HOC247 xin cung cấp đến các em học sinh nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Ngữ văn Trường THPT Sơn Hà được sưu tầm và tổng hợp với các câu hỏi từ dễ đến khó sẽ giúp các em ôn luyện kiến thức thật hiệu quả. Mời các em cùng theo dõi.
TRƯỜNG THPT SƠN HÀ |
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN: NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Nếu bạn thích hình ảnh lúc này của mình
Thì bạn cũng sẽ thích cả những người xung quanh.
Ngược lại nếu bạn bất mãn với chính mình
Bạn sẽ thấy bất mãn với tất cả những người xung quanh.
Hy vọng bạn sẽ trở thành người hâm mộ của chính mình…
Nếu bạn tử tế với người khác, dù chỉ một chút thôi
Khi tự nhìn lại bản thân bạn sẽ thấy mình thật đẹp.
Những người đang gặp khó khăn vì thiếu tự tin
Hãy thử một lần tử tế với người khác.
Khi bạn cảm thấy mình trở nên tốt đẹp hơn, sự tự tin cũng sẽ tăng theo.
Kể cả những món đồ hiệu phiên bản giới hạn
Cũng được sản xuất mỗi lần vài chục cái giống hệt nhau.
Nhưng món hàng hiệu mang tên “tôi” chỉ có một trên thế gian này.
Hãy giữ gìn món hàng “tôi” có cá tính riêng biệt và duy nhất ấy nhé.
(Trích Yêu những điều không hoàn hảo –Hae Min, NXB Thế giới, 2018, tr.43–44)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Theo đoạn trích, nếu bạn thấy bất mãn với chính mình thì sẽ như thế nào?
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết “Những người đang gặp khó khăn vì thiếu tự tin” nên làm gì?
Câu 4. Lời khuyên “Hãy giữ gìn món hàng “tôi” có cá tính riêng biệt và duy nhất ấy nhé” có ý nghĩa gì với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về tầm quan trọng của việc trân trọng giá trị bản thân.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:
“Cứ mãi ở ao làng, rồi ao sẽ cạn.
Sao không ra sông ra biển để vẫy vùng
Sao cứ tự trói mình trong nếp nghĩ bùng nhùng?
Sao cứ mãi online và thở dài ngao ngán?
Sao cứ để tuổi trẻ trôi qua thật chán?
Trên đường băng sân bay mỗi đời người,
Có những kẻ đang chạy đà và cất cánh.”
Câu 1. Chỉ ra những điều khiến tuổi trẻ trôi qua tẻ nhạt được nêu trong đoạn trích?
Câu 2. Sao cứ mãi online và thở dài ngao ngán?
Sao cứ để tuổi trẻ trôi qua thật chán?
Theo anh/chị, qua hai câu trên, tác giả đã nêu ra thực trạng gì của giới trẻ hiện nay?
Câu 3. Theo anh/chị, việc tác giả sử dụng các cụm từ sao cứ trong văn bản trên có tác dụng gì?
Câu 4. Tác giả viết rằng: Trên đường băng sân bay mỗi đời người,/Có những kẻ đang chạy đà và cất cánh. Còn anh/chị thì sao? Anh, chị sẽ làm gì để có thể chạy đà và cất cánh trên đường băng của đời mình? Hãy viết đoạn văn (khoảng 7 đến 10 dòng) trình bày suy nghĩ của mình.
II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về bài học mà anh chị rút ra được cho bản thân mình.
Câu 2 (5,0 điểm).
Cảm nhận của anh/chị về bốn khổ đầu bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh)
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ...”
(Ngữ văn 12, tập một, NxbGD 2008, trang 155 - 156)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1:
Cứ mãi ở ao làng, cứ tự trói mình trong nếp nghĩ bùng nhùng, cứ mãi online và thở dài ngao ngán…
Câu 2:
Sống ảo, phụ thuộc công nghệ, suy nghĩ tiêu cực, sống thiếu lý tưởng, sống hoài sống phí những năm tháng tuổi trẻ.
Câu 3:
Thể hiện sự trăn trở của tác giả đối với thực trạng của giới trẻ ngày nay. Đồng thời, tác giả mong muốn giới trẻ hãy sống tích cực hơn.
---(Để xem tiếp đáp án phần Đọc hiểu và Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi sau:
…Bạn muốn tương lai sẽ trở thành người như thế nào? Bạn muốn cuộc sống mình mai này sẽ ra sao? Ngôi nhà bạn muốn ở sau này trông tuyệt vời chứ? Hãy tưởng tượng đi! Hãy mong muốn đi! Hãy ước ao đi! Nếu như ngay cả việc tưởng tượng đến tương lai của mình mà bạn còn không làm được hay không muốn làm vì lười biếng thì thật xin lỗi nhưng tôi phải nói rằng, bạn sẽ chẳng làm được trò trống gì cả. Không! Bạn không thể thờ ơ với cuộc sống của chính mình như vậy.
Rất nhiều người trong chúng ta vẫn luôn tin vào số phận và cho rằng mọi thứ trên đời đều đã được sắp đặt, đều đã được an bài và ta không có cách nào để thay đổi. Theo tôi, con người hoàn toàn có thể tạo nên cuộc sống mà ta mong muốn theo cách chủ động chứ không hoàn toàn bị động như mọi người vẫn nghĩ. Người thất bại thường đổ lỗi cho mọi thứ xung quanh và số phận thường bị đem ra đổ lỗi nhiều nhất. Thực chất điều này chỉ là để thanh minh cho sự yếu kém và hèn nhát của bản thân mà thôi.
(Trích Sống như ngày mai sẽ chết, Phi Tuyết, NXB Thế giới, năm 2017, trang 53)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, con người có thể tạo nên cuộc sống mà ta mong muốn theo cách nào?
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu: Người thất bại thường đổ lỗi cho mọi thứ xung quanh và số phận thường bị đem ra đổ lỗi nhiều nhất?
Câu 4. Anh/chị có đồng ý với quan điểm của tác giả: con người hoàn toàn có thể tạo nên cuộc sống mà ta mong muốn theo cách chủ động chứ không hoàn toàn bị động như mọi người vẫn nghĩ hay không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)
Hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về quan điểm của tác giả thể hiện trong văn bản phần Đọc hiểu: “Bạn không thể thờ ơ với cuộc sống của chính mình”?
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi gõ cửa ngôi nhà tranh nhỏ bé ven đồng chiêm
bà mẹ đón tôi trong gió đêm
- nhà mẹ chật nhưng còn mê chỗ ngủ
mẹ chỉ phàn nàn chiếu chăn chả đủ
rồi mẹ ôm rơm lót ổ tôi nằm
Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm
tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm
của những cọng rơm xơ xác gày gò
(Nguyễn Duy, Hơi ấm ổ rơm, dẫn theo thơ Nguyễn Duy, NXB Hội nhà văn,H.,2010,tr.15)
Câu 1: Đoạn trích trên được nhà thơ sáng tác theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. (0,5 điểm)
Câu 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 3: Anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh “hương mật ong của ruộng”? (1 điểm)
Câu 4: Cảm nhận của anh(chị) về ý nghĩa của câu chuyện trong đoạn thơ? (1 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN: (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa gợi ra từ những câu thơ sau và liên hệ với cuộc sống hôm nay:
Tôi thao thức trong hương mật ong của ruộng
Trong hơi ấm hơn nhiều chăn đệm
Của những cọng rơm xơ xác gày gò
Câu 2 (5 điểm):
Những phát hiện khác nhau về nỗi khổ nhục của người phụ nữ dưới chế độ thực dân phong kiến trong các tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Vợ nhặt của Kim Lân.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
I. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm):
Câu 1:
Thể thơ được sử dụng: Thơ tự do. Các phương thức biểu đat: biểu cảm, tự sự.
Câu 2:
Các biện pháp tu từ: so sánh (Rơm vàng bọc tôi như kén bọc tằm); ẩn dụ (hương mật ong của ruộng- chỉ mùi vị thơm của rơm vàng); các từ láy phụ âm đầu (thao thức, xơ xác, gày gò,…); nhân hóa (những cọng rơm xơ xác gày gò).
Câu 3:
Hình ảnh “hương mật ong của ruộng” mang nhiều ý nghĩa. Nó là hương vị thơm mát, dịu ngọt, thanh đằm của ổ rơm lúa mới trong cảm nhận của anh lính trẻ (ngày trước, ngay sau khi thu hoạch, người ta thường lựa chọn phần than của cây lúa nếp- loại lúa thơm- phơi cho được nắng để mùa đông trải ổ nằm cho ấm thay chăn). Những hình ảnh này cũng là hình ảnh ẩn dụ chỉ hương vị ngọt ngào của tình yêu thương của bà mẹ quê nghèo gửi trao cho người lính trẻ qua đường.
---(Để xem đầy đủ đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 dưới đây
“Ngày nay, có quá nhiều phụ huynh chỉ biết con mình đang bị sỉ nhục, đang phải chịu đựng sự ức hiếp khi đã quá muộn. Hàng ngày, người ta online, đặc biệt là những người trẻ – những người chưa được trang bị để đối phó với điều này, và vì thế họ bị lạm dụng, bị làm tổn thương đến mức không thể tưởng tượng có thể sống tiếp tới ngày hôm sau nữa hay không, và một số thảm kịch đã xảy ra. Nó không còn ở trong thế giới ảo nữa.
ChildLine – một tổ chức phi lợi nhuận của Anh chuyên giải quyết những vấn đề của người trẻ đã đưa ra một thống kê đáng kinh ngạc vào năm ngoái: từ năm 2012 tới 2013, các cuộc gọi và email yêu cầu được giúp đỡ liên quan tới xúc phạm trong thế giới ảo tăng tới 87%. Một phân tích tổng hợp cho thấy, lần đầu tiên tỷ lệ tự tử vì bị sỉ nhục trên mạng nhiều hơn đáng kể so với bị ức hiếp trực tiếp. Và điều hoảng hốt là một nghiên cứu khác vào năm ngoái chỉ ra rằng sự sỉ nhục mang lại cảm giác mạnh hơn cả hạnh phúc và tức giận.
Chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu cần phải dừng lại. Hãy bình luận bằng những ngôn từ tích cực, tiếp nhận tin tức và click chuột bằng sự bao dung, bởi chúng ta đã gieo những hạt giống của sự xấu hổ và sự tổn thương trên mảnh đất văn hóa của mình, cả ở thế giới thật và ảo”.
(Bài thuyết trình của nữ thực tập sinh Nhà Trắng Monica Lewinsky nổi tiếng, Vietnamnet.vn)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích? (0,5 điểm)
Câu 2. Theo đoạn trích hậu quả của sự xúc phạm trong thế giới ảo là gì? (0,5 điểm)
Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/ chị hãy cho biết tại sao tác giả gọi chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu?(1 điểm)
Câu 4. Lời khuyên: “Chế giễu công khai là một môn thể thao đổ máu cần phải dừng lại”trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/ chị ?(1 điểm)
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2điểm):
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) cần phải làm gì để dừng môn thể thao đổ máu trong cuộc sống.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Sơn Hà. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !