YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Tràng Định

Tải về
 
NONE

HOC247 xin cung cấp đến các em học sinh nội dung tài liệu Bộ 3 đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Ngữ văn Trường THPT Tràng Định được sưu tầm và tổng hợp với các câu hỏi từ dễ đến khó sẽ giúp các em ôn luyện kiến thức thật hiệu quả. Mời các em cùng theo dõi.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT TRÀNG ĐỊNH

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

Văn hóa là một phạm trù rất rộng. Có đến hàng trăm định nghĩa khác nhau. Cho nên, một cách hiểu về truyền thống văn hóa hay truyền thống nói chung không phải dễ nhất trí. Song có điều ai cũng thừa nhận là truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực tinh thần và vật chất. Đó là những định chế, khế ước xã hội, đó là những chuẩn mực đạo lí, đó là những cái hẹp hơn, nhiều khi đó chỉ là một thứ lệ tục, một thói quen thuộc thang giá trị lâu đời,… Nhưng, tất cả đã ăn sâu vào đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong cộng đồng như một thứ bản lĩnh, bản năng chi phối hàng ngày, hàng giờ từng hành vi ứng xử của mỗi con người. Chính vì thế mà truyền thống có một sức mạnh bền vững, sâu sa trong tiềm thức và biến thành một thứ nội lực riêng, một bản sắc riêng của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong xã hội… Cho nên, muốn truyền thống thực sự phát huy được sức mạnh trong xã hội ngày nay và mãi mãi về sau thì điều quyết định không chỉ có việc sưu tập, thống kê, biểu dương mà phải làm sao cho những thứ của chìm, những kho báu đó sống dậy, thực sự biến thành những tín niệm, những tình cảm, hành động của mỗi cá thể trong cộng đồng. Những bài học đạo lí bao đời nay được cha ông ta ghi truyền vào ca dao, vào lời hát ru của bà mẹ ngay từ tuổi ấu thơ của những con người Việt Nam. Và, dần dần nó đã trở thành những bài học luân lí, những tình cảm, những tín niệm chi phối sự ứng xử hàng ngày của mỗi con người. Những lời răn dạy của ông bà, cha mẹ, những mẩu chuyện gia đình, những hành vi thị phạm của người lớn dần dần thấm vào đời sống tinh thần của những đứa trẻ, những thanh thiếu niên của những gia đình được mang tiếng thơm là có gia phong. Và, trên đường đời, những đứa trẻ đó, những thanh thiếu niên, con đẻ của những gia đình có gia phong thường có sức tự đề kháng mạnh hơn hẳn những đứa trẻ khác…

Cùng với gia đình là nhà trường.Nhà trường là nơi có hiệu lực to lớn trong việc bảo tồn và phát huy truyền thống dân tộc. Nhưng nhiệm vụ của nhà trường không chỉ đóng khung trong những giờ luân lí, những lí thuyết công dân khô khan… Truyền thống nhân văn, đạo lí làm người, nghĩa tình trong gia đình, lòng ham học,… thông qua những câu chuyện truyền thống thấm thía được học từ tuổi thơ, có sức sống lâu bền trong hành trang làm người của mỗi thành viên trong cộng đồng.

(Trích Truyền thống – của chìm của mỗi dân tộc, dẫn theoBài tập Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 42 – 43)

Câu 1 (0.5 điểm): Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (0.5 điểm): Tác giả bài viết Truyền thống – của chìm của mỗi dân tộc có cách hiểu thế nào về truyền thống?

Câu 3 (1.0 điểm): Theo tác giả, làm thế nào để truyền thống thực sự phát huy được sức mạnh trong xã hội ngày nay và mãi mãi về sau?

Câu 4 (1.0 điểm): Anh/ chị hiểu thế nào về ý kiến cho rằng truyền thống là của chìm, là kho báu của mỗi dân tộc?

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần Đọc – hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của truyền thống trong xã hội ngày nay.

Câu 2 (5.0 điểm):

Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương

 

Ở ngoài kia đại dương

Trăm ngàn con sóng đó

Con nào chẳng tới bờ

Dù muôn vời cách trở

 

Con sóng dưới lòng sâu

Con sóng trên mặt nước

Ôi con sóng nhớ bờ

Ngày đêm không ngủ được

Lòng em nhớ đến anh

Cả trong mơ còn thức

 (Sóng – Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 12, NXBGD, trang 115 – 116)

Anh/chị hãy cảm nhận đoạn thơ trên để thấy được vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU

Câu 1:

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: nghị luận.

Câu 2:

- Tác giả bài viết Truyền thống – của chìm của mỗi dân tộc có cách hiểu về truyền thống là truyền thống bao gồm nhiều lĩnh vực tinh thần và vật chất. Đó là những định chế, khế ước xã hội, đó là những chuẩn mực đạo lí, đó là những cái hẹp hơn, nhiều khi đó chỉ là một thứ lệ tục, một thói quen thuộc thang giá trị lâu đời,… tất cả đã ăn sâu vào đời sống tâm linh của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng xã hội và mỗi cá thể trong cộng đồng như một thứ bản lĩnh, bản năng chi phối hàng ngày, hàng giờ từng hành vi ứng xử của mỗi con người.

Câu 3:

- Theo tác giả, để truyền thống thực sự phát huy được sức mạnh trong xã hội ngày nay và mãi mãi về sau cần phải làm sao cho những thứ của chìm, những kho báu đó sống dậy, thực sự biến thành những tín niệm, những tình cảm, hành động của mỗi cá thể trong cộng đồng. Tác giả có đưa ra:

+ Học tập cha ông, truyền bài dạy về truyền thống vào những câu hát ru, bài ca dao; những đứa trẻ được nghe ngay từ nhỏ. Dần dần những truyền thống đó ngấm vào tinh thần trở thành những bài học luân lí, những tình cảm và tín niệm trong mỗi con người chi phối cách ứng xử.

+ Nhà trường có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy truyền thống. Cần truyền bài học truyền thống qua những câu chuyện truyền thống mà con người được thấm thía từ tuổi thơ.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có nghĩa là tô đậm chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng xử. Có con người là có cách ứng xử giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống. Nhưng văn hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình,…

(2)…Ở các nền văn hóa khác nhau có hệ chuẩn không giống nhau, nhưng vẫn có giá trị chung. Đó là sống có lý tưởng, trung với nước, hiếu với cha mẹ, tình thương đối với đồng bào, trung thực với bạn bè, giữ chữ tín trong mọi quan hệ. Trong văn hóa phương Đông, Khổng Tử khuyên mọi người tu tâm dưỡng tín với sáu chữ: nhất nhật tam tĩnh ngô thân. Đối với người Nhật, nhân cách văn hóa được công thức hóa: thiện, ích, đẹp. Nước ta coi trọng mục tiêu giá trị: chân, thiên, mỹ. Ở châu Âu, người ta nói tính cách, khi bàn giá trị nhân cách tiêu biểu dân tộc. Tính cách Nga được thể hiện ở lòng đôn hậu, tình thủy chung, nghĩa cử quốc tế cao cả. Khẩu hiệu tri thức là sức mạnh được nhiều nước tư bản châu Âu viện dẫn và ảnh hưởng tới hành động đã mấy trăm năm.. Bí quyết hàng đầu của người Do Thái là sự trọng học, đề cao vai trò của trí tuệ, tôn sung học vấn và tài năng. Để con gái lấy được học giả, hoặc lấy được con người là học giả làm vợ thì không tiếc tài sản. Tuy nhiên, họ cũng coi tri thức mà thiếu thực tiễn chẳng khác nào chú lừa chỉ biết thồ trên lưng sách vở,…

(Trích “Văn hóa ứng xử, noi thêm những điều cần nói”, Hồ Sĩ Vịnh, Tạp chí Văn học Nghệ thuật, số 332, tháng 2 – 2012)

Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn (2).

Câu 2. Theo tác giả, “ở các nền văn hóa khác nhau có hệ quy chuẩn không giống nhau, nhưng vẫn có giá trị chung” là gì?

Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích.

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến: “…tri thức mà thiếu thực tiễn chẳng khác nào cú lừa chỉ biết thồ trên lưng sách vở,…”. Vì sao?

PHẦN II. LÀM VĂN

Câu 1:

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ngôn ngữ giao tiếp của các bạn trẻ trong giai đoạn hiện nay.

---(Để xem tiếp những câu hỏi còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

Phần I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

“Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông. Xưa nay những đấng anh hùng làm nên những việc gian nan không ai nổi, cũng là nhờ cái gan mạo hiểm, ở đời không biết cái khó là cái gì.[…]

Còn những kẻ ru rú như gián ngày, làm việc gì cũng chờ trời đợi số, chỉ mong cho được một đời an nhàn vô sự, sống lâu giàu bền, còn việc nước việc đời thì không quan hệ gì đến mình cả. Như thế gọi là sống thừa, còn mong có ngày vùng vẫy trong trường cạnh tranh này thế nào được nữa. Hãy trông những bọn thiếu niên con nhà kiều dưỡng(1), cả đời không dám đi đâu xa nhà, không dám làm quen với một người khách lạ; đi thuyền thì sợ sóng, trèo cao thì sợ run chân, cứ áo buông chùng quần đóng gót, tưởng thế là nho nhã, tưởng thế là tư văn(2); mà thực ra không có lực lượng, không có khí phách; hễ ra khỏi tay bảo hộ của cha mẹ hay kẻ có thế lực nào thì không có thể mà tự lập được.

Vậy học trò ngày nay phải tập xông pha, phải biết nhẫn nhục(3); mưa nắng cũng không lấy làm nhọc nhằn, đói rét cũng không lấy làm khổ sở. Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì đã kêu chóng mặt,… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi".

(Nguyễn Bá Học, Mạo hiểm, Dẫn theo SGK Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo Dục, trang 114).

(1) Con nhà kiều dưỡng: con nhà giàu sang, được cha mẹ chiều chuộng.

(2) Tư văn: văn nhã, có văn hóa.

(3) Nhẫn nhục: ở đây ý nói là chịu đựng gian khổ.

Câu 1. Xác định các thao tác lập luận được sử dụng trong văn bản.  (0,5 điểm)

Câu 2. Nguyên nhân của việc không dám mạo hiểm, xông pha vào khó khăn là gì? (0,5 điểm)

Câu 3. Câu văn sau sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó: “Phải biết rằng: hay ăn miếng ngon, hay mặc của tốt, hễ ra khỏi nhà thì nhảy lên cái xe, hễ ngồi quá giờ thì kêu chóng mặt,… ấy là những cách làm mình yếu đuối nhút nhát, mất hẳn cái tinh thần mạo hiểm của mình đi”.  (1,0 điểm)

Câu 4. Trong những quyết định quan trọng, nếu mạo hiểm bao giờ cũng có những rủi ro nhất định, có thể thành công, có thể thất bại. Anh/chị suy nghĩ gì về điều đó? (1,0 điểm)

Phần II. LÀM VĂN (7 điểm)

Đọc hai đoạn văn mở đầu và kết thúc truyện Rừng xà nu dưới đây:

(4) Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.

Trong rừng ít có loài cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt  lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã… Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng…

Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời.

(5) …Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.

Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời.

(Trích Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, trang 38 và 48)

Từ hai đoạn văn trên cùng những hiểu biết về truyện ngắn Rừng xà nu, anh/chị hãy phân tích ý nghĩa của hình tượng cây xà nu và nhận xét cách mở đầu, kết thúc truyện của Nguyễn Trung Thành.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Câu 1: Thao tác lập luận: so sánh và bình luận.

Câu 2: Nguyên nhân chính của việc không dám mạo hiểm xông pha vào khó khăn là: vì không biết chịu nhẫn nhục chịu đựng khổ sở.  

Câu 3:

- Kể tên được hai biện pháp tu từ: liệt kê và điệp   

- Phân tích tác dụng: diễn tả đầy đủ, sâu sắc và nổi bật những thứ tiện lợi, đủ đầy, có sẵn làm con người ta yếu đuối, mất đi tinh thần mạo hiểm; đồng thời làm cho câu văn hài hòa, cân đối, nhịp nhàng…

Câu 4: Học sinh có thể có những suy nghĩ riêng song cần kiến giải hợp lý. Có thể tham khảo các ý sau:

- Ý thức và chấp nhận cả thành công và thất bại khi dám mạo hiểm quyết định trong cuộc sống vốn tồn tại nhiều khó khăn.

- Biết rút ra bài học từ những thất bại và tin tưởng vào sự thành công.

- Luôn hành động và sáng tạo để đạt được mục đích và sống cuộc sống ý nghĩa.

- Cần chiến thắng bản thân: tự rèn ý chí, sự kiên nhẫn, lòng quyết tâm…

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

A. Yêu cầu về kĩ năng:

Biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ, vận dụng linh hoạt các hình thức lập luận, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

B. Yêu cầu về kiến thức:

Bài viết có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

1. Giới thiệu chung.

- Nguyễn Trung Thành (Nguyên Ngọc) gắn bó với Tây Nguyên suốt hai cuộc kháng chiến và có nhiều tác phẩm thành công về mảnh đất, con người nơi này.

- Truyện ngắn Rừng xà nu ra đời năm 1965, khi đế quốc Mĩ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam, là câu chuyện về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man.

- Cây xà nu là hình tượng nổi bật và xuyên suốt tác phẩm, đặc biệt ở hai đoạn mở đầu và kết thúc tác phẩm.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Tràng Định. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF