YOMEDIA

Bộ 4 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Bình Độ

Tải về
 
NONE

HOC247 xin cung cấp đến các em học sinh nội dung tài liệu Bộ 4 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Ngữ văn Trường THPT Bình Độ được sưu tầm và tổng hợp với các câu hỏi từ dễ đến khó sẽ giúp các em ôn luyện kiến thức thật hiệu quả. Mời các em cùng theo dõi.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT BÌNH ĐỘ

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1)…Sống là không chờ đợi. Dù chỉ mấy mươi giây.

(2) Tôi nhớ có hôm nào đó, em đã nói với tôi rằng đấy là một triết lí hay, ta phải tranh thủ sống đến từng giây của cuộc đời. Nhưng em biết không, đừng vì bất cứ một triết lý nào mà gạt bỏ đi ý nghĩa của sự chờ đợi. Chờ đợi ở đây không phải là há miệng chờ sung, mà chờ đợi là một phần của bài học cuộc đời. Em sẽ bằng lòng chờ đợi chứ, nếu em biết về điều sẽ xảy ra?Đợi khi xếp hàng ở siêu thị, vì biết rồi sẽ đến lượt mình và rằng đó là sự công bằng. Đợi tín hiệu đèn xanh trước khi nhấn bàn đạp, vì biết đó là luật pháp và sự an toàn cho chính bản thân. Đợi một người trễ hẹn thêm năm phút nữa, vì biết có bao nhiều điều có thể bất ngờ xảy ra trên đường. Đợi một cơn mưa vì biết rằng dù dai dẳng mấy, nó cũng phải tạnh. Đợi một tình yêu đích thực vì biết rằng những thứ tình yêu “theo trào lưu” chỉ có thể đem đến những tổn thương cho tâm hồn nhạy cảm của em…

(3) Vì vậy, hãy cứ bình tâm, em nhé. Cuộc đời ta cũng như rượu vang vậy.Có những loại vài tháng là uống được.Nhưng cũng có loại phải lưu giữ rất nhiều năm để đạt độ chín cần thiết.Điều quan trọng không phải là sớm hay muộn, mà là đúng lúc.Bởi mọi thứ đều có thời điểm của riêng nó. Vì rượu ngon chính là phần thưởng của tháng năm…

(4) Tôi nhớ có một câu danh ngôn, đại ý rằng: “Bạn sẽ có con gà cao lông vàng mũm mĩm bằng cách ấp trứng, chứ không phải bằng cách đập vỡ cái trứng ra”. Vậy thì đó lý do tại sao con sâu phải nằm trong kén đủ ngày rồi mới được hóa thân. Cũng như con người phải chín tháng mười ngày mới nên rời lòng mẹ.  Đó cũng là lý do của ba mươi chín giây đèn đỏ, của mười hai năm miệt mài trên ghế nhà trường, của một mối tình thiết tha còn chưa chịu hé lộ. Và của rất nhiều khoảnh khắc chờ đợi trong cuộc đời.

(5) Mọi vật đều có thời điểm của nó. Em đừng cố rút ngắn thời gian.Nếu trái chưa chín thì đừng nên hái.Nếu nhộng chưa chín thì đừng phá vỡ kén tằm. Nếu chưa gặp được một tâm hồn đồng điệu thì đừng trao gửi trái tim. Đừng để thế giới này tác động…

(Theo Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2016, tr84-87)

Câu 1. Câu nào nêu lên ý khái quát của đoạn trích?

Câu 2. Nêu tác dụng của biện pháo tu từ cú pháp được sử dụng trong đoạn văn thứ (2) của đoạn trích.

Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về câu nói: Rượu ngon chính là phần thưởng của tháng năm?

Câu 4. Quan điểm: “Mọi thứ đều có thời điểm của riêng nó” giúp anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân? (Trình bày ngắn gọn trong 5 – 7 dòng).

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về thông điệp “Sống là phải biết chờ đợi”.

Câu 2.

Cảm nhận về hai đoạn thơ sau:

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn,

Ta muốn riêt mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi.

(Vội vàng – Xuân Diệu – Ngữ văn 11, tập hai, NXB GD, tr.23)

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa.

 

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

(Sóng – Xuân Quỳnh – Ngữ văn 12, tập một, NXB GD, tr.156)

Từ đó anh/chị suy nghĩ về quan niệm sống của hai tác giả.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Câu nêu ý khái quát: Mọi vật đều có thời điểm của nó.

Câu 2:

Điệp cấu trúc: Đợi

Tác dụng: nhấn mạnh vào ý nghĩa của sự chờ đợi. Khi đủ kiên nhẫn chờ đợi ta sẽ nhận được những điều ý nghĩa, bất ngờ của cuộc sống.

Câu 3:

“Rượu ngon là phần thưởng của tháng năm”: Mọi thành quả chúng ta nhận được trong cuộc sống đều là kết quả của quá trình nỗ lực, phấn đấu, là kết quả của sự kiên trì, nhẫn nại. Chờ đợi được đến khoảnh khắc cây kết hoa, ra trái chính là phần thưởng thời gian ban tặng cho chúng ta.

Câu 4:

- Mọi thứ trong cuộc sống này đều có thời điểm riêng, không thể nhanh chóng, rút bớt thời gian đó.

- Khi rút bớt thời gian, kết quả bạn nhận được sẽ không hoàn hảo.

- Khi ta có đủ kiên nhẫn chờ đợi, trái bạn nhận được sẽ thật ngọt ngào, hạnh phúc.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

“Không ai biết trước được tương lai. Bạn chỉ có thể tạo ra tương lai”.

Jack Ma đã nói câu đó khi nhìn lại vụ bán 40% cổ phần Alibaba cho Yahoo của Jerry Yang vào năm 2005. Thời đó, Alipay và Taobao của Jack đều đang lỗ, còn Yahoo của Jerry thì chỉ có tài sản khoảng 3 tỷ USD, và ít người nghĩ ông sẽ ném tới 1 tỷ vào Alibaba. Nhưng họ đã bắt tay, để quyết tâm đánh bại gã khổng lồ eBay trên thị trường Trung Quốc.

Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những câu chuyện như thế về các doanh nhân thành công, những người đã đưa ra các quyết định long trời lở đất vào lúc không ai nghĩ đến, để rồi trở thành huyền thoại.

Có một nghịch lý ở các nhân vật như Jack Ma hay Jerry Yang. Đó là người đời rất hay trông vào các lời khuyên của họ (thậm chí đưa nó vào các giáo trình kinh tế trong nhà trường), in đời họ thành sách gối đầu giường. Trong khi, chính bản thân họ luôn là những người đưa ra các quyết định phi quy luật. Họ thành công vì chối bỏ chủ nghĩa kinh nghiệm, vì không tin vào các giá trị cũ, và luôn tìm cách tạo ra cái mới. Nói như câu châm ngôn kinh điển của Steve Jobs: “Hãy đói khát, hãy khờ dại”.

(Trích Bài học của Jack Ma, Đức Hoàng, https://vnexpress.net/tin-tuc/goc-nhin/bai-hoc-cua-jack-ma3665992.html)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên?

Câu 2: Từ câu chuyện cuộc đời của nhà tỷ phú Jack Ma, tác giả bài viết đã rút ra bài học gì?

Câu 3: Tại sao Jack Ma lại cho rằng: “Không ai biết trước được tương lai. Bạn chỉ có thể tạo ra tương lai”?

Câu 4: Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những câu chuyện như thế về các doanh nhân thành công, những người đã tạo ra các quyết định long trời lở đất vào lúc không ai nghĩ đến, để rồi trở thành huyền thoại. Anh/chị hãy nêu thêm tên và tóm tắt về cuộc đời của một tấm gương nổi tiếng khác (trong hoặc ngoài lĩnh vực kinh doanh) cũng thành đạt theo cách thức được nêu trong đoạn văn trên.

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của mình về nguyên nhân thành công được nêu trong văn bản ở phần Đọc hiểu:

Họ thành công vì chối bỏ chủ nghĩa kinh nghiệm, vì không tin vào các giá trị cũ và luôn tìm cách tạo ra cái mới.

Câu 2:

Nhận xét về Tây Tiến của Quang Dũng, Hoài Thanh đã từng nói đại ý rằng: đó là một trong những tác phẩm mang về buồn rớt, mộng rớt phảng phất hơi Thơ mới.

Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Theo anh/chị, đó là sự thành công hay thất bại của tác phẩm? Hãy phân tích đoạn thơ sau để làm rõ quan điểm của mình:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

(Trích Tây Tiến – Quang Dũng)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 2:

- Tác giả đã rút ra bài học về sự thành công trong cuộc sống: Họ thành công vì chối bỏ chủ nghĩa kinh nghiệm, vì không tin vào các giá trị cũ, và luôn tìm cách tạo ra cái mới. Thành công bắt nguồn từ sự sáng tạo, luôn luôn tìm những con đường mới để đi.

Câu 3:

- Ông nói như vậy bởi chính cuộc đời ông cũng từng trải qua như thế, những thương vụ làm ăn, đặc biệt là vụ bán 40% cổ phần Alibaba cho Yahoo của Jerry Yang vào năm 2005. Thời đó, Alipay và Taobao của Jack đều đang lỗ, còn Yahoo của Jerry thì chỉ có tài sản khoảng 3 tỷ USD. Họ đã bắt tay nhau cùng thực hiện với mong muốn đánh đổ gã khổng lồ eBay trên thị trường Trung Quốc. Ông đã thành công, sự thành công này ông không biết trước, nhưng để có được sự thành công đó Jack Ma đã phải chuẩn bị nó từ ngày hôm nay, chuẩn bị sự liều lĩnh, táo bạo, dám chấp nhận rủi ro, thách thức.

Câu 4:

- Nguyễn Sinh Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh) quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người sinh ra trong một gia đình: Bố là một nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân; mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày.

- Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đất nước ta đắm chìm trong đêm trường nô lệ. Với ách đô hộ của thực dân Pháp, chúng đã biến nước ta thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Phân tích con đường cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhận thấy những hạn chế (Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"). Trước thực tế ấy, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành, người con xứ Nghệ, mới 21 tuổi, đã quyết định ra đi tìm đường cứu nước. Tìm hướng đi riêng so với các vị tiền bối đi trước, xem xét và nhận định tình hình chính xác đã giúp Bác tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Với sự lãnh đạo của Bác, nhân dân Việt Nam đã đập tan các ách đô hộ, thành lập nên nhà nước riêng, độc lập, tự do.

- Tiểu sử:

+ Hồ Chí Minh (1890 – 1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi thành Nguyễn Tất Thành.

+ Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

+ Thời trẻ, Người học chữ Hán ở nhà, sau đó học tại trường Quốc học Huế, và có một thời gian ngắn dạy học ở trường Dục Thanh – một trường học của tổ chức yêu nước ở Phan Thiết (thuộc tỉnh Bình Thuận).

+ Năm 1911, Người ra nước ngoài tìm đường cứu nước.

+ Năm 1919, Người gửi tới Hội nghị hòa bình ở Véc-xay (Pháp) bản Yêu sách của nhân dân An Nam, kí tên Nguyễn Ái Quốc.

+ Năm 1920, Người dự Đại hội Tua và trở thành một trong những thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I: Đọc – hiểu (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trang Tử nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi  trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng”. Chúng ta có giống được những con gà rừng không ? Nếu chúng  ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?

Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai… Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự  mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con chim  trong rất nhiều lớp lồng.

[…] Robert Fulghum từng trở thành tác giả best seller với một cuốn sách có tựa đề thú vị “Tất cả những gì cần phải biết tôi đều được học ở nhà trẻ”. Đó là những nguyên tắc sống: chia sẻ, chơi công bằng, không đánh bạn, để đồ đạc vào chỗ cũ, không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì bạn bày ra, nói xin lỗi khi làm tổn thương ai đó, rửa tay trước khi  ăn, học một ít, suy nghĩ một ít, vẽ và hát và nhảy múa và chơi và làm việc một ít mỗi ngày, ngủ trưa, có ý thức về những điều kỳ diệu, cây cối và các con vật đều chết – và chúng ta cũng vậy, từ đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học: quan sát.

Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉ như vậy. Chúng ta được học ở nhà trẻ nhưng đã đánh rơi dần trong quá trình lớn lên. Cũng như khi sinh ra, ta đã có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh mất nó trong quá trình sống. Không  có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa là trước khi  đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.

(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, Nxb Hội nhà văn, 2012, tr 135)

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0,5đ) Câu 2. Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì ? (0,75đ)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm  nước. Nhưng  chúng không mong cầu được sống trong lồng”. (0,75đ)

Câu 4. Trong tất cả các nguyên tắc sống được học ở nhà trẻ, anh/chị thấy nguyên tắc nào có giá trị với mình nhất ? Vì sao ? (1,0đ)

Phần II: Làm văn (7 điểm)

Cảm nhận của em về chi tiết bát cháo cám trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân. Liên hệ với chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao để thấy tác dụng của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm  truyện ngắn.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I: Đọc – hiểu

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên: nghị luận.

Câu 2.

Có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu được ngắn gọn vấn đề chính trong đoạn trích là: chúng ta đang dần đánh mất bản năng độc lập, chủ động, tự do.

Câu 3.

Có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng đảm bảo nội dung: Con người phải rất vất vất vả để sinh tồn, nhưng đó là sự sinh tồn trong tự do. Đó là một cuộc sống đáng sống hơn sống trong an nhàn đầy đủ nhưng thụ động, mất tự do.

Câu 4.

Nêu được ít nhất một nguyên tắc sống có giá trị với bản thân (như tự lập, hoà đồng, chia sẻ, yêu thương…) và giải thích lí do vì sao. Có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng về cơ bản, thí sinh trả lời được tác động tích cực của nguyên tắc sống đó.

Phần II: Làm văn

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát hai nhà văn, hai tác phẩm và hai chi tiết.

- Giới thiệu về chi tiết nghệ thuật

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Trên thế giới này có quá nhiều sách dạy con người tương tác và giao tiếp, dạy chúng ta làm thế nào để trở thành một “cao thủ thuyết phục”, chuyên gia đàm phán, nhưng lại không có sách nào dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với chính mình. Khi bạn bắt đầu hiểu được những thứ bên trong của bản thân, bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và yêu mến của người khác một cách rất tự nhiên. Nếu như không hiểu được chính mình, bạn sẽ khiến nội tâm bị nhiễu loạn, làm nguy hại đến môi trường giao tiếp với mọi người. Sự tương tác giả dối với người khác sẽ là mầm họa lớn nhất khiến cho bạn tự trách mình và trách người, nó cũng là mầm mống tạo ra những giông bão cả phía bên trong và bên ngoài của bạn.

Sự đối nhân xử thế rất quan trọng! Nhưng bạn bắt buộc phải hiểu được chính mình, giao tiếp với chính mình, thì lúc đó bạn mới hiểu và tương tác lành mạnh với người khác. Biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì. Điều này sẽ giúp ích cho hành trình xuất phát lại từ đầu của sự nghiệp cũng như sự điều chỉnh lại trong gia đình, tất cả đều bắt đầu từ việc bạn buộc phải hiểu được chính mình!

(Lư Tô Vỹ, Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác, NXB Dân trí, 2017, tr.206 – 207)

Câu 1: Theo tác giả, trên thế giới có quá nhiều loại sách nào và còn thiếu loại sách nào?

Câu 2: Cũng theo tác giả, chúng ta chỉ “nhận được sự tín nhiệm và yêu mến của người khác” khi nào?

Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng, “biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì”?

Câu 4: Trong văn bản trên, tác giả đề cao việc “làm thế nào để đối thoại với chính mình”. Vì từ “đối thoại với chính mình” mới hiểu được mình để có cách ứng xử và hành động hợp lí.

Theo anh/chị, có thể coi đoạn văn sau trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao là lời “đối thoại với chính mình” của Chí Phèo không? Sau những lời này, Chí Phèo có thực sự “hiểu được chính mình” không?

Hắn nhìn bát cháo hành bốc khói mà bâng khuâng […]. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm bát cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xông vào mũi cũng đủ làm cho người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo.

Hắn tự hỏi rồi tự trả lời: Có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa!

(Trích Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11, NXB Giáo dục 2007, tr.150)

II. LÀM VĂN

Câu 1.

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người.

Câu 2.

Để hiểu được thể loại văn học kịch, SGK Ngữ văn 11 (Bộ chuẩn, NXB Giáo dục 2007, Tr.110) cho rằng:

Tập trung chú ý vào lời thoại của các nhân vật.

Theo anh/chị, tại sao phải chú ý vào lời thoại của các nhân vật? Phân tích ý nghĩa cuộc đối thoại giữa hồn và xác trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ để trả lời câu hỏi trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Loại sách có nhiều: sách dạy con người tương tác và giao tiếp, dạy chúng ta làm thế nào để trởthành một “cao thủ thuyết phục”, chuyên gia đàm phán.

- Loại sách còn thiếu: dạy con người ta đối thoại với chính mình.

Câu 2:

- Khi “bạn bắt đầu hiểu được tất cả những thứ bên trong của bản thân” tức hiểu chính mình khi ấy sẽ nhận được sự tín nhiệm và yêu mến của mọi người.

Câu 3:

- “Biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì” vì: Thấu hiểu bản thân là điều vô cùng khó khăn, bởi chúng ta luôn có xu hướng tự che giấu, tự bao biện cho những mong muốn hoặc sai lầm của bản thân. Bởi vậy, chỉ khi thực sự hiểu bản thân cần gì, muốn gì thì khi ấy mới có thể hiểu người khác muốn gì.

Câu 4:

- Có thể coi đó là lời đối thoại của Chí Phèo với chính mình.

- Sau những lời thoại đó Chí Phèo đã hiểu bản thân hơn và hắn khao khát được làm hòa với mọi người, hắn thèm được sống lương thiện.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 4 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 4 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Bình Độ. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF