YOMEDIA

Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Hóa học 12 năm 2023-2024

Tải về
 
NONE

Ban biên tập HỌC247 xin giới thiệu đến các em học sinh lớp 12 nội dung Đề cương ôn tập giữa Học kì 1 môn Hóa học 12 năm 2023-2024 bao gồm các kiến thức cơ bản về Este, Lipit, Cacbohiđrat, .... Bên cạnh đó, tài liệu còn có các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến kiến thức sẽ giúp các em có thể rèn luyện kỹ năng làm bài của mình. Chúc các em đạt được kết quả cao trong kỳ thi giữa học kì 1 sắp tới. 

ATNETWORK

1. Kiến thức cần nhớ

1.1. Este – Lipit

a. Este

- Khái niệm, cách phân loại este, công thức phân tử chung của este no, đơn chức, mạch hở

- Viết được CTCT và gọi tên các este no, đơn chức, mạch hở (số C ≤ 4) và tên của một số este thông dụng khác (vinyl axetat; phenyl axetat; metyl acrylat…)

- Nêu được tính chất vật lí của este. So sánh nhiệt độ sôi của axit, este, ancol.

- Viết được PTHH của phản ứng thuỷ phân este trong môi trường axit và bazơ.

- Nêu được ứng dụng và phương pháp điều chế este.

- Giải được các bài toán tìm CTPT, CTCT của este.

b. Chất béo

- Nắm được khái niệm chất béo; tính chất vật lí của chất béo.

- Viết được công thức và tên của một số chất béo thường gặp.

- Viết được PTHH thuỷ phân chất béo, phản ứng với H2.

- Làm được bài toán thủy phân chất béo trong môi trường kiềm.

1.2. Cacbohiđrat

- Khái niệm, cách phân loại cacbohiđrat.

- Nắm được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của glucozơ; saccarozơ; tinh bột và xenlulozơ.

- Tính chất hóa học của glucozơ; saccarozơ; tinh bột và xenlulozơ và viết PTHH của phản ứng.

- Giải được các bài tập về: phản ứng tráng gương của glucozơ; lên men glucozơ và tinh bột (có hiệu suất); thủy phân cacbohiđrat.

1.3. Amin – Amino Axit – Protein

a. Amin

- Nắm được khái niệm, cách phân loại amin, công thức phân tử chung của amin no, đơn chức, mạch hở.

- Cách viết CTCT các đồng phân amin no, đơn chức, mạch hở (số C ≤ 4).

- Cách gọi tên và xác định bậc amin.

- Tính chất vật lí của amin và anilin.

- Tính chất hóa học của amin, so sánh lực bazơ của amin.

- Làm được các bài tập: Xác định CTPT, CTCT của amin qua % m các nguyên tố, phản ứng với dd axit; phản ứng với O2; anilin tác dụng với dd brom.

b. Amino Axit

- Nắm được khái niệm, công thức chung của amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm – NH2

- CTCT các đồng phân amino axit no, mạch hở, có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2 (số C ≤ 4).

- Viết được công thức và tên của 5 amino axit thường gặp.

- Nắm được: Tính chất vật lí của amino axit; tính chất hóa học amino axit và viết PTHH minh hoạ.

- Cách phân biệt amino axit chất có số nhóm chức bằng và khác nhau.

- Giải được các bài tập: Xác định CTPT, CTCT của amino axit qua %m các nguyên tố, phản ứng với dd axit và bazơ; BT xác định CTCT của các hợp chất chứa N (este của amino axit; muối của axit hữu cơ với amin hoặc amoniac)

c. Peptit

- Nắm được khái niệm, phân loại peptit.

- Viết được CTCT các đồng phân đipeptit và tripeptit.

- Tính chất vật lí của peptit; Tính chất hóa học của peptit. Viết được phản ứng thuỷ phân peptit đơn giản.

- Bài tập thủy phân peptit.

2. Trắc nghiệm ôn tập

Câu 1: Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 4,8.                              B. 3,4.                              C. 3,2.                              D. 5,2.

Câu 2: Công thức phân tử của fructozơ là

A. C6H12O6.                     B. C12H22O11.                  C. C2H4O2.                      D. (C6H10O5)n.

Câu 3: Kết quả thí nghiệm của các chất X, Y, Z với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Chất

Thuốc thử

Hiện tượng

X

Cu(OH)2

Tạo dung dịch màu xanh lam

X, Y, Z

Dung dịch Br2

Dung dịch Br2 nhạt màu

X, Z

Dung dịch AgNO3/NH3

Tạo kết tủa Ag

Các chất X, Y, Z lần lượt là

A. glixerol, glucozơ, metyl axetat.                         B. glucozơ, triolein, vinyl fomat.

C. fructozơ, vinyl axetat, saccarozơ.                      D. Glixerol, tripanmitin, anđehit axetic.

Câu 4: Trong các dung dịch sau: fructozơ, glucozơ, saccarozo, ancol etylic và xenlulozơ. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng là

A. 5.                                 B. 1.                                 C. 4.                                 D. 2.

Câu 5: Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ, thu được monosaccarit X. Cho X lên men (xúc tác, to) thu được chất hữu cơ Y. Chất Y

A. ancol etylic.                B. glucozơ.                      C. sobitol.                        D. fructozơ.

Câu 6: Khi xà phòng hóa triolein ta thu được sản phẩm là

A. C17H33COONa và glixerol.                                 B. C17H35COOH và glixerol.

C. C15H31COONa và glixerol.                                 D. C15H31COONa và etanol.

Câu 7: Cho sơ đồ chuyển hoá (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng):

Hai chất X và Y trong sơ đồ trên lần lượt là

A. ancol etylic, anđehit axetic.                                B. glucozơ, axit axetic.

C. glucozơ, ancol etylic.                                          D. glucozơ, etyl axetat.

Câu 8: Đun sôi hỗn hợp gồm ancol etylic và axit axetic (có axit H2SO4 đặc làm xúc tác) sẽ xảy ra phản ứng

A. trùng hợp.                   B. xà phòng hóa.             C. trùng ngưng.               D. este hóa.

Câu 9: Trong số các chất sau đây, chất nào có nhiệt độ sôi lớn nhất?

A. CH3COOH.                B. C3H7OH.                    C. CH3CHO.                   D. HCOOCH3.

Câu 10: Este etyl axetat có công thức là

A. CH3COOCH3             B. CH3COOCH=CH2     C. CH3COOC2H5           D. C2H5COOCH3

Câu 11: Chất X có công thức phân tử C3H6O2, là este của axit fomic(HCOOH).Công thức cấu tạo thu gọn của X là

A. HCOOC2H5.              B. HO-C2H4-CHO.         C. CH3COOCH3.            D. C2H5COOH.

Câu 12: Trong thực tế người ta thường nấu rượu (ancol etylic) từ gạo. Tinh bột chuyển hóa thành ancol etylic qua 2 giai đoạn: Tinh bột glucozơ ancol etylic. Tính thể tích ancol etylic 46o thu được từ 10 kg gạo (chứa 81% tinh bột). Biết hiệu suất mỗi giai đoạn là 80%, khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml.

A. 10 lít.                          B. 6 lít.                             C. 4 lít.                            D. 8 lít.

Câu 13: Cho các phát biểu sau đây:

(a) Đun nóng dung dịch saccarozơ với H2SO4 loãng thu được sản phấm có phản ứng tráng gương.

(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có chuyển hóa qua lại lẫn nhau.

(c) Glucozơ và fructozơ đều bị khử bởi AgNO3 trong dung dịch NH3.

(d) Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.

Số phát biểu đúng là

A. 3.                                 B. 4.                                 C. 2.                                 D. 1.

Câu 14: Cho dãy các chất: vinyl axetat, metyl axetat, etyl fomat, phenyl axetat, tripanmitin. Số chất trong dãy khi thủy phân trong dung dịch NaOH (dư, đun nóng) sinh ra sản phẩm chứa ancol là

A. 4.                                    B. 2.                               C. 5.                               D. 3.

Câu 15: Cho các phát biểu sau:

(1) Chất béo không tan trong nước nhưng tan tốt trong dung môi không phân cực như benzen.

(2) Phản ứng xà phòng hóa chất béo là phản ứng thuận nghịch.

(3) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOC2H5 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.                           

(4) Este no, đơn chức, mạch hở nhỏ nhất có phân tử khối bằng 60.

Số phát biểu đúng?

A. 3.                                 B. 2.                                 C. 4.                                 D. 1.

Câu 16: Chất nào dưới đây không phải là este ?

A. HCOOC6H5.              B. CH3COOCH3.            C. C2H5OH.                    D. CH3COOC2H5.

Câu 17: Số nguyên tử cacbon trong phân tử glucozơ là

A. 12.                               B. 5.                                 C. 6.                                 D. 10.

Câu 18: Xenlulozo ngoài công thức phân tử là (C6H10O5)n còn có thể được viết là

A. [C6H5(OH)5]n.            B. [C6H7O2(OH)3]n.        C. [C6H8O3(OH)2].         D. [C6H6O(OH)4].

Câu 19: Chất nào sau đây thuộc loại monosaccarit?

A. Xenlulozơ.                  B. Glucozơ.                     C. Tinh bột.                     D. Saccarozơ.

Câu 20: Công thức của tripanmitin là

A. C15H31COOCH3.                                                                   B. (C15H31COO)3C3H5.       

C. CH3COOCH2C6H5.                                            D. (C17H33COO)2C2H4.

Câu 21: Để xà phòng hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp các chất béo trung tính X thì cần 90ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng kết thúc (giả sử phản ứng với hiệu suất 100%) thu được 28,36 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là

A. 31,6.                            B. 22,12.                          C. 27,52.                          D. 26,08.

Câu 22: Trong phòng thí nghiệm, nhận biết hồ tinh bột bằng phản ứng màu đặc trưng với chất nào dưới đây?

A. Dung dịch brom.         B. Dung dịch iot.             C. Quì tím.                      D. Cu(OH)2.

Câu 23: Đun nóng este CH3COOC6H5 (phenyl axetat) với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ là

A. CH3COOH và C6H5OH.                                    B. CH3OH và C6H5ONa.

C. CH3COONa và C6H5ONa.                                 D. CH3COOH và C6H5ONa.

Câu 24: Dãy nào sau đây gồm tất cả các chất có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?

A. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.                            B. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.

C. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ.                            D. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.

Câu 25: Đun nóng dung dịch chứa 1,12 gam glucozơ với lượng vừa đủ dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng Ag tối đa thu được là

A. 0,672 gam.                  B. 2,4 gam.                      C. 1,5 gam.                      D. 1,344 gam.

Câu 26: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và HNO3. Để điều chế 148,5 gam xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) thì khối lượng dung dịch HNO3 63% cần dùng là

A. 99,225 gam.                B. 35,725 gam.                C. 90,0 gam.                    D. 250,0 gam.

Câu 27: Saccarozơ phản ứng với chất nào sau đây?

A. Cu(OH)2.                                                             B. H2/Ni.

C. dung dịch NaOH.                                                 D. dung dịch AgNO3/NH3,to.

Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tripanmitin có khả năng tham gia phản ứng cộng hiđro khi đun nóng có xúc tác Ni.

B. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.

C. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.

D. Chất béo bị thủy phân trong môi trường axit, không bị thủy phân trong môi trường kiềm.

Câu 29: Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp X gồm một este đơn chức và một este hai chức với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được một ancol Y duy nhất và 24,52 gam hỗn hợp Z gồm các muối. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 9,0 gam. Đốt cháy hoàn toàn 24,52 gam Z cần dùng 0,52 mol O2, thu được Na2CO3 và 24,2 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn nhất trong Z là

A. 28,4%.                        B. 32,8%.                         C. 37,8%.                        D. 43,7%.

Câu 30: Thủy phân hoàn toàn 10,12 gam este X trong dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được muối của axit cacboxylic đơn chức và 5,29 gam ancol etylic. Khối lượng muối thu được là

A. 11,04 gam.                  B. 9,43 gam.                    C. 14,40 gam.                  D. 12,3 gam.

ĐÁP ÁN

1

B

6

A

11

A

16

C

21

C

26

D

2

A

7

C

12

D

17

C

22

B

27

A

3

B

8

D

13

D

18

B

23

C

28

C

4

D

9

A

14

D

19

B

24

B

29

B

5

A

10

C

15

A

20

B

25

D

30

B

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Đề cương ôn tập giữa HK1 môn Hóa học 12 năm 2023-2024. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Mời các em tham khảo các tài liệu có liên quan:

Ngoài ra, các em có thể thực hiện làm đề thi trắc nghiệm online tại đây:

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
NONE
ON