YOMEDIA

Bộ 30 câu trắc nghiệm chủ đề giảm phân Sinh học 9 năm 2020 có đáp án

Tải về
 
NONE

Qua nội dung tài liệu Bộ 30 câu trắc nghiệm chủ đề giảm phân Sinh học 9 năm 2020 có đáp án được biên soạn và tổng hợp đầy đủ với bài tập và đáp án đầy đủ giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng làm bài tập. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE
YOMEDIA

BỘ 30 CÂU TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GIẢM PHÂN

SINH HỌC 9 NĂM 2020

 

Câu 1: Từ 1 tế bào (2n) giảm phân có thể tạo ra 4 tế bào con vì

A. Quá trình giảm phân gồm hai lần phân bào

B. Có hai tế bào thực hiện quá trình giảm phân

C. Trong giảm phân NST đã nhân đôi 2 lần

D. Kì giữa phân bào 1 các NST kép xếp 2 hàng

Câu 2: Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kỳ giữa của giảm phân I là

A. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

B. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

C. 2n nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

D. 2n nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Câu 3: Diễn biến của nhiễm sắc thể ở kì giữa của giảm phân II là

A. Nhiễm sắc thể đơn xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

B. Nhiễm sắc thể kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

C. Nhiễm sắc thể đơn xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

D. Nhiễm sắc thể kép xếp thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

Câu 4: Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là

A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần

B. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần

C. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần

D. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần

Câu 5: Đặc trưng nào dưới đây của nhiễm sắc thể là phù hợp với kì cuối của giảm phân I?

A. Các nhiễm sắc thể kép nằm gọn trong 2 nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội kép.

B. Các nhiễm sắc thể đơn nằm gọn trong nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

C. Các nhiễm sắc thể đơn tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.

D. Các nhiễm sắc thể kép tháo xoắn trở về dạng sợi mảnh.

Câu 6: Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở

A. Kì trung gian của lần phân bào I

B. Kì giữa của lần phân bào I

C. Kì trung gian của lần phân bào II

D. Kì giữa của lần phân bào II

Câu 7: Trong phân bào lần II của giảm phân, NST kép xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở kì nào?

A. Kì sau                   B. Kì giữa                    C. Kì đầu                    D. Kì cuối.

Câu 8: Phát biểu nào đúng về kì trung gian I và II?

A. Đều xảy ra nhân đôi NST

B. Đều xảy ra tiếp hợp giữa các cromatit

C. Chỉ có kì trung gian I mới xảy ra nhân đôi NST

D. Chỉ có kì trung gian II mới xảy ra nhân đôi NST

Câu 9: Trong phân bào lần I của giảm phân, diễn ra tiếp hợp cặp đôi của các NST kép tương đồng theo chiều dọc và bắt chéo với nhau ở kì nào?

A. Kì sau                   B. Kì giữa                    C. Kì đầu                    D. Kì cuối.

Câu 10: Ở ruồi giấm, khi quan sát bộ nhiễm sắc thể người ta thấy có 4 cặp nhiễm sắc thể đang bắt chéo với nhau, tế bào quan sát đang ở kì nào?

A. Kì giữa của nguyên phân

B. Kì đầu của nguyên phân.

C. Kì giữa của giảm phân 1.

D. Kì đầu của giảm phân 1.

Câu 11: Hoạt động các NST kép bắt đầu xoắn và co ngắn, cặp NST tương đồng tiếp hợp theo chiều dọc và có thể xảy ra trao đổi chéo, sau đó lại tách rời nhau. Đây là kì nào của lần phân bào nào trong giảm phân?

A. Kì đầu của lần phân bào I

B. Kì đầu của lần phân bào II

C. Kì giữa của lần phân bào I

D. Kì giữa của lần phân bào II

Câu 12: Ở ruồi giấm, khi quan sát bộ nhiễm sắc thể người ta thấy có 4 cặp NST đang bắt chéo nhau, tế bào quan sát được đang ở kì nào?

A. Kì giữa của nguyên phân

B. Kì đầu của nguyên phân

C. Kì giữa của giảm phân I

D. Kì đầu của giảm phân I

Câu 13: Trong giảm phân I, đặc điểm của kì giữa là

A. Các NST kép co ngắn, đóng xoắn

B. Các cặp NST kép tương đồng tập trung và xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào

C. Các cặp NST kép tương đồng phân li độc lập với nhau về hai cực của tế bào

D. Các cặp NST kép nằm gọn trong hai nhân mới được tạo thành với số lượng là bộ đơn bội

Câu 14: Một loài có bộ NST 2n= 20. Có 30 tế bào của loài này tham gia giảm phân hình thành giao tử đực thì ở kì sau của giảm phân II thống kê trong tổng số các tế bào con có bao nhiêu NST ở trạng thái đơn?

A. 20                         B. 60                           C. 80                           D. 1200

Câu 15: Nội dung nào sau đây sai?

A. Mỗi tinh trùng kết hợp với một trứng tạo ra một hợp tử.

B. Thụ tinh là quá trình kết hợp bộ NST đơn bội của giao tử đực với giao tử cái để phục hồi bộ NST lưỡng bội cho hợp tử.

C. Thụ tinh là quá trình phối hợp yếu tố di truyền của bố và mẹ cho con.

D. Các tinh trùng sinh ra qua giảm phân đều thụ với trứng tạo hợp tử.

Câu 16: Bản chất của thụ tinh là gì?

A. Sự kết hợp của 2 bộ phận nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân đơn bội

B. Sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội

C. Sự kết hợp của bộ nhân đơn bội với bộ nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân đơn bội

D. Sự kết hợp của bộ nhân đơn bội với bộ nhân lưỡng bội tạo ra bộ nhân lưỡng bội

Câu 17: Ở ruồi giấm (2n=8). Một tế bào sinh trứng thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Cho các nhận xét sau

  1. Ở kì giữa của quá trình giảm phân I có 8 nhiễm sắc thể kép.
  2. Ở kì sau của quá trình giảm phân I có 16 crômatit.
  3. Ở kì sau của quá trình giảm phân I có 16 tâm động.
  4. Ở kì cuối của quá trình giảm phân I, lúc tế bào đang phân chia có 16 nhiễm sắc thể đơn.
  5. Ở kì đầu của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có chứa 8 nhiễm sắc thể kép.
  6. Ở kì giữa của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có chứa 16 crômatit.
  7. Ở kì sau của quá trình giảm phân II, mỗi tế bào con có chứa 8 tâm động.

Số ý đúng là:

A. 3.                           B. 4.                C. 5.                            D. 6

Câu 18: Ở người sự thụ tinh giữa tinh trùng mang NST giới tính nào với trứng để tạo hợp tử phát triển thành con trai?

A. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XY

B. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + X để tạo hợp tử 44A + XX

C. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + Y với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + YY

D. Sự thụ tinh giữa tinh trùng 22A + X với trứng 22A + Y để tạo hợp tử 44A + XY

Câu 19: Giao tử là

A. Tế bào dinh dục đơn bội.

B. Được tạo từ sự giảm phân của tế bào sinh dục thời kì chín.

C. Có khả năng tạo thụ tinh tạo ra hợp tử.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 20: Số tinh trùng được tạo ra nếu so với số tế bào sinh tinh thì

A. Bằng nhau

B. Bằng 2 lần

C. Bằng 4 lần

D. Giảm một nửa

Câu 21: Trong quá trình tạo giao tử ở động vật, hoạt động của các tế bào mầm là

A. Nguyên phân

B. Giảm phân

C. Thụ tinh

D. Nguyên phân và giảm phân

Câu 22: Có một tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân 6 lần. Tất cả tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng. Các trứng tạo ra đều tham gia thụ tinh. Biết hiệu suất thụ tinh của trứng bằng 18,75% và của tinh trùng là 6,25%. Số hợp tử được tạo thành và số tế bào giao tử đực tham gia thụ tinh là:

A. 10 và 192.                         B. 8 và 128.                             C. 4 và 64.                              D. 12 và 192.

Câu 23: Bộ NST đặc trưng của những loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ sự kết hợp giữa

A. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

B. Nguyên phân và giảm phân.

C. Giảm phân và thụ tinh.

D. Nguyên phân và thụ tinh.

Câu 24: Từ một noãn bào bậc I trải qua quá trình giảm phân sẽ tạo ra được

A. 1 trứng và 3 thể cực

B. 4 trứng

C. 3 trứng và 1 thể cực

D. 4 thể cực

Câu 25: Trong quá trình phát sinh giao tử cái ở động vật, từ mỗi noãn bào bậc 1

A. Nguyên phân cho 2 noãn bào bậc 2

B. Giảm phân cho 2 noãn bào bậc 2 và trứng

C. Giảm phân cho 3 thể cực và 1 tế bào trứng

D. Nguyên phân cho 3 thể cực

Câu 26: Hợp tử được tạo nên từ

A. 1 trứng và 1 tinh trùng

B. 1 trứng và 2 tinh trùng

C. 2 trứng và 1 tinh trùng

D. 1 trứng và 3 tinh trùng

Câu 27: Sự quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là gì?

A. Sự kết hợp theo nguyên tắc: một giao tử đực và một giao tử cái

B. Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội

C. Sự tổ hợp bộ NST của giao tử đực và giao tử cái

D. Sự tạo thành hợp tử

Câu 28: Nội dung nào sau đây sai về quá trình thụ tinh?

A. Mỗi tinh trùng kết hợp với một trứng tạo ra một hợp tử

B. Thụ tinh là quá trình kết hợp bộ NST đơn bội của giao tử đực với giao tử cái để phục hồi bộ NST lưỡng bội cho hợp tử

C. Thụ tinh là quá trình phối hợp yếu tố di truyền của bố và mẹ cho con

D. Các tinh trùng sinh ra qua giảm phân đều thụ tinh với trứng tạo hợp tử

Câu 29: Sự kiện quan trọng nhất trong thụ tinh về mặt di truyền là

A. Kết hợp theo nguyên tắc một giao tử đực với một giao tử cái

B. Kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội

C. Tổ hợp bộ nhiễm sắc thể của giao tử đực và giao tử cái

D. Tạo thành hợp tử

Câu 30: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở

A. Tế bào sinh dưỡng

B. Tế bào sinh dục vào thời kì chín

C. Tế bào mầm sinh dục

D. Hợp tử và tế bào sinh dưỡng

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

A

B

A

A

A

B

C

C

D

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

A

D

B

D

D

B

A

A

A

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

A

D

A

A

C

A

C

D

C

B

 
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Bộ 30 câu trắc nghiệm chủ đề giảm phân Sinh học 9 năm 2020 có đáp án. Để tham khảo thêm các tài liệu khác các em vui lòng đăng nhập vào trang hoc247.net

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF