YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Bình Sơn

Tải về
 
NONE

HOC247 xin giới thiệu đến các em Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 của trường THPT Bình Sơn. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các em tham khảo và chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Chúc các em có một kì thi thật tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT BÌNH SƠN

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau:

Đá san hô kê lên thành sân khấu

Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà

Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ

Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa

Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dáng

Sỏi cát bay như lũ chim hoang

Cứ mặc nó. Nào hỡi các chiến hữu

Ta bắt đầu thôi. Mây nước đã mở màn

Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc

Người xem ngổn ngang cũng… rặt lính trọc đầu

Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc

Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau

[…] Nào hát lên cho đêm tối biết

Rằng tình yêu sáng trong ngực ta đây

Ta đứng vững trên đảo xa sóng gió

Tổ quốc Việt Nam bắt đầu từ  nơi này.

Thực hiện những yêu cầu:

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Những hình ảnh, từ ngữ nào diễn tả cuộc sống gian khổ , thiếu thốn của người lính đảo Trường Sa?

Câu 3. Hình ảnh những người lính trọc đầu trong đoạn thơ gợi cho anh/chị liên tưởng đến câu thơ nào viết về người lính thời kì  kháng chiến chống Pháp đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 12? Ở  họ có điểm chung gì về hoàn cảnh và tinh thần chiến đấu, bảo vệ tổ quốc?

Câu 4. Anh/chị hiểu như thế nào về ý thơ: “Ta đứng vững trên đảo xa sóng gió/ Tổ quốc Việt Nam bắt đầu từ  nơi này”?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn  (khoảng 200 chữ) về ý nghĩa của những hoạt động hướng về biển đảo của tuổi trẻ Việt Nam hiện nay.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Chúng ta ai ai cũng có những ước mơ...Ai ai cũng muốn tin vững tận đáy lòng rằng mình có một năng khiếu riêng. Có khả năng thay đổi, có thể gây ảnh hưởng đặc biệt trên người khác và có thể biến đổi thế giới này trở nên tốt hơn. Có những lúc trong cuộc đời, chúng ta ai ai cũng có một viễn ảnh về cuộc sống tươi đẹp hơn mà chúng ta ao ước và đáng được hưởng. Thế nhưng, với nhiều người trong chúng ta, những ước mơ đó bị bao phủ dày đặc bởi những thất vọng và những cái tầm thường của cuộc sống khiến chúng ta thậm chí không còn ý chí để cố gắng vươn lên. Với quá nhiều người, những ước mơ bị tan vỡ, và cùng với nó, ý muốn làm nên vận mệnh của mình cũng tan vỡ theo. Nhiều người đã mất niềm tin vững chắc, là yếu tố sắc bén của thành công. Cuộc đời là một cuộc tìm kiếm không ngừng để phục hồi ước mơ và biến nó thành hiện thực, nhắc nhở chúng ta nhớ lại và sử dụng nguồn năng lượng vô biên còn đang ngủ yên trong mỗi người chúng ta.

 (Trích Đánh thức con người phi thường trong bạn – Anthony Robbins, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết: niềm tin và ước mơ của tất cả mọi người được biểu hiện như thế nào?

Câu 3. Theo tác giả, điều gì khiến cho cuộc sống của nhiều người không còn ý chí để cố gắng vươn lên?

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Cuộc đời là một cuộc tìm kiếm không ngừng để phục hồi ước mơ và biến nó thành hiện thực? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về hành trình theo đuổi ước mơ và khát vọng của tuổi trẻ hiện nay.

Câu 2. (5.0 điểm)

Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết:

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?

Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...

 (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.109)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về nỗi lòng của người ở lại và của người ra đi thể hiện trong đoạn thơ trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: nghị luận/phương thức nghị luận.

Câu 2:

- Niềm tin: Tin mình có một năng khiếu riêng; có khả năng thay đổi, có thể gây ảnh hưởng đặc biệt trên người khác và có thể biến đổi thế giới này trở nên tốt hơn.

- Ước mơ: có một viễn ảnh về cuộc sống tươi đẹp hơn mà chúng ta ao ước và đáng được hưởng.

Câu 3:

Theo tác giả, điều khiến cho cuộc sống của nhiều người không còn ý chí để cố gắng vươn lên: đó là khi “những ước mơ” của họ “bị bao phủ dày đặc bởi những thất vọng và những cái tầm thường của cuộc sống”.

---(Để xem đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC - HIỂU( 3 điểm):

Đọc đoạn trích :    

Anh ra khơi

Mây treo ngang trời những cánh buồm trắng

Phút chia tay, anh dạo trên bến cảng

Biển một bên và em một bên...


Biển ồn ào, em lại dịu êm

Em vừa nói câu chi rồi mỉm cười lặng lẽ

Anh như con tàu, lắng sóng từ hai phía

Biển một bên và em một bên...


Ngày mai, ngày mai khi thành phố lên đèn

Tàu anh buông neo dưới chùm sao xa lắc

Thăm thẳm nước trôi nhưng anh không cô độc

Biển một bên và em một bên...


Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên.

Bão thổi chưa ngừng trong những vành tang trắng

Anh đứng gác. Trời khuya. Đảo vắng

Biển một bên và em một bên...


Vòm trời kia có thể sẽ không em

Không biển nữa. Chỉ còn anh với cỏ.

Cho dù thế thì anh vẫn nhớ

Biển một bên và em một bên...

(Thơ Tình Người Lính Biển - Trần Đăng Khoa- 1982 - Trong "Trần Đăng Khoa-Thơ chọn lọc"  Nxb Văn hoá - Thông tin 2002)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2. Nêu nội dung cơ bản của văn bản.

Câu 3. Phát hiện nét đặc sắc về kết cấu của văn bản. Cho biết vai trò, tác dụng của kết cấu đó trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác giả.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc văn bản sau:

Sự sẻ chia luôn mang lại nhiều điều kỳ diệu cho cuộc sống. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng đều có thể chia sẻ và quan tâm đến người khác. Hãy nhớ rằng, khi bạn vui vẻ và hạnh phúc thì ít nhiều bạn cũng đã tạo ra được những tác động tích cực đến những người xung quanh. Ngạn ngữ có câu: “Với thế giới, bạn chỉ là một người bình thường, nhưng với riêng một người nào đó, bạn có thể là cả thế giới”. Và kỳ diệu thay, người đầu tiên nhận được sự cho đi của bạn – không ai khác – đó chính là bản thân bạn. Bản thân mỗi người chúng ta có thể ban tặng chính mình một điều gì đó và cũng có thể nhận lại một điều gì đó từ chính mình.

Khi chúng ta có sự chia sẻ và quan tâm lẫn nhau thì cả người trao lẫn người nhận đều có được những tặng phẩm quý giá nhất của cuộc đời. Sự chia sẻ này góp phần làm cho nhân cách mỗi cá nhân trở nên hoàn thiện hơn. Những hành động cao cả sẽ đọng mãi nơi ký ức tốt đẹp của bạn bè, gia đình và xã hội, còn niềm đau sẽ vơi đi và dần bị lãng quên theo lớp bụi thời gian.

Chỉ cần bạn thật tâm, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mất đi khi chia sẻ những gì mình có, bởi vì cho đi là còn mãi!

Thực hiện các yêu cầu sau:Top of Form

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2. (0,5 điểm) Theo tác giả, sự sẻ chia mang lại điều gì cho cuộc sống?

Câu 3. (1,0 điểm) Tại sao tác giả lại cho rằng: “người đầu tiên nhận được sự cho đi của bạn – không ai khác – đó chính là bản thân bạn”?

Câu 4. (1,0 điểm) Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng đều có thể chia sẻ và quan tâm đến người khác”

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến được nêu trong phần Đọc – Hiểu: “Cho đi là còn mãi”

Câu 2 (5 điểm)

Cảm nhận về đoạn thơ sau:

Ta về mình có nhớ ta

Ta về ta nhớ những hoa cùng người

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng

Ngày xuân mở nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang

Ve kêu rừng phách đổ vàng

Nhớ cô em gái hái măng một mình

Rừng thu trăng rọi hòa bình

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung

 (Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu-Ngữ văn 12, tập một, NxbGD 2008)

 

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận

Câu 2:

Theo tác giả, sự sẻ chia mang lại nhiều điều kì diệu  cho cuộc sống.

Câu 3:

Tác giả cho rằng “người đầu tiên nhận được sự cho đi của bạn – không ai khác – đó chính là bản thân bạn”, vì sự chia sẻ và quan tâm lẫn nhau thì cả người trao lẫn người nhận đều có được những tặng phẩm quý giá nhất của cuộc đời. Sự chia sẻ này góp phần làm cho nhân cách mỗi cá nhân trở nên hoàn thiện hơn.

Câu 4:

HS có thể trình bày ý kiến bản thân nhưng đảm bảo ý cơ bản:

- Mỗi người là một phần của xã hội, chia sẻ và quan tâm đến người khác cũng chính là cách giúp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn

- Không nên đổ lỗi cho hoàn cảnh, bởi sự quan tâm và chia sẻ luôn được thể hiện ở mọi lúc mọi nơi.

II. LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1:

Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.Sau đây là một số định hướng:

- Cho đi là cách ta sẻ chia, giúp đỡ ai đó về mặt vật chất hoặc tinh thần. Cho đi làm cho chúng ta hạnh phúc hơn, yêu đời hơn, làm cho chính bản thân ta hoàn thiện hơn, cảm nhận cuộc đời này có ý nghĩa hơn.

- Có rất nhiều thứ chúng ta có thể trao tặng cho người khác, từ của cải vật chất cho đến một lời khuyên, kinh nghiệm, lời nói chân tình, hay thậm chí chỉ là một ánh mắt thiện cảm, một nụ cười đôn hậu…

---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Ngày còn bé, tôi và cậu bạn hay chơi trò thổi nước. Nhỏ một giọt lên bậu cửa sổ, rồi nhỏ một giọt nữa cách xa giọt nước kia một xíu, và hai đứa chúm môi ra sức thổi hai giọt nước về phía nhau, thật hoan hỉ làm sao cái cảm giác được nhìn thấy hai giọt nước nhập vào làm một. Tôi đã nghĩ nếu chúng tôi cứ chăm chỉ chơi thổi nước, để hàng ngàn, hàng vạn giọt nước đón nhận nhau, thì rồi sẽ có cả một cái biển lớn.

Ông tôi sống trong một làng ngoại thành chưa có đèn đường. Đêm đêm lũ trẻ bán bánh mì, khoai nướng ở làng khác đến, phóng xe bon bon theo những ngõ xóm hiu hắt ánh đèn. Khi người ta tới, đào đường để đặt hệ thống thoát nước, ông nội tôi nửa đêm lại hì hụi nối điện nhà, thắp lên trong ngõ một ngọn đèn, để lũ trẻ làng bên nhìn thấy những chỗ đường mới đào mà tránh. Ông tôi yêu tôi, yêu cả những đứa trẻ xa lạ ấy mà rộng lòng bao bọc!

Một người cha dẫn cô con gái nhỏ đi mua giày, và cô bé trở về nhà với đôi chân tung tăng trong một đôi giày mỗi chiếc một màu, với em, những chiếc giày trong một đôi giày cũng có “quyền được khác nhau”. Người cha ấy tủm tỉm cười, rộng lòng đón nhận những suy nghĩ khác thường của con trẻ.

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2. (0,75 điểm) Anh/ chị hiểu như thế nào về khái niệm “ rộng lòng” được tác giả dùng trong văn bản?

Câu 3. (0,75 điểm) Trong hai ví dụ về người ông và người cha được nhắc tới trong văn bản, họ có những phẩm chất gì?

Câu 4. (1,0 điểm) Thông điệp anh/ chị thấy thích nhất qua văn bản là gì?

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bàn luận về lòng vị tha.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Bình Sơn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON