YOMEDIA

Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Lê Trung Đình

Tải về
 
NONE

HOC247 xin cung cấp đến các em học sinh nội dung tài liệu Bộ 5 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Ngữ văn Trường THPT Lê Trung Đình được sưu tầm và tổng hợp với các câu hỏi từ dễ đến khó sẽ giúp các em ôn luyện kiến thức thật hiệu quả. Mời các em cùng theo dõi.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LÊ TRUNG ĐÌNH

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

(1) Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blốc của một người bạn. (2) Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. (3) Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. (4) Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. (5) Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự... thế giới cùng anh em chiến hữu...".

(6) Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? (7) Ừ nhỉ! (8) Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta...

 (Dẫn theo Bài tập Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục 2007) 

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.

Câu 2: Tại sao tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?”

Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9).

Câu 4: Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên.

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của mình về: Hạnh phúc của giới trẻ trong thời đại ngày nay.    

Câu 2: (5,0 điểm)

Trong bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh viết:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế

Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ….

 (Theo Ngữ văn 12. Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr,154)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về hình tượng Sóng  trong hai khổ thơ trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

Phong cách ngôn ngữ chính luận.

Câu 2:

Tác giả “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?” bởi vì:

- Khi nghĩ đến hạnh phúc thì con người thường nghĩ đến những gì cao xa, to lớn nhưng thực ra hạnh phúc là những gì rất giản dị, gần gũi quanh ta.

- Con người thường không nhận ra giá trị của những gì mình đang có, vì vậy thường “than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc”.

Câu 3:

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9): liệt kê, điệp ngữ, tương phản -đối lập.

- Tác dụng: 

+ Tạo giọng điệu thiết tha, hùng hồn, mạnh mẽ để tăng tính thuyết phục.

+ Nhấn mạnh sự tương phản về hoàn cảnh của chúng ta và biết bao nhiêu người để từ đó gợi ra quan niệm về một hạnh phúc giản đơn.

---(Để xem tiếp đáp án phần Đọc hiểu và Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Người làm xiếc đi dây rất khó

Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn

Đi trọn đời trên con đường chân thật.

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu.

Tôi muốn làm nhà văn chân thật

chân thật trọn đời

Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi

Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã

Bút giấy tôi ai cướp giật đi

Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.

(Lời mẹ dặn – Phùng Quán)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Anh/chị hiểu như thế nào về ý thơ: “Tôi muốn làm nhà văn chân thật-chân thật trọn đời”?

Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ và nêu tác dụng của nó trong 4 dòng thơ:

“Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu.”

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Người làm xiếc đi dây rất khó - Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn - Đi trọn đời trên con đường chân thật”không? Vì sao?

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc văn bản:                       

MIẾNG BÁNH MÌ CHÁY

Khi tôi lên 8 hay 9 tuổi gì đó, tôi nhớ thỉnh thoảng mẹ tôi vẫn nướng bánh mì cháy khét. Một tối nọ, mẹ tôi về nhà sau một ngày làm việc dài và bà làm bữa tối cho cha con tôi. Bà dọn ra bàn vài lát bánh mì nướng cháy, không phải cháy sém bình thường mà cháy đen như than. Tôi ngồi nhìn những lát bánh mì và đợi xem có ai nhận ra điều bất thường của chúng và lên tiếng hay không.

Nhưng cha tôi chỉ ăn miếng bánh của ông và hỏi tôi về bài tập cũng như những việc ở trường học như mọi hôm. Tôi không còn nhớ tôi đã nói gì với ông hôm đó, nhưng tôi nhớ đã nghe mẹ tôi xin lỗi ông vì đã làm cháy bánh mì.

Và tôi không bao giờ quên được những gì cha tôi nói với mẹ tôi: “Em à, anh thích bánh mì cháy mà.”

Đêm đó, tôi đến bên chúc cha tôi ngủ ngon và hỏi có phải thực sự ông thích bánh mì cháy hay không. Cha tôi choàng tay qua vai tôi và nói:

“Mẹ con đã làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ rất mệt. Một lát bánh mì cháy chẳng thể làm hại ai con ạ, nhưng con biết điều gì thực sự gây tổn thương cho người khác không? Những lời chê bai trách móc cay nghiệt đấy.”

Rồi ông nói tiếp: “Con biết đó, cuộc đời đầy rẫy những thứ không hoàn hảo và những con người không toàn vẹn. Cha cũng khá tệ trong rất nhiều việc, chẳng hạn như cha chẳng thể nhớ được sinh nhật hay ngày kỷ niệm như một số người khác.

Điều mà cha học được qua nhiều năm tháng, đó là học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ. Đó là chìa khoá quan trọng nhất để tạo nên một mối quan hệ lành mạnh, trưởng thành và bền vững con ạ.

Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó.”

(Theo Những câu chuyện ý nghĩa về cuộc sống, trithucvn.net, ngày 10/4/2019).

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.

Câu 2. Theo đoạn trích, người cha đã chia sẻ với con về những điều người cha “học được qua nhiều năm tháng” là gì?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết thế nào là “học cách chấp nhận sai sót của người khác và chọn cách ủng hộ những khác biệt của họ”?

Câu 4. Lời khuyên “Hãy yêu quý những người cư xử tốt với con, và hãy cảm thông với những người chưa làm được điều đó” có ý nghĩa gì với anh/chị?

---(Để xem những câu hỏi còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Có người ví cuộc đời của một con người như con thuyền giữa biển cả… có lúc bình yên, có lúc sóng gió, bão táp ập đến bất ngờ, không báo trước.

Và tất nhiên, ai chẳng có lúc thất bại, chẳng có lúc vấp ngã, chỉ trừ những người không dám thất bại, không dám đối mặt với những điều xấu nhất có thể xảy ra mà thôi. Đối với một vài người, thất bại đồng nghĩa với dấu chấm hết, với vực thẳm của sự kết thúc. Chính vì vậy, cần lắm niềm tin vào cuộc sống nơi mỗi con người. Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng ít nhất một lần vấp ngã theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Sau mỗi lần vấp ngã ấy, người ta sẽ rút ra được một bài học cho chính mình, biết tránh những chỗ ghồ ghề khó đi, biết tìm cho mình bước đi mới hay là dẫm lên chính chỗ đã ngã xuống và đi tiếp. Mọi thứ rồi sẽ đi qua, không gì là vĩnh viễn! Nỗi đau nào rồi cũng nguôi, vết thương cũng lành dù để lại sẹo, nhưng vết sẹo đó là chứng tích cho mỗi lần ta trưởng thành!!

“Không ai có thể quay ngược lại thời gian để bắt đầu lại từ đầu, nhưng bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu từ ngày hôm nay và tạo ra một kết thúc mới”.

 (Trích: Tôi sẽ đứng lên từ chính nơi tôi vấp ngã…!)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 2. Theo tác giả sau mỗi lần vấp ngã người ta sẽ rút ra được những gì?

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: “Không ai có thể quay ngược lại thời gian để bắt đầu lại từ đầu, nhưng bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu từ ngày hôm nay và tạo ra một kết thúc mới” ?  

Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 điểm):

Câu 1. ( 2,0 điểm):

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: “Chính vì vậy, cần lắm niềm tin vào cuộc sống nơi mỗi con người” được gợi ra ở phần Đọc-hiểu.

Câu 2: (5.0 điểm)

Trong bài thơ Sóng, Xuân Quỳnh viết :

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

 

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương

 (Theo Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr 155,156)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: nghị luận.

Câu 2:

Theo tác giả sau mỗi lần vấp ngã người ta sẽ rút ra được một bài học cho chính mình, biết tránh những chỗ ghồ ghề khó đi, biết tìm cho mình bước đi mới hay là dẫm lên chính chỗ đã ngã xuống và đi tiếp.

Câu 3:

Có thể hiểu câu nói: “Không ai có thể quay ngược lại thời gian để bắt đầu lại từ đầu, nhưng bất kỳ ai cũng có thể bắt đầu từ ngày hôm nay và tạo ra một kết thúc mới” như sau: Thời gian qua đi và không bao giờ trở lại. Con người không thể quay ngược được thời gian để làm lại từ đầu. Vì vậy, thay vì nuối tiếc quá khứ, chúng ta hãy sống hết mình cho hiện tại. Ta hãy bắt đầu cuộc sống ngay từ hôm nay, hãy đứng lên từ những vấp ngã để tạo ra cho mình một sự thành công, một kết thúc mới bằng sự thành công.

Câu 4:

Học sinh có thể rút ra một số thông điệp có ý nghĩa và có cách lý giải phù hợp:

- Cuộc sống luôn ẩn chứa muôn vàn những khó khăn, thử thách vì thế con người cần có niềm tin vào cuộc sống.

- Hãy biết đứng lên sau vấp ngã vì mỗi lần vấp ngã là một lần ta rút ra được những bài học cho bản thân.

II. LÀM VĂN (7.0 điểm):

Câu 1:

a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: “Chính vì vậy, cần lắm niềm tin vào cuộc sống nơi mỗi con người

c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn theo định hướng sau:

- Giải thích vấn đề: 

+ Niềm tin: niềm tin là sự tin tưởng, hi vọng của con người vào những điều tốt đẹp vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống.

+ Sức mạnh niềm tin: là sức mạnh tinh thần, giúp con người làm được những điều mong ước, hoàn thành những dự định trong cuộc sống.

---(Đáp án chi tiết của phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 5

Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản:

ĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM

Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em

Nhưng làm được những điều phi thường lắm

Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm

Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào.

 

Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao

Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng

Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận

Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy.

 

Với người láng giềng đang lúc lâm nguy

Đất nước mình không ngại ngần tiếp tế

Dù mình còn nghèo nhưng mình không thể

Nhắm mắt làm ngơ khi ai đó cơ hàn.

 

Với đồng bào mình ở vùng dịch nguy nan

Chính phủ đón về cách ly trong doanh trại

Bộ đội vào rừng chịu nắng dầm sương dãi

Để họ nghỉ ngơi nơi đầy đủ chiếu giường.

 

Với chuyến du thuyền đang khóc giữa đại dương

Mình mở cửa đón họ vào bến cảng

Chẳng phải bởi vì mình không lo dịch nạn

Mà chỉ là vì mình không thể thờ ơ.

 

Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa

“Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”

Chẳng có điều gì làm cho mình sợ hãi

Khi trong mỗi người nhân ái được gọi tên.

 

Từ mái trường này em sẽ lớn lên

Sẽ khắc trong tim bóng hình đất nước

Cô sẽ nối những nhịp cầu mơ ước

Để em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim.

 

Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìm

Một đất nước ở đâu xa để yêu hết cả

Đảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏa

Vang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam!

  (Chu Ngọc Thanh)

Câu 1. Xác định thể thơ ?  (0,5 điểm)

Câu 2.  Bài thơ trên viết về đề tài gì? (0,5 điểm)

Câu 3. Em hiểu thế nào về câu thơ: “Thủ tướng phát lệnh rồi, em đã nghe rõ chưa

“Trong cuộc chiến này sẽ không có một ai bị để lại”? (1,0 điểm)

Câu 4. Lời nhắn nhủ qua bài thơ? (1,0 điểm)

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 5 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 5 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Lê Trung Đình. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF