Với mong muốn có thêm tài liệu giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập chuẩn bị trước kì thi THPT Quốc gia sắp tới HOC247 giới thiệu đến các em tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Nguyễn Việt Khái có đáp án được HOC247 biên tập và tổng hợp với phần đề và đáp án, lời giải chi tiết giúp các em tự luyện tập làm đề. Hi vọng tài liệu này sẽ có ích cho các em, chúc các em có kết quả học tập tốt!
TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIỆT KHÁI |
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN: NGỮ VĂN 12 NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. Phần đọc hiểu: (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
“Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng“mắc bẫy”đến thế…
Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá:Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng.
(…) Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn là trong quá khứ mà thôi…”
(Trích Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã)
Câu 1: Theo tác giả, có những khả năng nào xảy ra khi người ta vấp ngã? (0,5 điểm)
Câu 2: Tác giả muốn khẳng định điều gì qua câu: “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá”? (0,5 điểm)
Câu 3: Anh/chị có đồng ý với quan điểm sau không: “Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn là trong quá khứ mà thôi…”? Vì sao? (1.0 điểm)
Câu 4: Thông điệp được rút ra từ đoạn trích trên? (1,0 điểm)
II. Phần làm văn: (7.0 điểm)
Câu 1: (2.0 điểm)
Từ nội dung được gợi ra ở phần Đọc hiểu trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của niềm tin trong cuộc sống.
Câu 2: (5.0 điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…
(Trích: Đất Nước-Trường ca mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.117)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. Phần đọc hiểu: (3.0 điểm)
Câu 1: Theo tác giả, có những khả năng nào xảy ra khi người ta vấp ngã? (0.5điểm)
Theo tác giả, có những khả năng xảy ra khi người ta vấp ngã: Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng“mắc bẫy”đến thế…
Câu 2: Tác giả muốn khẳng định điều gì qua câu: “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá”? (0.5 điểm)
Qua câu: “Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá” tác giả muốn khẳng định: Bất kì một vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đem lại cho chúng ta những bài học kinh nghiệm quý giá: bài học sửa sai, bài học về sự trao gửi yêu thương,…
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC- HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
“Có thể bạn đang có rất nhiều thứ để chia sẻ với người khác hoặc bạn chỉ có một ít mà thôi. Những điều đó có hề chi, điều chủ yếu là sự cho đi xuất phát từ những tình cảm thật sự của con tim và tiềm lực của riêng bạn. Bước đầu tiên để sự cho đi có ý nghĩa là bạn nên nghĩ xem mình có thể chia sẻ những gì và những cái đó có giá trị đối với người khác như thế nào.
Bạn hãy đánh giá lại năng lực, kỹ năng và các nguồn lực vật chất khác mà mình đang có. Đó có thể là thời gian, tiền bạc, khả năng tổ chức một buổi quyên góp từ thiện, một kinh nghiệm sống hoặc có thể là những quà tặng tinh thần như tình yêu thương, lời nói chân thành, sự quan tâm,… Hái biếu người hàng xóm của mình một bó rau vườn, gọi điện thoại cho một người bà con xa dù chỉ để thăm hỏi vài câu, học cách tung hứng đồ vật để làm cho đám trẻ nhỏ cảm thấy vui thích… đều là món quà thể hiện sự quan tâm. Bạn không cần phải tốn kém quá nhiều tiền bạc hay thời gian để tạo nên những món quà như vậy.”
[…] Sự chia sẻ chân thật xuất phát từ tình yêu thương. Tình yêu thương là vẻ đẹp tỏa sáng tâm hồn và tình yêu có đủ sức mạnh làm thay đổi cả thế giới.
(Trích Cho đi là còn mãi- Azim Jamal & Harvey McKinnon, NXB Trẻ, 2007, tr. 45)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích ?
Câu 2. Nêu ra những dẫn chứng về cách thể hiện sự quan tâm trong đoạn trích ?
Câu 3. Theo tác giả, sự chia sẻ cần xuất phát từ đâu?
Câu 4. Trong cuộc sống, sự chia sẻ và quan tâm tựa như những món quà. Món quà ý nghĩa nhất mà anh/chị trao tặng người khác là gì? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói ở phần đọc hiểu: “Sự chia sẻ chân thật xuất phát từ tình yêu thương. Tình yêu thương là vẻ đẹp tỏa sáng tâm hồn và tình yêu có đủ sức mạnh làm thay đổi cả thế giới.”
---(Để xem đầy đủ những câu hỏi còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
Phần I Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Đối với những vấn đề chưa giải quyết, sẽ có nhiều ý kiến, nhiều giả thuyết khác nhau. Sẽ có tranh luận, có trao đổi. Không tranh luận, không trao đổi, không có khoa học. Không có gì nguy hiểm bằng là không bao giờ được nghe một ý kiến khác ý của mình. Nghe mà phải tôn trọng, dù điều ấy có thể làm sụp đổ bao nhiêu suy nghĩ mà mình đã công phu xây dựng lên. Chỉ muốn nghe những người nhất trí với mình, những điều thuận tai là một thái độ phản khoa học. Vì vậy, khoa học không chỉ lấy uy quyền mà giải quyết, óc khoa học nhất định phải đi đôi với óc dân chủ. Một người khoa học bao giờ cũng hành động và suy nghĩ theo hai chiều hướng trái ngược nhau. Trong hành động thì tinh thần tổ chức kỉ luật rất cao, chính vì biết rõ quan hệ chặt chẽ giữa ý kiến kiến và hành động, biết rõ ý kiến là cơ sở của hành động, không thể vì chủ quan mà gây nên tai họa cho người khác và xã hội. Nhưng khi suy nghĩ thì hoàn toàn giữ quyền độc lập và cố gắng tìm hiểu ý kiến của người khác. Nếu chưa được thuyết phục và nếu đủ lí để nghĩ rằng ý của mình đúng hơn, thì dù có phải tranh luận với bất kì ai, có khi bị cả một số đông phản đối vẫn bảo vệ lấy ý riêng. Khoa học phải đi đôi với dũng khí.
(Theo Nguyễn Khắc Viện, trong tạp chí Học tập, số 2/1974, Ngữ Văn 11, tập một, NXBGD Việt Nam, 2016, tr. 44)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, “dũng khí” trong làm khoa học có nghĩa là gì? (0,5 điểm)
Câu 3. Nêu nội dung cơ bản của đoạn trích. (1,0 điểm)
Câu 4. Từ quan điểm của tác giả: “Không tranh luận, không trao đổi, không có khoa học”, anh/chị rút ra được bài học gì cho quá trình học tập của mình? (1,0 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích vở kịch “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. Từ đó, liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn “ Chí Phèo” của Nam Cao để làm sáng tỏ ý kiến: “ Được sống, chưa quan trọng. Vấn đề là sống như thế nào?”.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
Phần I. Đọc - hiểu (3,0 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Phương thức nghị luận
Câu 2.
Theo tác giả, “dũng khí” trong làm khoa học có nghĩa là:
- Độc lập trong suy nghĩ;
- Tìm hiểu ý kiến của người khác, nếu chưa thấy thuyết phục và có đủ lí để nghĩ rằng ý của mình đúng hơn thì phải tranh luận đến cùng để bảo vệ ý riêng.
Câu 3.
Nội dung cơ bản của đoạn trích:
- Vấn đề dân chủ trong tranh luận khoa học;
- Dũng khí lên tiếng của nhà khoa học.
Câu 4.
- Bài học về nhận thức: Khẳng định điều cần thiết của trao đổi và tranh luận; nhìn nhận, suy nghĩ vấn đề một cách đa chiều.
- Bài học hành động: Trau dồi vốn sống, vốn hiểu biết để có được những lí lẽ, minh chứng bảo vệ ý kiến của mình; tranh luận đến cùng để tìm ra chân lí...)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Lưu Quang Vũ
- Giới thiệu tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt
- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận
---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 4
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Người Nhật Bản rất thích ăn cá, nhưng chỉ thích ăn cá tươi và cực ghét cá ươn.
Sau thời gian dài khai thác, biển gần bờ đã không còn cá nữa. Để giải quyết nhu cầu, người Nhật quyết định đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ. Tuy nhiên, vấn đề lại nảy sinh: Đánh cá càng xa bờ thì lại càng tốn nhiều thời gian để mang cá về – có khi mất vài ngày và cá không còn tươi nữa.
Các công ty đánh bắt cá của Nhật Bản thử cách lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá. Tủ đông làm đông cá ngay tại chỗ, từ đó giúp tàu có thể đi xa hơn và kéo dài thời gian đánh bắt lâu hơn. Tuy nhiên, vị cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống, cá đông lạnh được bán với giá chẳng bao nhiêu.
Một lần nữa, các công ty Nhật lại tìm cách giải quyết vấn đề. Họ đưa các bể nuôi lên tàu rồi bắt cá nhốt vào bể.
Sau một thời gian dồn lắc chật chội, lũ cá dù mệt lử nhưng vẫn còn sống. Cá lại được bán ra cho người tiêu dùng. Nhưng người Nhật lại phát hiện sự khác biệt: vị cá không được tươi ngon, có lẽ là do bị nhốt quá lâu trong bể.
Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết, bài toán khó này?
Họ thả thêm một con cá mập nhỏ vào bể trên tầu. Cá mập chén một số cá trong đó – là những con cá yếu đuối, chậm chạp, số cá còn lại vẫn sống khoẻ và thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ, bởi chúng luôn phải “hoạt động” để tránh cá mập. Và người tiêu dùng Nhật rất chuộng loại cá này.
(Trích: Từ câu chuyện người Nhật thích ăn cá tươi, theo http://www.giadinhvietnam.com)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng.
Câu 2: Theo anh/chị, qua câu chuyện này, mục đích chính của người viết là gì?
Câu 3: Những cách làm đó (để được ăn cá tươi) cho anh/chị hiểu điều gì về người Nhật Bản?
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 5
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Cuộc đời của chúng ta đã đạt được những thành tựu gì, trở nên như thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn. Kinh nghiệm cuộc đời cho tôi thấy có ba yếu tố quyết định sự lựa chọn của chúng ta: một là năng lực trí tuệ, hai là giá trị, ba là tầm nhìn. Hiển nhiên là năng lực trí tuệ có vai trò quan trọng trong sự lựa chọn. Năng lực trí tuệ ở đây là nắm bắt được những thông tin đầy đủ, phân tích những thông tin ấy và nhận thức được bản chất của những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta…Gía trị là những gì chúng ta xem là quan trọng, thiết yếu, sống còn đối với mình, là những gì chúng ta có thể sẵn sàng đánh đổi tự do, an toàn, sự no ấm của mình để bảo vệ nó. Mỗi người có thể có những giá trị giống nhau và khác nhau. Nó là một cái thang bậc đa dạng thể hiện thứ tự ưu tiên của những gì chúng ta coi trọng. Mơ ước một cuộc sống đầy đủ không có gì là xấu, ngược lại còn là động lực của sự tiến bộ. Người ta chỉ khác nhau ở con đường đạt đến mục tiêu. Điều cần nhớ: cái gì cũng có hai mặt, mỗi sự lựa chọn đều đỏi hỏi chúng ta phải trả giá. Vì vậy, điều quan trọng là hiểu rõ hậu quả những lựa chọn của chúng ta. Tầm nhìn là khả năng nhìn ra một viễn cảnh xa xôi hơn bối cảnh thực tế mà mình đang sống. Tầm nhìn ngắn hạn là chạy theo những ngành thời thượng, là chọn nghề dựa trên những nhu cầu trước mắt. Tầm nhìn dài hạn là phân tích bối cảnh xã hội, xác định năng khiếu, đặc điểm và năng lực của bản thân, trong đó quan trọng nhất là năng lực tự học và phẩm chất cá nhân. Đó mới là giá trị cốt lõi quyết định những thành tựu mà ta có thể đạt được. Với tầm nhìn dài hạn đó, chúng ta sẽ không nản lòng với khó khăn trước mắt và kiên trì lựa chọn của mình.
(Phạm Thị Ly)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Văn bản trên được trình bày theo cách thức nào sau đây: diễn dịc, quy nạp, tổng – phân – hợp?
Câu 2: Xác định hai thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 3: Theo tác giả, bài viết có mấy yếu tố quyết định sự lựa chọn của mỗi người trong cuộc đời? Trong những yếu tố ấy, yếu tố nào mang ý nghĩa cốt lõi quyết định thành tựu mỗi người có thể đạt được?
Câu 4: Anh/chị có đồng ý với quan điểm: “Cuộc đời mỗi chúng ta đạt được những thành tựu gì, trở nên thế nào, hạnh phúc hay bất hạnh, có ích hay có hại cho xã hội là do cách chúng ta lựa chọn” không? Vì sao?
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Anh/chị hãy phân tích nhân vật người “vợ nhặt” trong truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5
PHẦN I: ĐỌC HIỂU
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận
- Văn bản được trình bày theo cách thức: diễn dịch
Câu 2:
- Học sinh xác định chính xác 2 trong 3 thao tác lập luận sau đây: giải thích, phân tích, bình luận.
Câu 3:
- Theo tác giả, bài viết có 3 yếu tố quyết định sự lựa chọn của mỗi người trong cuộc đời: năng lực trí tuệ, giá trị, tầm nhìn.
- Yếu tố mang ý nghĩa cốt lõi quyết định thành tựu mà mỗi người có thể đạt được: Tầm nhìn dài hạn.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Nguyễn Việt Khái. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !