HOC247 xin cung cấp đến các em học sinh nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Ngữ văn Trường THPT Võ Trường Toản được sưu tầm và tổng hợp với các câu hỏi từ dễ đến khó sẽ giúp các em ôn luyện kiến thức thật hiệu quả. Mời các em cùng theo dõi.
TRƯỜNG THPT VÕ TRƯỜNG TOẢN |
ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN: NGỮ VĂN NĂM HỌC: 2021 (Thời gian làm bài: 120 phút) |
ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:
Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừ nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ là phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.
Cần chuẩn bị những cái cần thiết trong hành trang mang vào thế kỉ mới, trong khi chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa học và công nghệ, làm cho tỉ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày càng lớn. Chắc rằng chiều hướng này sẽ ngày càng gia tăng. Một phần dưới tác động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều.
Trong một thế giới như vậy, nước ta phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó.
Cái mạnh vủa con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng
(Trích Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Vũ Khoan – tạp chí Tia sáng năm 2001)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai đoạn văn: Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.
Trong hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ mà ai ai cũng thừ nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ là phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội.
Câu 3: Theo tác giả, cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam là gì?
Câu 4: Thông điệp được gửi gắm qua đoạn trích.
II. LÀM VĂN
Câu 1
Qua gợi ý trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về: Trong những hành trang ấy, sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.
Câu 2
Phân tích đoạn thơ sau:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối lê vơi đầy.
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
(Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ Văn 12 tập một, NXB Giáo dục 2008, trang 110, 111)
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
Câu 2:
- Biện pháp nghệ thuật: Điệp từ - điệp ngữ : sự chuyển tiếp giữa ; ai ai cũng.
- Tác dụng: Nhằm nhấn mạnh con người đang chuẩn bị bước sang một trang mới chuẩn bị hành trang là điều cần thiết, mà hành trang quan trọng nhất chính là sự chuẩn bị bản thân mỗi người.
Câu 3:
- Điểm mạnh của con người Việt Nam: Thông minh, nhạy bén với cái mới.
- Điểm yếu của con người Việt Nam: Lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề.
Câu 4:
- Thông điệp được gửi gắm qua đoạn trích: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Hành trang quan trọng nhất chính là sự chuẩn bị của bản thân con người. Để có hành trang tốt nhất, thế hệ trẻ cần thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam để phát huy những điểm mạnh, sửa đổi những hạn chế sao cho thích ứng tốt nhất với đòi hỏi của nhân loại trong thời đại mới.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
1. Mở đoạn
- Giới thiệu vấn đề.
- Khẳng định sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.
2. Thân đoạn
a. Giải thích:
* Hành trang là gì? Hành trang là đồ dùng mang theo và các thứ trang bị khi đi xa. Ở đây, dùng với nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kỹ năng, thói quen …
* Vì sao sự chuẩn bị hành trang bản thân con người là quan trọng nhất?
- Từ cổ chí kim, con người bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử.
- Đặc biệt trong thế kỉ mới (sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ, trong một nền kinh tế tri thức) vai trò của con người lại càng quan trọng hơn.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 2
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Đứng lên em bốn mươi phút đủ rồi,
Bốn mươi phút nén dồn bao buồn tủi,
Bốn mươi phút giảng bài sao ngắn ngủi,
Bốn mươi phút quỳ… Dài lắm phải không em?
Đứng lên đi để thấy rõ trắng đen,
Nào ai thắng thua giữa bên tình bên lý.
Nghề cao quý trong những nghề cao quý,
Đến lúc này mạt vận đến thế sao?
Kẻ hàm ơn vênh váo đứng ngôi cao,
Bắt người thầy cúi đầu quỳ phía dưới.
Ôi, lịch sử qua mấy ngàn năm tuổi,
Đã bao giờ có chuyện thế này chưa?”
(Trích Đứng lên em!, Phong Du, theo Baomoi.com)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 2: Theo anh/chị vì sao tác giả lại cho rằng: “Bốn mươi phút giảng bài sao ngắn ngủi./Bốn mươi phút quỳ… Dài lắm phải không em?”?
Câu 3: Chỉ ra và phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ trong câu thơ: “Ôi, lịch sử qua mấy ngàn năm tuổi,/Đã bao giờ có chuyện thế này chưa?”.
Câu 4: Anh/chị suy nghĩ gì trước hành động: “Kẻ hàm ơn vênh váo đứng ngôi cao,/Bắt người thầy cúi đầu quỳ phía dưới.”?
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1:
Từ nội dung đoạn trích của phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” trong xã hội hiện nay.
Câu 2:
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng nhân vật Tràng trong cảnh “sáng hôm sau” và “bữa cơm ngày đói” (Vợ nhặt, Kim Lân, Ngữ Văn 12, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong cảnh xách dao đến nhà Bá Kiến đòi “làm người lương thiện” (Chí Phèo, Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016) để nhận xét cái nhìn của hai nhà văn về người dân lao động trong xã hội cũ.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
Câu 2:
Tác giả cho rằng “Bốn mươi phút giảng bài sao ngắn ngủi/ Bốn mươi phút quỳ … Dài lắm phải không em?” vì:
- Bốn mươi phút trên bục giảng là 40 phút được cống hiến, được sống với niềm đam mê, nhiệt huyết.
- Bốn mươi phút quỳ là bốn mươi phút chịu đựng những nhục nhã, tủi hờn. Điều đó sẽ tạo nên một quy luật tâm lí thấy thời gian trôi qua dài hơn. Ở đây, câu thơ có hàm ý xót xa, thương cho thân phận của những nhà giáo.
Câu 3:
- Biện pháp tu từ: câu hỏi tu từ
- Hiệu quả: Nhằm nhấn mạnh, khẳng định trong bốn nghìn năm lịch sử chưa bao giờ có chuyện giáo viên phải quỳ gối trước học sinh. Qua đó thể hiện nỗi xót thương với người giáo viên.
Câu 4:
- “Kẻ hàm ơn vênh váo đứng ngôi cao/ Bắt người thầy cúi đầu quỳ phía dưới”.
- Đối với kẻ hàm ơn – được người giáo viên dạy dỗ bảo ban nên người thì hành động vênh váo đứng trên cao cho thấy thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng với giáo viên. Đồng thời còn cho thấy sự tha hóa, tụt dốc về đạo đức, về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc.
II. LÀM VĂN
Câu 1:
* Giới thiệu vấn đề
* Giải thích vấn đề
- Tôn sư trọng đạo là gì?
+ Tôn sư: (tôn: là tôn trọng, kính trọng và đề cao; sư: là thầy dạy học, dạy người, dạy chữ). Vậy tôn sư là người học trò thì phải biết tôn trọng, kính trọng và đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
+ Trọng đạo: (trọng: coi trọng, tôn trọng; đạo: đạo lí, con đường làm người, đạo đức, đạo lí truyền thống tốt đẹp của con người): Vậy trọng đạo: là người học trò phải biết tôn trọng, lễ phép, kính trọng người thầy, vì người thầy đã giảng dạy, truyền dạy cho chúng ta biết thế nào là đạo nghĩa, đạo đức, đạo học làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên, đời sống xã hội,...
* Bàn luận vấn đề
- Vì sao phải tôn sư trọng đạo:
+ Thầy cô là người trao truyền cho ta tri thức để sau này làm người có ích.
+ Thầy cô dạy cho ta những bài học đạo lí, hoàn thiện nhân cách mỗi cá nhân, để sau này làm người tốt cho xã hội.
- Thực trạng:
+ Học sinh không tôn trọng thầy cô giáo, có thái độ vô lễ với thầy cô (dẫn chứng)
+ Văn hóa ứng xử của học sinh với giáo viên còn kém (dẫn chứng)
+ Thậm chí có học sinh sẵn sàng chửi bởi, hành hung giáo viên (dẫn chứng).
=> Đây là thực trạng hết sức đáng buồn và đáng báo động về sự xuống cấp đạo đức của một bộ phận học sinh.
- Nguyên nhân:
+ Cha mẹ quá yêu chiều con, mải mê kiếm tiền mà quên đi nhiệm vụ giáo dục.
+ Nhà trường tập trung giáo dục tri thức và giảm nhẹ phần giáo dục nhân cách cho học sinh.
- Giải pháp:
+ Cha mẹ cần có sự phối hợp với nhà trường để giáo dục con cái.
+ Giáo viên cần nghiêm khắc với những sai phạm của học sinh, ngoài ra còn phải có tấm lòng độ lượng, khoan dung, biết động viên, khuyến khích kịp thời những tiến bộ (dù nhỏ) của học trò.
- Liên hệ bản thân
Câu 2:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Kim Lân là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, là nhà văn chuyên viết truyện ngắn. Ông có những trang viết đặc sắc về phong tục và đời sống làng quê: những thú chơi và đời sống làng quê: những thú chơi và sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ được gọi là những “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng” như chơi non bộ, thả chim, đánh vật, chọi gà,… Sáng lên trong các tác phẩm của ông là vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam, những người sống cực nhọc, lam lũ, nghèo khổ nhưng vẫn yêu đời, chất phác, lạc quan, hóm hỉnh và tài hoa.
- Vợ nhặt của Kim Lân xứng đáng thuộc loại những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Truyện được xây dựng trên cái nền hiện thực của nạn đói khủng khiếp năm Ất Dậu (1945). Truyện được in trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết.
2. Phân tích
2.1. Nhân vật Tràng trong cảnh “sáng hôm sau” và “bữa cơm ngày đói”
a. Giới thiệu nhân vật:
- Lai lịch: dân ngụ cư: tha phương cầu thực, không sống được ở quê mình nên tìm đến một vùng đất khác ⟶ bị kì thị, phân biệt đối xử.
+ Không được chia ruộng đất.
+ Không được sống cùng trong không gian của ngôi làng, phải sống ở rìa làng hoặc ngoài đê.
+ Không được tham gia bất cứ sinh hoạt cộng đồng nào của làng xã.
- Gia cảnh: nghèo.
+ Gia đình chỉ có mẹ góa con côi, bố mất sớm.
---(Để xem tiếp đáp án phần Làm văn vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện yêu cầu:
Khi học lớp 2, tôi thường nghe các bác khen anh nào thi đỗ Đại học bằng một câu rất đặc biệt: Thằng A, thằng B là cái “trán” của xóm tôi đấy. Tôi nhớ năm đó cả làng mới có một người thi đỗ Đại học Y, tổng điểm ba môn Toán, Hóa, Sinh lại rất cao và được sang Hungary du học. Anh ấy trở thành cái trán được nhắc đến nhiều nhất của cả làng.Như một huyền thoại.Mấy năm liền đi đâu cúng nghe nhắc, nghe kể.
Rồi làng dần dần có nhiều người đỗ Đại học.Có năm truyền hình còn về làm cả một phóng sự về một làng quê có số học sinh thi đỗ Đại học với tỉ lệ rất cao. Nói theo cách của các bác là làng tôi giờ đi đâu cũng toàn thấy những trán là trán.
Ước vọng nhiều nên học vấn và tri thức của thủa xưa đã thường xuyên được đánh đồng với đỗ đạt. Cũng như các bác của tôi cứ quy tất cả về “cái trán”, xem nó là biểu tượng của sự thông minh sáng láng, của học hành đỗ đạt. Lớn lên tôi nhận ra đó là ước mong khi thầm kín, khi bộc lộ, nhưng luôn mãnh liệt của thế hệ những người như bác tôi. Đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, mục tiêu của nhiều thế hệ, của dòng họ, xóm, của làng, của huyện,…
Điều đó vô tình gây sức ép ngày càng nặng nề lên nhiều thế hệ học trò làng tôi.
Lớn lên đi xa, đến nhiều nơi, gặp nhiều người, tôi nhận ra có rất nhiều người chưa từng được vinh danh là “cái trán” của khu phố, của xóm làng, của cộng đồng nhưng họ sống vô cùng hạnh phúc. Họ đóng góp rất nhiều cho cuộc sống bằng sự giàu có và rất yêu lao động. Một người trồng cây cảnh mỗi năm bán ra thị trường thu về hàng trăm tỉ đồng. Một người chơi …thả diều đến đẳng cấp nghệ nhân, cũng ngược Á xuôi Âu đi trình diễn nhiều kỳ lễ hội với những lời mời kèm tài trợ. Một anh thợ mộc ven con sông Phổ Lợi làm những chiếc lồng chim và bán được với giá ngang một chiếc xe hơi tầm trung. Hơn hết họ làm những điều đó bằng đam mê, và rồi đam mê bù đắp lại cho chính họ, cho cuộc sống của cả những người xung quanh.
Lại một mùa thi Đại học đã về. Đường phố sáng sớm cuồn cuộn người và xe. Thí sinh và người nhà hộ tống.Rồi sau mỗi kỳ thi, lại có những bạn nhày lầu, nhảy cầu thương tâm.Cuộc sống không chỉ có đỗ đạt mới là hạnh phúc. Cũng như thành đạt không chỉ có một con đường là đi học và đi thi. Trường thi chỉ là nơi ganh đua chốc lát chứ không thể đủ chỗ cho tận cùng đam mê của mỗi người.Chính vì thế mà báo Hoa Học Trò vẫn luôn khuyên bạn đọc “Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt”.
(Đủ chỗ cho đam mêm khác biệt, Bay xuyên những tầng mây, Hà Nhân, NXB Văn học, tr.188)
Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2. Theo tác giả văn bản, điều gì đã “gây sức ep ngày càng nặng nề lên nhiều thế hệ học trò”?
Câu 3. Hãy giải thích ý nghĩa của câu nói: “Trường thi chỉ là nơi ganh đua chốc lát chứ không thể đủ chỗ cho tận cùng đam mê của mỗi người”?
Câu 4. Theo anh (chị), tâm lý coi “Đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, là mục tiêu của nhiều thế hệ, của dòng họ, xóm, của làng, của huyện,…” có ảnh hưởng như thế nào đến mỗi cá nhân và toàn xã hội?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ ý kiến của em về ý kiến trong phần đọc – hiểu: “Hãy giữ cho mình niềm đam mê khác biệt”.
Câu 2 (0.5 điểm)
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương moog viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 89)
Cảm nhận của Anh/Chị về đoạn thơ trên.Từ đó bình luận về nét mới lạ trong cách cảm nhận về người lính của Quang Dũng.
---- HẾT ----
ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1.
- Phương thức biểu đạt: phương thức nghị luận kết hợp với tự sự.
Câu 2.
- Theo tác giả văn bản, điều đã “gây sức ép ngày càng nặng nề lên nhiều thế hệ học trò” là quan niệm của thế hệ trước: học vấn và tri thức thường xuyên được đánh đồng với sự đỗ đạt. Mong ước có khi thầm kín, có khi bộc lộ nhưng luôn mãnh liệt của thế hệ trước. Đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, là mục tiêu của nhiều thế hệ, của dòng họ, xóm của làng, của huyện,…
Câu 3.
- Câu nói “Trường thi chỉ là nơi ganh đua chốc lát chứ không thể đủ chỗ cho tận cùng đam mê của mỗi người” được hiểu như sau:
+ Trường thi là nơi mỗi thí sinh đến làm bài trong một khoảng thời gian nhất định với những kiến thức trong phạm vi được định sẵn.
+ Còn đam mê của mỗi con người là niềm hứng thú say mệ mà con người ta theo đuổi cả đời và kiến thức, tri thức về lĩnh vực theo đuổi sẽ được mở rộng theo tháng năm.
=> Như vậy trường thi không thể là nơi đánh giá được tất cả trình độ, năng lực của một người, đây không phải cái đích cuối cùng mà mỗi chúng ta hướng tới.
Câu 4. Tâm lí coi “đi học và đỗ đạt là cơ hội đổi đời, là phẩm giá, là mục tiêu của nhiều thế hệ, của dòng họ, xóm của làng, của huyện,…” có ảnh hưởng tới mỗi cá nhân và toàn xã hội như sau:
* Tích cực:
- Giúp các bạn học sinh có động lực học tập để đỗ đạt cao.
- Giúp xã hội đề cao việc học, có nhiều đầu tư hơn nữa cho giáo dục.
* Tiêu cực:
- Đối với cá nhân:
+Tâm lý trên sẽ tạo áp lực nặng nề với mỗi cá nhân. Chính vì vậy mà khi thi trượt, điểm kém con người mới sinh ra bị uất ức, trầm cảm dẫn đến việc tự tử và những hậu quả nghiêm trọng tương tự.
+Tâm lý trên sẽ gây ra một sự quy chụp của đám đông dẫn đến tình trạng nhiều cá nhân sẽ không được đánh giá đúng năng lực của mình.
- Đối với xã hội:
+ Tâm lý trên tạo ra một xã hội cào bằng với điểm số, bằng cấp, dẫn đến hiện tượng “ngồi nhầm chỗ”.
+ Tâm lý trên còn tạo ra một trào lưu mua bằng, chạy điểm trong xã hội.
+ Chính tâm lý trên cũng làm cho tri thức và sự học trở nên rẻ mạt.
---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Võ Trường Toản. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !