YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Lương Văn Tri

Tải về
 
NONE

Xin gửi đến các em học sinh lớp 12 tài liệu Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Lương Văn Tri đã được Học247 sưu tầm và chọn lọc dưới đây, tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức môn Ngữ văn để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LƯƠNG VĂN TRI

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN 12

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. PHẦN ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:

Có bao giờ chúng ta yêu thế gian này như yêu ngôi nhà có bếp lửa ấm áp của mình không? Có bao giờ chúng ta yêu nhân loại như yêu một người máu thịt của mình không? Chúng ta đã từng nói đến việc làm sao trở thành những công dân toàn cầu. Danh từ công dân toàn cầu rất dễ làm cho những ai đó lầm tưởng về một siêu nhân trong khía cạnh nào đấy. Nhưng bản chất duy nhất của một công dân toàn cầu là một người biết yêu thương thế gian này và luôn tìm cách cải biến thế gian. Có thể sẽ có những công dân kêu lên đầy bất lực: Ta chỉ là một sinh linh nhỏ bé làm sao ta có thể yêu thương và che chở cho cả một thế gian rộng lớn nhường kia! Việc yêu thương và che chở cho cả thế gian có phải là một ước mơ hay một nhân cách hão huyền không? Không. Đó là một hiện thực và đó là một nguyên lí. Khi một con người yêu thương chân thực mảnh đất con người đó đang đứng dù chỉ vừa hai bàn chân thì người đó đã yêu cả trái đất này.  Khi bạn yêu một cái cây bên cạnh bạn thì bạn yêu mọi cái cây trên thế gian. Khi bạn yêu thương một con người bên cạnh thì bạn đang yêu cả nhân loại. Và khi tất cả những con người dù nhỏ bé đến đâu yêu thương người bên cạnh thì tình yêu thương ấy sẽ ngập tràn thế gian này.

… Hãy cứu thế gian này khỏi những hận thù ích kỉ, những vô cảm và giá lạnh bằng những hành động cụ thể của mỗi con người đang sống trong thế gian này. Đấy là tiếng kêu khẩn thiết và đầy tình thương yêu và trách nhiệm của biết bao con người đang sống trong thế gian này.

(Trích Cần một ngày hòa giải để yêu thương, dẫn theo http://www.tuanvietnamnet, ngày 7/9/2010)

Câu 1. Theo văn bản, phẩm chất cốt lõi của một  công dân toàn cầu là gì?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 3. Văn bản trên sử dụng thao tác lập luận nào khi bàn về bản chất duy nhất của công dân toàn cầu?

Câu 4. Anh/chị thử đưa ra một định nghĩa khác về công dân toàn cầu.

II. PHẦN LÀM VĂN

Câu 1.

Thế hệ trẻ Việt Nam cần làm gì để trở thành công dân toàn cầu?

Anh( chị) hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) để trả lời câu hỏi trên.

Câu 2.

Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

(Vội vàng – Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr22)

Làm sao được tan ra

Thành trăng con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

(Sóng, Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr 156)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC – HIỂU

Câu 1:

- Phẩm chất cốt lõi của một “công dân toàn cầu” là: “Một người biết yêu thế gian này và luôn tìm cách cải biến thế gian”.

Câu 2:

Học sinh có thể lựa chọn các biện pháp tu từ khác nhau miễn là đúng với nội dung bài: So sánh, Điệp ngữ, Câu hỏi tu từ:

- So sánh: Có bao giờ chúng ta yêu thế gian này như yêu ngôi nhà có bếp lửa ấm áp của mình không? Có bao giờ chúng ta yêu nhân loại như yêu một người máu thịt của mình không?

- Điệp cấu trúc:

+ Có bao giờ chúng ta yêu thế gian…? Có bao giờ chúng ta yêu nhân loại …?

+ Khi một con người yêu thương chân thực mảnh đất con người đó đang đứng ...  Khi bạn yêu một cái cây bên cạnh bạn…. Khi bạn yêu thương một con người bên cạnh …

- Câu hỏi tu từ: Có bao giờ ?...

- Tác dụng: Nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của tình yêu thương.

Câu 3:

 Thao tác lập luận được sử dụng khi bàn về “bản chất duy nhất của công dân toàn cầu”: Bác bỏ.

Câu 4:

- Công dân toàn cầu là những người có thể sống và làm việc ở một hay nhiều quốc gia khác nhau, họ có thể vượt qua những ranh giới về không gian, thời gian, văn hóa,…Nhưng những công việc mà họ làm phải mang lại lợi ích cho cộng đồng toàn cầu.

- Công dân toàn cầu là công dân có kiến thức nền tảng về các vấn đề văn hóa nhân loại, có thể giao lưu học tập, làm việc ở bất cứ quốc gia nào, có khả năng hòa nhập với người dân trên khắp thế giới, có năng lực giải quyết các vẫn đề chung của toàn nhân loại: bảo vệ môi trường, chống chiến tranh, đẩy lùi dịch bệnh…

II. LÀM VĂN           

Câu 1: 

1. Giải thích

- Công dân toàn cầu: Công dân toàn cầu là những người có thể sống và làm việc ở một hay nhiều quốc gia khác nhau, họ có thể vượt qua những ranh giới về không gian, thời gian, văn hóa,…Nhưng những công việc mà họ làm phải mang lại lợi ích cho cộng đồng toàn cầu

2. Phân tích, bàn luận vấn đề

- Cần làm những gì để trở thành công dân toàn cầu:

+ Để trở thành một công dân toàn cầu chúng ta cần phải xây dựng nền tảng tri thức phổ thông vững chắc, có hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.

+ Có những kĩ năng thiết yếu như: kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kĩ năng tự học, sáng tạo…trong đó năng lực tiếng Anh, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông là điều quan trọng nhất.

---(Để xem đầy đủ đáp án của những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu dưới đây:

Mỗi người trên thế giới đều là những người khách bộ hành, mỗi ngày đều bước đi một cách chủ động hoặc bị động trên con đường mình đã chọn…

Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh. Bất luận gian khó thế nào, chỉ cần chúng ta còn sống, chúng ta còn phải đối mặt. Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn…

Trước muôn vàn lối rẽ, không ai có được bản đồ trong tay, cũng không phải ai cũng có kim chỉ nam dẫn đường, tất cả đều phải dựa vào sự phán đoán và lựa chọn của bản thân. Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi.

(Trích Bí quyết thành công của Bill Gates, Khẩm Sài Nhân, NXB Hồng Đức)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

Câu 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: Cuộc đời không chỉ là con đường đi khó, đôi khi chúng ta còn gặp phải những hố sâu do người khác đào ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh.

Câu 3: Anh/ Chị hiểu như thế nào về câu nói: Nếu bạn rẽ nhầm lối, khoảng cách với xuất phát điểm sẽ bị rút ngắn ngược lại, nếu rẽ đúng, con đường phía trước sẽ bằng phẳng, rộng rãi?

Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị?

II. LÀM VĂN

Câu 1:

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Sống tức là thực hiện một cuộc hành trình không thể trì hoãn”.

Câu 2:

Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12). Liên hệ với chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp Thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11) từ đó anh/chị hãy đánh giá vai trò của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

- Phong cách ngôn ngữ: chính luận

Câu 2:

- Biện pháp:

+ So sánh: cuộc đời – con đường đi khó.

+ Liệt kê (gặp phải những hố sau do người khác đào ra, gặp phải sự tấn công của thú dữ, gặp phải mưa bão và tuyết lạnh).

+ Ẩn dụ: hố sâu, thú dữ, mưa bão và tuyết lạnh: ẩn dụ cho những khó khăn, giông bão, trắc trở mà mỗi chúng ta phải trải qua trên đường đời.

- Tác dụng: biện pháp so sánh, liệt kê và ẩn dụ đã cho thấy vô vàn những khó khăn mà chúng ta sẽ gặp trên con đường đời. Bởi vậy cần có ý chí mạnh mẽ, niềm tin sắt đá và nghị lực để vượt qua mọi trở ngại đó.

Câu 3:

- Câu nói đã khẳng định trong cuộc đời nếu ta lựa chọn sai hướng đi sẽ khó có thể đi đến thành công, ngược lại nếu có quyết định lựa chọn đúng đắn sẽ mang đến những kết quả, thành công tốt đẹp.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 2 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

Hải An mới chỉ 7 tuổi khi quyết định hiến giác mạc. Em biết mình sẽ không qua khỏi bởi căn bệnh ung thư thần kinh đệm cầu não lan tỏa. Giác mạc của em hiện đã đem lại ánh sáng cho 2 bệnh nhân nhưng nghĩa cử cao đẹp ấy của cô bé vẫn vấp phải nhiều luồng ý kiến trái chiều.

Bên cạnh sự ngưỡng mộ, tri ân của nhiều người với cô bé, có những người tỏ ra hoài nghi rằng không biết quyết định đó có thực sự của Hải An không, cũng có người tỏ ý phản đối việc gia đình để cô bé 7 tuổi hiến giác mạc. Bởi theo quan niệm trần sao âm vậy của người phương Đông, người sang thế giới bên kia rồi vẫn cần lành lặn. Gia đình để cô bé cho đi đôi mắt, bước sang thế giới bên kia, Hải An lấy đâu ra mắt để nhìn?

Biết rõ những thắc mắc ấy, chị Thùy Dương khẳng định, hiến giác mạc hoàn toàn là quyết định của Hải An và chị chỉ làm theo di nguyện của con. Vốn sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống ngành y, từ ngày nhỏ, Hải An đã biết đến hiến xác qua câu chuyện bâng quơ hàng ngày với bà, với mẹ..., cô bé đã muốn hiến toàn bộ tạng và hiến giác mạc khi biết mình mắc bệnh trọng...Tôn trọng quyết định của cô gái nhỏ, chị Thùy Dương đã làm tất cả để thực hiện di nguyện của bé. Nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều"!

...Câu chuyện hiến giác mạc của cô bé 7 tuổi thực sự là một điều tử tế truyền cảm hứng mạnh mẽ. Ông Hoàng (Giám đốc Ngân hàng Mắt - BV Mắt TW) cho biết, từ quyết định hiến giác mạc của Hải An, đến nay đã có đến hơn 1.300 đơn đăng ký. Ngay cả chị Dương cũng đã hoàn tất việc đăng ký giác mạc của mình. Chị Dương kể rằng rất nhiều người đã chia sẻ với chị, sự ra đi của bé Hải An đã thay đổi họ. Có người tâm sự với chị rằng "Em đã từng ăn chơi trác táng, nhưng sau khi biết chuyện của Hải An, em biết rằng cuộc sống này rất đáng quý. Nếu em bảo quản thân thể của em khỏe mạnh, em sẽ mang lại sự sống cho người khác".

(Nguồn: Kênh 14.Vn)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,5đ)

Câu 2. Chỉ ra thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản. (0,5đ)

Câu 3. Vì sao khi nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều"?(1,0đ)

Câu 4. Hành động cao đẹp của bé Hải An đã truyền cảm hứng như thế nào trong xã hội? (1,0đ)

PHẦN II. LÀM VĂN

Câu 1 (2,0 điểm):

Từ câu chuyện của bé Nguyễn Hải An, anh/ chị có suy nghĩ gì về giá trị của hạnh phúc khi được cho đi? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ.

Câu 2 (5,0 điểm):

Cảm nhận của anh/ chị về đoạn kết sau đây trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu:

“Không những trong bộ lịch năm ấy mà mãi mãi về sau, tấm ảnh chụp của tôi vẫn còn được treo ở nhiều nơi, nhất là trong các gia đình sành nghệ thuật. Quái lạ, tuy là ảnh đen trắng nhưng mỗi lần ngắm kĩ, tôi vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai lúc bấy giờ tôi nhìn thấy từ bãi xe tăng hỏng, và nếu nhìn lâu hơn, bao giờ tôi cũng thấy người đàn bà ấy đang bước ra khỏi tấm ảnh, đó là một người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch, tấm lưng áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng, khuôn mặt rỗ đã nhợt trắng vì kéo lưới suốt đêm. Mụ bước những bước chậm rãi, bàn chân giậm trên mặt đất, hòa lẫn trong đám đông …”

(Sách Ngữ văn 12- tập 2, trang 78, NXB Giáo dục, năm 2011)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

Phong cách ngôn ngữ của văn bản: phong cách ngôn ngữ Báo chí

Câu 2 

Thao tác lập luận chủ yếu được sử dụng trong văn bản: thao tác lập luận bác bỏ (bác bỏ hoài nghi của những người cho rằng không biết quyết định hiến giác mạc đó có thực sự là của Hải An).

Câu 3

Khi nhắc về Hải An, chị Thùy Dương tự hào: "Hải An có đôi mắt rất sáng, nhưng tâm Hải An còn sáng hơn nhiều" vì: tuy chỉ mới 7 tuổi nhưng cô bé đã muốn hiến toàn bộ tạng và hiến giác mạc khi biết mình mắc bệnh trọng.

Câu 4

Hành động cao đẹp của bé Hải An đã truyền cảm hứng tích cực, trong xã hội đến nay đã có đến hơn 1.300 đơn đăng ký hiến giác mạc. Ngay cả chị Dương cũng đã hoàn tất việc đăng ký giác mạc của mình. rất nhiều người đã chia sẻ sự ra đi của bé Hải An đã thay đổi họ, giúp họ hiểu ý nghĩa của cuộc sống.

Phần II. LÀM VĂN

Câu 1

Từ câu chuyện của bé Nguyễn Hải A, anh/ chị có suy nghĩ gì về giá trị của hạnh phúc khi được cho đi? Hãy trình bày suy nghĩ của mình bằng một đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ

Đoạn văn phải có câu chủ đề. Các câu còn lại tập trung thể hiện chủ đề.

Nghị luận về giá trị của hạnh phúc khi được cho đi

Một vài định hướng về nội dung:

- Mỗi người có một quan niệm khác nhau về hạnh phúc

- Tuy nhiên, giá trị của hạnh phúc đích thực luôn hướng con người tới những lẽ sống cao đẹp

- Khi được cho đi tức là chúng ta đã làm việc tốt, mang lại vô vàn tình yêu thương cho cuộc sống

Cho đi là còn mãi bởi ta sẽ sống trong tim mọi người với sự quý trọng, lòng biết ơn và khi đó ta thực sự hạnh phúc...

Câu 2

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Minh Châu

- Giới thiệu tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

* Nội dung:

- Chi tiết “Tấm ảnh nghệ thuật trong bộ lịch cuối năm” là chi tiết khép lại truyện ngắn, đồng thời cũng là một trong những chi tiết đắt giá nhất thể hiện được quan niệm về cuộc sống và nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.

- Bức ảnh nghệ thuật được nhiếp ảnh gia Phùng chụp ở bãi biển năm nào đã trở nên nổi tiếng, trở thành tác phẩm nghệ thuật lí tưởng cho những nhà sành nghệ thuật.

=> Đó là bức ảnh hoàn mĩ, là kết tinh của vẻ đẹp toàn bích của thiên nhiên, tài năng và sự may mắn của người nghệ sĩ.

- Khi nhìn vào bức ảnh, Phùng không còn hạnh phúc như khi bắt gặp được khoảnh khắc trời cho ấy nữa mà đầy những trăn trở, suy tư bởi anh là người hiểu hơn ai hết sự thật tàn khốc đằng sau một khung cảnh toàn bích, hoàn hảo.

- Trong cảm nhận của Phùng, bức tranh không còn chất thơ mộng, lãng mạn nghệ thuật nữa mà thấm đượm hơi thở của cuộc đời.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Lương Văn Tri. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

ZUNIA9
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF