YOMEDIA

Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Lê Minh Xuân

Tải về
 
NONE

Xin gửi đến các em học sinh lớp 12 tài liệu Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 trường THPT Lê Minh Xuân đã được Học247 sưu tầm và chọn lọc dưới đây, tài liệu được biên soạn nhằm giúp các em củng cố kiến thức môn Ngữ văn để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp tới.

ADSENSE

TRƯỜNG THPT LÊ MINH XUÂN

ĐỀ THI THỬ THPT QG

MÔN: NGỮ VĂN

NĂM HỌC: 2021

(Thời gian làm bài: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây:

Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

Mỗi khi con thấy một kẻ sắp bị xe húc phải, nếu là một người lớn thì con phải thét lên báo cho người ta tránh, nếu là một em bé thì con hãy chạy đến cứu ngay. Thấy một đứa bé đứng khóc một mình, hãy hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó, nếu con có thể làm được. Người già rơi cái gậy, con hãy nhặt lên cho người ta. Nếu hai đứa trẻ đánh nhau, con hãy can ngay chúng ra. Nhưng nếu là hai người lớn thì con hãy tránh xa ra, để khỏi phải chứng kiến cảnh hung dữ thô bạo, làm cho tấm lòng thành ra sắt đá. (…) Con không được nhạo báng ai hết, đừng chen lấn ai hết, đừng la hét, phải tôn trọng trật tự của đường phố! Trình độ giáo dục của một dân tộc có thể đánh giá qua thái độ của con người trên đường phố. Ở đâu mà con thấy cảnh thô lỗ diễn ra ngoài đường phố thì con chắc chắn sẽ thấy cảnh thô lỗ diễn ra trong các gia đình vậy.

       (Theo Edmondo De Amicis, Những tấm lòng cao cả, NXB Văn học, Hà Nội, 2002)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản?

Câu 2. Qua đoạn văn bản, hãy cho biết ý nghĩa của những tấm lòng trong cuộc sống?

Câu 3. Tại sao người cha lại khuyên con rằng: Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

Câu 4. Trong xã hội hiện nay, chúng ta phải làm như thế nào để tấm lòng không thành ra sắt đá?

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về sự tử tế trong cuộc sống.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn thơ sau:

Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành

               (Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục tr.89)

Từ đó, hãy nhận xét về bút pháp hiện thực và lãng mạn trong thơ Quang Dũng.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

I. Đọc hiểu

1

Nghị luận

2

- Tấm lòng là tình cảm yêu thương, quan tâm, chia sẻ, biết cảm thông, động lòng trước những cảnh ngộ khó khăn, éo le, bất hạnh.

- Ý nghĩa: cuộc sống trở nên hạnh phúc, tươi đẹp khi mang đến sự ấm áp của tình người, động viên, nâng đỡ, cứu vớt con người và làm cho sự sống của mình ý nghĩa hơn…

3

Người cha khuyên con: Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

Bởi vì:

- Tuổi già (mỗi khi con gặp một cụ già): lớp người đi trước, tuổi cao mà sức yếu, cần được nâng đỡ, nhường bước cung kính.

- Tình mẹ con (một người đàn bà đang bế con): tình cảm thiêng liêng, vĩ đại. Nếu không biết kính trọng, ta chỉ là kẻ vô nhân, không xứng đáng được gọi tiếng mẹ.

- Kẻ tật nguyền (một người què chống nạng): những người không được lành lặn, yếu ớt, gặp khó khăn, cần được giúp đỡ, tôn trọng và đối xử bình đẳng.

- Nỗi khổ (một kẻ khó) và Sự vất vả (một người đang còng lưng gánh nặng): nghèo khó và vất vả là cảnh sống đáng thương, cần được quan tâm, nâng đỡ. Người nghèo khó và vất vả phải nỗ lực gồng mình trong cuộc mưu sinh mỗi ngày. Họ xứng đáng được tôn trọng và nâng đỡ để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Cái chết (một gia đình đang tang tóc): sự mất mát không thể bù đắp. Thái độ đúng đắn trước nỗi đau thương, mất mát là thái độ phải có, thể hiện lòng thương cảm, tình người.

=> Đều đáng được kính trọng, đều phải nhường bước cung kính,  Biết kính trọng những điều đó, ta sẽ làm cho cuộc sống quanh mình tốt đẹp hơn, ấm áp hơn, sự sống ý nghĩa hơn,…

4.

Trong xã hội hiện nay, để tấm lòng không thành ra sắt đá, mỗi người cần:

- Biết yêu thương, quan tâm, nâng đỡ những cảnh đời bất hạnh, không vô cảm trước con người.

- Không làm ra những chuyện hung bạo, những hành xử thiếu văn hóa và tình người, những hành động vô nhân tính,…

II. Làm văn

Câu 1:

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận

- Đảm bảo yêu cầu hình thức của đoạn văn, khoảng 200 chữ.

- Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, qui nạp, tổng – phân - hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

c. Triển khai vấn đề nghị luận: Học sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ vấn đề sự tử tế. Có thể viết đoạn văn theo hướng sau:

1. Giải thích:

- Tử tế: Tử là chuyện nhỏ bé, tế là chuyện bình thường.

-> Tử tế là tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ bé, bình thường.

- Người tử tế với việc làm tử tế là con người lương thiện, có việc làm đúng đắn, tốt đẹp ngay từ việc nhỏ bé, đời thường.

=> Tử tế là giá trị đẹp đẽ, là chuẩn mực đạo đức quan trọng.

2. Bàn luận

- Ý nghĩa của sự tử tế:

+ Giúp ta sống hạnh phúc, ý nghĩa, trở thành người có giá trị, hoàn thiện nhân cách.

+ Quan hệ người với người tốt đẹp hơn, xã hội văn minh, lành mạnh hơn, giảm đi bạo lực, chiến tranh,…

+ Đời sống xã hội vốn phức tạp, ở đó, cái đẹp yà cái xấu, cái thiện và cái ác luôn đan xen, đấu tranh với nhau. Những việc tử tế giúp con người nhận thức lại bản thân, biết xử thế đúng đắn.

+ Đối xử tử tế với mọi người, ta sẽ nhận được sự tử tế từ xã hội.

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 1 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 2

Phần I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Con người luôn mong muốn được người khác lắng nghe và được công nhận. Do đó, một người biết cách lắng nghe thường là người được yêu quý và tôn trọng. Những người có thói quen hay phản đối người khác thường chỉ nhận được phản ứng bực bội và bị lảng tránh.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không được phép bảo vệ lập trường của mình, nhưng bạn cần thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã. Đừng để những cảm xúc nóng vội lấn át lý trí của bạn, hãy tạo điều kiện cho người đối diện nói hết quan điểm của họ sau đó bạn mới trình bày nhận định của cá nhân mình. Khi đó, bạn không những thực hiện được quan điểm của mình mà cũng không hạ thấp người khác.

Hãy làm cho người khác tận hưởng niềm vui được tỏa sáng. Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng. Đừng áp đặt, hãy gợi mở. Mọi người xung quanh bạn sẽ cảm thấy thoải mái, tin tưởng và mở lòng ra với bạn hơn. Bạn sẽ có được niềm vui lớn khi giúp người khác hạnh phúc..

(Trích Tất cả đều là chuyện nhỏ – Richard Carlson, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.39-40)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Theo đoạn trích, người có thói quen hay phản đối người khác thường nhận được phản ứng như thế nào?

Câu 3. Dựa vào đoạn trích, anh/chị hãy cho biết thế nào là “thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã”?

Câu 4. Lời khuyên “Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?

Phần II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác.

Câu 2 (5.0 điểm) Trong bài thơ Tây Tiến, Quang Dũng viết:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lập đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên sóng mũ bỏ quên đời!

Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ội Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

(Theo Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019, tr.88)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh người lính trong đoạn thơ trên.

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

I. Phần đọc hiểu

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: Người có thói quen hay phản đối người khác thường được nhận phản ứng: bực bội và bị lảng tránh.

Câu 3:

“Thể hiện quan điểm trong sự hòa nhã” có thể hiểu là: tạo điều kiện cho người đối diện thể hiện quan điểm của họ, sau đó bản thân mới trình bày quan điểm của cá nhân mình bằng lí trí

Câu 4: Gợi ý: “Hãy bỏ thói quen luôn cho rằng mình đúng là một lời khuyên có ý nghĩa đối với mỗi người. Bởi khi làm được điều đó chứng tỏ bạn đã biết kiểm soát tốt cảm xúc của mình, biết dùng lí trí để xử lí mọi tình huống trong cuộc sống. Không chỉ vậy, bỏ được thói quen này còn cho thấy bạn là người ứng xử có văn hóa, biết tôn trọng những người xung quanh mình.

II. Phần làm văn

Câu 1:

- Có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành.

+ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

+ Sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác.

+ Triển khai vấn đề nghị luận

+ Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác. Có thể theo hướng sau:

- Giải thích:

+ Tôn trọng là thái độ đánh giá cao, không vi phạm hay xúc phạm.

+ Quan điểm của mỗi người được hình thành từ cách suy nghĩ, đánh giá một sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó.

Trong cuộc sống, chúng ta cần phải tôn trọng quan điểm của người khác.

- Sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác:

+ Mỗi người có suy nghĩ, cách đánh giá, hệ giá trị khác nhau nên sẽ có quan điểm khác nhau về một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Tôn trọng quan niệm của người khác cũng chính là tôn trọng sự khác biệt của mỗi người.

+ Tôn trọng quan điểm của người khác giúp cho họ tự tin vào bản thân mình hơn, lạc quan hơn vào cuộc sống.

+ Tôn trọng quan điểm của người khác giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống, học được cách lắng nghe, đồng cảm, từ đó hoàn thiện bản thân mình hơn.

+ Tôn trọng quan điểm của người khác cũng chính là tôn trọng quan điểm của chính mình. Người biết tôn trọng quan điểm của người khác sẽ được mọi người yêu quý và tôn trọng.

+ Tôn trọng quan điểm của người khác sẽ tạo ra một môi trường sống lành mạnh, tích cực, văn minh, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân.

Học sinh lấy dẫn chứng để chứng minh cho từng luận điểm. Dẫn chứng được đưa ra cần cụ thể và thuyết phục. Ví dụ: Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược, ban đầu Nguyễn Huệ định thân chinh cầm quân đi ngay. Nhưng sau đó ông đã lắng nghe ý kiến của tướng sĩ, tế cáo trời đất, lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung. Việc Nguyễn Huệ tôn trọng quan điểm, ý kiến của các tướng sĩ giúp nhà vua thu phục được lòng dân, tạo nên khối sức mạnh đoàn kết của dân tộc, đánh đuổi được bè lũ bán nước, cướp nước.

Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.

Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.

Câu 2:

2.1. Giới thiệu tác giả Quang Dũng và tác phẩm Tây Tiến và đoạn thơ

Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh và soạn nhạc. Nhưng Quang Dũng trước hết là một nhà thơ mang hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa – đặc biệt khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình.

Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô (1986). – Đoạn thơ mở đầu bài Tây Tiến tái hiện trước mặt người đọc khung cảnh thiên nhiên miền Tây hùng vĩ và hình ảnh người lính Tây Tiến vừa hào hùng, vừa bi tráng.

2.2. Cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên và hình ảnh người lính trong đoạn thơ trên

Đoạn thơ mở đầu bằng hai câu thơ mang cảm xúc chủ đạo của toàn đoạn thơ. Cảm xúc ấy là nỗi nhớ:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

+ Đối tượng của nỗi nhớ ấy là con Sông Mã, con sông gắn liền với chặng đường hành quân của người lính. Đối tượng nhớ thứ hai là nhớ Tây Tiến, nhớ đồng đội, nhớ bao gương mặt một thời chinh chiến.

+ Nỗi nhớ ấy được bật lên thành tiếng gọi tha thiết “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi” gợi lên bao nỗi niềm lâng lâng khó tả.

+ Đối tượng thứ ba của nối nhớ đó là “nhớ về rừng núi”. Rừng núi là địa bàn hoạt động của Tây Tiến với bao gian nguy, vất vả nhưng cũng thật trữ tình, lãng mạn. Nhưng nay, tất cả đã “xa rồi”. “Xa rồi nên mới nhớ da diết như thế.

+ Điệp từ nhở được nhắc lại hai lần như khắc sâu thêm nỗi lòng của nhà thơ. Đặc biệt tình cảm ấy được Quang Dũng thể hiện bằng ba từ “nhớ chơi vơi”, cùng với cách hiệp vần “gi” ở câu thơ trên làm nổi bật một nét nghĩa mới. “Chơi vơi” là trạng thái trơ trọi giữa khoảng không rộng, không thể bấu víu vào đâu cả. “Nhớ chơi vơi” có thể hiểu là một mình giữa thế giới hoài niệm mênh mông, bề bộn, không đầu, không cuối, không thứ tự thời gian, không gian. Đó là nỗi nhớ da diết, miên man, bồi hồi, bâng khuâng, sâu lắng làm cho con người có cảm giác đứng ngồi không yên. b. Đoạn thơ còn lại là sự hồi tưởng về cuộc hành quân giữa núi rừng miền Tây hùng vĩ

b.

Con đường Tây Tiến mở ra theo cả hai chiều thời gian và không gian: Theo lời thơ, một hành trình Tây Tiến gian khổ, nhọc nhằn, đầy thử thách với con người được mở ra.

* Theo chiều không gian: Tác giả gợi nhắc nhiều địa danh xa lạ. Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch Mai Châu… để đưa người đọc bước vào những địa hạt heo hút, hoang dại theo bước chân quân hành của người lính Tây Tiến.

+ Ấn tượng đầu tiên hiện ra trong nỗi nhớ của người lính Tây Tiến là sương núi mịt mù:

Sài Khao sương lập đoàn quân mỏi Trên đỉnh Sai Khao, sương dày đến độ vùi lấp cả đường đi, vùi lấp cả đoàn quân trong mờ mịt. Đoàn quân hành quân trong sương lạnh giữa núi rừng trùng điệp không tránh khỏi cảm giác mệt mỏi rã rời. Con người trở nên hết sức bé nhỏ giữa biển sương dày đặc mênh mông ấy.

+ Ấn tượng tiếp theo được tác giả tập trung bút lực để khắc họa là núi cao vực sâu, là đèo dốc điệp trùng: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm/ Heo hút cồn mây súng ngửi trời

+ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống + Những câu thơ chủ yếu dùng thanh trắc tạo nên những nét vẽ gân guốc, mạnh mẽ, chạm nổi trước mắt người đọc cái hùng vĩ và dữ dội của thiên nhiên + Nhịp ngắt 4/3 quen thuộc của thể thơ 7 chữ như bẻ gẫy câu chữ để tạo độ cao dựng đứng giữa hai triền dốc núi:

+ Nhịp ngắt đã trở thành giao điểm phân định rạch ròi hai hướng lên xuống của vô vàn con dốc tạo thành các cung đường hành quân của đoàn quân Tây Tiến, gợi ra những dãy núi xếp theo hình nan quạt trải dài khắp miền Tây Bắc. Người đọc hình dung ra hình ảnh dốc rồi lại dốc nối tiếp nhau, khúc khuỷu gập ghềnh đường lên, rồi lại thăm thẳm hun hút đường xuống.

+ Những từ láy giàu sức tạo hình khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút được đặt liên tiếp nhau để đặc tả sự gian nan trùng điệp. Dốc khúc khuỷu vì quanh co, hiểm trở, gập ghềnh khó đi, vừa lên cao đã vội đổ dốc, cứ thế gấp khúc nối tiếp nhau. Thăm thẳm không chỉ do chiều cao mà còn gợi ấn tượng về độ sâu, cảm giác như hút tầm mắt người, không biết đâu là giới hạn cuối cùng. Heo hút gợi ra sự vắng vẻ, quạnh hiu của chốn rừng thiêng nước độc. Từ láy cũng mang đến cho người đọc cảm tưởng rằng người lính Tây Tiến đã vượt qua vô vàn những đèo dốc để chinh phục đỉnh núi cao nhất.

* Theo chiều thời gian: Chiều chiều oai linh thác gầm thét

+ Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người – Chiều chiều, tiếng thác nước gầm thét thị oai sức mạnh hoang sơ bản năng của núi rừng. Cái dữ dội của thiên nhiên được đẩy cao cực độ trong âm thanh gầm thét mạnh měkia. – Đêm đêm, sự hiện diện của cọp dữ thấp thoáng đâu đây đe doạ tính mạng con người… Hai chữ Mường Hịch như một dấu nặng to rơi xuống dòng thơ, không chỉ còn là một địa danh cụ thể (nơi đặt sở chỉ huy của mặt trận Tây Tiến) mà trở nên đầy ám ảnh, gợi ra dấu chân lởn vởn của thú dữ trong vắng vẻ.

+ Cảnh núi rừng miền Tây hoang sơ và hiểm trở qua ngòi bút Quang Dũng hiện lên với đủ cả núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, sương núi, thác gầm, cọp dữ.

---(Để xem tiếp đáp án những câu còn lại vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

ĐỀ SỐ 3

I. Đọc hiểu (3 điểm)

Thế nào là anh hùng? Theo tôi, anh hùng là người can đảm cống hiến trong mọi hoàn cảnh dù là khó khản nhất; là một cả nhân hành động không vị kỉ và luôn đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn so với mức kì vọng của mọi người; là người xem thường nghịch cảnh đế kiên quyết thực hiện điều mình tin tưởng mà không hề sợ hãi. Anh hùng là người muốn cống hiển, sẵn sàng trở thành hình mâu và sống thật với niềm tin xác quyết của mình. Anh hùng luôn xây đựng chiến lược để đảm bảo đạt được kết quả và theo đuổi đến khi thành quả mong muốn trở thành hiện thực; họ sẵn sàng thay đổi phương pháp nếu cần thiết và hiểu tầm quan trọng của những hành động nhỏ. Anh hùng không phải là mẫu người "hoàn hảo ” vì chẳng có ai hoàn hảo. Chúng ta đều mẳc sai lầm, nhưng điều đó không phủ nhận những cong hiến của chúng ta trong đời.

(Trích Đánh thức con người phì thưòmg trong bạn - Anthony Robbins, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr. 397 - 398)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2. Trong đoạn trích, tác giả cho rằng anh hùng là người có thái độ như thế nào trước khó khăn, nghịch cảnh?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu: Anh hùng không phải là mẫu người "hoàn hảo" vì chăng có ai hoàn hảo?

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Chúng ta đều mắc sai lầm nhưng điều đó không phủ nhận những cong hiến của chúng ta trong đời? Vì sao?

II. LÀM VẢN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường.

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Mị trong đêm mùa xuân ở Hồng Ngài (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)

---- HẾT ----

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần I. Đọc hiểu

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là phương thức nghị luận.

Câu 2. Trong đoạn trích, trước khó khăn, nghịch cảnh, tác giả cho rằng anh hùng là người có thái độ “can đảm cống hiến”, “hành động không vị kỉ và luôn đòi hỏi bản thân mình phải tốt hơn so với mức kì vọng của mọi người”, “xem thường nghịch cảnh để kiên quyết thực hiện điều mình tin tưởng mà không hề sợ hãi”.

Câu 3. 

- Ý kiến của tác giả: Anh hùng không phải là một mẫu người “hoàn hảo” vì chẳng có ai hoàn hảo có thể hiểu là con người vốn không ai hoàn hảo, toàn vẹn và người anh hùng cũng vậy.

- Phủ nhận quan niệm thần thánh hóa; đồng thời mang lại cái nhìn khách quan về người anh hùng, họ cũng có khiếm khuyết, cũng mắc phải sai lầm như những người khác.

Câu 4. Học sinh nêu rõ quan điểm, suy nghĩ cá nhân, đồng tình hoặc không đồng tình. Cần kiến giải thuyết phục, hợp lí. Có thể tham khảo cách kiến giải sau:

- Đồng tình với quan điểm của tác giả vì:

+ Sai lầm là điều không ai có thể tránh khỏi trong cuộc sống: từ người giàu cho đến người nghèo, từ kẻ mạnh cho đến kẻ yếu, từ người lao động trí óc cho đến người lao động chân tay…

+ Đôi khi, chính từ sai lầm, thất bại, con người có được những bài học, kinh nghiệm để vươn lên và đi tới thành công, đóng góp những giá trị tích cực cho cuộc sống. Sự cống hiến ấy đáng được mọi người ghi nhận, tôn trọng.

- Phê phán sự phủ nhận cống hiến của người khác chỉ vì một sai lầm. Đó là một cái nhìn phiến diện, thiếu đi sự cảm thông, thấu hiểu và dễ gây ra sự chán nản, bi quan về cuộc sống với những người có khát vọng cống hiến.

Phần II. Làm Văn

Câu 1. 

* Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường.

* Triển khai vấn đề nghị luận. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ: “Những hành động nhỏ làm nên người anh hùng giữa đời thường”. Có thể theo hướng sau:

- Giải thích:

+ “Những hành động nhỏ” là những việc làm nhỏ, bình dị trong cuộc sống hàng ngày.

+ “Người anh hùng giữa đời thường” là cá nhân luôn sống và cống hiến những giá trị tích cực cho cộng đồng.

- Bàn luận vấn đề:

+ Cái đẹp, cái tốt không nhất thiết phải là những cái lớn lao, kì vĩ. Những hành động nhỏ có ý nghĩa sẽ góp phần xây dựng và bảo vệ cộng động, tạo ra động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

+ Cá nhân thực hiện hành động nhỏ cống hiến, có ích cho cộng đồng sẽ trở thành những người anh hùng giữa cuộc sống đời thường.

- Dẫn chứng:

+ Trong việc phòng chống tội phạm, những việc làm của các hiệp sĩ đường phố đã góp phần bảo vệ an ninh trật tự của các tuyến phố tại Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Trong đại dịch SAT – Covid 2, những y bác sĩ, chiến sĩ công an, anh bộ đội, bà mẹ Việt Nam anh hùng, thanh niên, nhân dân,… đã có những hành động nhỏ bé như khám chữa bệnh, quyên góp lương thực, làm tình nguyện viên, tự giác cách li… Chính những hành động ấy đã cùng Đảng và Nhà nước góp phần chống lại dịch bệnh với lời kêu gọi “chống dịch như chống giặc”.

Câu 2. 

Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

- Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nhân vật Mị trong đêm mùa xuân ở Hồng Ngài.

Nội dung

1. Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”.

2. Phân tích

a. Khái quát đôi nét về nhân vật Mị: Một cô gái H'mông đẹp người đẹp nết, cần cù, đảm đang, hiếu thảo, ham sống, giàu lòng yêu đời và tài hoa… phải đổi cả cuộc đời và tuổi trẻ của mình vì món nợ truyền kiếp của cha mẹ để lại.

+ Mị bị A Sử cướp về làm vợ, phải sống chuỗi ngày đau thương, tủi nhục, tăm tối. Danh nghĩa là dâu nhưng thực tế Mị chỉ là một thứ nô lệ không công cho nhà Pá Tra. Mị phải chịu đựng cuộc sống tàn khốc, không chỉ bị hành hạ về thể xác mà còn bị đầy đọa về tinh thần. Cô phải làm việc suốt từ sáng sớm đến đêm khuya, sức sống, sự phản kháng trước ách thống trị nhà thống lí dường như bị tê liệt. Cô sống mà như chết, trơ lì cảm xúc…

- Thống lí Pá Tra đã áp dùng cường quyền, thần quyền áp chế khiến Mị cam chịu kiếp sống nô lệ: Mị tưởng mình là con trâu, con ngựa.

b. Cảm nhận về nhân vật Mị trong đêm mùa xuân: sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng.

* Những tác nhân đã thức dậy ở Mị lòng ham sống và khát khao hạnh phúc mãnh liệt trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài

- Những tác động của ngoại cảnh: Mùa xuân về ở Hồng Ngài đã có những tác động tích cực đối với cuộc đời Mị:

+ Khung cảnh mùa xuân tươi vui, tràn đầy sức sống và đầy màu sắc.

+ Tiếng sáo gọi bạn tình “vọng” vào tâm hồn Mị “tha thiết bổi hổi”.

+ Bữa cơm Tết cúng ma đón năm mới rộn rã.

- Mị vốn là một cô gái mạnh mẽ, khao khát tự do.

→ Tất cả đã đánh thức sức sống tiềm ẩn trong cõi lòng người phụ nữ Tây Bắc.

* Diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật Mị

- Đầu tiên, Mị “ngồi nhẩm thầm bài hát của người đang thổi”. Sau bao tháng ngày câm lặng, Mị đã cất lên những lời “thì thầm mùa xuân”.

- Trong không khí của đêm tình mùa xuân, Mị cũng “uống rượu, cứ uống ừng ực từng bát”. Cách uống rượu của Mị thể hiện một sức sống càng bị dồn nén thì càng bùng lên dữ dội.

- Mị tìm lại chính mình thông qua những kí ức của quá khứ. Để rồi, Mị thấy “phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước”. Mị cảm thấy mình trẻ lắm, Mị cũng muốn được đi chơi.

→ Mị đã ý thức rõ về quyền sống, khát vọng hạnh phúc đã bừng tỉnh trong Mị.

- Đối lập với quá khứ là hiện tại khổ đau, Mị chỉ muốn chết: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”.

- Tiếng sáo vẫn đang “lửng lơ bay ngoài đường”, giai điệu của tình yêu, hạnh phúc vẫn vang lên tác động mạnh mẽ đến tâm hồn Mị. Những hành động cứ nối tiếp nhau: “đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng”, “quấn tóc lại”, “với tay lấy cái váy hoa vắt ở trong vách” để “đi chơi”.

- Giữa lúc đó, Mị bị vùi dập một cách dã man bởi A Sử. Hắn trói đứng Mị vào cột nhà, quấn tóc Mị lên cột khiến Mị “không cúi, không nghiêng được đầu”. Tuy nhiên, hành động đó chỉ trói buộc được thân xác Mị mà không ngăn cản được sức sống mãnh liệt trong tâm hồn phụ nữ Tây Bắc. Hơi rượu và tiếng sáo nồng nàn vẫn đưa Mị đi theo những cuộc chơi…

---(Để xem đầy đủ nội dung của Đề thi số 3 vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)---

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bộ 3 đề thi thử THPT QG môn Ngữ văn năm 2021 Trường THPT Lê Minh Xuân. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Hoc247.net để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Chúc các em học tập tốt !

 

AANETWORK
 

 

YOMEDIA
AANETWORK
OFF