YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Trần Quốc Tuấn

Tải về
 
NONE

Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập chuẩn bị trước kì thi THPT Quốc gia sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Trần Quốc Tuấn có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!

ATNETWORK

TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3. 0 điểm)

Đọc đoạn trích :

Sự yêu quý lịch sử đất nước, yêu thích môn Lịch Sử có lẽ phải bắt đầu từ tư duy như vậy, hiểu lịch sử để hiểu mình, để rút ra các bài học cho hiện tại và tương lai, chứ không phải học để lấy điểm, học cho qua, học như một môn phụ. Thay đổi được nhận thức có lẽ sẽ thay đổi được cách dạy, cách học.

Đưa máy chiếu đến lớp để dạy sử không phải là cải tiến. Giao đề bài cho từng nhóm học sinh thuyết trình cũng chưa hẳn là cải tiến, mà phải khuyến khích được các em tranh luận với nhau, đặt câu hỏi cho giáo viên và các bạn để tìm hiểu sâu săc lịch sử đất nước mình. Có niềm tin chắc chắn vào lịch sử, chúng ta sẽ không bị ảnh hưởng bởi những quan niệm xét lại lệch lạc trên mạng xã hội. Chẳng hạn, chúng ta sẽ bác bỏ được những nghi ngờ về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, để tự tin tranh luận rằng ngày 30/4 thực sự là ngày giải phóng đất nước hoàn toàn khỏi quá trình đô hộ, xâm lược của người nước ngoài suốt từ năm 1858 cho tới năm 1975. Cũng không nên né tránh những vấn đề mà đến giờ vẫn được cho là nhạy cảm trong lịch sử như câu chuyện Biển Đông, chỉ vì e ngại trong quan hệ với các nước lớn. Trong khi chúng ta yên lặng, thì họ vẫn dạy lịch sử cho học sinh của họ theo cách mà họ muốn, áp đặt coi thường các nước nhỏ hơn.

Lịch sử không chỉ là một phần của đất nước nói chung, mà thực ra là một phần trong mỗi con người.

 (Trích Làm sao yêu môn Sử- Mỹ Hằng,Báo Giáo dục và Thời đại,thứ Bảy ngày 09.5.2020 tr11)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích “Thay đổi được nhận thức có lẽ sẽ thay đổi được cách dạy, cách học”, đó là nhận thức nào?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết thế nào là “niềm tin chắc chắn vào lịch sử”

Câu 4. Anh/chị có đồng tình khi tác giả cho rằng “Lịch sử không chỉ là một phần của đất nước nói chung, mà thực ra là một phần trong mỗi con người”? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm) 

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lịch sử đối với mỗi con người. 

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)

Đọc đoạn trích :

Tầm nhìn sự hiểu biết của con người đôi lúc không phải xuất phát từ chỗ đứng mà nó còn do tâm hồn của mỗi con người định đoạt.

Một người anh là phi công nói với tôi: “Em biết không? Anh đã làm chủ được cả bầu trời và đã phóng tầm mắt quan sát được mọi thứ từ trên cao”.

Còn người anh khác làm kiểm lâm thì nói: “Anh bây giờ đang bảo vệ toàn bộ núi non, trùng điệp cùng với muôn loài chim thú”. Cả hai người anh đều nói về công việc của mình với vẻ đầy tự hào. Còn tôi lúc đó tuy còn nhỏ nhưng là một con người kém may mắn do tai nạn đang ngồi trên xe lăn ngày tháng chỉ quẩn quanh với “thế giới” là trong căn nhà nhỏ.

Thấy tôi hàng ngày tỏ vẻ buồn chán, mẹ đã động viên tôi: “Con trai! Mọi việc rồi sẽ qua. Tại sao con không đem bầu trời, đám mây, núi non và mọi thứ mà con nhìn thấy thu vào trong tâm hồn con ? Như vậy con sẽ có được nhiều thứ hơn con tưởng”. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Tâm hồn của con rộng lớn vậy sao?”

Mẹ hiền từ nói: “Con ngốc nghếch của mẹ! Trên đời chỉ có tâm hồn là có thể lớn và có thể nhỏ. Nó to lớn khi con người ta có tấm lòng độ lượng khoan dung biết thương người như thể thương thân. Nếu con sống được như thế thì tâm hồn có thể chứa đựng được cả trời đất, vạn vật trong đó.

Ngược lại, nó có thể nhỏ khi con người ta sống ích kỷ, hẹp hòi, ghen ghét, đố kỵ, ham danh, háo sắc... biết mình mà không biết người thì đến ngay cả cái kim cũng khó có thể len vào được!”

Quả đúng thật vậy, sau một thời gian chạy chữa và tập luyện tôi đã đi được bằng đôi chân của mình. Ngẫm lại những lời mẹ nói quả thật không sai. Tấm lòng rộng lớn hay nhỏ hẹp đều do tâm hồn mà hình thành. Vì vậy, trong cuộc sống ta nên mở rộng tâm hồn mình ra và sẽ thấy cuộc đời tươi đẹp hơn.

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản.

Câu 2. Theo tác giả, tại sao nhân vật tôi có tâm trạng buồn chán, còn hai người anh đầy tự hào?

Câu 3. Nêu tác dụng biện pháp nghệ thuật đối lập trong lời nói của người mẹ hiền từ.

Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với câu nói: Tấm lòng rộng lớn hay nhỏ hẹp đều do tâm hồn mà hình thành không ? Vì sao?

II. LÀM VĂN  (7.0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc mở rộng tâm hồn của mỗi người trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:

“Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.”

 (“Việt Bắc”- Tố Hữu-  Ngữ văn 12- tập 1- Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2008, tr112)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)

Câu 1:

Phương thức biểu đạt của văn bản: tự sự, nghị luận

Câu 2:

Theo tác giả:

- Nhân vật tôi có tâm trạng buồn vì: hồi nhỏ nhân vật tôi bị tai nạn phải ngồi trên xe lăn và suốt ngày chỉ quẩn quanh trong nhà.

- Hai người anh đầy tự hào vì họ có thể làm được nhiều việc to lớn. Một người anh là phi công tự hào vì đã làm chủ được cả bầu trời …Còn người anh khác làm kiểm lâm tự hào vì bảo vệ toàn bộ núi non, trùng điệp cùng với muôn loài chim thú.

---(Để xem tiếp những đáp án còn lại của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.

Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời.

 (Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2. (0,5 điểm) Anh/Chị hiểu như thế nào về quan niệm: "Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được gì"?

Câu 3.( 1,0 điểm) Theo anh/chị, sai lầm đem đến những tổn thất và bài học gì cho đời?

Câu 4. (1,0 điểm) Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) 

Viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về quan niệm của tác giả trong đoạn trích phần Đọc hiểu: "nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời".

Câu 2 (5,0 điểm)

Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong cảnh đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài qua truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” - Tô Hoài.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2. Một người mà không chịu mất gì nghĩa là không chấp nhận mất mát về thời gian, công sức, tiền bạc, trí tuệ,..thì sẽ không được gì nghĩa là không đạt được thành công, không rút ra được những bài học kinh nghiệm, không có sức mạnh, bản lĩnh ý chí vươn lên,... và không thể trưởng thành trong cuộc đời.

Câu 3. Sai lầm đem đến những tổn thất và bài học quý giá trong cuộc đời:

- Sai lầm đem đến những tổn thất về cả vật chất, tinh thần (nỗi buồn, sự chán nản,   tuyệt vọng,...)

- Sai lầm cũng đem đến những bài học kinh nghiệm, bài học về ý chí, nghị lực; bài học về cách đối nhân xử thế, cách sống, cách làm người,..

Câu 4: Thông điệp có ý nghĩa nhất: Đừng sợ thất bại, sai lầm, đừng sợ mọi thử thách, gian khổ, hãy bản lĩnh, tự tin đối mặt với mọi sóng gió để rèn luyện bản thân,...

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành. (0,25đ)

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,25đ)

- "Nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời".

---(Đáp án đầy đủ của phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Đối với tôi, nguyên tắc thành công đến từ một điều cơ bản: sống trong thế chủ động. Cần gì thì lên tiếng. Muốn gì thì đấu tranh. Kiến thức do học tập. Thành tựu nhờ lao động. Chẳng có cái gì ở trên đời này tự nhiên mà có. Chủ động lèo lái thì mới có cơ may đưa con thuyền cuộc đời cập bến bờ mơ ước. Dù sóng gió, giông bão xảy ra trên hải trình vạn dặm, có giữ vững bánh lái, cầm chắc tay chèo thì mới đến được đất liền. Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì giông bão cuộc đời.

… Chẳng xuống nước thì không thể biết bơi. Sống thụ động thì chẳng khác gì đời cây cỏ. Như thế khác nào tự đào hố chôn mình. Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình. Chứ em không cứu mình thì ai cứu được em.

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2. Theo quan điểm tác giả thế nào là sống trong thế chủ động?

Câu 3. Anh/chị suy nghĩ gì trước quan điểm sống chủ động – sống thụ động mà tác giả đã đề cập.

Câu 4. Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu văn: “Sống mà không biết tự cứu lấy mình, sống thụ động buông thả, thì cũng giống như một con bè trên dòng nước lớn, để mặc sóng gió xô đâu trôi đó, được chăng hay chớ, rồi sẽ mệt nhoài vì giông bão cuộc đời.”

II. PHẦN LÀM VĂN (7, 0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Sống ở thế chủ động là chủ động học tập, chủ động hỏi han, chủ động giúp đỡ người khác, chủ động gợi ý người khác giúp đỡ mình.

---(Để xem những câu hỏi còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

I/ PHẦN ĐỌC, HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Thay đổi là chuyện đương nhiên, vì thế hãy ngừng than vãn để nhìn nhận mọi chuyện theo hướng tích cực. Phần lớn chúng ta đều được nuôi dưỡng để lớn lên là những người biết suy tính cẩn thận.Trước khi nói phải nhớ “uốn lưỡi 7 lần”.Làm việc gì cũng phải “nhìn trước ngó sau”, phải “nghĩ cho chín”.Nhưng điều gì cũng có hai mặt. Chính thói quen suy nghĩ quá nhiều, cẩn thận quá mức đã cướp đi sự tự tin, khiến ta nhìn đâu cũng thấy người xấu, ngồi đâu cũng nghe chuyện xấu. Như vậy, khi hoàn cảnh biến chuyển và khó khăn hiện hữu, ta sẽ chỉ thêm sợ hãi và lo lắng bởi chỉ biết suy nghĩ tiêu cực. Bên cạnh đó, đặc điểm chung của những người thành công là không ngủ quên trên chiến thắng. Kể cả khi đã có những chiến tích lớn, họ vẫn không ngừng làm mới mình. Tờ báo lừng danh Washington Post có lẽ đã sớm lụi bại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của truyền thông hiện đại nếu ông chủ Jeff Bezos không nhanh chóng cải tổ lại bộ máy “già nua”. Ông cho xây hẳn một tòa soạn mới theo mô hình tân tiến nhất, lắp đặt các thiết bị hiện đại để hỗ trợ phân tích số liệu, nhu cầu đọc của độc giả… và đẩy mạnh sản xuất các tác phẩm báo chí mới mẻ bắt kịp xu hướng. Hay gần gũi hơn với chúng ta là sự thay đổi không ngừng của Facebook. Mặc dù đã có hơn một tỷ người dùng toàn cầu, Mark Zuckerberg và các cộng sự vẫn liên tục cập nhật các tính năng mới để tối đa thời gian chúng ta “lang thang” trên mạng xã hội này.Cuộc sống không ngừng biến chuyển, và chúng ta cần phải biết thích ứng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh. Hãy nhớ rằng, bất cứ ai trên đời cũng phải thay đổi nếu không muốn bị tụt hậu. Trong quá trình đối mặt với những biến động trong cuộc đời, rào cản lớn nhất của mỗi người suy cho cùng đều là chính mình. Nếu phá vỡ được mọi xiềng xích đang kìm hãm tiềm năng bản thân, bạn nhất định sẽ có thể chinh phục chặng đường chông gai phía trước.

(Trích Chàng tí hon, miếng pho mát và bài học về sự thay đổi, theo trí thức trẻ 05/04/2017)

Thực hiện các yêu cầu:          

Câu 1. Xác định và ghi lại câu chủ đề của đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, đặc điểm chung của những người thành công là gì?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết “ nhìn nhận mọi chuyện theo hướng tích cực”là cách nhìn nhận của những người như thế nào ?

Câu 4. Lời khuyên: “ Hãy nhớ rằng bất cứ ai trên đời cũng phải thay đổi nếu không muốn bị tụt hậu” trong đoạn trích, có ý nghĩa gì đối với anh / chị ?

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Trần Quốc Tuấn. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
ATNETWORK
ON