YOMEDIA

Bộ 37 câu trắc nghiệm ôn tập ứng dụng di truyền Sinh học 9 năm 2020 có đáp án

Tải về
 
NONE

HOC247 giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh tài liệuBộ 37 câu trắc nghiệm ôn tập ứng dụng di truyền Sinh học 9 năm 2020 có đáp án do HOC247 ôn tập và củng cố các kiến thức về ứng dụng di truyền. Mời các em tham khảo tại đây!

ADSENSE
YOMEDIA

BỘ 37 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHỦ ĐỀ ỨNG DỤNG DI TRUYỀN

SINH HỌC 9 NĂM 2020

 

1. Thể ba nhiễm là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có đặc điểm nào?

  1. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 1 chiếc
  2. Có một cặp NST tương đồng nào đó 2 chiếc, các cặp còn lại đều có 3 chiếc.
  3. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 3 chiếc.

D. Có một cặp NST tương đồng nào đó 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc

2. Người bị hội chứng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là

  1. 47 NST.                     B. 48 NST                    C.  45 NST.                   D. 46 NST.

3. Ở Tinh Tinh có 2n = 48, thể dị bội 2n-1 có số NST trong tế bào sinh dưỡng là

A. 48 NST.                 B.  47 NST.                C. 46 NST.               D. 49 NST.

4. Dạng đột biến cấu trúc NST thường gây hậu quả lớn nhất là

A. Đảo đoạn.                   B.  Mất đoạn.                 C. Lặp đoạn.             D. Chuyển đoạn.

5. Phương pháp nào dưới đây KHÔNG được áp dụng để nghiên cứu di truyền người?

A. Lai phân tích.                          B. Phân tích phả hệ.

C. Nghiên cứu tế bào                   D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh.

6. Ở nữ bệnh nhân có các triệu chứng: Lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, thường mất trí và không có con là hậu quả của đột biến

A. Thêm một NST số 23                               B. Thêm một NST số 21.

C. Dị bội thể ở cặp NST số 23                      D. Dị bội thể ở cặp NST số 21.

7. Dạng đột biến gen gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc của chuỗi polypeptit tương ứng do gen đó tổng hợp là

A. Thay cặp nucleôtit này bằng cặp nucleôtit khác.

  1. Mất một cặp nucleôtit.
  2. Thêm một cặp nucleôtit.
  3. Đảo vị trí cặp nuclêotit của 2 bộ ba mã hóa liền nhau..

8. Vi khuẩn đường ruột E.coli thường được dùng làm tế bào nhận trong kĩ thuật gen nhờ nó có đặc điểm:

  1. A. Có khả năng đề kháng mạnh.            B. Dễ nuôi cấy, có khả năng sinh sản nhanh
  2. C. Cơ thể chỉ có một tế bào.                   D. Có thể sống được ở nhiều môi trường khác nhau.

9. Trong bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân mắc bệnh Đao, số lượng nhiễm sắc thể ở cặp số 21 là bao nhiêu?

A.  4 nhiễm sắc thể.                            B. 1 nhiễm sắc thể.

C. 2 nhiễm sắc thể.                             D. 3 nhiễm sắc thể.

10. Trên ruộng lúa, người ta thấy có một số cây mạ màu trắng, đó là loại đột biến nào?

A. Đột biến gen.                              B.  Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.

C. Dị bội thể.                                   D. Đa bội thể.

11. Để tăng sản lượng củ cải, giúp cây có khả năng sinh trưởng mạnh và chống chịu tốt với môi trường người ta sử dụng loại biến dị nào?

A. Dị bội thể           B. Đa bội thể.                C.  Biến bị tổ hợp.            D. Biến dị thường biến.

12. Một giống lúa có năng suất tối đa là 5 tấn/ha. Dựa vào hiểu biết về mức phản ứng, người nông dân tăng năng suất lúa bằng cách nào?

A. Cung cấp nước đầy đủ trong thời kì sinh trưởng.

B. Cải tạo đất trồng, đánh luống cao.

C. Thay giống cũ bằng giống mới.

D. Cung cấp phân bón đầy đủ trong thời kì sinh trưởng.

13. Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể nhưng làm thay đổi trình tự các gen trên đó, ít ảnh hưởng đến sức sống?

A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.                                          B. Mất đoạn nhiễm sắc thể.

C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.                                           D.  Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

14. Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vy thể (2n – 1) cây cà có số lượng nhiễm sắc thể là

A.  26                     B. 24.            C. 25.                          D. 23.

15. Các thể đột biến nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến dị bội dạng 2n + 1?

A. Đao.                       A. Tớcnơ.             C.  Câm điếc bẩm sinh.             D. Bạch tạng.

16. Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là:

A. 47 cặp NST          B. 47 chiếc NST           C. 45 chiếc NST         D. 45 cặp NST

17. Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào?

ABCDEFGH ⇒ ABCDEFG

A. Mất đoạn nhiễm sắc thể.                          B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể.

C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.                          D. Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.

18. Bộ nhiễm sắc thể của một loài 2n = 24. Số lượng nhiễm sắc thể ở thể 2n + 1 là

 A. 25              B. 35                    C. 46              D. 48

19. Mức độ đột biến gen có thể xảy ra ở

A. Hai cặp nuclêôtit.                                                       B. Một cặp nuclêôtit.

C. Một hay một số cặp nuclêôtit.                                     D. Toàn bộ cả phân tử ADN.

20. Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Vậy thể (2n – 1) cây cà có số lượng nhiễm sắc thể

A. 23                    B. 22               C. 24                          D. 25

21. Con lai kinh tế được tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôsten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm. Ðây là thành tựu chọn giống vật nuôi thuộc lĩnh vực nào?

A. Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1).                   B. Nuôi thích nghi.

C. Công nghệ cấy chuyển phôi.                              D. Tạo giống mới.

22.  Trong 8 tháng từ một củ khoai tây đã thu được 2000 triệu mầm giống đủ trồng cho 40 ha. Đây là kết quả ứng dụng của lĩnh vực công nghệ nào?

A. Công nghệ sinh học xử lí môi trường.                         B. Công nghệ chuyển gen.
C. Công nghệ chuyển nhân và chuyển phôi.                     D. Công nghệ tế bào

23. Nếu ở thế hệ xuất phát P có kiểu gen 100% Aa, trải qua 3 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ đồng hợp ở thế hệ con thứ 3 (F3) là

A. 87,5%.                         B. 75%.                    C. 25%.                  D. 18,75%.

24. Ở thực vật, để củng cố một đặc tính mong muốn của giống người ta đã tiến hành như thế nào?

A. Lai khác dòng..                                     B. Tự thụ phấn
C. Lai khác thứ.                                         D. Lai thuận nghịch

25. Giao phối cận huyết được thể hiện ở phép lai nào sau đây:

A. AaBbCc x AaBbCc                     B. aaBbCc x aabbCc

C. AABBCC x aabbcc                    D. AABBCc x aabbCc

26. Trong chọn giống, người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc hoặc giao phối cận huyết nhằm mục đích

A. Cải tiến giống.               B. Tạo giống mới.          C. Tạo ưu thế lai.        D. Tạo dòng thuần
27. Để nhân giống vô tính ở cây trồng, người ta thường sử dụng mô giống được lấy từ bộ phận nào của cây?

A. Đỉnh sinh trưởng.                                 B. Bộ phận rễ.

C. Bộ phận thân.                                        D. Bộ phận cành.

28. Cá trạch được biến đổi gen ở Việt nam có khả năng

A.. . Sản xuất ra chất kháng sinh           B. Tổng hợp được loại hoocmon sinh trưởng ở người

C. Tổng hợp được kháng thể.                D. Tổng hợp được nhiều loại Prôtêin khác nhau.

29. Trong chăn nuôi, để tận dụng ưu thế lai, người ta dùng phép lai nào sau đây?

A. Lai phân tích                                         B. Giao phối cận huyết.

C.  Lai kinh tế                                            D. Giao phối ngẫu nhiên.

30. Để có đủ số cây chuối trong một thời gian ngắn đáp ứng yêu cầu sản xuất, người ta tách bộ phận nào của cây để nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng đặt trong ống nghiệm?

A. Mô phân sinh.          B. Mô sẹo.              C. Mô từ tế bào rễ.      D. Mô từ tế bào lá.

{-- Nội dung và đáp án từ câu 31-37 của tài liệu vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn 1 phần nội dung tài liệu Bộ 37 câu trắc nghiệm ôn tập ứng dụng di truyền Sinh học 9 năm 2020 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF