YOMEDIA

Bộ 4 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Đình Lập

Tải về
 
NONE

HOC247 xin cung cấp đến các em học sinh nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Ngữ văn Trường THPT Đình Lập được sưu tầm và tổng hợp với các câu hỏi từ dễ đến khó sẽ giúp các em ôn luyện kiến thức thật hiệu quả. Mời các em cùng theo dõi.

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT ĐÌNH LẬP

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình chỉ vì họ sợ bị thất bại. Họ không muốn thử sức mình với các kỳ thi quốc gia vì họ không tin rằng họ sẽ chiến thắng. Họ sợ phải nhận những bức thư từ chối, nên họ không nộp đơn xin việc ở nước ngoài. Họ ngại tham gia khóa học để cải thiện một kỹ năng còn yếu vì lo sợ phải đối mặt với những sự chế giễu. Nhưng nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang.

“Có chắc không?”là câu hỏi khiến chúng ta cảm thấy bất ổn khi có ý muốn thoát ra khỏi vùng an toàn. “Chắc hẳn mà” là câu trả lời mà chúng ta luôn muốn nghe. Chúng ta muốn chắc chắn sẽ nhận được học bổng khi đăng ký, chúng ta muốn chắc chắn sẽ không bị hổ vồ khi đi thám hiểm Safari, chúng ta muốn chắc chắn rằng người mà chúng ta chọn là vợ hay chồng sẽ ở với chúng ta mãi mãi. Nhưng có gì trên thế giới này mà không có độ rủi ro nhất định? Sự rủi ro có thể đến với từng người trong chúng ta bất kỳ lúc nào. Rủi ro có thể đến với bạn ngay trong khi bạn chấp nhận làm bất cứ việc gì. Để chắc chắn rằng rủi ro không đến với mình, việc duy nhất bạn có thể làm là không làm gì cả, nằm trên giường và… mơ về những thứ mà bạn không dám làm trong thế giới thật. Nhưng bạn có dám chắc là trong cơn mơ, bạn sẽ không bị giật mình và ngã xuống đất? Nếu rủi ro có thể ập đến với bạn cả khi bạn đang mơ, vậy tại sao bạn lại không dám ra ngoài và dám biến những ước mơ của bạn trở thành hiện thực?

(Trích Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới; Hồ Thu Hương, Nguyễn Phan Linh, Phạm Anh Đức, NXB Thế giới; 2016; trang 147 – 148)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, vì sao có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình?

Câu 3. Anh/chị có đồng tình với quan niệm: nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang? Vì sao? 

Câu 4. Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là vùng an toàn? Với những người đang ở trong vùng an toàn, theo anh/chị cách nào có thể giúp họ bước ra khỏi vùng an toàn đó? Nếu ít nhất 02 cách.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Từ đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) thuyết phục các bạn trẻ rằng: có những lúc cần phải thoát ra khỏi vùng an toàn do mình tự tạo ra.

Câu 2.

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ Văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam). Từ âm thanh tiếng sáo và hình ảnh bát cháo hành (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ Văn 11, NXB Giáo dục Việt Nam) hãy nhận xét về vai trò của các tác nhân đối với tâm hồn con người.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.           

Câu 2:

- Có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình vì: họ sợ thất bại

Câu 3:

- Đồng tình với quan điểm.

- Vì:

+ Cuộc sống vốn không hề bằng phẳng mà luôn chứa đựng những khó khăn thách thức, cuộc đời mỗi người là hành trình vượt qua những thử thách đó.

+ Những rủi ro, thách thức chính là những khó khăn mà chúng ta phải trải qua để tích lũy tri thức, kinh nghiệm sẵn sàng khi cơ hội đến.

+  Không đương đầu với khó khăn thử thách, luôn cố thủ trong vùng an toàn chúng ta mãi không thể thấy cơ hội và nắm bắt được cơ hội để vươn đến thành công.

Câu 4:

- “Vùng an toàn” là: môi trường thân thuộc với mỗi con người, nơi chúng ta luôn cảm thấy tự do, thoải mái, tự tin nhất để thể hiện bản thân.

- Những cách thức giúp mọi người bước ra khỏi “vùng an toàn”:

+ Can đảm đối mặt với sự sợ hãi để tìm cách vượt qua và chiến thắng những nỗi lo lắng, sợ hãi đó.

+ Tự đặt cho mình những thử thách để cố gắng vượt qua.

+ Bắt tay vào làm những dự án nhỏ, để trải nghiệm và tích lũy tri thức cho bản thân.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Bóng tối của những độc ác, tức tối và hằn học vẫn phủ ngập trong không ít đôi mắt con người. Tại sao những khoảnh khắc kỳ diệu mà chúng ta từng có và đang có lại không thể kéo dài mãi mãi và phủ ngập trên đời sống thế gian này như những tia nắng mặt trời? Tại sao chúng ta lại biến ngôi nhà thế gian của chúng ta thành một nơi máu chảy, của thù hận, của đối kháng và của những giá lạnh? […]

Thế giới ngày nay nhiều của cải, vật chất hơn bao giờ hết. Nhưng số lượng của cải, vật chất mà con người làm ra đã không tỷ lệ thuận với hạnh phúc của đời sống mà nhân loại đang sống và đang mơ tới. Thế gian không phải là một cánh từng nguyên thủy và con người không phải là những hoang thú sống trong đó. Nhân loại không phải là những hoang thú với mục đích duy nhất là biến những kẻ yếu hơn hay những quốc gia yếu hơn thành thức ăn cho mình. Nếu chỉ như vậy, thì tiên tri về một ngày tận thế đã bắt đầu hiển lộ những hiện thực đầu tiên của nó […]

Với lý do đó, Báo VietNamNet cùng nhiều trí thức Việt Nam và trên thế giới, cùng với con người ở mọi tầng lớp xã hội – những con người đang mơ ước và lao động cho một đời sống thanh bình và yêu thương ở nhiều nước trên thế giới chọn ngày 9 tháng 9 hàng năm là “Ngày của thế gian, ngày hòa giải và yêu thương” […]

Chúng ta hãy cùng nhau sống một ngày như vậy. Sống như vậy không phải sống cho người khác mà sống cho chính cá nhân chúng ta. Bởi khi chúng ta thù hận một ai đó thì bóng tối nặng nề lại trùm phủ chính cõi lòng chúng ta chứ không phải là kẻ mà chúng ta thù hận. Đây là một sự thật mà hầu hết mỗi chúng ta đã trải qua.

(Trích Ngày hòa giải và yêu thương, Nguyễn Quang Thiều, dẫn theo http://nhavantphcm.com.vn ngày 9/9/2012)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.

Câu 2. Phân tích tác dụng của phép điệp trong đoạn văn sau: Tại sao những khoảnh khắc kỳ diệu mà chúng ta từng có và đang có lại không thể kéo dài mãi mãi và phủ ngập trên đời sống thế gian này như những tia nắng mặt trời? Tại sao chúng ta lại biến ngôi nhà thế gian của chúng ta thành một nơi máu chảy, của thù hận, của đối kháng và của những giá lạnh?

Câu 3. Vì sao tác giả lại cho rằng: khi chúng ta thù hận một ai đó thì bóng tối nặng nề lại trùm phủ chính cõi lòng chúng ta chứ không phải là kẻ mà chúng ta thù hận.

Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: số lượng của cải, vật chất mà con người làm ra đã không tỷ lệ thuận với hạnh phúc của đời sống mà nhân loại đang sống và đang mơ tới? Vì sao?

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của hòa giải và yêu thương.

Câu 2.

Trình bày cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr.89)

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

(Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ Văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục, 2008, tr.39)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2:

- Điệp ngữ: Tại sao

- Tác dụng:

+ Tăng sức biểu cảm cho diễn đạt.

+ Điệp ngữ kết hợp với câu hỏi tu từ đã nhấn mạnh tô đậm nỗi đau đớn của tác giả trước thực trạng thế giới đầy những đau thương mất mất.

---(Để xem đầy đủ đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

MỘT LY SỮA

Có một cậu bé nghèo bán hàng rong ở các khu nhà để kiếm tiền đi học. Hôm đó, cậu lục túi chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi mà bụng đang rất đói. Cậu quyết định xin một bữa ăn tại một căn nhà gần đó. Cậu hốt hoảng khi thấy một cô bé dễ thương ra mở cửa. Thay vì xin ăn, cậu ta đành xin một ly nước nóng.

Cô bé nghĩ rằng cậu trông đang đói nên đem ra một ly sữa lớn.

Cậu uống từ từ, rồi hỏi: “Tôi nợ bạn bao nhiêu?”

Cô bé đáp: “Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ dạy rằng chúng tôi không bao giờ nhận tiền khi làm một điều tốt.”

Cậu ta nói: “Vậy thì tôi cảm ơn bạn nhiều lắm!”

Khi Howard Kelly rời căn nhà đó, cậu ta không những cảm thấy trong người khỏe khoắn, mà còn thấy niềm tin vào con người, vào cuộc sống rất mạnh mẽ.

Sau bao năm, cô gái đó bị ốm nghiêm trọng. Các bác sĩ trong vùng đều bất lực và chuyển cô lên bệnh viện trung tâm thành phố để các chuyên gia chữa trị căn bệnh hiểm nghèo này. Tiến sĩ Howard Kelly được mời làm chuyên gia. Khi nghe tên nơi ở của bệnh nhân, một tia sáng lạ lóe lên trong mắt anh. Anh đứng bật dậy và đi đến phòng cô gái.Anh nhận ra cô gái ngay lập tức.Anh quay trở lại phòng chuyên gia và quyết tâm phải gắng hết sức để cứu được cô gái.Anh đã quan tâm đặc biệt.Sau thời gian đấu tranh lâu dài, căn bệnh của cô gái đã qua khỏi. Anh cầm tờ hóa đơn thanh toán viện phí, viết gì đó bên lề và cho chuyển lên phòng cô gái.

Cô gái lo sợ không dám mở tờ hóa đơn viện phí ra, bởi vì cô chắc chắn rằng đến suốt đời thì cô cũng khó mà thanh toán hết số tiền này. Cuối cùng cô can đảm nhìn, và chú ý đến dòng chữ bên cạnh tờ hóa đơn: “Đã thanh toán đủ bằng một ly sữa.”

Ký tên: Tiến sĩ Howard Kelly.

Mắt đẫm lệ, cô gái xúc động thốt lên: “Lạy Chúa, tình yêu thương bao la của Người đã lan rộng trong trái tim và bàn tay con người.”

(http://songdep.xitrum.net)

(1) Tiến sĩ Howard Kelly: nhà vật lý lỗi lạc, đã sáng lập khoa Ung thư, trường Đại học John Hopkins năm 1895.

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, vì sao cậu bé Howard Kelly khi rời khỏi căn nhà “không những cảm thấy trong người khỏe khoắn, mà còn thấy niềm tin vào con người, vào cuộc sống rất mạnh mẽ.”?

Câu 3. Anh/Chị hiểu thế nào về lời nói của cô bé: “…Mẹ dạy rằng chúng tôi không bao giờ nhận tiền khi làm một điều tốt.”?

Câu 4. Nêu bài học mà anh/chị nhận được từ ý nghĩa của câu chuyện trên.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Từ câu chuyện Một ly sữa ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ củ mình về câu nói của Brian Tracy: Hãy luôn cho mà không ghi nhớ và luôn nhận mà không lãng quên.

Câu 2.

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình, Mị lại tưởng tượng như có có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó, Mị liền phải trói thay vào đấy, Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ…

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khụy xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

Mị đứng lặng trong bóng tối.

Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc. Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

- A Phủ cho tôi đi.

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

ngày chúng tôi đi

các toa tàu mở toang cửa

không có gì phải che giấu nữa

những thằng lính trẻ măng

tinh nghịch ló đầu qua cửa sổ

những thằng lính trẻ măng

quân phục xùng xình

chen bám ở bậc toa như chồi như nụ

con tàu nổi hiệu còi rung hết cỡ

và dài muốn đứt hơi

hệt tiếng gã con trai ồm ồm mới vỡ

thế hệ chúng tôi

hiệu còi ấy là một lời tuyên bố

một thế hệ mỗi ngày đều đụng trận

mà trách nhiệm nặng hơn nòng cối 82

vẫn thường vác trên vai

một thế hệ thức nhiều hơn ngủ

xoay trần đào công sự

xoay trần trong ý nghĩ

đi con đường người trước đã đi

bằng rất nhiều lối mới

    (Một người lính nói về thế hệ mình – Thanh Thảo, 123, NXB Hội Nhà văn, 2007, tr. 63 – 64)

Câu 1. Trong văn bản trên, tác giả đã sử dụng thể thơ gì? Anh/ chị dựa vào đâu để xác định như vậy?

Câu 2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính và nêu tên các biện pháp tu từ nổi bật trong văn bản.

Câu 3. Đại từ “chúng tôi” trong đoạn thơ chỉ đối tượng nào? Ngoài đại từ này, đối tượng đó còn được gọi tên bằng một số cụm từ khác. Hãy chép ra các cụm từ ấy.

Câu 4. “Thế hệ chúng tôi” được khắc họa trong văn bản có những đặc điểm gì nổi bật? Tác giả đã dựng chân dung của thế hệ mình với thái độ như thế nào?

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Theo những điều được gợi lên từ nội dung văn bản phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày nhận thức của anh/ chị về trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước, dân tộc.

Câu 2.

Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu - Ngữ văn 12, tập hai, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2017), hai nhân vật Phùng và Đẩu từng có lúc thốt lên: “Không thể nào hiểu được, không thể nào hiểu được!”.

Qua phân tích tình huống dẫn đến cảm giác ngạc nhiên, bối rối chứa đựng trong lời nói ấy của các nhân vật, anh/ chị hãy làm sáng tỏ nội dung và ý nghĩa thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Thể thơ tự do.

- Căn cứ để xác định: số chữ trong các câu không đều nhau; cách ngắt dòng phóng túng; vần gieo không theo mô hình cố định, thậm chí có chỗ bỏ qua vần…

Câu 2:

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản: biểu cảm (hoặc trữ tình) và tự sự.

- Các biện pháp tu từ nổi bật: ẩn dụ, so sánh.

Câu 3:

- Đối tượng được chỉ định bằng đại từ “chúng tôi”: những người lính trẻ thời chống Mỹ cứu nước.

- Một số cụm từ khác cùng chỉ về đối tượng: “những thằng lính trẻ măng”, “thế hệ chúng tôi”, “một thế hệ mỗi ngày đều đụng trận”, “một thế hệ thức nhiều hơn ngủ”.

Lưu ý: Vế thứ nhất của câu hỏi giúp xác định mức độ hiểu biết của thí sinh về tác giả và bối cảnh được miêu tả trong văn bản. Vế thứ hai của câu hỏi kiểm tra một kỹ năng đọc thơ mang tính đặc thù: nhận ra sự lặp lại với một số biến hóa của những từ/ hình ảnh then chốt, từ đó, xác định được hình tượng trung tâm và thông điệp chính của văn bản.

Câu 4:

- “Thế hệ chúng tôi” được khắc họa với những đặc điểm nổi bật: cởi mở, tinh nghịch, trẻ trung (không có gì phải che giấu nữa, tinh nghịch ló đầu qua cửa sổ, chen bám ở bậc toa như chồi như nụ); dám gánh vác trách nhiệm trước đất nước (hiệu còi ấy là một lời tuyên bố); dày dạn, kiên trì trước những thử thách khốc liệt (mỗi ngày đều đụng trận, vác cối nặng, thức nhiều hơn ngủ, xoay trần đào công sự…); đầy tinh thần sáng tạo trong hành trình cuộc sống (xoay trần trong ý nghĩ, đi… bằng rất nhiều lối mới…).

- Thái độ của tác giả khi dựng chân dung thế hệ mình: tự tin, yêu quý, tự hào, không hề có một chút mặc cảm.

II. LÀM VĂN

Câu 1:               

1. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

- Trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trước đất nước, dân tộc.

2. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm:

- Thế hệ trẻ, với đặc điểm trẻ trung, cởi mở của mình, luôn là nét tươi sáng, tích cực của bức tranh cuộc sống.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Đình Lập. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON