D. 1 kHz.
Câu 17: Một mạch dao động gồm một tụ điện có C = 18 nF và một cuộn dây thuần cảm có L = 6 µH. Hiệu điện thế cực đại ở hai đầu tụ điện là 4 V. Cường độ dòng điện cực đại trong mạch là
A. 87,2 mA. B. 21,9 mA.
C. 12 mA. D. 219 mA.
Câu 18: Nếu nối hai đầu đoạn mạch gồm cuộn cảm thuần L mắc nối tiếp với điện trở thuần R = 1 Ω vào hai cực của nguồn điện một chiều có suất điện động không đổi và điện trở trong r thì trong mạch có dòng điện không đổi cường độ I. Dùng nguồn điện này để nạp điện cho một tụ điện có điện dung C = 2.10-6 F. Khi điện tích trên tụ điện đạt giá trị cực đại, ngắt tụ điện khỏi nguồn rồi nối tụ điện với cuộn cảm thuần L thành một mạch dạo động thì trong mạch có dao động điện từ tự do với chu kì bằng π.10-6 s và Cđdđ cực đại bằng 8I. Giá trị của r bằng
A. 0,25 Ω. B. 1 Ω.
C. 0,5 Ω. D. 2 Ω.
Câu 19: Mạch dao động gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 20 mH và tụ điện phẳng có điện dung C = 2,0 μF, đang có dao động điện từ tự do với Cđdđ cực đại qua cuộn dây là Io = 5,0 mA. Biết khoảng cách giữa hai bản tụ điện là 0,10 mm. Cường độ điện trường giữa hai bản tụ có giá trị cực đại bằng
A. 0,10 MV/m. B. 1,0 μV/m.
C. 5,0 kV/m. D. 0,50 V/m.
Câu 20: Một mạch dao động LC lí tưởng gồm tụ điện có điện dung 18 nF và cuộn cảm thuần có độ tự cảm 6 μH. Trong mạch đang có dao động điện từ với hiệu điện thế cực đại giữa hai bản tụ điện là 2,4 V. Cđdđ hiệu dụng trong mạch có giá trị là
A. 92,95 mA B. 131,45 mA
C. 65,73 mA D. 212,54 mA
Câu 21: Một mạch dao động LC có điện dung C = 6/π µF. Điện áp cực đại trên tụ là U0 = 4,5 V và dòng điện cực đại là I0 = 3 mA. Chu kì dao động của mạch điện là
A. 18 ms. B. 0,9 ms.
C. 9 ms. D. 1,8 ms.
Câu 22: Mạch dao động LC, tụ C có hiệu điện thế cực đại là 5 V, điện dung C = 6 nF, độ tự cảm L = 25 mH. Cường độ hiệu dụng trong mạch là
A. \(\sqrt[]{3}\)mA. B. 20\(\sqrt[]{2}\)mA.
C. 1,6\(\sqrt[]{2}\)mA. D. 16\(\sqrt[]{2}\)mA.
Trên đây là toàn bộ nội dung Bài tập trắc nghiệm tính các giá trị cực đại trong mạch Dao động điện từ năm 2020 môn Vật lý 12. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
-
Phương pháp giải bài tập tìm chu kì của con lắc đơn khi thêm hoặc bớt chiều dài dây treo
-
Rèn luyện kỹ năng lập phương trình Dao động điều hòa Vật lý 12
-
Bài tập và công thức tính nhanh về Con lắc lò xo, Con lắc đơn trong DĐĐH
Chúc các em học tập tốt !